You are on page 1of 3

Có thể dùng Hợp đồng mua bán căn hộ để vay vốn không?

  Thứ tư, 17/09/2014


Chào chị! Năm 2011 tôi có ký Hợp đồng mua bán căn hộ, tôi đã nhận nhà ở sau khi
thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Tôi có nhu cầu vay gấp 250 tr, tuy nhiên tôi vẫn
chưa làm xong sổ hồng và hiện đang bị xếp hạng tín dụng nhóm 2. Nhờ chị tư vấn
tôi có thể dùng Hợp đồng mua bán căn hộ để vay vốn không? Tôi xin cảm ơn.
 Chào Anh,
Hiện tại Anh đang có nhu cầu vay vốn 250 triệu đồng. Nhưng hiện tại đã hoàn tất 95% hợp đồng mua
bán nhà. Như vậy, hiện tại Anh có thể dùng Hợp đồng mua bán căn hộ để vay vốn mà không cần đợi sổ
hồng. Tuy nhiên, Anh phải chứng minh được nguồn thu nhập của 02 vợ chồng (nếu có) tối thiểu 10 triệu
đồng trở lên.

Và nếu thế chấp bằng hợp đồng mua bán căn hộ thì chỉ có thể thế chấp tại Ngân hàng có liên kết hoặc
hợp tác với dự án. Vậy Anh có thể hỏi chủ đầu tư hiện tại Ngân hàng nào có hợp tác thì Anh liên hệ vay
vốn. Trường hợp, hiện tại Anh có dư nợ cần chú ý - nhóm 2 thì nhiều Ngân hàng vẫn xem xét cho vay
vốn được. Còn nợ xấu CIC từ nhóm 3 - nhóm 5 thì mới không vay vốn được thôi.

Thủ tục vay vốn bao gồm


1. Hồ sơ pháp lý:

o Sổ hộ khẩu/KT3/giấy tạm trú của người vay và bên bảo lãnh (nếu có)
o CMND của 2 vợ chồng và bên bảo lãnh (nếu có)
o Giấy đăng ký kết hôn (hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và văn bản liên quan kèm theo nếu có)
và bên bảo lãnh (nếu có)
2. Hồ sơ tài chính:

o Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập: bảng lương/ giấy xác nhận lương/ sao kê tài khoản Ngân
hàng và hợp đồng lao động của người vay và người đồng trả nợ (vợ/bố mẹ)
o Các hợp đồng bảo hiểm ( nếu có tham gia bảo hiểm về người )
o Các hợp đồng cho thuê tài chính ( nếu có) ( thuê nhà, thuê ô tô,...)
3. Hồ sơ tài sản đảm bảo và mục đích vay vốn:

o Giấy tờ căn nhà, nền nhà dự định mua, biên lai đóng tiền,../ Giấy thỏa thuận hoặc HĐ mua bán nhà
do 2 bên lập
Mời bạn tham khảo bảng tra cứu chi nhánh Ngân hàng tại đây.

Em có thể thế chấp Hợp đồng mua bán nhà để vay vốn được không?
Người gửi : Nguyễn Cường
Ngày gửi : 17/01/2013

        Chào Anh! Em muốn vay thế chấp số tiền 150 – 200 triệu nhưng tài sản thế
chấp là căn nhà của em chưa có Sổ đỏ mà chỉ có Hợp đồng mua bán nhà. Xin
cho hỏi, em có thể vay vốn được không và thủ tục gồm những gì? Em xin cảm
ơn.
CHUYÊN VIÊN TÍN DỤNG TRẢ LỜI
         Chào bạn !
 Hiện tại bạn đang có nhu cầu vay vốn

 150 – 200 triệu đồng và muốn thế chấp

 bằng căn hộ của gia đình. Nhưng hiện tại căn nhà của bạn chưa có Sổ hồng/Sổ
đỏ mà chỉ có hợp đồng mua bán nhà. Như vậy, hiện tại bạn có thể dùng Hợp
đồng mua bán căn hộ để vay vốn.
        Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được nguồn thu nhập hàng tháng của 02
vợ chồng (nếu có) tối thiểu 8 -10 triệu đồng trở lên.

Và nếu thế chấp bằng hợp đồng mua bán căn hộ thì chỉ có thể thế chấp tại Ngân
hàng có liên kết hoặc hợp tác với dự án. Vậy bạn có thể hỏi chủ đầu tư hiện tại
Ngân hàng nào có hợp tác thì bạn liên hệ vay vốn

Hoặc bạn có thể vay ngân hàng bằng thế chấp tài sản của người thân. Mức vay
cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn và giá trị tài sản
đảm bảo. Mức vay tối đa khoảng,Nếu đủ điều kiện vay vốn bạn cần chuẩn bị các
thủ tục:

1. Hồ sơ pháp lý:

 Sổ hộ khẩu/KT3/giấy tạm trú của người vay và bên bảo lãnh (nếu có)
 CMND của 2 vợ chồng và bên bảo lãnh (nếu có)
 Giấy đăng ký kết hôn (hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và văn bản
liên quan kèm theo nếu có) và bên bảo lãnh (nếu có)

2. Hồ sơ tài chính:

 Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập: bảng lương/ giấy xác nhận
lương/ sao kê tài khoản Ngân hàng và hợp đồng lao động của người vay và
người đồng trả nợ (vợ/bố mẹ)
 Các hợp đồng bảo hiểm ( nếu có tham gia bảo hiểm về người )
 Các hợp đồng cho thuê tài chính ( nếu có) ( thuê nhà, thuê ô tô,…)

3. Hồ sơ tài sản đảm bảo và mục đích 


vay vốn

 Giấy tờ căn nhà, nền nhà dự định mua, biên lai đóng tiền,../ Giấy thỏa
thuận hoặc HĐ mua bán nhà do 2 bên lập
 Bạn có thể tham khảo thông tin về điều kiện và thủ tục vay thế chấp của
các Ngân hàng tại đây.
 Rất vui được giúp đỡ bạn, nếu có bất cứ thông tin gì, vui lòng liên hệ lại để
được tư vấn miễn phí!
Chuyên gia trả lời : Văn Dũng

You might also like