You are on page 1of 7

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ (CỤM 2)

Môn: Luật Hình Sự Việt Nam (Phần các tội phạm)


Bài tập 22:
A là người thường dậy sớm mang cây gậy dài có gắn vợt đi vợt ốc nhồi ở
các ao bèo. Một hôm A đang đi vợt ốc như thế thì phát hiện B là người hàng
xóm đang sắp chết đuối dưới ao. Tuy A biết rõ B là người không biết bơi (lội)
nhưng vì trong cuộc sống B thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau với gia đình A,
thậm chí có lần B đã ném cả phân vào bể nước ăn nhà A nên khi thấy B sắp
chết đuối A không thò gậy xuống cứu B.
Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A đứng yên trên bờ ao chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ đi. Theo kết quả
giám định pháp y B chết do ngạt nước.
- A phạm Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng theo Điều 132 BLHS.
* Hành vi của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội này
này cụ thể:
- Khách thể: quyền được sống của B.
Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Mặt khách quan:
 Hành vi: A phát hiện B là người hàng hàng xóm đang sắp chết đuối dưới
ao. Tuy A biết rõ B là người không biết bơi nhưng A không thò gậy
xuống cứu B. A đứng yên trên bờ chờ tới khi B chìm xuống hẳn rồi bỏ
đi. Vậy, A đã có hành vi không cứu giúp người bị nạn dù thấy người bị
nạn trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (không hành động).
 Hậu quả: B tử vong.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi không thò gậy
xuống cứu B của A là nguyên nhân trực tiếp khiến B tử vong.
- Mặt chủ quan:
* Lỗi cố ý gián tiếp:
 Về lí trí: A biết hành vi không thò gậy xuống cứu B là gây nguy hiểm,
phải thấy trước được hậu quả là có thể kiến B mất mạng.
Về ý chí: A không mong muốn hậu quả đó xảy ra.
b. Ngay lúc B gần chìm (A vẫn đứng trên bờ ao) thì có anh C (chủ ao) nhảy
xuống vớt B lên và B được cứu sống.
- Trong trường hợp này A không phạm tội.
- Vì xét về mặt khách quan của Tội không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 BLHS thì hậu quả nạn nhân chết là
dấu hiệu định tội của tội này. Tuy nhiên B không chết nên không thỏa mãn các dấu
kiệu định tội nên A không phạm tội.
Bài tập 25:
T là kẻ sống lang thang. Ngày 01 tháng 7, T đã cho kẹo để rủ một cháu
bé 3 tuổi đi theo và đưa cháu vào thành phố Hồ Chí Minh. Để có thể xin tiền
được nhiều, T đã dùng tay đánh vào đầu cháu bé cho đến khi chảy máu rồi
đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện Chợ Rẫy xác định cháu bị chấn thương
sọ não. Sau khi bệnh viện băng bó và cấp thuốc cho cháu, T đã bế cháu ra
khỏi bệnh viện rồi đưa đi ăn xin trên các phố. Ngày 19 tháng 7, T lại bẻ gẫy
chân trái của cháu và đưa vào bệnh viện Nhi đồng I bó bột rồi tiếp tục dẫn
cháu đi ăn xin. Ngày 13 tháng 8, T lại bẻ gãy tay cháu, đồng thời rạch mặt
nhiều nơi, cắt môi trên của cháu và đưa vào bệnh viện Nhi đồng II bó bột, sau
đó lại tiếp tục đưa cháu đi ăn xin. Đến ngày 15 tháng 8, thấy cháu bé bị T
đánh đập rất dã man trên đường phố, nhiều người dân đã báo công an bắt
giữ.
Qua giám định kết luận: “Cháu bé bị gãy kín các xương đoạn 1/3 dưới
xương cánh tay phải và trái, bị di chứng lệch trục chi phải, vỡ đầu trên xương
chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt bị dị dạng. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà
cháu bé phải gánh chịu là 55%”.
Hãy xác định T phạm tội gì? Tại sao?
