You are on page 1of 3

PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẦU GIẤY HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II

TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY MÔN: GDCD LỚP 8


Năm học 2022- 2023

I. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA


1. NỘI DUNG
Ôn tập các bài; 12, 13, 14, 15, Chủ đề: Quyền tài sản, nghĩa vụ tôn trọng tài sản và lợi ích công cộng
(gộp bài 16, 17), 18.
2. HÌNH THỨC
- Kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý

STT BÀI/CHỦ ĐỀ NỘI DUNG


Chủ đề: Quyền tài 1. Tài sản Nhà nước (TSNN) bao gồm những gì? Lợi ích công
cộng (LICC) là như thế nào? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo
sản, nghĩa vụ tôn vệ TSNN và LICC được thể hiện như thế nào? Vai trò của Nhà
1
trọng tài sản và lợi nước trong việc bảo vệ TSNN và LICC như thế nào?
2. Trách nhiệm của học sinh đối với việc bảo vệ tài sản của mình,
ích công cộng. tôn trọng tài sản của người khác, tôn trọng và bảo vệ TSNN, LICC
như thế nào?
Quyền Khiếu nại, tố Phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân theo các
tiêu chí: Ai là người có quyền khiếu nại, ai có quyền tố cáo; Khi
2 cáo của công dân. nào thực hiện quyền khiếu nại, khi nào thực hiện quyền tố cáo;
mục đích của khiếu nại, tố cáo; cách thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân.
III. LUYỆN TẬP
A. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
- Bài tập 2, 3 (Tr-46); Bài 1, 2, 3 (Tr 49); 1, 2, 3 (Tr 52)
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc
làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được gọi là gì?
A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Kỉ luật. D. Thanh tra.
Câu 2: Sản phẩm nào dưới đây không gây tai nạn nguy hiểm cho con người?
A. Thuốc trừ sâu. B. Xăng dầu.
C. Thuốc bảo vệ thực vật. D. Đường trắng.
Câu 3: Điền từ/cụm từ còn thiếu vào dấu “…” để hoàn thiện nội dung sau:
“Tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng là… của xã hội để phát triển kinh tế đất
nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.”
A. điều kiện cơ bản B. điều kiện cần thiết
C. điều kiện tối ưu D. cơ sở vật chất
Câu 4: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo?
A. Sau khi nghỉ sinh con, chị Bình nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc.
B. Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc.
C. Gia đình Lan nhận được giấy thông báo mức đền bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những
gia đình cùng diện đền bù.
D. Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy
định.
Câu 5: T là bạn thân của D, T đã mượn xe máy của D để đi học. Vậy T có quyền gì đối với chiếc
xe?
A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt.
C. Quyền sở hữu. D. Quyền chiếm hữu.
Câu 6: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
A. Tham gia đua xe. B. Vận chuyển ma túy.
C. Chặt phá cây thuốc phiện. D. Tham gia đánh bạc.
Câu 7: Điền từ/cụm từ còn thiếu vào dấu “…” để hoàn thiện nội dung sau:
“… là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.”
A. Quyền sở hữu tài sản của công dân
B. Quyền sử dụng tài sản của công dân
C. Quyền định đoạt tài sản của công dân.
D. Quyền chiếm hữu tài sản của công dân
Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện đúng quyền sở hữu của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài
sản của người khác?
A. K mượn xe của H nhưng làm mất mà không có ý định đền bù cho H.
B. N tự ý lấy máy tính của bạn để dùng khi chưa được sự đồng ý của bạn.
C. H mượn điện thoại của K nhưng làm hỏng, H đã tự bỏ tiền của mình ra để sửa lại điện thoại và
nói lại với K về vụ việc.
D. Bảo vệ trông xe tự ý lấy xe của khách hàng đi mua đồ mà không được sự cho phép của chủ xe.
Câu 9: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu
trong gia đình?
A. Tôn trong, lắng nghe ý kiến của cháu.
B. Nuôi dạy cháu thành những công dân tốt.
C. Phân biệt đối xử giữa các cháu trong gia đình.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu.
Câu 10: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với
ông bà, bố mẹ trong gia đình?
A. Mỗi khi đi học về, N đều phụ giúp mẹ việc nhà.
B. Bạn A luôn cố gắng học tập để bố mẹ, ông bà vui lòng.
C. Những lúc rảnh rỗi, bạn K luôn gọi điện về nhà hỏi thăm sức khỏe ông bà.
D. Bạn D luôn ăn chơi, đua đòi thỉnh thoảng còn trộm tiền của mẹ đi chơi điện tử.
Câu 11: Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Nói chuyện. B. Ho, hắt hơi.
C. Dùng chung nhà vệ sinh. D. Dùng chung bơm kim tiêm.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Khiến ta sống lành mạnh hơn.
B. Làm rối loạn trật tự xã hội.
C. Khiến ta sống có trách nhiệm với xã hội.
D. Làm thanh thiếu niên hiểu rõ vai trò của giáo dục.
Câu 13: Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo cần
