You are on page 1of 260

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT DÂN

SỰ , TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU, THỪA


KẾ
Tài liệu
• Văn bản pháp luật:
– Bộ luật Dân sự 2015
– Các văn bản pháp luật liên quan.
• Sách, tạp chí:
– Giáo trình những vấn đề chung về luật Dân sự của đại
học luật Tp.Hồ Chí Minh.
– Giáo trình PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ
THỪA KẾ
– Luật dân sự Việt Nam của đại học Luật Hà Nội.
– Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình
luận bản án
– Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng,
Luật dân sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007
• Sách, tạp chí:
– Hoàng Thế Liên (PGS.TS) – Bộ tư pháp, Bình luận khoa học
bộ luật dân sự Việt Nam.- Hà Nội: Chính trị quốc gia,2005
– Hoàng Thế Liên (PGS.TS) – Bộ tư pháp, Bình luận khoa học
bộ luật dân sự Việt Nam: Tập I.- Hà Nội: Chính trị quốc
gia,2013
– Nguyễn Văn Cừ (PGS.TS) – Nguyễn Thị Huệ, Bình luận khoa
học BLDs 2015
– Tạp chí Tòa án Nhân Dân.
– Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5

GIAO
KHÁI CHỦ DỊCH
LUẬN THỂ DÂN SỰ, TÀI
LUẬT QUAN ĐẠI SẢN,
DÂN HỆ DIỆN, THỪA
QUYỀN KẾ
SỰ PHÁP THỜI SỞ
VIỆT LUẬT HẠN, HỮU
DÂN THỜI
NAM
SỰ HIỆU
I. Khái luận luật dân sự Việt Nam

Đối tượng điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh

Định nghĩa và phân biệt với các ngành luật khác

Nhiệm vụ và các nguyên tắc

Nguồn của luật dân sự

Áp dụng luật dân sự và áp dụng pháp luật tương tự


- Ông A và ông B thỏa thuận mua bán 1 tivi
- Công ty C và Công ty D thỏa thuận mua bán 1
dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử trị giá 2
tỷ đồng.
- Cô H là nhân viên của công ty X, mức lương
của cô H là 5 triệu đồng/tháng.
- Ông T và bà X thỏa thuận chuyển nhượng 80
m2 QSDĐ với số tiền 600 triệu đồng.
- P đánh N gây thiệt hại sức khỏe của N nên N
yêu cầu P bồi thường thiệt hại.
- E vi phạm luật giao thông bị công an ra xử
phạt 200.000 đồng.
1. Đối tượng điều chỉnh nghành luật dân sự
Việt Nam
Đối tượng điều
chỉnh

Quan hệ nhân
Quan hệ tài sản
thân

Quan hệ dân sự
1.1 Quan hệ tài sản
a. Khái niệm:
Quan hệ tài sản chính là quan hệ giữa người
với người bởi lý do tài sản.
Cá nhân Tài sản Cá nhân

Cá nhân Tài sản Tổ chức

Tổ chức Tài sản Tổ chức


• Tài sản?
• Điều 105 BLDS: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”
• Vé số, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền tác giả...
b. Đặc điểm quan hệ tài sản do luật dân sự
điều chỉnh
• Tính ý chí (tính chủ quan)
• Tính hàng hóa - tiền tệ (Tính đền bù ngang
giá)
• Là những quan hệ có nội dung kinh tế.
c. Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều
chỉnh
• Quan hệ sở hữu tài sản
• Quan hệ về dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ
thể này sang chủ thể khác (Hợp đồng)
• Quan hệ bồi thường thiệt hại
• Quan hệ dịch chuyển tài sản của người chết
cho người khác còn sống.
Ông Tào là người sống ở Tỉnh T thuộc miền tây Việt
Nam ra Hà Nội, nhân chuyến tham quan ông có dạo
chợ Đồng Xuân và mua 9 mươi quả trứng gà. Sau
khi thanh toán tiền người bán chỉ giao cho ông 9
chục quả trứng. Ông đã yêu cầu người bán giao
thêm 18 quả trứng nữa vì theo ông ở quê mỗi chục
trứng là 12 quả nhưng người bán không đồng ý vì
cho rằng ở Hà Nội mỗi chục trứng chỉ có 10 quả.
Ông Tào đề nghị sẽ trả lại số trứng này cho bên bán
và yêu cầu bên bán trả lại tiền do hai bên đã có sự
nhầm lẫn, nhưng bên bán không đồng ý. Hãy cho
biết vận dụng quy phạm nào để giải quyết trường
hợp này.
A đề nghị với B (một thương nhân chuyên mua bán các loại tranh) về
việc muốn mua một bức tranh cát để trang trí phòng khách của mình,
khi thỏa thuận hai bên không đặt ra yêu cầu về nghệ nhân tạo tranh.
Sau đó, A được B giới thiệu một bức tranh cát đẹp do một nghệ nhân
nổi tiếng tên X ở thành phố T đã tạo và muốn bán lại cho A. A sau khi
xem tranh đã quyết định mua với giá 80 triệu đồng Việt Nam. A đặt
bức tranh cát nói trên trong phòng khách nhà mình được hai tháng thì
qua một chuyên gia A về tranh phát hiện bức tranh đó do nghệ nhân H
chứ không phải nghệ nhân X sáng tác. A cho rằng mình bị B lừa dối
và đề nghị trả lại bức tranh, đồng thời yêu cầu B phải trả lại tiền và
bồi thường thiệt hại nhưng B cho rằng mình cũng không biết chính
xác nghệ nhân tạo bức tranh là ai nên có thể nhầm lẫn và khi mua
tranh A chỉ yêu cầu tranh cát chứ không quan tâm đến nghệ nhân nào
sáng tác bức tranh nên B không đồng ý yêu cầu của A. Vì vậy, A đã
khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
2. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng (phần cụ thể)
A cóthường
2.7.Bồi một chiếc
thiệt hạixe ô tôtrường
trong hiệuhợp
innova 7 chỗ,
do nguồn nguy chuyên
hiểm cao làm dịch
độvụgâychở
ra khách hoặc cho thuê xe tự lái. A giao kết hợp đồng
bán chiếc xe này cho một người quen là B, hợp đồng được
lập thành văn bản. Ngày 20.2.2011, B lái xe về thăm quê.
Từ quê lên, do uống rượu say, B đã đâm xe vào giải phân
cách giữa đường quốc lộ, xe bật ra theo quán tính và đã
đâm vào Chị N đang đi xe máy, dẫn đến chị N bị thương
nặng, đưa vào viện cấp cứu được 1 ngày thì chị N chết, xe
máy của chị N bị hủy hoại hoàn toàn. Gia cảnh chị N rất
khó khăn khi chị chính là trụ cột gia đình, còn bố mẹ già
đau yếu sông nương tựa vào chị; con nhỏ 5 tuổi. Mặt khác,
chiếc xe ô tô innova cũng bị hư hỏng nặng. Xác định quan
hệ pháp luật phát sinh
1.2. Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều
chỉnh
a. Khái niệm:
Quan hệ nhân thân là những quan hệ giữa
người và người về những lợi ích phi vật chất tức
là những lợi ích không có giá trị kinh tế, không
tính ra được thành tiền và không thể di chuyển
được vì nó gắn liền với những cá nhân với những
tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng
biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân
hay tổ chức đó.
b. Các loại quan hệ nhân thân do Luật Dân Sự
điều chỉnh

Quan hệ nhân thân

QHNT hoàn toàn QHNT có liên quan đến


không gắn với tài sản yếu tố tài sản

Quan hệ:
QH: Quyền
Quan hệ: Quyền Sở
đối với giống
Quyền tác giả hữu công
cây trồng
nghiệp
c. Đặc điểm của quan hệ nhân thân
• Không tính thành tiền
• Gắn liền với một chủ thể nhất định, không
được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật
quy định cho phép chuyển giao
c. Đặc điểm của quan hệ nhân thân
• Không tính thành tiền
• Gắn liền với một chủ thể nhất định, không
được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật
quy định cho phép chuyển giao
Tình huống
Anh Hoà và chị Bình (đều có quốc tịch Việt Nam)
sinh được người con trai. Khi đăng ký khia sinh,
anh chị muốn đặt tên con là Nguyễn Văn Chinsu
(vì vợ anh cực mê phim Hàn quốc). Hỏi mong
muốn của anh chị có được không?
Anh Nam và chị Việt sống như vợ chồng (không đăng
ký kết hôn). Trong thời gian chung sống chị Việt mang
thai đôi và sinh hai cháu, chị đặt tên là Hoàng Sa và
Trường Sa. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn trong quá trình
chung sống nên anh Nam ly thân với chị Việt. Chị Việt
nhận nuôi cả hai cháu. Chị Việt yêu cầu anh Nam cấp
dưỡng nhưng anh không đồng ý vì cho rằng hai cháu
không phải con đẻ của mình. Chị Việt gửi đơn yêu cầu
toà án giải quyết, Toà án yêu cầu anh Nam xét nghiệm
ADN để xác định cha cho con nhưng anh Nam không
đồng ý? Hỏi: Toà án có thể cưỡng chế anh Nam xét
nghiệm AND được không? Hướng giải quyết tình
huống?
Cô ca sĩ Hà Ngọc Hồ khởi kiện tờ báo mạng Cải Lá vì
loạt bài do báo này “giật tít” bài là “ca sĩ Hà Hồ hết
thời chuyển sang bán EuRô”. Cho rằng, bài viết viết
sai sự thật, mục đích để câu view, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín, danh dự của cô nên ca sĩ yêu cầu trang
báo phải gỡ bài, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt
hại. Nhưng trang báo vẫn “im hơi lặng tiếng”. Hỏi, cai
sĩ Hà ngọc Hồ cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của
mình?
2. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
Việt Nam
2.1 Khái niệm
Là tổng hợp các cách thức, biện pháp mà luật
dân sự sử dụng để tác động đến các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân – là đối tượng điều
chỉnh của ngành luật nhằm làm cho các quan hệ
này phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với
lợi ích của các bên chủ thể và lợi ích của Nhà
nước
Phương pháp điều
chỉnh Luật Dân sự