1) T phạm tội Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại điểm Điều 153
BLHS 2015.
* Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội này:
- Khách thể: Quyền được cha mẹ trông nom, chăm sóc và quyền được bảo vệ
sức khỏe của cháu bé. Đối tượng tác động: cháu bé 3 tuổi
- Mặt khách quan:
Hành vi: T đưa cháu bé vào TP.HCM để thực hiện hành vi ăn xin kiếm
tiền.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Lý trí: T nhận thức được hành vi của mình xâm phạm đến quyền, lợi ích
chính đáng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cháu bé
Ý chí: T thấy trước được hậu quả của hành vi trái pháp luật đó và mong
muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể : Đây là chủ thể thường (có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
độ tuổi theo luật định).
2) T phạm tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác
quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS 2015.
* Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội này:
- Khách thể: Quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bé .
Đối tượng tác động: cháu bé 3 tuổi.
- Mặt khách quan:
Hành vi: T dùng tay đánh vào đầu cháu bé cho đến khi chảy máu và
được bệnh viện xác định cháu bị chấn thương sọ não. 19/7, T lại bẻ gãy
chân trái của cháu bé, vào bệnh viện bó bột và tiếp tục đi ăn xin. Ngày
13/8, T bẻ gãy tay cháu và rạch mặt nhiều nơi, cắt môi trên của cháu, đưa
vào bệnh viện bó bột rồi tiếp tục đi ăn xin. 15/8, cháu bị T đánh đập dã
man trên đường phố.
Hậu quả: “Cháu bé bị gãy kín các đoạn xương 1/3 dưới xương cánh tay
phải và cánh tay trái, bị di chứng lệch trục chi phải, vỡ đầu trên xương
chày trái, di chứng cứng gối trái, mặt bị dị dạng. Tỷ lệ tổn thương cơ thể
mà cháu bé phải gánh chịu là 55%.
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi hành vi ra tay tàn nhẫn trái pháp luật của
T đã trực tiếp khiến cháu T phải gánh chịu tổn rất lớn về sức khỏe, tính
mạng (cụ thể tỷ lệ thương tật của cháu bé là 55%).
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Lý trí T nhận thức rõ hành vi của y gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức
khỏe, tính mạng của cháu bé.
Ý chí: T thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Chủ thể: Đây là chủ thể thường (có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ
tuổi theo luật định).
Bài tập 30:
A (nam, 17 tuổi) và B yêu nhau. A có quan hệ tình dục khiến B có thai.
Gia đình B khiếu nại A về sự việc trên.
Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không, nếu phạm tội thì là tội gì trong
các tình huống sau:
a. B (12 tuổi).
- Trong tình huống này, A phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại điểm b
khoản 2 Điều 142.
* Các dấu hiệu pháp lý cấu thành:
- Khách thể: quyền nhân thân của B (bao gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm) .
Đối tượng tác động: B – 12 tuổi (người dưới 13 tuổi)
- Mặt khách quan:
Hành vi của A đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục với B – 12 tuổi
(người dưới 13 tuổi) khiến B có thai;
- Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp:
Về lý trí: A nhận thức rõ hành vi quan hệ tình dục với B (người dưới 13
tuổi) của mình có thể khiến B mang thai ngoài ý muốn;
Về ý chí: A vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A thỏa mãn điều kiện về chủ thể - 17 tuổi và có NL TNHS đầy đủ.
b. B (15 tuổi).
- A không phạm tội.
- Hành vi giao cấu của A và B được cho là thuận tình đồng thời B 15 tuổi vì thế
B có thể thuộc đối tượng tác động tại Điều 145 – Tội giao cấu với người từ đủ 13
tuổi đến 16 tuổi. Tuy nhiên đối với cấu thành tội danh này chủ thể phải là người từ
đủ 18 tuổi trở lên và A 17 tuổi tức là A không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể và không
phạm tội theo BLHS.
c. B (17 tuổi)
- Vì đây là hành vi giao cấu thuận tình, cả A và B đều trên 16 tuổi, tức là không
thuộc trường hợp giao cấu trái pháp luật nào. Do đó trường hợp này A không phạm
tội
Bài tập 36:
A kết hôn với X, có hai con chung. Một thời gian sau, X bỏ đi mà không
làm thủ tục ly hôn với A. X đến địa phương khác mua nhà, sống như vợ chồng
với Y.2 năm sau khi X mất, A cùng hai con đến nhà nơi X và Y sinh sống về
bắt Y phải giao nhà. Y xin được chia một phần nhưng mẹ con A không đồng ý.
