You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬT DÂN SỰ
Bài tập về nhà

Tên : Kiều Việt Hưng


Lớp : HC45A1
MSSV : 2053801014086
Ví dụ về quyền hưởng dụng:

- Ông A là một doanh nhân giàu có và thành đạt, tài sản lớn nhất mà ông sở hữu là
47% tổng số cổ phần của một Công ty Cổ phần Điện tử - Ngân hàng lớn mang tên
ông. Ông A và người vợ trước lấy nhau và có một người con tên là C. Tuy nhiên, đến
năm C được 16 tuổi người vợ trước chết sớm, ông A đi thêm bước nữa, đưa một
người phụ nữ tên B về cùng chung sống. Vì quá thương yêu mẹ mình nên C không thể
chấp nhận việc bố mình chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác. Được biết,
C không hề có cảm tình hay bất kì sự tôn trọng nào đối với bà B mặc cho bà B được
đánh giá là người phụ nữ hiền lành và luôn cố gắng chu toàn mọi việc trong gia đình.
Đến thời điểm ông A sắp qua đời, ông A muốn con trai mình thừa hưởng toàn bộ toàn
bộ tài sản mà ông để lại vì C là đứa có đủ năng lực để tiếp nối sự nghiệp của ông. Tuy
nhiên ông cũng lo rằng nếu giao hết tài sản cho C thì với mâu thuẫn vốn có, C sẽ đuổi
bà B ra khỏi nhà mà không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc theo như nguyện vọng của
ông A. Chính vì thế, ông A một mặt trao cho con trai mình toàn bộ quyền sở hữu đối
với tài sản của ông A để C nối nghiệp ông, một mặt cho bà B quyền hưởng dụng đối
với một căn nhà và một phần tài sản của ông A (con số cụ thể được nêu trong di
chúc). Sở dĩ, ông A làm điều này là để, trong trường hợp con trai ông là C có vì mâu
thuẫn cá nhân mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc (theo nguyện vọng của
ông A) đối với bà B thì bà B với tư cách là người hưởng dụng hoàn toàn có thể tự
sống đến cuối đời trong căn nhà và một phần tài sản được hưởng dụng theo ý chí của
ông A. Ông C vào thời điểm đó mặc cho là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng cũng
không được phép cản trở việc bà B hưởng lợi từ quyền hưởng dụng vì đây là ý chí của
ông A đã được nêu rõ trong phần di chúc mà C không được phạm phải.

Ví dụ về quyền bề mặt:

- Cụ T có 3 người con, ông Nguyễn Văn A làm nghề buôn bán, chị Nguyễn Thị B làm
nông tại gia và em út là anh Nguyễn Hồng C đang theo học tiến sĩ tại một trường Đại
học. Đến lúc cụ T sắp qua đời, ông để lại di chúc cho 3 người con của mình, trong di
chúc nêu rõ chia thửa đất của ông T làm 3 phần và mỗi người con của ông được
hưởng một phần bằng nhau. Ông A sau khi nhận đất đã mở rộng thêm cửa tiệm buôn
của mình, xây thêm gian để phục vụ công việc buôn bán. Chị B thì có thêm diện tích
để canh tác, còn riêng anh C vì đang theo học Cao học ở xa nên mảnh đất đó nên chưa
dùng tới. Thấy thế, chị B ngỏ ý muốn hỏi mua lại mảnh đất của anh C vì liền kề với
diện tích canh tác của gia đình chị và thuận lợi để đặt mương bơm nước cho hoa màu.
Tuy nhiên, anh C không đồng ý bán thửa đất của mình lại cho chị B với lý do sau này
học xong sẽ quay lại xây nhà và sinh sống trên thửa đất đấy. Cho nên để giúp chị
mình làm kinh tế cũng như tránh việc thửa đất bị bỏ hoang một cách lãng phí trong
thời gian anh C không sử dụng, anh C theo sự tư vấn của luật sư đã quyết định cho chị
B hưởng quyền bề mặt đối với thửa đất của mình trong kì hạn 5 năm. Tức là trong
thời gian 5 năm này, chị B được quyền khai thác và sử dụng mảnh đất của anh C phục
vụ cho mục đích của mình. Song về mặt pháp lý mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu
của anh C và khi kết thúc kì hạn 5 năm kể từ ngày quyền bề mặt có hiệu lực, chị B
phải hoàn trả lại quyền bề mặt nói trên cho anh C.
So sánh quyền hưởng dụng và quyền sử dụng

Giống nhau:

- Cả hai chủ thể đều có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

- Căn cứ xác lập quyền đều được xác định theo thỏa thuận của các bên và do luật định.

Khác nhau:

Quyền hưởng dụng Quyền sử dụng


Căn cứ
Điều 257 BLDS 2015 Điều 189 BLDS 2015
pháp lý
Là quyền của chủ thế được khai
thác công dụng và hưởng hoa lợi,
Là quyền khai thác công dụng,
Khái niệm lợi tức đối với tài sản thuộc quyền
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
sở hữu của chủ thế khác trong một
thời hạn nhất định.
Căn cứ Xác lập theo thỏa thuận với chủ
Được xác lập theo quy định của
xác lập sở hữu hoặc quy định của pháp
luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc
quyền luật.
Do các bên thỏa thuận nhưng tối
đa đến hết cuộc đời người hưởng Hoàn toàn do các bên thỏa thuận,
Thời hạn
dụng đầu tiên, đối với pháp nhân không bị ràng buộc bởi pháp luật.
tối đa là 30 năm.
Chủ thể
- Do các bên thỏa thuận nhưng tối - Theo điều 191 BLDS 2015,
đa đến hết cuộc đời người hưởng Người không phải chủ sở hữu
dụng đầu tiên. được sử dụng tài sản theo thỏa
thuận với chủ sở hữu hoặc theo
quy định của pháp luật
- Khi cá nhân sử dụng tài sản đó
- Khi người này chết đi thì quyền với gia đình thì khi cá nhân đó
hưởng dụng cũng chấm dứt chết đi, quyền sử dụng tài sản đó
không chấm dứt.

Được phép tự mình hoặc cho Chỉ được chuyển giao quyền sử
Phạm vi
người khác khai thác, sử dụng, thu dụng cho người khác theo thỏa
quyền chủ
hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của thuận hoặc theo quy định của
thể
quyền hưởng dụng. pháp luật.

You might also like