Phương pháp Phương pháp


thỏa thuận tự định đoạt
2.2 Đặc điểm pháp lý
• Địa vị pháp lý của các chủ thể bình đẳng
• Quyền tự định đoạt
• Quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp
• Trách nhiệm dân sự
3. Định nghĩa luật dân sự và phân biệt với các
nghành luật khác
3.1 Định nghĩa
Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp
luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực tài sản (mang tính hàng hoá tiền tệ) và một số quan hệ
nhân thân (chủ yếu là những quan hệ nhân thân có liên
quan đến tài sản) nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần của cá nhân và tổ chức trên nguyên tắc bình đẳng về
mặt pháp lý, tôn trọng quyền tự định đoạt và khả năng tự
chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể
3.2 Phân biệt với các nghành luật khác

• Luật hình sự
• Luật hành chính
• Luật kinh tế
• Luật hôn nhân và gia đình
• Luật tố tụng dân sự
4. Nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của luật
dân sự Việt Nam
4.1 Nhiệm vụ
o Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng.
o Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn pháp lý cho các
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
o Góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật
chất và tinh thần của nhân dân; thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội.
4.2 Các nguyên tắc
a. Khái niệm
Là những tư tưởng chỉ đạo mà luật dân sự
phải tuân thủ trong quá trình điều chỉnh các
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao
lưu dân sự.
Các nguyên tắc
• Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được
lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp
luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài
sản.
• Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do,
tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa
thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên
và phải được chủ thể khác tôn trọng.
• Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
một cách thiện chí, trung thực.
• Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích
quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.
• Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm
về việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ dân sự.
5. Nguồn của luật dân sự
5.1 Khái niệm nguồn
Là những văn bản chứa đựng các quy phạm
pháp luật dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
tài sản và quan hệ nhân thân.
5.2 Điều kiện để một văn bản trở thành
nguồn của luật dân sự
o Chứa đựng quy phạm pháp luật dân sự
o Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành
o Việc ban hành văn bản phải theo đúng trình tự
thủ tục luật định
5.3 Phân loại nguồn
Căn cứ theo hiệu lực pháp lý:
 Hiến pháp
 Bộ luật dân sự Việt Nam
 Các bộ luật và luật khác có liên quan
 Văn bản dưới luật
 Tập quán
 Án lệ
 Tập quán (Khoản 1 Điều 5): một tập quán sẽ
được xem là nguồn của Luật Dân sự khi thỏa
mãn các điều kiện sau đây:
o Tập quán đó đã trở thành thông dụng, được cộng
đồng thừa nhận.
o Tập quán đó không trái với các nguyên tắc của
Luật Dân sự.
o Chỉ áp dụng tập quán nếu pháp luật không có quy
định, và các bên trong quan hệ dân sự không có
thỏa thuận gì khác.
6. Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán và áp
dụng tương tự pháp luật
6.1 Áp dụng pháp luật dân sự
 Khái niệm: Là hoạt động của cơ quan có thẩm
quyền căn cứ vào những sự kiện thực tế, dựa
trên những quy phạm pháp luật dân sự phù
hợp với sự kiện thực tế đó để đưa ra những
quyết định
 Quá trình áp dụng luật dân sự
Xác định sự thật khách quan
Tìm quy phạm pháp luật tương ứng
Ra quyết định xử lý
 Nội dung áp dụng luật dân sự
Công nhận hoặc bác bỏ quyền dân sự
Buộc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự
Áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Xác nhận các sự kiện pháp lý làm cơ sở cho việc
giải quyết các quan hệ pháp luật Dân sự
6.2 Áp dụng tập quán (K2 Đ5)
 Không có thỏa thuận
 Pháp luật không quy định
6.3 Áp dụng tương tự pháp luật
 Nguyên nhân
• Đặc thù ngành luật dân sự: rộng về phạm vi
điều chỉnh, đa dạng về chủ thể, khách thể và
nội dung
• Thiếu sự dự liệu
• Quan hệ dân sự biến đổi, phát triển không
dừng
Các hình thức áp
dụng

Áp dụng tương Áp dụng tương


tự luật dân sự tự pháp luật

Có quan hệ A nhưng không có quy phạm điều chỉnh trực tiếp quan hệ
A;
Có quan hệ B, có quy phạm pháp luật B đang trực tiếp điều chỉnh;
Quan hệ A và quan hệ B tương tự nhau, có tính chất như nhau
 Sẽ áp dụng quy phạm pháp luật B để giải quyết quan hệ A.
6.4 Áp dụng án lệ, lẽ công bằng (K2 Đ6)

 Nguyên nhân
 Điều kiện áp dụng
BÀI II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật dân sự

Các thành phần quan hệ pháp luật dân sự

Phân loại quan hệ pháp luật dân sự


1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
dân sự
1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ Quan hệ pháp


xã hội luật

Điều
chỉnh

Quy phạm
pháp luật
QH tài sản
QH nhân thân
(Trong giao Quan hệ pháp
lưu DS) luật dân sự

Điều
chỉnh

Quy phạm pháp


luật dân sự
1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

Khái niệm: Quan hệ pháp luật dân sự là những


quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được các
quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó
các bên tham gia bình đẳng với nhau về mặt
pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên được
Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những biện
pháp mang tính cưỡng chế của Nhà nước.
1.2 Đặc điểm quan hệ pháp luật dân sự

• Tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có


QPPLDS nào trực tiếp điều chỉnh.
• Địa vị pháp lý của các bên tham gia QHPLDS
đều bình đẳng
• Đa dạng về chủ thể, khách thể và phương
pháp bảo vệ các quyền dân sự
2. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự

• QHPLDS về tài sản và QHPLDS về nhân thân


• QHPLDS tuyệt đối và QHPLDS tương đối
• QHPLDS đơn giản và QHPLDS phức tạp
• QHPLDS có đền bù và QHPLDS không có đền

3. Thành phần quan hệ pháp luật dân sự

Chủ thể
Quan hệ
Khách Thể pháp luật
dân sự
Nội dung
3.1 Chủ thể
 Cá nhân
 Pháp nhân
 Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham ra vào một
số QHPLDS với tư cách là chủ thể đặc biệt
Lưu ý: Hộ gia đình và Tổ hợp tác.
3.2 Khách thể
 Khái niệm
 Các loại khách thể
o Tài sản (Quan hệ sở hữu)
o Hành vi (Quan hệ nghĩa vụ hợp đồng)
o Lợi ích nhân thân (Quan hệ về quyền nhân thân)
o Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo (Quan
hệ về quyền tác giả)
3.3 Nội dung

Nội
Quyền Nghĩa Vụ
Dung
Dân Sự Dân Sự
QHPLDS

 Căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều


8)
Quyền dân sự
 Khái niệm.
Quyền dân sự là khả năng chủ thể của quan
hệ pháp luật dân sự được phép xử sự theo
một cách thức nhất định, hoặc yêu cầu người
khác thực hiện những hành vi nhất định trong
khuôn khổ quy định của pháp luật để thỏa
mãn lợi ích của mình, và khả năng đó được
đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế
của nhà nước.
Quyền dân sự
 Nội dung quyền dân sự:
o Chủ thể có quyền tự mình thực hiện các hành vi
để đáp ứng lợi ích của bản thân.
o Yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ thực hiện hoặc kiềm
chế không thực hiện những hành vi nhất định để
đáp ứng lợi ích của bản thân.
o Khi quyền dân sự bị vi phạm được quyền yêu cầu
tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền bảo vệ.
Quyền dân sự
 Nội dung quyền dân sự:
o Chủ thể có quyền tự mình thực hiện các hành vi
để đáp ứng lợi ích của bản thân.
o Yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ thực hiện hoặc kiềm
chế không thực hiện những hành vi nhất định để
đáp ứng lợi ích của bản thân.
o Khi quyền dân sự bị vi phạm được quyền yêu cầu
tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền bảo vệ.
Buộc chấm dứt
hành vi vi phạm