A. nắm được điểm yếu của đối phương. B. tích cực, năng động, sáng tạo.
C. trung thực, khách quan, thận trọng. D. có điều kiện kinh tế vững chắc.
Câu 14: Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân?
A. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.
B. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.
C. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
D. Thu nhập hợp pháp.
Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về HIV/AIDS?
A. Chỉ những người hành nghề mại dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS.
B. Người hành nghề mại dâm, tiêm chích ma túy đều có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
C. Một người trông khỏe mạnh thì không thể là người bị nhiễm HIV/AIDS.
D. Chỉ những người tiêm chích ma túy mới bị nhiễm HIV/AIDS.
Câu 16: Điền cụm từ còn thiếu vào dấu “…” để hoàn thiện nội dung sau:
“… là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.”
A. Lợi ích công cộng B. Tài sản nhà nước
C. Lợi ích xã hội D. Tài sản cá nhân
Câu 17: Hành vi nào dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại?
A. Tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng học. B. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
C. Bộ đội bắn pháo hoa vào những ngày lễ lớn. D. Hút thuốc lá tại các trạm xăng dầu.
Câu 18: Mấy ngày tết được nghỉ học ở nhà, em K đã rủ hai người bạn thân là L và N cùng chơi
bài cho vui. K đề xuất để thêm phần quyết liệt khi chơi, cả nhóm sẽ phân thắng thua và chơi
bài bằng tiền, cụ thể người thắng sẽ nhận được 5.000 đồng của người thua sau mỗi ván bài.
Bạn L đã đồng ý ngay lập tức vì nghĩ rằng mình chơi bài giỏi, sẽ thắng được nhiều tiền. Song N
lại không đồng tình vì cho rằng nếu chơi bài ăn tiền như vậy là đánh bạc trái phép vi phạm
pháp luật. Theo em, ý kiến của N đúng hay sai? Vì sao?
A. Ý kiến của N là sai. Vì chơi bài ăn tiền không phải là đánh bạc, mà chỉ nhằm mục đích giải trí
có giải thưởng.
B. Ý kiến của N là đúng. Vì chơi bài ăn tiền là một hình thức đánh bạc và hành vi này vi phạm quy
định của pháp luật.
C. Ý kiến của N là đúng. Vì chơi bài ăn tiền thì mỗi người sẽ bị mất nhiều tiền nếu thua.
D. Ý kiến của N là sai. Vì chơi bài ăn tiền không ảnh hưởng tới ai.
Câu 19: Hiền rủ Thủy đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thủy nói: “Cậu không biết
là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS . Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không
đến đâu!”. Nếu là Hiền trong trường hợp này em sẽ làm gì?
A. Nghe theo Thủy không đến chơi nhà Huệ nữa vì sợ bị lây nhiễm
B. Kì thị, không chơi với Huệ nữa.
C. Giải thích cho Thủy hiểu HIV/AIDS không lây nhiễm qua con đường giao tiếp và thông tin
Thủy nói có thể chưa chính xác.
D. Đi nói ngay cho những bạn khác biết để mọi người tránh xa Huệ.
Câu 20: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó
bán rồi bỏ mặc mẹ già không nơi nương tựa. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Con cái bất hiếu với cha mẹ. B. Con cái yêu thương cha mẹ.
C. Con cái biết lo lắng cho cha mẹ. D. Con cái tôn trọng cha mẹ.
Câu 21: Em gái của H bị khiếm thị từ nhỏ nên mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày của em đều
cần tới sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình. Điều đó khiến H cảm thấy em gái rất
phiền phức và không muốn giúp đỡ em, thậm chí còn xa lánh em. Hành vi đó của H thể hiện
điều gì?
A. H rất cá tính.
B. H không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một người chị gái.
C. H rất yêu thương em.
D. H thực hiện đúng quyền lợi của một người chị gái.
Câu 22: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần
nơi chứa xăng, dầu?
A. Ngăn cản và giải thích để họ thấy sự nguy hiểm khi làm như vậy.
B. Đứng xem.
C. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
D. Đi tìm công an để trình báo hành vi đó.
Câu 23: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị
tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên
không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này, chị A cần làm gì để bảo vệ
lợi ích của mình?
A. Đe dọa giám đốc. B. Chấp nhận nghỉ việc.
C. Làm đơn khiếu nại. D. Làm đơn tố cáo.
Câu 24: Việc ông A cho con gái thừa kế một mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền
nào?
A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp.
Câu 25: Trên đường đi học về, em có nhặt được một chiếc ví trong đó có tiền và một số giấy tờ
tùy thân mang tên Nguyễn Văn A. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
A. Để chiếc ví còn nguyên lại chỗ đã nhặt được và bỏ đi.
B. Lấy tiền trong ví đi làm từ thiện.
C. Chỉ lấy tiền, bỏ ví và giấy tờ lại đó.
D. Mang chiếc ví tới giao cho cơ quan công an để họ trả lại người đánh mất

You might also like