You are on page 1of 7

BÀI TẬP LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ

* Tóm tắt Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 7/9/2006 của hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Nguyên đơn: ông Điệp Vũ Trê.
Bị đơn: ông Nguyễn Văn Hậu.
Nội dung:
Theo nguyên đơn trình bày: Năm 1994, Ủy ban nhân dân huyện CN cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Trê với diện tích
4.700m2. Giáp với đất của ông Trê là đất của ông Hậu, trong quá trình sử dụng,
ông Hậu đã lấn chiếm sang đất gia đình ông Trê khoảng 185m2. Khi ông Trê
yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết thì ông Hậu đã chặt một số cây
kiểng của gia đình ông. Vì vậy, ông Trê yêu cầu ông Hậu phải trả lại diện tích
đất đã lấn chiếm và đền bù số cây kiểng cho ông.
Theo bị đơn trình bày: Ngày 29/3/1994, ông nhận chuyển nhượng một
phần diện tích đất của anh Trần Thanh Kiệt. Khi sang nhượng hai bên chỉ lập
giấy tay, không ký giáp ranh và anh Kiệt là người chỉ giáp ranh cho ông. Sau
khi sang nhượng, ông đã làm nhà trên cơ bản trên diện tích đất tranh chấp, ông
Trê có chứng kiến và không có ý kiến gì. Vì vậy theo ông, ông Trê đòi lại phần
diện tích đất là không đúng và việc ông phá cây kiểng lấn chiếm trên đất của
ông là hoàn toàn hợp lý.
Ý kiến của Tòa: Phần đất đang tranh chấp do ông Hậu đang sử dụng khi
mua bán với anh Kiệt chỉ là giấy tay không có xác nhận của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nên diện tích đất mà ông Hậu mua không nêu rõ vị trí cũng như
tứ cận, mốc giới cụ thể, cũng không có xác nhận của đất liền kề. Trong khi đó,
ông Trê đã quản lý, sử dụng đất tranh chấp từ trước khi ông Hậu và anh Kiệt
sang nhượng và ông Trê có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban
nhân dân huyện CN cấp và theo sơ đồ vị trí đất được thể hiện trong giấy chứng
nhận thì thửa đất này có mốc giới rõ ràng, đối chiếu sơ đồ này với sơ đồ tranh
chấp do Tòa án nhân dân huyện CN phối hợp với các cơ quan chức năng đo vẽ
thì có căn cứ ông Hậu lấn đất của ông Trê.
Tòa án quyết định: Buộc ông Hậu phải trả lại 132,8m2 đất đã lấn chiếm là đất
trống, thanh toán giá trị quyền sử dụng 52,2m2 phần đất ông Hậu đã xây nhà,
ngoài ra tháo dỡ, hoàn trả 10,71m2 phần lấn chiếm trên không và 18,57m2
phần căn nhà phụ lấn chiếm nhằm đảm bảo quyền lợi cho ông Trê, bà Thi.

* Tóm tắt quyết định số 617/2011/DS-GDDT ngày 18/8/2011 của Tòa dân
sự Tòa án nhân dân tối cao :
Nguyên đơn : Ông Lương Ngọc Trụ và Bà Đinh Thị Nguyên.
Bị đơn : Ông Ngô Văn Hòa.
Nội dung :
Nguyên đơn là ông Trụ và bà Nguyên khởi kiện yêu cầu bị đơn là ông Hòa trả
lại phần đất lấn chiếm 15,2m2 và yêu cầu tháo dỡ các công trình xây dựng trên
phần đất lấn chiếm này. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc
ông Hòa tháo dỡ tất cả phần ô văng, đòn tay, mái nhà chờm qua phần đất bị lấn
chiếm của gia đình ông Trụ, bà Nguyên, nhưng lại không giải quyết phần
đường ống của bị đơn nằm dưới đất thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn.
Xét thấy sai sót, Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy cả hai bản án
dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Trà
Vinh, tỉnh Trà Vinh xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Câu 3.1. Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng đất của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là Bao
nhiêu?
Theo phần xét thấy của Quyết định số 23, Tòa án khẳng định ông Hậu đã lấn
sang phần đất thuộc quyền sử dụng đất của ông Trê, bà Thi cụ thể là 132,8m2
là đất trống, 52,2m2 là phần đất ông Hậu đã xây dựng nhà, 10,71m2 khoảng
trên không phần đất, ngoài ra còn 18,57m2 là một căn nhà phụ. Tổng cộng ông
Hậu đã lấn 214,28m2diện tích đất của ông Trê, bà Thi.