2
Buộc xin lỗi,
Công nhận 3
cải chính
quyền dân công khai
sự của mình 1 Bảo vệ
quyền
Dân sự
Buộc bồi Buộc thực
thường 5 4 hiện nghĩa vụ
thiệt hại dân sự
Nghĩa vụ dân sự
 Khái niệm: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy
định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi
là chủ thể có nghĩa vụ) phải làm một công việc
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì
lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể có quyền
 Nội dung
o Người có nghĩa vụ phải thực hiện một hoặc một số
công việc nhất định
o Người có nghĩa vụ không được thực hiện những hành
vi nhất định
Tình huống : Vay/mượn tài sản nhưng không
trả lại
Do tin tưởng một người mới quen nên khi
người đó mượn laptop và 1triệu 600 nghìn
đồng của A , A đã cho vay. Hiện giờ người đó
không trả và có ý lẩn tránh.A có ghi âm cuộc
điện thoại khi 2 bên thống nhất với nhau thời
gian trả và phương thức trả. Xác định quan hệ
pháp luật phát sinh và áp dụng quy phạm pháp
luật để giải quyết.
3.4. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
3.4.1 Sự kiện pháp lý
 Khái niệm: Sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp
luật dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực
tế được pháp luật dân sự dự liệu, quy định
làm phát sinh hậu quả pháp lý là phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
 Phân biệt sự kiện pháp lý với sự kiện thông
thường?
3.4.2 Phân loại sự kiện pháp lý
Sự kiện
pháp lý

Thời
Sự biến Hành vi Xử sự Các
hạn, thời
Pháp lý pháp lý pháp lý quyết
hiệu
định của
cơ quan
Tươn Tuyệt Hợp
Bất nhà nước
đối hợp có thẩm
g đối pháp
pháp
quyền
Nhận định đúng hay sai, giải thích
1. Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả qu
yền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Quan hệ dân sự tuyệt đối là quan hệ xác định chủ thể của cả bên
có quyền dân sự và bên có nghĩa vụ dân sự.
3.Sự biến là là các sự kiện xảy ra mang tính khách quan với chủ thể
và không có tác động bởi hành vi của con người;
4.A vi phạm luật giao thông và đã gây tại nạn cho B. Trong trường
hợp này, sự kiện A gây tai nạn cho B là sự kiện hành vi làm phát sinh
quan hệ bồi thường giữa A và B.
5. Quan hệ đối vật là quan hệ dân sự có đối tượng là tài sản.
6. Quan hệ đối nhân là quan hệ dân sự có đối tượng là công việc.
7. Một hành vi chỉ có thể hoặc làm phát sinh, hoặc làm thay đổi,
hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự.
8. Trong quan hệ mua – bán bất động sản, bất động sản là khách thể
của quan hệ
19. Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật dân
sự.
20. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết là căn cứ để chấm dứt quan hệ
pháp luật dân sự.
21. Sự kiện chết của một cá nhân có thể là căn cứ làm phát sinh một quan hệ
pháp luật dân sự.
22. Trong quan hệ sở hữu tài sản là khách thể của quan hệ.
23. Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản.
24. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh do chủ thể không thực hiện hành vi.
25. Trong một quan hệ dịch vụ, khách thể là kết quả của công việc mà bên cung
ứng dịch vụ phải làm.
26. Quyền dân sự không chỉ được bảo vệ bằng các biện pháp dân sự mà còn
bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự;
27. Tài sản luôn là đối tượng mà không thể là khách thể của quan hệ pháp luật
dân sự;
28. Nếu sự kiện pháp lý là hành vi, thì chỉ những hành vi nào có mục đích làm
phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ
pháp luật dân sự.
BÀI III. CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN
SỰ

1. Cá nhân – Chủ thể QHPLDS

2. Pháp nhân - Chủ thể QHPLDS


1. Cá nhân – Chủ thể QHPLDS

1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

2 Tuyên bố cá nhân mất tích và tuyên bố cá nhân chết

3 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

4 Giám hộ
1.1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

 Khái niệm: (Điều 16 BLDS)


Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa
vụ dân sự
1.1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Đựơc Nhà nước qui


định trong văn bản
pháp
Tính bìnhquy
đẳng
ĐẶC
trừ trường
ĐIỂM
Không thể bị hạn chế hợp do
pháp luật
qui định
Được Nhà nước bảo
đảm thực hiện
Thời điểm bắt đầu và
thời điểm chấm dứt
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân (Điều 17)
Tổng hợp các quyền dân sự mà cá nhân có khả
năng được hưởng
 Quyền nhân thân không gắn với yếu tố tài sản
 Quyền nhân thân có liên quan đến yếu tố tài
sản
 Quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và quyền
khác đối với tài sản
 Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự
2. Tuyên bố cá nhân chết và tuyên bố cá nhân
mất tích
• 2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích
• 2.2 Tuyên bố cá nhân chết
Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú (Điều 64)
• Cơ quan có thẩm quyền
• Điều kiện
• Thủ tục
Quản lý tài sản người vắng mặt
• Người quản lý tài sản : Điều 65
• Nghĩa vụ của người quản lý tài sản : Điều 66
• Quyền của người quản lý tài sản : Điều 67
2.1 Tuyên bố cá nhân mất tích (Điều 68- 70)

Cơ quan có thẩm quyền


Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích
• Thời hạn
• Có yêu cầu của thân nhân hoặc những người có
quyền và lợi ích hợp pháp liên quan
• Mục đích
Hậu quả: tài sản và nhân thân
Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân mất tích
• Điều kiện
• Hậu quả
2.2 Tuyên bố cá nhân chết (Điều 71 -73)
 Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố cá nhân chết
 Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết
• Thời hạn
• Có yêu cầu của thân nhân hoặc những người có
quyền và lợi ích hợp pháp liên quan
• Mục đích
 Hậu quả: tài sản và nhân thân
 Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân chết
• Điều kiện
• Hậu quả
• Ông Cường bị Tòa án ra quyết định tuyên bố chết vào
ngày 23/6/2015. Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên
bố chết thì tài sản của ông được chia thừa kế cho hai
người con là anh Dũng và bà Quy. Cụ thể như sau:
anh Dũng được hưởng thừa kế là một căn nhà trị giá
100 lượng vàng, còn bà Quy được thừa kế 100 lượng
vàng. Sau khi nhận được tài sản thừa kế ông Dũng
sửa chữa lại căn nhà và sử dụng căn nhà để kinh
doanh khách sạn. Bà Quy dùng số tiền này hùn vốn
với bạn đầu tư vào kinh doanh. Nhưng 5 tháng sau
công ty kinh doanh thua lỗ, bà bị mất hết số tiền này.
Sau đó một năm ông Cường còn sống, trở về và được
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố ông
đã chết. Anh/chị hãy giải quyết tình huống trên?
• Ông Hùng có vợ là Bà Hoa, có con là Tâm (19 tuổi).
Ngày 01/05/2016 Ông Hùng bỏ nhà đi khỏi nơi cư
trú và không có tin tức xác thực về ông nữa. Ngày
20/10/2018, theo yêu cầu của bà Hoa, Ông Hùng
đã bị Toà án Nhân dân, Huyện X, Tỉnh Y tuyên bố là
mất tích. Toà án đã ra quyết định trong đó có nội
dung “cho bà Hoa được ly hôn với ông Hùng; giao
tài sản của Ông Hùng cho người em ruột của ông
Hùng là ông Quang quản lý”. Vì Toà án có cơ sở
cho rằng con của ông Hùng là anh Tâm thường
xuyên phá tán tài sản của gia đình nên không được
quản lý tài sản của ông Hùng. Theo anh chị quyết
định của Toà án trên là đúng hay sai? Tại sao?
3. Năng lực hành vi của cá nhân
• Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ
dân sự (Điều 19 BLDS)
NĂNG LỰC
HÀNH VI
DÂN SỰ

CƠ BẢN ĐẶC BIỆT

ĐẦY CHƯA ĐẦY


ĐỦ ĐỦ KHÓ HẠN
MẤT
(Đ20) (Đ21) KHĂN CHẾ
Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22)
 Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố cá nhân mất
NLHVDS.
 Điều kiện.
 Hậu quả.
 Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân mất
NLHVDS
Người có khó khăn trong nhận thức và làm
chủ hành vi (Điều 23)
 Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố cá nhân mất
NLHVDS.
 Điều kiện.
 Hậu quả.
 Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân mất
NLHVDS
Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24)

 Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố cá nhân hạn


chế NLHVDS.
 Điều kiện.
 Hậu quả.
 Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân hạn chế
NLHVDS
4. Giám hộ
Khái niệm (Điều 46)
• Người được giám hộ (Điều 47)
• Người giám hộ (Điều 48)
• Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
• Thủ tục cử người giám hộ
Ý nghĩa?
4.1 Điều kiện của việc giám hộ
 Điều kiện của người giám hộ là cá nhân (Điều 49)
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
 Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để
thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
 Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích
về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
 Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên.
4.1 Điều kiện của việc giám hộ
 Điều kiện của người giám hộ là pháp nhân
(Điều 50)
Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc
giám hộ
Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa
vụ của người giám hộ
4.3 Các hình thức giám hộ
• Giám hộ đương nhiên
– Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
(Điều 52 BLDS)
– Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực
hành vi dân sự (Điều 53 BLDS)
• Giám hộ cử, chỉ định (Điều 54 BLDS)
4.4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

• Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được


giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi (Điều 55)
• Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được
giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi (Điều 56)
• Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được
giám hộ mất năng lực hành vi dân sự (Điều 57)
• Quyền của người giám hộ (Điều 58)
Quyền của người giám hộ
• Sử dụng tài sản của người được giám hộ để
chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần
thiết của người được giám hộ;
• Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc
quản lý tài sản của người được giám hộ;
• Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác
lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám
hộ.
• Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của
chính mình
• Được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của
người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
• Giao dịch đối với tài sản có giá trị lớn của người được
giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc
giám hộ.
• Không được thực hiện giao dịch với chính mình, trừ
trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người
được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc
giám hộ.
A và B là hai vợ chồng có con là C. Ngày
2.1.3. Giám hộ (Điều 58 đến Điều 73)
01/01/2016 A và B bị tai nạn chết (lúc này
Phân loại giám hộ
C mới 6 tuổi), C còn ông bà nội là D và E và
ông bà ngoại là H và I. Cả ông bà nội và
Bà Nguyễn Thị T năm nay đã 73 tuổi, chồng của bà mất cách
ông
đây 2 bà
năm,ngoại
Bà NguyễnđềuThị Tđủ
có 2điều
người kiện
con trailàm
đều đãgiám
lập gia
đình. Ba năm trước, vợ chồng người con thứ 2 của bà T bị bệnh
hộ cho cháu. Căn cứ vào quy định của
đã qua đời và để lại 1 cháu trai năm nay 10 tuổi. Khi bố mẹ
pháp luật
cháu chết đã đểhiện
lại chohành,
cháu mộtAnh (chị)
khối tài hãyđốixác
sản tương lớn,
cháu còn nhỏ tuổi nên bà T đứng ra nuôi dưỡng, chăm sóc cháu
định người giám hộ đương nhiên (giám hộ
và quản lý khối tài sản đó. Nay bà T tuổi đã cao, sức yếu, không
theo luật)
thể chăm củacháu,
sóc cho C làcònai?
cháuVìthìsao lại nhỏ.
vẫn còn giảiVìquyết
vậy, bà T
muốn để cháu cho vợ chồng người con cả của bà T chăm sóc,
như vậy?
nuôi dưỡng và quản lý tài sản cho tới khi cháu đến tuổi thành
  niên có được hay không?
Bà Nguyễn Thị T năm nay đã 73 tuổi, chồng của bà mất
cách2.1.3.
đây 2Giám
năm,hộBà(Điều 58 đến
Nguyễn Thị Điều
T có 73)
2 người con trai
đều đã lập
Phân loạigia
giám đình.
hộ Ba năm trước, vợ chồng người
con thứ 2 của bà T bị bệnh đã qua đời và để lại 1 cháu
trai năm nay 10 tuổi. Khi bố mẹ cháu chết đã để lại
Bà Nguyễn Thị T năm nay đã 73 tuổi, chồng của bà mất cách
cho cháu một khối tài sản tương đối lớn, cháu còn
đây 2 năm, Bà Nguyễn Thị T có 2 người con trai đều đã lập gia
nhỏ
tuổi
đình.nên bà Ttrước,
Ba năm đứngvợrachồng
nuôingười
dưỡng, chăm
con thứ sócbàcháu
2 của và
T bị bệnh
quản
đã qualý đời
khốivàtàiđểsản
lại 1đó. Naytraibànăm
cháu T tuổi
nay đã
10 cao,
tuổi. sức
Khi bốyếu,
mẹ
không thểđã
cháu chết chăm
để lạisóc
chocho
cháucháu,
một khốicòntàicháu thì vẫn
sản tương đốicòn
lớn,
cháu Vì
nhỏ. cònvậy,
nhỏ bà
tuổiTnên
muốnbà T đứng
để cháura nuôi dưỡng,
cho chăm sóc
vợ chồng ngườicháu
và quản
con lý khối
cả của bà tài sản đó.sóc,
T chăm Nay bà
nuôiT tuổi đã cao,
dưỡng vàsức yếu,lýkhông
quản tài
thể chăm sóc cho cháu, còn cháu thì vẫn còn nhỏ. Vì vậy, bà T
sản cho tới khi cháu đến tuổi thành niên có được hay
muốn để cháu cho vợ chồng người con cả của bà T chăm sóc,
không?
nuôi dưỡng và quản lý tài sản cho tới khi cháu đến tuổi thành
niên có được hay không?
4.5 Giám sát việc giám hộ
• CSPL: Điều 51 BLDS 2015
• Chủ thể cử người giám sát việc giám
hộ: người thân thích của người được
giám hộ
• Đăng ký
• Nhiệm vụ của người giám sát
4.5 Thay đổi và chấm dứt giám hộ
 Thay đổi giám hộ (Điều 60)
• Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại
Điều 49, 50 của Bộ luật này;
• Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố
mất tích, mất, khó khăn, hạn chế NLHV, pháp nhân làm
giám hộ chấm dứt tồn tại;
• Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám
hộ;
• Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác
nhận làm giám hộ.
Bà Chim (sinh năm 1953) và ông Mừng (chết năm 1987) có ba người
con là Rảnh (sinh năm 1980), Rang (sinh năm 1985) và Rồi (sinh
năm 1987). Cô Rồi chưa có chồng nhưng có hai con là Thanh (sinh
năm 2010) và Thi (sinh đầu năm 2015 và bị câm điếc). Năm 2017, cô
Rồi chết trong một tai nạn giao thông và để lại một số tài sản trong
đó có căn nhà tại số 7/1S Quang Trung. Năm 2018, Tòa án xác định
bà Chim mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi và UBND Phường
đã công nhận bà Rảnh là giám hộ cho bà Chim, chị Thi và cháu
Thanh. Sau đó, ông Rang yêu cầu thay đổi người giám hộ (ông giám
hộ thay cho bà Rảnh) để được quản lý căn nhà trên và tranh chấp
phát sinh. Hỏi:
a. Ông Rang và bà Rảnh có thể cùng là người giám hộ cho cháu
Thanh không? Vì sao, giải thích nêu cơ sở pháp lý
b. Hãy tư vấn cho ông Rang trong trường hợp ông muốn trở thành
người giám hộ cho cháu Thanh? 
Chấm dứt giám hộ (Điều 62)
• Người được giám hộ đã có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ.
• Người được giám hộ chết.
• Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ
điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của
mình.
• Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật
dân sự

1 Khái niệm pháp nhân

2 Các loại pháp nhân

3 Năng lực chủ thể, các yếu tố lý lịch và hoạt động pháp nhân

4 Thành lập, cải tổ, chấm dứt pháp nhân


2.1. Khái niệm pháp nhân

Được thành lập hợp pháp

Pháp Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

nhân
(Đ74) Có tài sản độc lập và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó

Nhân danh mình tham gia


QHPL một cách độc lập
a. Được thành lập hợp pháp (Điều 82)

• Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của


cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành
lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy
định của pháp luật.
• Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố
công khai.
b. Có cơ cấu tổ chức (Điều 83)
 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành
 Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan
điều hành của pháp nhân được quy định trong
điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định
thành lập pháp nhân.
 Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định
của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp
luật.
c. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
 Tài sản độc lập
 Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp
nhân
d. Nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập
• Nhân danh mình
• Có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn
2.2 Các loại pháp nhân
 Pháp nhân thương mại (Điều 75)
Doanh nghiệp
Các tổ chức kinh tế
 Pháp nhân phi thương mại (Điều 76)
Cơ quan nhà nước,
Đơn vị vũ trang nhân dân,
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
Quỹ xã hội, quỹ từ thiện,
Doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
2.3 Năng lực chủ thể và các yếu tố lý lịch của
pháp nhân
2.3.1 Năng lực chủ thể
2.3.2 Các yếu tố lý lịch của pháp nhân
2.3.1 Năng lực chủ thể

Năng lực pháp Năng lực hành


luật dân sự vi dân sự?

Thời điểm phát sinh và chấm dứt?


Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
(Điều 86)
Khái niệm: Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và
nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm
 Tính chuyên biệt
 Thời điểm bắt đầu
 Thời điểm chấm dứt
 Năng lực pháp luật của pháp nhân có thể bị
tạm ngừng hoặc bị tước bỏ, dựa trên các căn
cứ và thủ tục do pháp luật quy định.
2.3.2 Các yếu tố về lý lịch của pháp nhân

 Tên gọi (Điều 78)


 Trụ sở (Điều 79)
 Các chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp
nhân (Điều 84)
 Quốc tịch (Điều 80)
 Điều lệ của pháp nhân (Điều 77)
Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp
nhân (Điều 84)
• Mục đích
• Nhiệm vụ
• Văn phòng đại diện, chi nhánh có tư
cách pháp nhân? Vì sao?
Công ty Bắc Sơn có Quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập Chi
nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại quy chế
hoạt động của Chi nhánh, Công ty Bắc Sơn có quy định Chi nhánh
có chức năng sản xuất phụ tùng ô tô xe máy; Lắp ráp xe máy mới,
sửa chữa và phục chế xe máy cũ; Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá.
Chi nhánh có quyền lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký
kết hợp đồng với khách hàng, chủ động trong mọi hoạt động kinh
doanh đã đăng ký. Ngoài ra, quy chế còn quy định « chi nhánh là
một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc
lập ». Thực tế, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn ký Hợp đồng kinh tế với
Công ty Nam Hà trong đó thỏa thuận bán cho Công ty Nam Hà
6.000 xe gắn máy Trung Quốc sản xuất với tổng giá trị là
38.100.000.000đồng. Khi có tranh chấp, Công ty Bắc Sơn đã phủ
nhận trách nhiệm đối với hợp đồng trên với lý do Chi nhánh có tư
cách pháp nhân.
• Ví dụ:
• Ông A là cổ đông sáng lập ra công ty cổ phần X,
trước khi công ty được thành lập ông có ký hợp
đồng thuê nhà của ông C để là trụ sở,. Khi công ty
cổ phần X được thành lập ông C yêu cầu công ty
thanh toán tiền nhà nhưng công ty X không trả. Ông
C khởi kiện ra tòa án.
• Tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm Tòa án tuyên hợp đồng
thuê nhà vô hiệu vì cho rằng lúc đó công ty chưa
thành lập, chưa đăng ký kinh doanh nên không có
quyền giao dịch.
• Ông C kháng cáo. Theo bạn phiên xử phúc thẩm y
án sơ thẩm hay có cách nào khác cho đúng?
• Trả lời.
- Căn cứ khoản 1 điều 87 thì pháp nhân phải
thực hiện nghĩa vụ do sáng lập viên thực hiện
để thành lập đăng ký doanh nghiệp.
- Ở đây ông A thuê nhà để làm trụ sở doanh
nghiệp, một yêu cầu bắt buộc khi thành lập
doanh nghiệp.
- Do đó công ty cổ phần X phải thực hiện các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thuê
nhà nói trên của ông A.
Hoạt động của pháp nhân (thông qua hình
thức đại diện) (Đ85)
 Đại diện theo pháp luật: người đứng đầu PN
theo qui định của điều lệ PN hoặc quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
 Đại diện theo ủy quyền: người đại diện theo
pháp luật của PN ủy quyền
 Hành vi của thành viên pháp nhân thực hiện
nhiệm vụ được giao hoặc theo nghĩa vụ lao
động
2.4 Thành lập, cải tổ, chấm dứt pháp nhân

1. Thành lập pháp nhân

2. Cải tổ pháp nhân

3. Chấm dứt pháp nhân


Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích và nêu cơ sở pháp lý

1. Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một;
2. Trụ sở của pháp nhân phải là trụ sở nơi cơ quan điều hành làm việc;
3. Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết thì pháp nhân
chấm dứt;
4. Phá sản là một hình thức giải thể pháp nhân;
5. Trong trường hợp pháp nhân giải thể do có thỏa thuận của các
thành viên thì phải được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
6. Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện của pháp nhân;
7. Trong một pháp nhân có ban giám đốc thì Ban giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân;
Thành lập pháp nhân
 Trình tự mệnh lệnh
 Trình tự cho phép
 Trình tự công nhận
Cải tổ pháp nhân
A
Hợp Nhất

B
Sáp nhập
C
Chia
D
Tách
Hợp nhất pháp nhân (Điều 88)

• A + B +... = C
• Hệ quả?
Sáp nhập pháp nhân (Điều 89)

• A + B = A hoặc A + B = B
• Hệ quả?
Chia pháp nhân (Điều 90)

•A = B + C
• Hệ quả?
Tách pháp nhân (Điều 91)

• A= A + B
• Hệ quả?
Chấm dứt pháp nhân (Điều 96)
 Các trường hợp chấm dứt pháp nhân
Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể pháp nhân
Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật
về phá sản.
• Hậu quả chấm dứt pháp nhân:
5. Đại diện

5.1 Khái niệm, đặc điểm

ĐẠI 5.2 Các loại đại diện

DIỆN 5.3 Phạm vi, thẩm quyền đại diện

5.4 Chấm dứt đại diện


5.1 Khái niệm, đặc điểm
• a. Khái niệm (Điều 134)
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây
gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi
ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây
gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.
NGƯỜI ĐẠI NGƯỜI XÁC
DIỆN LẬP GD

yền
Ủy Quyền

Pháp luật

Qu

h ĩav
N g

NGƯỜI
ĐƯỢC ĐẠI
DIỆN
b. Đặc điểm
• Tồn tại nhiều mối quan hệ
• Người đại diện phải có NLHVDS
• Nhân danh người được đại diện để xác lập thực
hiện các giao dịch dân sự
• Vì lợi ích của người được đại diện để xác lập thực
hiện giao dịch dân sự
• Trong phạm vi thẩm quyền đại diện, người đại
diện xác lập thực hiện giao dịch dân sự làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện
5.2 Các loại đại diện

Đại diện

Đại diện theo Đại diện theo ủy


pháp luật quyền
Đại diện theo pháp luật
Công ty A ký kết hợp đồng trị giá 2 tỷ với công ty B.
Hợp đồng trên được ký kết bởi C (người đại diện theo
ủy quyền của công ty A, được ký kết hơp đồng có giá
trị dưới 1 tỷ) và D (người đại diện theo pháp luật của
B). 
Hậu quả pháp lý của việc vượt quá phạm vi đại diện?|
Đại diện theo pháp luật
• Khái niệm: Đại diện theo pháp luật là đại
diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định (Điều
135)
Đặc điểm của đại diện
• Khái niệm: Đại diện theo pháp luật là đại
diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định (Điều
135)
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân
(Điều 136)
• Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
• Người giám hộ đối với người được giám hộ.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp
luật nếu được Tòa án chỉ định.
• Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không
xác định được người đại diện quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này.
• Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
bao gồm:
Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
Người có thẩm quyền đại diện theo quy định
của pháp luật;
Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng
tại Tòa án.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại
diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có
quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại
Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.
Đại diện theo ủy quyền
• Khái niệm: Đại diện theo ủy quyền là đại diện
được xác lập theo sự ủy quyền của người đại
diện và người được đại diện (Điều 135)
• Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận,
trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ
quyền phải được lập thành văn bản
Người đại diện theo uỷ quyền (Điều 138):
 Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp
nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
 Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp
nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân.
 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có
thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp
luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười
tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
5.3 Phạm vi, thẩm quyền đại diện
o Phạm vi, thẩm quyền đại diện theo pháp luật
o Phạm vi, thẩm quyền đại diện theo ủy quyền
o Những giao dich dân sự mà người đại diện
không được xác lập thực hiện
o Không có thẩm quyền đại diện (Điều 142)
o Vượt quá thẩm quyền đại diện (Điều 143)
Phạm vi đại diện
• NĐD theo pháp luật có quyền xác lập, thực
hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được đại diện.
• Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác
lập theo sự uỷ quyền.
• NĐD chỉ được thực hiện giao dịch dân sự
trong phạm vi đại diện.
Những giao dịch dân sự mà người đại diện
không được xác lập thực hiện
• Ngoài phạm vi đại diện
• NĐD không được xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự với chính mình hoặc với
người thứ ba mà mình cũng là người đại
diện của người đó.
Không có thẩm quyền đại diện (Điều 142)

• Chủ thể chịu trách nhiệm?


• Hậu quả của giao dịch do người
không có thẩm quyền xác lập thực
hiện?
Vượt quá thẩm quyền đại diện (Điều 143)

• Chủ thể chịu trách nhiệm?


