You are on page 1of 5

VẤN ĐỀ 6 QUYỀN SỞ HỮU

6.1 Khái quát về quyền sở hữu


a. Khái niệm
- Sở hữu là 1 phạm trù kinh tế chỉ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
phát sinh trong quá trình sx, phân phối, lưu thông, phân chia sp.
- Đặc điểm:
+ Tồn tại khách quan trong mọi xh
+ Liên quan tới việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
+ Luôn vận động để phù hợp với trình độ sx

b. Khái niệm Quyền sở hữu (Điều 158)


- Hiểu theo nghĩa rộng: Là một chế định pháp luật.
- Hiểu theo nghĩa hẹp: là quyền năng cụ thể của chủ thể trong việc CH, SD, ĐĐ
tài sản.
- Đặc điểm.
+ Chỉ tồn tại trong xã hội, có nhà nước, PL.
+ Vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan.
+ Luôn vận động và phát triển theo LLSX

6.2. Các nguyên tắc của QSH (Điều 160)


- Nhà nước bảo hộ QSH hợp pháp của chủ thể.
- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
- Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu
được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản
nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh
hưởng đến:
+ lợi ích quốc gia,
+ dân tộc,
+ lợi ích công cộng,
+ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

6.3 Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Khoản 1 Điều 161: thời điểm xác lập đc xếp theo thứ tự:
+ Quy định trong luật này hoặc luật khác có liên quan
+ Thỏa thuận các bên. VD: khi mua hàng online sau khi ck thanh toán thì
món hàng đó thuộc sở hữu của mình
+ Thời điểm tài sản đc chuyển giao
- Phân biệt thời điểm tài sản đc chuyển giao với thời điểm bên có nghĩa vụ
giao tài sản (có trường hợp 2 thời điểm này trùng nhau): thời điểm bên có
nghĩa vụ giao hoàn thành thì ko xác lập quyền sở hữu, chỉ khi tài sản đc
chuyển giao xong thì mới xác lập quyền sở hữu (Điều 374)
VD: A giao nông phẩm cho B nhưng B ko nhận đc nên A gửi giữ ở kho lạnh
=> A là bên có nghĩa vụ giao nhưng tài sản chưa đc chuyển giao cho B nên
chưa xác lập quyền sở hữu đối với nông phẩm.

6.4 Nội dung của quyền sở hữu (Điều 186 - Điều 198)
6.4.1 Quyền chiếm hữu
- Điều 165, điểm a b c, còn các điểm còn lại xem từ Điều 228 trở đi
- Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Điều 186): ko trái PL, đạo đức xh
- Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (Điều
187)
- Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
(Điều 188)
6.4.2 Quyền sử dụng
- Điều 189: khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức có thể xảy ra đồng
thời với nhau
- Chủ thể có quyền sử dụng: chủ sở hữu có quyền sử dụng toàn diện nhất
(Điều 190); đối với người ko phải chủ sở hữu (Điều 191) thì phải sử dụng theo
thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định PL (nếu ko đạt đc thỏa thuận
với chủ sở hữu).

6.4.3 Quyền định đoạt


- Khái niệm: Điều 192
+ Định đoạt pháp lý: Chuyển giao và từ bỏ quyền sở hữu
+ Định đoạt thực tế: tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản
- Chủ thể: Điều 194 và 195
+ Chủ sở hữu: có quyền định đoạt toàn diện nhất nhưng phải phù hợp quy
định PL đối với tài sản.
+ Ko phải chủ sở hữu: có quyền định đoạt theo ủy quyền của chủ sở hữu
hoặc theo quy định của luật
- So sánh điều 191 và 195: quyền định đoạt hẹp hơn quyền sử dụng đối với
người ko phải chủ sở hữu => định đoạt quan trọng hơn sử dụng
- Điều kiện: Điều 193
+ Người có NLHV dân sự: phù hợp đối với định đoạt về mặt pháp lý
+ Tuân theo trình tự, thủ tục
- Hạn chế: Điều 196
+ VB dưới luật ko có quyền hạn chế quyền định đoạt (chỉ bị hạn chế do
luật quy định)
+ Hạn chế do quyền ưu tiên mua
QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN
1. Quyền đối với BĐS liền kề (Điều 245)
A, B, C, D là hàng xóm trong 1 hẻm cụt có chiều ngang 4m. Nhà A ở đầu hẻm,
nhà D cuối hẻm, hàng ngày mọi người ra vào hẻm thuận tiện. Tuy nhiên 1
hôm, A xây dựng 1 cái bếp lấn ra giữa hẻm 2m, cản trở khiến mọi người qua
lại khó khăn. Hàng xóm yêu cầu A dỡ bỏ nhưng A ko đồng ý vì cho rằng việc
xây bếp ko trái PL. Hơn nữa đây là đất nhà A, trước giờ A vẫn để mọi người
qua lại, nay A lấy lại xây bếp. Sự thật trên giấy tờ nhà đất phần đất này thuộc
quyền sử dụng của A. Đọc điều 245 và 248, sau đó cho biết A có phải dỡ bỏ
bếp nhà mình không.
BĐS chịu hưởng quyền là nhà A, BĐS hưởng quyền là nhà BCD.
A có quyền xây bếp, vì thực tế là đất của A.
A ko phải phá dỡ nhà bếp

Giả sử tình huống như trên nhưng D muốn mắc đường dây tải điện từ ngoài
đường vào trong nhà. Nhưng khi nhân viên lắp dây tư vấn sẽ lắp ở độ cao cách
3m so với nhà của ABC. D đồng ý nhưng ABC ko đồng ý vì cho rằng dây điện
nằm phía trên nhà như vậy rất nguy hiểm vì có thể đứt, gây chập mạch gây
cháy nổ bất cứ lúc nào. Hỏi việc ko đồng ý của ABC có phù hợp với Điều 255
không?
ABC KO ĐỒNG Ý => KO PHÙ HỢP. Theo điều 255, đảm bảo an toàn và thuận
tiện thì đc lắp (thông qua nhân viên tư vấn rồi). Về mặt pháp lý thì D lắp đc
nhưng trong thực tế, phải đc ABC chấp thuận thì D lắp.

A và B là hàng xóm. Nhà B xây sau nhà A (về thời gian). Trong quá trình xây, B
có lắp 1 đường ống dẫn nước nằm dưới phần đất của nhà A, chiếm diện tích
tầm 20cm, sau đó xây nhà kiên cố lên. Trong quá trình B xây dựng, A ko phát
hiện việc này. Sau khi xây xong, A vô tình phát hiện yêu cầu B phải gỡ bỏ phần
ống dẫn nước đã lấn sang đất nhà mình. Hỏi yêu cầu của A có phù hợp PL ko?
(Điều 174, 175, 176)
CÓ PHÙ HỢP. Theo điều 174, “không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản
liền kề và xung quanh.”

Sự kiện cháy quán karaoke làm chết hơn 30 người ở Bình Dương có thể xem là
1 tình thế cấp thiết ko? (Điều 171)
KHÔNG. “Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động
gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”

2. Quyền hưởng dụng (“hưởng” trong “thụ hưởng”) Điều 257


3. Quyền bề mặt (Điều 267)

You might also like