Câu 3.2. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn
sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình
ông Trụ, bà Nguyên?
Đoạn thuộc Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang
đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ,
bà Nguyên là: “Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, 1 mảng bê tông
chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên
quyết định buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ. Tuy nhiên, dưới
lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn có một ống nước do gia đình ông Hòa
chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không buộc gia
đình ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của
gia đình ông Trụ”.

Câu 3.3. BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không? (Chi)
BLDS 2015 có quy định điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không
gian thuộc quyền sử dụng của người khác, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 174 BLDS 2015: "Khi xây dựng công trình,
chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp
luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao,
khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền
khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh".
- Theo quy định tại Điều 175 BLDS 2015:
"1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa
thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh
giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường
hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có
nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo
chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định
của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong
khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã
được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén
rễ, cắt, tỉa cành phân vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
- Theo quy định tại Điều 176 BLDS 2015:
"1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào,
trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của
mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau
về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh
giới đề làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật
mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh
giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới
ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên
chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động
sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã
dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản
liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt
kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền
kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở
hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn
ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa
lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác".
- Theo quy định tại Điều 177 BLDS 2015:
“1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ
xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tải sản
thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoác dỡ
bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động
sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất
động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do
chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất,
chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách
do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công
trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì
chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở
vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng
đến chủ sở hữu bất động sản khác.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và
xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở
hữu cây cối, công trình phải bồi thường”.
- Theo quy định tại Điều 178 BLDS 2015:
“1. Chủ sở hữu nhà chi được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà
bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp
luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay
ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên”.

Câu 3.4. Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?
Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết. (Chi)
Ở nước ngoài, cụ thể là pháp luật của Pháp với BLDS Pháp (Bộ Luật
Napoleon) quy định như sau:
+ Theo quy định tại Điều 673:
"Chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu bất động sản liền kề
phải chặt cành cây mọc vươn sang đất của mình. Nếu hoa quả ở cây
tự nhiên rụng xuống thì chủ sở hữu đất bị cành cây vươn sang được
hưởng.
Nếu rễ cây hoặc cành nhỏ mọc vươn sang bất động sản liền kề thì
chủ sở hữu bất động sản đó có quyền xén rễ và tỉa cành phần vượt
quá ranh giới giữa hai bất động sản.
Quyền được cắt rễ cây và cành nhỏ hoặc quyền được yêu cầu hàng
xóm cắt các rễ cây, cành cây của các cây to, cây nhỡ, cây nhỏ không
bị thời hiệu tiêu diệt".
+ Theo quy định tại Điều 675: "Chủ sở hữu bất động sản liền kề không
được trổ cửa sổ hoặc lỗ cửa vào bức tường chung dù bất cứ cách nào,
kể cả lắp kính mờ trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề
bên kia đồng ý".
+ Theo quy định tại Điều 681: "Chủ sở hữu bất động sản phải lắp mái
nhà sao cho nước mưa chảy vào đất của mình hoặc đường công cộng,
không được để nước mưa chảy xuống đất của chủ sở hữu bất động sản
liền kề".
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 992 BLDS Quebec: “Nếu việc lấn
chiếm là đáng kể, gây thiệt hại nghiệm trọng hay là được tiến hành một
cách không ngay tình thì chủ sở hữu bất động sản bị lấn chiếm có thể
buộc người lấn chiếm bất động sản đó mua và thanh toán giá trị của phần
bất động sản đó hoặc buộc phải tháo dỡ phần xây dựng và phục hồi lại
tình trạng ban đầu”.
Theo đó, có thể thấy, chủ sở hữu có thể thực hiện các quyền khác nhau
với việc lấn chiếm và bảo vệ các quyền hợp pháp của mình.
3.5. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn
sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
Đoạn thuộc Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không
gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên là :
“Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác
định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, 1 mảng bê tông chờm qua phần
đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc
gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ.
Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn có một ống nước
do gia đình ông Hòa chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm không buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm
bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ”.

3.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
Theo quan điểm của nhóm, Tòa án buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ 4 ô
văng cửa sổ và 1 mảng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của
gia đình ông Trụ là hợp lý và hợp pháp. Căn cứ theo Điều 265 BLDS 2005 về
nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản và Điều 266 BLDS 2005 về
quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản.
Tuy nhiên, về việc buộc tháo dỡ ống nước cần phải được xem xét kỹ hơn dựa
trên Điều 273 BLDS 2005 về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề và
Điều 277 BLDS 2005 về quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề. Vì
cần xem xét trong trường hợp đặt ống nước dưới lòng đất sát tường nhà ông
Hòa là cần thiết thì ông Hòa phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho gia
đình ông Trụ, còn nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Hiện trong trường hợp
lắp đặt ống nước này là không cần thiết thì mới cần buộc gia đình ông Hòa tháo
dỡ ống nước.