• Hậu quả của giao dịch do người
không có thẩm quyền xác lập thực
hiện?
• Vấn đề im lặng?
• Tình huống: Ông A là phó giám đốc công ty TNHH Bồng Lai ký
hợp đồng ông B giám đốc doanh nghiệp tư nhân Đại Phát về việc
công ty Đại Phát san lấp mặt bằng cho công ty Bồng Lai tại địa
điểm X. với giá 100 nghìn đồng một mét khối Công ty Đại Phát
đã tạm ứng 150 triệu đồng và tiến hành công việc. Sau một tháng
thì hoàn thành công việc. Cân đối khối lượng và giá tiền, công ty
Bồng Lai còn nợ 80 triệu đồng. Nhưng ông C giám đốc công ty
Bồng Lai không thanh toán vì ông A ký hợp đồng không có ủy
quyền vì vậy ông A tự chiu trách nhiệm. Doanh nghiệp ĐẠI
PHÁT đã khởi kiện ra Tòa án. Anh (chị ) hãy:
a. Xác định thẩm quyền đại diện của ông A? Cho biết hậu quả
pháp lý trong trường hợp không có thẩm quyền đại diện/ vượt
quá thẩm quyền đại diện
b. Doanh nghiệp Bồng Lai có nghĩa vụ thanh toán cho DN Đại
Phát hay không? Giải thích, nêu cơ sở pháp lý
• Gợi ý hướng trả lời:
- Phó giám đốc không được uỷ quyền
- Người đại diện theo PL giám đốc:
- Công ty đã tạm ứng tiền.
- Công việc thực hiện trong một thời gian dài.
- Ông B với tư cách là giám đốc công ty, chủ tài
khoản, thông qua báo cáo tài chính, hoạt động
của công ty không thể không biết.
- Cơ sở pháp lý : Điều 143BLDS 2015
• Tình huống. Ông A là giám đốc công ty TNHH ĐẠI
GIA đi công tác nước ngoài có ủy quyền cho ông B
phó giám đốc là người đại diện, thời hạn đến
9/9/2019. Quá hạn trên chưa thấy ông A về mà
nguyên liệu sản xuất sắp hết, nên ngày 12/9/2019
ông B ký với ông C mua 100 tấn cà phê nhân với giá
42 triệu đồng một tấn… thanh toán 50% ngay khi ký
hợp đồng số còn lại thanh toán khi giao đủ hàng
vào ngày 21/9/2019. Ngày 20/9/2019 ông A về Việt
Nam hôm sau đến công ty thì thấy ông C giao cà
phê và yêu cầu thanh toán hết số tiền. Ông A không
đồng ý trả tiền vì cho rằng ông B không có quyền ký.
Nên ông B tự chịu với C chứ không phải công ty.
Cho biết hướng giải quyết đối với tình huống.
• Đáp án:
- Căn cứ theo Điều 13 khoản 4 điểm b Luật Doanh
nghiệp năm 2014 thì:
- Ông B được tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty
trong phạm vi ủy quyền cho đến khi người đại
diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc.
- Do đó hợp đồng giữa ông B và ông C có giá trị pháp
lý.
- Công ty ĐẠI PHÁT phải thanh toán nốt số tiền còn
thiếu cho ông C.
- Nếu không thanh toán ông C có quyền k/k ra Tòa
5.4 Chấm dứt đại diện
• Chấm dứt đại diện theo ủy quyền (K3 Đ140)
• Chấm dứt đại diện theo pháp luật(K4 Đ140)
• Ông B có vợ là C và có hai người con là D và H.
ông B và bà C có tạo lập được một căn nhà. Ngày
1/2/2016 ông B bị tai nạn chết. Bà C và hai người
con đã đến phòng công chứng Y khai nhận di sản
thừa kế theo đó D, H nhường phần quyền của mình
cho mẹ. Sau đó bà C được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở. Trên cơ sở đó bà C ủy quyền cho E được
quyền sử dụng định đoạt căn nhà trên . Ngày
1/6/2017 C chết, ngày 1/7/2018 E bán căn nhà trên
cho M. ngày 1/10/2018 D và H yêu cầu chia thừa
kế căn nhà trên. Anh (chị) hãy giải quyết tranh
chấp trên.
A , giám đốc công ty X, uỷ quyền bằng văn bản cho phó
giám đốc là B ký hợp đồng mua bán nhà với công ty Y. Sau
đó B lập văn bản uỷ quyền cho C. Trước khi ký hợp đồng,
công ty Y yêu cầu C phải có giấy uỷ quyền của ông A, giám
đốc công ty X. C xuất trình luôn cả hai tờ uỷ quyền trên và
được công ty Y chấp nhận. Quá thời hạn trong hợp đồng
mà vẫn không thấy công ty Y thanh toán tiền. Công ty X
đã khởi kiện yêu cầu công ty Y phải trả tiền theo đúng
hợp đồng. Toà án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của Công ty X, vì cho rằng C không có quyền thay mặt
công Ty X ký hợp đồng với công ty Y. Anh (chị) hãy cho
biết phán quyết của toà sơ thẩm có phù hợp với quy định
của BLDS 2015 không? Vì sao?
IV. Giao dịch dân sự

1.Khái niệm giao dịch dân sự

2. Các điều kiện có hiệu lực của GDDS

3. Giao dịch dân sự vô hiệu


1. Khái niệm giao dịch dân sự

Hợp đồng

Giao dịch Quyền và nghĩa


dân sự vụ dân sự

Hành vi pháp lý
đơn phương
2. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự
 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện
sau đây:
o a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
o b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện;
o c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có
quy định.
2.1 Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập

• Cá nhân: Tham gia GDDS phải có một mức độ


NLHVDS phù hợp theo quy định của pháp luật
 Người có NLHVDS đầy đủ
 Người có NLHVDS chưa đầy đủ
 Người Mất NLHVDS
 Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ
hành vi
 Người hạn chế NLHVDS
2.1 Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập

• Tình huống: A bị tâm thần, nhưng chưa có


quyêt định của toà án về việc tuyên A mất
năng lực hành vi dân sự, A bán nhà cho C, hỏi
giao dịch mua bán này có hiệu lực pháp luật
hay không?
• Pháp nhân: Tham gia vào GDDS phù hợp với
mục đích, thẩm quyền, phạm vi hoạt động của
pháp nhân
2.2 Mục đích và nội dung giao dịch không
vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội
• Mục đích của giao dịch: Mục đích của giao
dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn
đạt được khi xác lập giao dịch đó. (Điều 118)
• Nội dung của GDDS
– Hợp đồng: Tổng hợp cá điều khoản trong hợp
đồng đó
– Hành vi pháp lý đơn phương: Thể hiện ý chí của
một bên
• Điều cấm của luật là những quy định của luật
không cho phép chủ thể thực hiện những
hành vi nhất định. (Điều 123)
• Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử
chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng
thừa nhận và tôn trọng. (Điều 123)
• Thoả thuận mang thai hộ?
• A thoả thuận nếu B sinh con mang huyết
thống của A, A sẽ tặng cho B căn nhà?
2.3 Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải
hoàn toàn tự nguyện
• Khái niệm tự nguyện: Là sự thống nhất giữa ý
chí và bày tỏ ý chí của một bên và giữa các bên
trong giao dịch dân sự

