You are on page 1of 4

BÀI TẬP TUẦN 6

Câu 1: Năm ví dụ minh họa về sự biến?

1. Biển động mạnh, bão lũ làm cho công ty xuất khẩu nông sản Việt không thể
vận chuyển hàng hóa đến thị trường EU như đúng thời hạn hợp đồng đã kí.
2. Sương muối, mưa đá làm thiệt hại mùa màng của bà con vùng cao.
3. Chủ sở hữu chiếc xe ô tô đã kí hợp đồng mua bán gặp tai nạn giao thông
khiến xe bị hư hại.
4. Con chó cắn nát hợp đồng bất động sản mua bán nhà đất của ông A và B.
5. Ông A vô tình đi xe máy cán qua con mèo nhà bà B khiến con mèo chết.

Câu 2: Năm ví dụ về hành vi hành động và năm ví dụ về hành vi không hành


động?

 Hành vi hành động


1. Anh A và chị B đến cơ quan chức năng đăng kí hết hôn.
2. Ông D nhận F làm con nuôi hợp pháp và đón F về nhà.
3. Chị G nộp thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước hàng năm.
4. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông đèo 3 người trở lên.
5. Bà H nộp đơn khiếu nại công ty với cơ quan có thẩm quyền

 Hành vi không hành động


1. Người tham gia giao thông không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ
2. Gia đình ông Đ không chịu nộp thuế cho nhà nước
3. Công ty A không trả lương cho nhân viên
4. Anh S không giao xe cho chị L theo như hơp đồng mua bán.
5. Anh C không gửi tiền trợ cấp nuôi con cho chị S sau li hôn.

Câu 3: Lấy ví dụ minh hòa về 2 tình huống có chứ vi phạm pháp luật. từ đó phân
tích các mặt cấu thành của vi phạm pháp luật đó?

Ví dụ 1: Chị A (35 tuổi) hiện là mẹ đơn thân, có quan hệ bạn bè thân thiết với anh
B ( 35 tuổi ) đã có gia đình. Chị C (33 tuổi) là vợ anh B. Do gặp khó khăn về vấn
đề tài chính khi nuôi con, anh B cho chị A vay một khoản tiền 40.000.000 và
không lấy lãi. Tháng 6/20221, Chị C biết chuyện, nảy sinh lòng ghen tuông, đã bắt
cóc cháu D( 10 tuổi) là con chị A và đòi 40.000.000 tiền chuộc cùng yêu cầu chị A
không được gặp gỡ anh B. Trong khi bắt cóc, trên xe ô tô riêng của mình, chị C đa
vô tình siết cổ quá mạnh bằng sợi dây thừng 2m làm cháu D tử vong. Sau khi hại
chết cháu D, C giấu thi thể cháu trong tủ lạnh của một kho hàng cấp đông

Được biết chị C không có bệnh về thần kinh, không có tiền án, là nội trợ.

Cấu thành vi phạm pháp luật :

1. Về mặt khách quan


- Hành vi: việc làm của chị C( bắt cóc cháu D và siết cổ cháu D quá mạnh
gây tử vong) là hành vì dã man, lấy đi sinh mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm
cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Hậu quả: gây nên cái chết của cháu D, gây tổn thương tinh thần gia đình
đứa bé và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành
vi trái pháp luật.
- Thời gian: Tháng 6 năm 2021
- Địa điểm: phương tiện di chuyển cá nhân (ô tô) của chị C
- Hung khí: sợi dây thừng dài khoảng 2m.
2. Mặt khách thể
Hành vi của C đã xâm phạm vào quyền được đảm bảo về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội mà
pháp luật bảo vệ.
3. Mặt chủ thể
- Lỗi: hành vi của C là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi C là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lí, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. C có mang theo
hung khí và có thủ đoạn tinh vi, che đậy thi thể bé D.
- Động cơ: C làm việc này do ghen tuông với mẹ đứa trẻ ( chị A)
- Mục đích : để trả thù mẹ đứa trẻ ( chị A )
4. Chủ thể vi phạm
- Chủ thể của vi phạm pháp luật là C ( 33 tuổi) là một nội trợ có đủ khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình,
- Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật thể kết luận đây
là một hành vi vi phạm pháp luật hình sư nghiêm trọng. Cần được xử lí
nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 2: Lò Văn D ( 19 tuổi, sinh viên trường đại học N, Hà Nội). Vì mục đích
sinh hoạt và học tập, D đã thuê một căn hộ nhỏ trên phố Trần Duy Hưng của gia
đình ông B vào tháng 1/2022. Sau nhiều lần bị nhắc nhở vì không tuân thủ hợp
đồng : đi về muộn quá giờ giới nghiêm, không đóng tiền nhà, thâm chí mở sòng
bạc trong nhà, ngày 22/2/2022, ông B đâ đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà
của D, đồng thời di chuyển mọi tài sản cá nhân của D ra khỏi căn hộ của mình,

Cấu thành vi phạm pháp luật:

1. Mặt khách quan


- Hành vi: việc làm của D ( đi về muộn quá giờ giới nghiêm, không đóng
tiền nhà, thâm chí mở sòng bạc trong nhà ) là hành vi vi phạm điều khoản
hợp đồng dân sự ( hợp đồng cho thuê nhà mà D đã kí với ông B )
- Hậu quả: Gây ảnh hướng xấu đến gia đình nhà ông B cũng như nếp sống
khu dân cư, cũng như xâm phạm các điều khoản trong hợp đồng cho thuê
nhà đã nói trên.
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2022 đến ngày 22/2/2022
- Địa điểm: căn nhà cho thuê của gia đình ông B tại Hà Nội
2. Mặt khách thể
Lò Văn D đã vi phạm và xem thường các quy tắc quản lí của hợp đồng thuê
nhà, của khu dân cư địa bàn sinh sống. Đó là các điều khoản quy định mà D
bắt buộc phải thực hiện khi sinh sống tại khu dân cư cũng như gia đình nhà
ông B.
- Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi D đã nhìn thấy trước hậu quả do mình gây
ra, nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra
- Nguyên nhân: tính vô kỉ luật và sự xem thường điều khoản hợp đồng của
D, thiếu tinh thần gương mẫu và nền nếp đáng có của một sinh viên
3. Mặt chủ thể
Lò Văn D ( 19 tuổi, sinh viên trường đại học N, Hà Nội) là người có đủ năng
lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi vi phạm này,

You might also like