You are on page 1of 4

CÂU HỎI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu 1: Ông A là tổng giám đốc và đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần C. Theo
điều lệ của Công ty C, các hợp đồng mà Công ty C ký kết có giá trị từ 10 tỷ VND phải được hội đồng quản trị của
Công ty C thông qua.
Ngày 01 tháng 7 năm 2017, ông A ký hợp đồng có giá trị 20 tỷ VND khi chưa được hội đồng quản trị của
Công ty C thông qua.
Hỏi: Anh/chị hãy cho biết hiệu lực của hợp đồng trên theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (phân tích
và nêu rõ các căn cứ pháp lí).
Ông A đã vượt quá phạm vi đại diện (theo khoản 1 diều 141)
Hiệu lực của hợp đồng được quy định trong điều 143
.Khoản 1: hợp đồng có hiệu lực toàn bộ nếu ông A được sự đồng ý của hội đồng quản trị hoặc hđqt biết nhưng
không phản đối trong một thời gian hợp lý.
.Khoản 2: hợp đồng sẽ bị vô hiệu một phần. Hợp đồng đó sẽ chia thành 2 hợp đồng: 1 hơp đồng 10 tỷ sẽ do
công ty C xác lập và thực hiện nghĩa vụ, phần 10 tỷ dôi ra do ông A thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Khoản 3 và 4: hợp đồng bị vô hiệu hoàn toàn. Bên công ty đối tác đã kí hđ với ông A có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch ds với phần vượt quá phạm vu đại diện hoặc toàn bộ gdds và yêu cầu đòi
bồi thường thiệt hại. Hoặc hđ này do ông A và bên B cố ý kí kết, thực hiện gdds vượt quá phạm vi đại diện mà gây
thiệt hại cho cty C thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Câu 2: Theo quy định của Bộ luật dân sư năm 2015 thì trong các sau, trường hợp nào thì A có quyền đòi lại
tài sản từ C? Tại sao? Trường hợp nào thì không? Tại sao? Phân tích và nêu rõ các căn cứ pháp lý.
1. A cho B mượn 1 chiếc xe đạp, B bán chiếc xe đạp đó cho C sau khi đã lừa dối để C
tin rằng đó là xe của mình, việc mua bán diễn ra công khai và đúng giá trị tài sản.đòi B bồi thường(170)
2. A cho B mượn chiếc xe đạp, B nói với C rằng đó là xe đạp của B và tặng cho chiếc xeđó cho C. phải
trả (167)
3. B trộm của A chiếc xe đạp của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng đó làxe của B mà
không biết là B đã ăn trộm. Đòi B bồi thường (170)
4. A cho B mượn chiếc xe máy, B nói với C xe máy đó là của B nhưng B đã bị mất giấytờ nên sẽ bán rẻ.
Tin là thật nên C đã mua chiếc xe đó. Phải trả

Câu 3: A là chủ sở hữu chiếc xe máy nhãn hiệu SH. A cho B mượn chiếc xe đó trong thời hạn 15 ngày. Trong
những ngày mượn đó, C hỏi mượn B chiếc xe máy này, B đã cho mượn sau khi được sự đồng ý của A. Sau đó, C đem
cầm đồ tại cửa hàng của M để vay số tiền 60 triệu đồng trong thời hạn 02 ngày. Hết hạn, 02 ngày C không có tiền để
chuộc lại xe nên M đã bán chiếc xe đó cho K với giá 79 triệu đồng.
Hỏi: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đối với chiếc xe máy nói trên:
1. Ai là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật? Tại sao?
2. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình? Tại sao?
3. A có quyền kiện đòi lại chiếc xe máy này từ K hay không? Tại sao?
Đ 186-188
Câu 4: Ông Ngọc và bà Dung được hưởng di sản do cha mẹ để lại là căn nhà ba gian trên diện tích đất
120,8m2. Năm 2017, một bản án phúc thẩm đã giao di sản này cho ông Ngọc sở hữu nhưng sau đó bản án này bị hủy.
Tuy nhiên, trước khi bản án phúc thẩm bị hủy, ông Ngọc đã bán tài sản trên cho bà Liên và vợ chồng bà Thủy.
Trong trường hợp này, bà Dung có thể đòi tài sản trên từ bà Liên và vợ chồng bà Thủy được không? Phân tích
và nêu ra căn cứ pháp lí.
Bà Dung không đòi lại tài sản được vì theo khoản 2 điều 133 blds 2015 hđ này không bị vô hiệu lực do bđs là
tài sản phải đkí dù L&T chưa đkí thì bà Liên và vc bà Thủy là bên thứ 3 ngay tình nhận được tài sản thông qua giao
dịch với ông Ngọc - người mà theo bản án năm 2017 là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó bản án bị hủy nên ông Ngọc
không còn là chủ sở hữu của bất dộng sản này nữa.
Bà dung có quyền khởi kiện yêu cầu ông Ngọc bồi thường (k3/133)