Y gửi đơn ra tòa, trong thời gian chờ tòa xét xử thì A và hai con là B và C huy
động hàng chục người kéo tới và đuổi Y ra đường.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án trên
- A, B, C với hàng chục người khác phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác
(điểm b khoản 1 Điều 158 BLHS 2015).
* Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội này:
- Khách thể: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của Y.
- Mặt khách quan:
Hành vi: A và hai con là B và C huy động hàng chục người kéo tới và
đuổi Y ra đường. Như vậy, A và hai con là B và C đã có hành vi đuổi Y
ra khỏi nhà của Y là trái Pháp luật.
Hậu quả: Làm Y mất chỗ ở, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và cuộc
sống của Y.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi đuổi Y ra khỏi
chỗ ở Y của A và hai con là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả làm
Y mất chỗ ở
- Mặt chủ quan: Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Lý trí: A và 2 con là B và C nhận thức rõ hành vi đuổi Y ra khỏi nhà Y là
trái pháp luật và thấy trước được hậu quả của hành vi đó.
Ý chí: Mong muốn hậu quả Y bị mất chỗ ở xảy ra.
- Chủ thể thường: A và hai con B, C có năng lực trách nhiệm hình sự - chủ thể
thường.
Bài tập 38:
A (21 tuổi) và B (17 tuổi) là anh em cùng cha khác mẹ. Bà Y là mẹ ruột
của B thấy những biểu hiện khác thường của con gái nên đưa B đi bệnh viện
khám thì phát hiện B có thai được gần 4 tháng. Bà Y tra hỏi thì B khai nhận
rằng do có tình cảm với A nên cả hai đã có quan hệ tình dục từ 2 năm nay và
cả hai đều hoàn toàn tự nguyện. Bà Y hỏi A thì A cũng thừa nhận hành vi của
mình và khai nhận lần đầu tiên quan hệ là ngày B đã đủ 15 tuổi.
Anh/chị hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
Giai đoạn từ lần quan hệ đầu tiên là ngày B đủ 15 tuổi đến khi B dưới 16
tuổi:
- A phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo điểm c, khoản 2 Điều 145 BLHS 2015.
* Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội này:
- Khách thể: quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của B và quyền được
phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của B.
Đối tượng tác động: B-15 tuổi.
- Mặt khách quan: đây là tội phạm cấu thành tội phạm hình thức.
Hành vi: A có hành vi giao cấu thuận tình với B trong 2 năm nay từ khi
B đủ 15 tuổi.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Lý trí: A ý thức được mình có hành vi giao cấu với B mà biết rõ B dưới
16 tuổi.
Ý chí: Mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: A đã thành niên, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự.
Giai đoạn sau khi B đủ 16 tuổi:
- A và B phạm Tội loạn luân tại Điều 184 BLHS 2015.
* Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội này:
- Khách thể: Xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm
đến quan hệ gia đình, truyền thống, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Mặt khách quan:
Hành vi: A và B (tính từ thời điểm B đã từ đủ 16 tuổi) là anh em cùng
cha khác mẹ, A và B biết rõ điều đó mà vẫn thực hiện hành vi quan hệ
tình dục thuận tình.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
Về lý trí: A và B nhận thức rõ hành vi quan hệ tình dục trên cơ sở thuận
tình của mình là xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội,
xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống, làm ảnh hưởng đến hạnh
phúc gia đình;
Về ý chí: Vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A và B là chủ thể đặc biệt là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

You might also like