Tự Bày tỏ ý
Ý chí
nguyện chí
• Biểu hiện của việc thiếu sự tự nguyện trong
GDDS:
• Giả tạo (Điều 124)
• Nhầm lẫn (Điều 126)
• Lừa dối (Điều 127)
• Đe dọa (Điều 127)
• Không có khả năng nhận thức, làm chủ hành
vi (Điều 128)
Giả tạo (Điều 124)
• Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách
giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự
khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn
giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo
quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên
quan.
Nhầm lẫn (Điều 126)
• Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự
nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt
được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu.
• Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không
vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch
dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể
khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích
của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Nghiên cứu tình huống sau:
A kí hợp đồng mua 50 bộ chén của B, hai bên đã có
sự thỏa thuận về giá cả và thời điểm giao hàng.
Đến ngày giao hàng, do khác biệt về vùng miền nên
thay vì nhận được chén (là loại bát nhỏ dùng ăn
cơm theo cách gọi của người miền Nam) thì B lại
giao cho A 50 bộ chén uống trà ( theo cách gọi chén
của người miền Bắc ). A yêu cầu B phải bồi thường
do vi phạm hợp đồng trong nghĩa vụ giao vật trong
khi B yêu cầu A phải trả lại phần tiền còn lại do B đã
giao vật đúng theo yêu cầu.
Ông K và ông H là hai người bạn thân đã nghỉ hưu. Ngày
12/09/2018, ông K sang nhà ông H chơi và nhìn thấy trong tủ
nhà ông H có trưng bày một viên đá màu đỏ rất đẹp. Ông K rất
thích viên đá đỏ vì màu đỏ là màu hợp với bổn mạng của ông
(mạng hỏa) nên ngỏ ý muốn xin của ông H. Tuy nhiên, do thấy
ông H có vẻ không muốn cho nên ông K thỏa thuận sẽ đổi 3
thùng bia Heineken để lấy viên đá và Ông H đã đồng ý. Ông K
mang viên đá về nhà trưng bày trong tủ nhà mình. Hai tháng
sau, cháu của ông K (là anh Y) ghé chơi và do có nghiên cứu về
các loại đá quý nên anh đã phát hiện ra viên đá đỏ trên là viên
ruby rất có giá trị. Sau đó, ông H cũng biết được thông tin trên
nên đã đến yêu cầu ông K trả lại viên ruby cho mình. Ông K
không đồng ý. Hãy giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp
trên và giải thích vì sao lại giải quyết như vậy?.
Lừa dối (Điều 127)
• Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý
của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm
cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất
của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân
sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa (Điều 127)
• Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là
hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch
dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của
mình hoặc của người thân thích của mình.
Không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình (Điều 128)
• Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã
xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch
dân sự đó là vô hiệu.
Tình huống: A và B giao kết với nhau một
hợp đồng mua bán nhà ở. Theo đó, A bán
cho B căn nhà tại quận Y, tp X có tổng diện
tích là 120 m2 với giá 10 tỷ VNĐ. Hai bên
thỏa thuận viết trong hợp đồng đưa ra công
chứng chỉ với giá 3 tỷ VNĐ.
Nhận xét về thỏa thuận trên?
Tình huống: A và B giao kết với nhau một
hợp đồng mua bán nhà ở. Theo đó, A bán
cho B căn nhà tại quận Y, tp X có tổng diện
tích là 120 m2 với giá 10 tỷ VNĐ. Hai bên
thỏa thuận viết trong hợp đồng đưa ra công
chứng chỉ với giá 3 tỷ VNĐ.
Nhận xét về thỏa thuận trên?
2.4 Hình thức của giao dịch dân sự
• Lời nói, hành vi cụ thể
• Văn bản
• Văn bản có chứng nhận của công chứng,
chứng thực của UBND có thẩm quyền
2.4 Hình thức của giao dịch dân sự
Anh A ký hợp đồng viết tay mua căn hộ chung cư B với
giá thoả thuận là 2,5 tỷ đồng. Tại thời điểm ký kết, anh A
có trả trước cho anh B 2 tỷ đồng, 500 triệu đồng còn lại
các bên hẹn khi nào làm thủ tục đăng ký xong thì anh A sẽ
thanh toán. Nay, do giá nhà tăng cao, B không muốn bán
nhà nữa với lý do hợp đồng mua bán này các bên chưa
công chứng nên không có hiệu lực. Hãy cho biết:
a. Hợp đồng mua bán nhà có hiệu lực pháp luật chưa,
biết rằng hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành
văn bản, công chứng, chứng thực ?
b. Anh B có bắt buộc phải giao nhà cho A hay không?
Giao dịch dân sự không tuân thủ quy định
về hình thức (Điều 129)
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện
có hiệu lực về hình thức (văn bản hoặc bắt buộc
về công chứng, chứng thực) thì vô hiệu, trừ
trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì
theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án
ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch
đó.
Không phải thực hiện hình thức
3. Giao dịch dân sự vô hiệu

1 Khái niệm

2 Hậu quả pháp lý

3 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố


3.1 Khái niệm GDDS vô hiệu
• Giao dịch không tuân thủ một trong các điều
kiện có hiệu lực của giao dịch thì giao dịch vô
hiệu hoặc sẽ bị coi là vô hiệu.
• Thẩm quyền tuyên bố GDDS vô hiệu: Tòa án
bằng 1 quyết định hoặc bản án tuyên bố GDDS
vô hiệu đồng thời giải quyết hậu quả pháp lý
của GDDS vô hiệu.
3.2 Hậu quả pháp lý GDDS vô hiệu (Điều 131)

• Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm giao dịch được xác lập
• Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường
hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành
tiền để hoàn trả.
• Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải
hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
• Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
• Xử lý GDDS vô hiệu trong từng trường hợp cụ thể (Điều
123, 124, 125, 126, 127, 128, 129)
III. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu


Thời điểm xác lập?
A là người thích chơi đồ cổ nhưng không phải là chuyên gia
trong lĩnh vực này. Biết được nhược điểm này của A, B một
thợ chuyên buôn đồ cổ đã mời A mua một chiếc bình gốm có
hoa văn đẹp và lạ mắt. Theo giới thiệu của B thì chiếc bình đó
là bình cổ đời Lý. Tin lời B, A đã mua chiếc bình với giá 25 triệu
đồng. A và B ký hợp đồng mua bán vào ngày 1/3/2016. Đến
ngày 1.2.2018, A phát hiện chiếc bình chỉ chỉ là bình giả cổ trị
giá 200 ngàn dồng. Sau đó đến ngày 10.2.2018 A đã gửi đơn
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán giữa A và B vô
hiệu. Xác định thời điểm hợp đồng bị vô hiệu?
III. Hợp đồng vô hiệu và hậu
quả pháp lý

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu


Về lợi ích vật chất: A thỏa thuận bán cho B 10 chai mật ong rừng
hiệu X vào ngày 1.1.2019 với giá là 3 triệu đồng nhưng đến tháng
10.2019 do có tranh chấp các bên khởi kiện ra Tòa và Tòa án tuyên
bố hợp đồng vô hiệu, các bên không thể hoàn trả được bằng hiện
vật mà phải hoàn trả bằng tiền nhưng đến tháng 10.2019 thì giá
của chai mật ong đó trên thị trường đã lên đến 500 ngàn đồng/
chai. Xác định giá tiền?
A cho B thuê mặt bằng để kinh doanh với thời hạn
thuê là 02 năm. Hợp đồng này không được lập văn
bản theo quy định của pháp luật và Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu. A yêu cầu B trả 03 tháng tiền thuê
còn thiếu nhưng B từ chối thanh toán;
• Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ giữa các bên không, biết rằng theo quy
định tại Điều 122 Luật nhà ở thì hợp đồng thuê
nhà phải lập văn bản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
• Nếu căn cứ vào BLDS thì B có phải thanh toán 03
tháng tiền thuê còn thiếu không? Vì sao?
A cho B thuê mặt bằng để kinh doanh với thời hạn
thuê là 02 năm. Hợp đồng này không được lập văn
bản theo quy định của pháp luật và Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu. A yêu cầu B trả 03 tháng tiền thuê
còn thiếu nhưng B từ chối thanh toán;
• Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ giữa các bên không, biết rằng theo quy
định tại Điều 122 Luật nhà ở thì hợp đồng thuê
nhà phải lập văn bản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
• Nếu căn cứ vào BLDS thì B có phải thanh toán 03
tháng tiền thuê còn thiếu không? Vì sao?
3.3 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS
vô hiệu (Điều 132)
• Hai năm: (Thời điểm bắt đầu)
– Điều 125
– Điều 126
– Điều 127
– Điều 128
– Điều 129
• Không hạn chế
– Điều 123
– Điều 124
V. THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
1. Thời hạn
1.1 Khái niệm (Điều 144)
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác
định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Các loại thời hạn
• Căn cứ vào thời hạn do ai quy định:
– Thời hạn do luật định: là thời hạn pháp luật quy
định bắt buộc đối với các chủ để tham gia giao
dịch, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn
đó.
– Thời hạn do các bên thoả thuận
– Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định.
• Căn cứ vào tính xác định của thời hạn:
– Thời hạn xác định: là loại thời hạn được quy định
rõ ràng bằng cách xác định thời điểm bắt đầu, kết
thúc.
– Thời hạn không xác định: là thời hạn trong đó chỉ
quy định một cách tương đối khoảng thời gian mà
không xác định chính xác thời điểm kết thúc của
thời hạn
1.2 Cách tính thời hạn
• Thời hạn có thể xác định được bằng phút, giờ,
ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có
thể xảy ra. (K2 Điều 144)
• Thời hạn được tính theo quy định của BLDS, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác. (Điều 145)
• Thời hạn được tính theo dương lịch
• Thời điểm bắt đầu thời hạn (Điều 147)
• Thời điểm kết thúc thời hạn (Điều 148)
Quy định thời hạn (Điều 146)
• 1 năm = 365 ngày • Đầu tháng = ngày 1
• 1 tháng = 30 ngày • ½ năm = 6 tháng
• ½ tháng = 15 ngày • Giữa tháng = ngày 15
• 1 tuần = 7 ngày • Cuối tháng
• 1 ngày = 24h • Đầu năm = 1/1
• 1h = 60 phút • Giữa năm = 30/6
• 1 phút = 60 giây • Cuối năm = 31/12
Thời điểm bắt đầu thời hạn (Điều 147)
• Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì
thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
• Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần,
tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không
được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày
được xác định
• Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày
xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày
tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó
Thời điểm kết thúc thời hạn (Điều 148)
 Khi thời hạn tính bằng ngày
 Khi thời hạn tính bằng tuần
 Khi thời hạn tính bằng tháng
 Khi thời hạn tính bằng năm
 Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối
tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời
điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó
 Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào
lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Ví dụ:
 Ngày 1/2/2015 A và B ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất với thỏa thuận trong thời hạn 1 tháng B phải có
nghĩa vụ trả đủ tiền. A phải có nghĩa vụ giao đất và hoàn tất
các thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B. Theo
thỏa thuận nếu hết 1 tháng các bên không thực hiện nghĩa vụ
theo hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt cọc -> thời điểm bắt đầu,
kết thúc thời hạn?
 Các bên thỏa thuận với nhau về thực hiện hợp đồng dịch vụ
với thời gian là 3 tiếng, bắt đầu từ 8h15’ -> thời điểm bắt đầu,
kết thúc thời hạn?
 Ngày 30/04/2013 A và B ký hợp đồng vay tài sản. Theo nội
dung hợp đồng A cho B vay 50 triệu đồng với thời hạn 2 năm
-> thời điểm bắt đầu thời hạn?
2. Thời hiệu
2.1 Khái niệm, ý nghĩa
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi
kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp
lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy
định (Điều 149)
Ý nghĩa:
• Nâng cao tính kỷ luật trong quan hệ dân sự
• Bảo đảm sự ổn định trong quan hệ dân sự
• Khuyến khích các bên tích cực chủ động thực
hiện các quyền hợp pháp của mình
• Tạo điều kiện bảo toàn chứng cứ trong tố
tụng.
2.2 Các loại thời hiệu
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân
sự :
• Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được
hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ
dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết
thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa
vụ dân sự mới có hiệu lực
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
• Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể
được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải
quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết
thúc thì có thể mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
• Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là
thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà
án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước;
nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu
cầu.
2.3 Cách tính thời hiệu
a. Cách tính thời hiệu khởi kiện và yêu cầu dân
sự
• Bắt đầu thời hiệu: Điều 154
• Không áp dụng thời hiệu khởi kiện: Điều 155
• Không tính vào thời hiệu: Điều 156
• Bắt đầu lại thời hiệu: Điều 157
BÀI TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU
Chế định về tài sản, quyền sở hữu tài sản