Câu 5: Ngày 10 tháng 1 năm 2017 do cần vốn làm ăn nên anh A đã thế chấp chiếc ô tô của mình cho anh B để
đảm bảo khoản vay 700 triệu đồng. Theo thỏa thuận thì hợp đồng vay là 6 tháng.
Ngày 05 tháng 7 năm 2017 chiếc xe này bị tai nạn nên bị hỏng nặng, anh A đã phải mang xe vào Gara của anh
C để sửa. Tuy nhiên, sau đó anh A không có tiền để trả chi phí sửa chữa nên anh C đã thực hiện biện pháp cầm giữ tài
sản.
Đến ngày 11 tháng 7 năm 2017 anh A không có tiền để thanh lý hợp đồng vay cho anh B, anh B không đồng ý
cho gia hạn hợp đồng và đòi xử lý tài sản bảo đảm là chiếc xe ô tô. Trong khi đó, anh A cũng không có tiền trả chi phí
sửa chữa cho anh C nên anh C vẫn đang cầm giữ chiếc xe đó.
Hỏi: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu phải xử lý tài sản bảo đảm là chiếc xe ô tô thì anh B hay anh C được
ưu tiên thanh toán trước? Phân tích và nêu ra căn cứ pháp lí.
Đ 296 tài sản thực hiện nhiều nghĩa vụ, 308 để xác định thứ tự ưu tiên
Chia 2 trường hợp
Nếu B đkí giao dịch bảo đảm cho hợp đồng thế chấp thì phát sinh hiệu lực đk đvới bên t3 (đvới C), đ 308.
Thời điểm phát sinh trước hợp đồng cầm giữ nên ts ưu tiên thanh toán cho b
Nếu B k đkí, tức là k phát sinh hlđk với bên t3, theo k2/347 thì cầm giữ tài sản ngay lập tức tại thời điểm cầm
giữ phát sinh hiệu lực với bên t3 mà k cần có đkí gdbđ nên cầm giữ đc ưu tiên thanh toán trước.
2/308,nếu b và c thỏa thuận thanh toán.

Câu 6: Tiến là SV, do không có tiền mua máy tính mới nên đã mua một máy tính cũ của Dũng với giá 4,5
triệu đồng mà không biết rằng đây là máy tính do Dũng đã ăn cắp của Giang. Do máy tính chạy chậm nên Tiến đã
mang máy ra cửa hàng nâng cấp hết 1,2 triệu đồng. Khoảng 5 tháng sau Giang phát hiện máy tính mà Tiến đang sử
dụng là máy tính của mình đã bị lấy cắp nên đã đòi Tiến trả lại cho mình.
Tiến đã yêu cầu Dũng trả cho Giang 4,5tr đồng nhưng Giang không đồng ý nhận tiền mà chỉ muốn lấy lại máy
tính. Vì vậy, Tiến yêu cầu Dũng trả lại cho mình 4,5tr và Giang cho mình 1,2tr tiền nâng cấp máy nhưng Giang không
đồng ý.
Hỏi: Theo quy định của BLDS 2015, quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết như thế nào?
Đ 167, bị lấy cắp. Đ 170,giang yêu cầu dũng bồi thường và đc đòi máy tính từ tiến.
Câu 7. Ngày 25/02/2019. A và B ký hợp đồng mua bán tài sản, theo đó A bán cho B một chiếc xe máy cũ
nhãn hiệu SH với giá 70 triệu. Hợp đồng quy định thời hạn giao xe là ngày 5/3/2019.
Hỏi: Hợp đồng mua bán xe giữa A và B phát sinh hiệu lực từ thời điểm nào theo quy định của BLDS 2015
(Phân tích và nêu ra căn cứ pháp lí).
Thời gian phát sinh hiệu lực là 25/2 theo khoản 1 điều 401. 5/3 là nội dung

Câu 8: Công ty Hùng Cường mở bán khu chung cư, mời các khách hàng đến mua. Phương Nhung – nhân
viên của công ty đã giới thiệu các chương trình chiết khấu nếu mua nhà vào ngày hôm nay. Tuấn Nam – một người
được giới thiệu đã quyết định mua và ký vào hợp đồng của công ty do Phương Nhung đưa ra, nhưng không đọc kỹ các
điều khoản chiết khấu. Tuấn Nam tiến hành đặt cọc theo quy định của công ty.
Vào buồi chiều ngày hôm đó, Tuấn Nam thay đổi ý định và quay lại công ty để xin hủy hợp đồng. Phương
Nhung thông báo là hợp đồng đã được chuyển lên cấp trên và cô hiện giờ không nắm giữ. Tuấn Nam và Phương
Nhung có lập biên bản xác nhận vấn đề này.
Một tuần sau, công ty Hùng Cường gửi cho Tuấn Nam bản hợp đồng đã có đầy đủ chữ ký xác nhận và con
dấu của công ty.
Tuấn Nam cho rằng, anh đã xin rút lại đặt cọc ngay từ chiều hôm đó nên chưa có hợp đồng và đề nghị công ty
hoàn lại tiền cọc cho mình. Phía công ty Hùng Cường không đồng ý và không trả lại tiền cọc.
Hỏi: Giữa các bên đã có hợp đồng hay chưa?
Công ty là bên đề nghị, Tuấn Nam là bên được đề nghị mua nhà
Th1: đến tay giám đốc:khoản 1 điều 400
Theo điều 397, chưa đến tay gđ

Câu 9: A đến bể bơi và gửi quần áo của mình tại nơi gửi đồ của bể bơi cho B. Sau khi bơi xong và nhận lại
quần áo đã gửi, A phát hiện mình bị mất 2 triệu đồng trong ví. A đòi B bồi thường. B cho rằng mình chỉ giữ quần áo
chứ không chịu trách nhiệm về tài sản để bên trong. Còn A thì quả quyết là B lấy tiền vì lúc ấy bể bơi hoàn toàn vắng
khách, chỉ có một mình A gửi đồ. Hơn nữa, không thấy B nhắc nhở khách cần giữ tiền bạc, tư trang riêng nên khi A
mất tiền thì phải bồi thường.
Hỏi: Theo quy định của BLDS 2015 thì B có phải BTTH cho A không?
(Đọc các điều từ Đ277 đến Đ281 BLDS 2015 về trách nhiệm dân sự, Đ554 đến Đ561 về HĐ gửi giữ TS)

You might also like