Câu 3.7. Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông
Hậu tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2m2)
Tại Bản án phúc thẩm số 313/DSPT ngày 21/10/2003, Tòa án nhân dân tối cao
tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
“Áp dụng khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai, xử:

Buộc ông Nguyễn Văn Hậu trả cho ông Điệp Vũ Trê và bà Châu Kim
Thi giá trị quyền sử dụng đất 52,2m2 là 7,83 chỉ vàng 24K (bảy chỉ tám
phân ba ly).



Ông Nguyễn Văn Hậu được sử dụng 52,2m2 đất của căn nhà ông đã xây
cất. Ông Hậu, ông Trê và bà Thi có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền để chuyển quyền sử dụng phần đất 52,2m2 này.

…”

Câu 3.8. Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
không?
Theo như bị đơn trình bày, sau khi sang nhượng quyền sử dụng đất đất với anh
Kiệt xong, ông Hậu đã làm nhà trên phần đất đang tranh chấp, lúc xây gia đình
ông Trê có có biết nhưng không có ý kiến gì. Vì vậy ông Trê, bà Thi có biết
việc ông Hậu xây nhà và không có phản đối việc làm của ông Hậu.

Câu 3.9. Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
thì ông Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không?
Vì sao?
Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu
phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi.
Thứ nhất, phần đất tranh chấp trên được xác định thuộc quyền sử dụng của ông
Trê và bà Thi. Do hai ông bà đã sử dụng phần đất này từ lâu, có chứng cứ xác
thực là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân huyện cấp cho
gia đình ông nên có căn cứ xác định phần diện tích 185m2 tranh chấp thuộc gia
đình ông Trê.
Thứ hai, ông Hậu phải tháo dỡ nhà nếu ông Trê và bà Thi phản đối vì
hành vi này phù hợp với nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự quy định
tại Điều 9 BLDS 2005. Cụ thể, khoản 2 Điều luật này quy định như sau:
“2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có
quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền:
a) Công nhận quyền dân sự của mình;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại”.
Việc tháo dỡ nhà của ông Hậu phù hợp với điểm b khoản 2 Điều luật
trên.
Việc ông Trê, bà Thi đòi lại phần đất đã xây dựng nhà của ông Hậu phù
hợp với Điều 259 và Điều 261 BLDS 2005. Cụ thể, hai Điều luật này quy định:
“Điều 259. Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở
trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp:
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật
phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền
yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt
hành vi vi phạm”.
“Điều 261. Bảo vệ quyền của người chiếm hữu mà không phải là chủ sở
hữu Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ
luật này cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu
tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền
kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận”.
Do đó, ông Trê và bà Thi dù không có quyền sở hữu nhưng lại có quyền
sử dụng đất nên ông bà có thể buộc ông Hậu phá dỡ căn nhà nêu trên.

Câu 3.10. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến phần đất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên.
Theo quan điểm nhóm, hướng giải quyết trên của Tòa là hợp lý.
Thứ nhất, Tòa xác định phần đất tranh chấp trên thuộc quyền sử dụng của ông
Trê và bà Thi. Gia đình ông đã được Ủy ban nhân dân huyện CN cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Thi đứng tên, sơ đồ vị trí đất được thể
hiện rõ ràng trong giấy. Do đó, có căn cứ xác định phần đất đó là thuộc quyền
sử dụng gia đình ông Trê.
Thứ hai, Tòa đã xác định ông Hậu lấn đất của ông Trê và bà Thi nhưng
ngay tình qua việc giao ông Hậu sử dụng và thanh toán giá trị quyền sử dụng
đất đã xây nhà ở cho ông Trê và bà Thi. Ông Hậu tuy đã mua quyền sử dụng
đất từ anh Kiệt song lại không có giấy tờ chứng minh phần diện tích mà qua
anh Kiệt chỉ tay ranh giới. Ngoài ra, lúc ông Hậu xây dựng nhà ở thì gia đình
ông Trê không có ý kiến. Do đó, có căn cứ xác định việc ông Hậu lấn phần đất
của ông Trê và bà Thi là ngay tình. Tòa đã áp dụng Điều 128 BLDS 2005 để
giải quyết về phần đất đã xây dựng nhà ở.
“ Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất
động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản
này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”.

Câu 3.11. Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả
cho ông Trê, bà Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số
23 cho câu trả lời?
Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông
Trê, bà Thi thì giao cho ông Hậu quyền sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị
quyền sử dụng đất cho ông Trê, bà Thi. Nói cách khác, Tòa án nhân dân Tối
cao đồng ý với quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Đoạn trong Quyết định số 23 cho câu

You might also like