You are on page 1of 4

CÁC VÍ DỤ VỀ HỢP ĐỒNG

I.
1. Ví dụ về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá
- Hợp đồng mua nhà, hợp đồng mua đất
- Công ty cổ phần Hoàng Gia có trụ sở ở Hà Nội, Việt Nam ký
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên AGC có trụ ở ở ToKyo Nhật Bản. Hàng
hóa là 10 bộ bàn ghế văn phòng có giá trị 10.000 yên Nhật,
được công ty TNHH một thành viên AGC giao vào ngày
4/5/2021.
2. Ví dụ về hợp đồng song vụ - hợp đồng đơn vụ
- Hợp đồng song vụ: trong hợp đồng mua bán nhà, bên bán có
nghĩa vụ giao nhà cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có
nghĩa vụ nhận nhà và trả tiền cho bên bán
- Hợp đồng đơn vụ: hợp đồng tặng, cho tài sản. Trong hợp
đồng này, bên có nghĩa vụ chính là bên tặng, cho tài sản.
Nghĩa vụ duy nhất của bên này là tặng hay cho tài sản cho
bên còn lại trong hợp đồng. Ở chiều ngược lại, bên nhận tài
sản có quyền đối với tài sản mà mình được tặng, cho mà
không bị ràng buộc một nghĩa vụ nào với bên còn lại của hợp
đồng.
3. Ví dụ về hợp đồng chính – hợp đồng phụ: Quan hệ giữa hợp
đồng vay và hợp đồng bảo đảm là quan hệ điển hình giữa hợp
đồng chính và họp đồng phụ. Khi hợp đồng vay bị vô hiệu
nhưng hợp đồng này chưa được thực hiện (bên cho vay chưa
giải ngân khoản vay) thì hợp đồng bảo đảm sẽ bị vô hiệu. Tuy
nhiên, nếu hợp đồng vay đã được thực hiện một phần hoặc toàn
bộ (bên cho vay đã giải ngân một phần hoặc toàn bộ khoản vay)
thì khi hợp đồng vay vô hiệu, hợp đồng bảo đảm cũng không bị
vô hiệu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
4. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3: hợp đồng cha mẹ mua bảo
hiểm cho con
5. Hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng hợp tác đầu tư mà các bên có
thỏa thuận nếu đến tháng sau mà giá bất động sản giảm từ 30%
trở lên thì sẽ hợp tác đầu tư vào ngành bất động sản. Thì sự kiện
giá bất động sản tăng giảm sẽ dẫn đến việc hợp đồng hợp tác
đầu tư được thực hiện hoặc không.
6. Hợp đồng mang tính tổ chức:hợp đồng liên doanh hình thành
công ty

II. Ví dụ về đề nghị giao kết hợp đồng:

1. Khi Tài đi siêu thị để mua thức ăn và đồ dùng cá nhân, khi đã chọn
xong sản phẩm và đi thanh toán. Việc đi thanh toán chính là hành
vi thể hiện đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đối với
những sản phẩm mà Tài đã chọn.

III. Ví dụ về thay đổi, rút lại, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

1. Ngày 16/10/2023, công ty X gửi 1 email đề nghị giao kết hợp đồng
mua bán hạt điều cho công ty Y nhưng đến ngày 25/10/2023 công
ty X gọi điện thông báo cho công ty Y thay đổi hoặc rút lại đề nghị
giao kết hợp đồng. Ngày 30/10/2023 đề nghị giao kết hợp đồng
mới tới công ty Y. Do đó, công ty X được thay đổi hoặc rút lại đề
nghị giao kết hợp đồng

IV. Ví dụ về việc chấp nhận đề nghị giao kết HĐMB

V. Ví dụ về việc thực hiện hợp đồng

1. Cầm cố tài sản: Anh X có một chiêc xe ô tô, đăng ký xe đứng tên
X. Anh X đang rất cần 1 số tiền lớn để mua nhà, nhưng hiện tại không
có đủ nên đã mang chiếc xe ô tô của mình đến cầm cố tại ngân hàng
Y để vay số tiền là 500 triệu
2. Thế chấp tài sản: người vay tiền của ngân hàng để mua ô tô có thể
dùng chính chiếc ô tô mua được trong tương lai làm vật bảo đảm cho
hợp đồng vay tiền của mình

3. Bão lãnh: M vay N số tiền 100 triệu đồng, thời hạn 3 tháng, lãi suất
1% /tháng. K bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của M. Sau 3 tháng,
nếu M không có khả năng thanh toán, thì K phải thực hiện nghĩa vụ
đó thay M. Khi đó, K sẽ phải thay M trả số tiền 100 triệu đồng cho N,
cùng với đó là số tiền lãi 3 triệu đồng (1%/tháng) và số tiền phạt, tiền
bồi thường thiệt hại (nếu có).

4. Đặt cọc: Khi A muốn mua 1 mảnh đất, chưa có đủ tiền và cần thời
gian để gom tiền, A lại muốn giữ để người chủ mảnh đất không bán
cho người khác, ngược lại, người chủ đất cũng muốn A giữ lời và
phải thực hiện hợp đồng mua bán. Bên mua sẽ đặt lại 1 khoản tiền để
giữ lại mảnh đất. Số tiền này gọi là tiền đặt cọc.

5. Ký cược: Khi chúng ta đi mua 1 bình ga du lich, hay 1 thùng bia


chai, nếu chúng ta không có vỏ bình ga, hoặc vỏ bia. Chủ cửa hàng
thường bắt chúng ta đặt cược lại tiền vỏ. Số tiền cược vỏ do chủ quán
qui định. Số tiền này sẽ được giữ lại để đảm bảo việc người mua, sẽ
phải hoàn trả lại số vỏ kia. Số tiền này được gọi là tiền kí cược.

6. Ký quỹ: trong hoạt động đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước
ngoài doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi lao động tại nước
ngoài phải thực hiện việc ký quỹ tại ngân hàng thương mại để giải
quyết trường hợp phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa
người đi làm việc tại nước ngoài. Người lao động phải thực hiện tiền
ký quỹ tại ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện đưa hợp đồng
đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Trường hợp người lao
động vi phạm hợp đồng tiền ký quỹ được doanh nghiệp sử dụng để bù
đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh
nghiệp, nếu tiền ký quỹ không đủ người lao động phải nộp bổ sung,
còn thừa trả lại cho người lao động. tiền ký quỹ của người lao động
được hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi thanh lý hợp đồng. Thủ tục kí quỹ
được quy định tại thông tư 02/2006/TT-NHNN.

7. Bảo lưu quyền sở hữu:

8. Cầm giữ tài sản:

You might also like