1 Khái niệm

2 Phân loại

3 Quyền đối với tài sản

Xác lập và chấm dứt quyền sở


4
hữu tài sản
1 Khái niệm

1. Khái niệm tài sản (Điều 105)


Vật

Tiền
Tài sản
bao gồm Giấy tờ có
giá
Quyền tài
sản
Hữu hình
 Con người phải kiểm soát
được, quản lý được.
 Xác định được giá trị.
2.1. Vật

Hình thành trong tương lai


 Hiện tại: không kiểm soát
được
 Xác định được giá trị.
Là một loại tài sản đặc biệt- thước đo
giá trị các loại tài sản khác.

2.2. Tiền Có 3 chức năng: Phương tiện thanh toán;


Là công cụ định giá; và đối tượng của
quyền sở hữu.

Có chức năng ổn định thị trường


2.3. Giấy tờ có giá
 Giấy tờ có giá phải xác định được thành tiền.
 Được giao dịch trong thị trường.

Ví dụ: Sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu.

(Tờ vé số có phải là giấy tờ có giá không?)


2.4. Quyền tài sản (Điều 115)
 Là quyền trị giá được bằng tiền.

Cụ thể: Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;


quyền sử dụng đất; các quyền tài sản khác
(Quyền đòi nợ)
1. Tài sản
Tình huống
Gia đình ông bà Sảng nằm trong diện tích giải tỏa do vậy được
nhà nước cho đăng ký nhận chuyển nhượng QSDĐ của 1 lô đất tái
định cư. Một năm sau, gia đình bà Sảng đã ký hợp đồng chuyển
nhượng quyền được mua lô đất tái định cư cho ông Xẻng với giá
170 triệu 500 ngàn đồng. Mặc dù chưa biết lô đất ở vị trí nào,
nhưng ông Xẻng đã trả đủ tiền và giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến
quyền mua lô đất. Sau khi nhận đất của Nhà nước giao, bà Sảng
không muốn làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Xẻng vì muốn
đòi thêm tiền, do vậy đã xảy ra tranh chấp. Trong quá trình giải
quyết vụ án, Tòa án xác định quyền mua lô đất tái định cư trong vụ
việc này là một quyền tài sản. Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân
sự 2015, anh chị hãy cho biết ý kiến về nhận định này của Tòa án.
2 Phân loại tài sản

 Tiếp cận tài sản dưới góc độ vật.

 Khoản 2 Điều 105: TS bao gồm động sản và


bất động sản (có thể là tài sản hiện có hoặc tài
sản được hình thành trong tương lai).
Bất động sản và động sản (Điều 107)
TS hiện có và TS hình thành trong tương lai (Điều
108)
Hoa lợi, lợi tức (Điều 109)

Vật chính và vật phụ (Điều 110)

Vật chia được và vật ko chia được (Điều 111)

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 112)


Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113)
Vật đồng bộ (Điều 114)
Phân loại theo chế độ
pháp lý

Vật tự do lưu Vật hạn chế lưu Vật cấm lưu


thông thông thông
Nhà nước không (Khi lưu thông phải Vd: ma túy, chất
qui định gì về có sự kiểm soát nổ
điều kiện lưu chặt chẽ của cơ
thông. quan có thẩm
quyền)
Vd: xăng dầu, vật
liệu dễ cháy, rượu.
3 Quyền đối với tài sản

3.1. Quyền sở hữu.


3.2. Quyền khác đối với tài sản
3.1 Quyền sở hữu
3.1.1 Khái niệm quyền sở hữu (Đ158)

“ Quyền sở hữu là quyền chiếm hữu, sử dụng,


định đoạt tài sản của Chủ sở hữu theo qui định
của luật”.
Nội dung quyền sở hữu
 Quyền chiếm hữu
 Quyền sử dụng
 Quyền định đoạt
3.2 Quyền khác đối với tài sản
3.2.1 Khái niệm quyền khác đối với tài sản (Đ159)

“ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể
trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở
hữu của chủ thể khác”.
Nội dung quyền khác đối với tài sản
 Quyền đối với bất động sản liền kề
 Quyền hưởng dụng
 Quyền bề mặt
Những vấn đề chung về quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản:

1. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu,


quyền khác đối với tài sản (Đ 160).

2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác


đối với tài sản (Đ 161).
3. Chịu rủi ro về tài sản (Đ 162).
B mua của A 10 con gà mái với giá 800 ngàn đồng.
Do bận việc nên B hẹn sau 1 tuần lấy gà, B trả cho A
một nửa số tiền, số tiền còn lại sẽ trả khi nhận gà. A
đồng ý giữ lại gà với điều kiện B phải trả hết tiền, B
đồng ý. 6 ngày sau, số gà này đẻ được 8 quả trứng và
có 2 con gà bị chết. Ngày hôm sau, B sang nhận gà, B
yêu cầu A giao cho mình đủ số gà và trứng. Nếu không
giao đủ thì A phải trả lại số tiền tương ứng với 2 con gà
đã chết do dịch bệnh. A phản đối vì cho rằng số gà này
bà đang trông coi nên trứng gà là của bà, còn B trả
tiền rồi gà chết B phải chịu, A không có trách nhiệm gì?
Cho biết:
a. Quyền sở hữu số gà và trứng gà đã chuyển qua B
chưa? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.
b. Ai phải chịu rủi ro đối với gà và trứng bị thiệt hại
nói trên.
3.1. QUYỀN SỞ HỮU

3.1.1.Chiếm hữu và Quyền chiếm hữu


a) Khái niệm chiếm hữu (Điều 179)
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối
với tài sản.
 Chiếm hữu của chủ sở hữu.
 Chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
b) Phân loại chiếm hữu

Chiếm hữu ngay tình (Đ 180)

Chiếm hữu không ngay tình (Đ 181)


Chiếm hữu liên tục (Đ 182)

Chiếm hữu công khai (Đ 183)

Suy đoán về tình trạng và quyền của người


chiếm hữu. (Đ 184)
Ông Vui một hôm đào đất trong vườn nhà mình phát
hiện được 1 hộp đựng 20 lượng vàng chôn sâu dưới
đất. Mặc dù đã cố gắng giữ bí mật nhưng thông tin vẫn
bị lộ ra ngoài. Công an phường X đã mời ông Vui đến để
trình bày sự việc và ông Vui đã thừa nhận việc mình đã
tìm được 20 lượng vàng. Cho rằng hành vi giấu giếm TS
có giá trị lớn của ông Vui là trái PL nên CA phường kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu toàn bộ
20 lượng vàng sung công quĩ. Ông Vui không đồng ý.
Theo ông Vui thì ông có công phát hiện số vàng này nên
ông phải được hưởng một số tài sản theo qui định của
PL. Xác định hành vi chiếm hữu của ông Vui.
A là chủ sở hữu của chiếc xe máy/đạp. B là bạn thân mượn
xe máy của A một tuần để đi về quê, A giao xe và giấy tờ xe
cho B. Sau đó do cần tiền nên B đã bán chiếc xe máy cho C.
Lúc bán xe máy cho C thì B có khẳng định “đây là xe
máy/đạp của tôi, tôi đã mua từ anh A. Tuy nhiên tôi chưa
làm thủ tục sang tên nhưng tôi có cầm giấy tờ xe đây. Nếu
anh mua, tôi sẽ bán lại cho anh”. C tin lời B nên đã mua xe
máy/đạp. Biết tin, A đã yêu cầu C phải hoàn trả lại xe cho
mình nhưng C nói rằng C đã mua xe và trả tiền cho B nên A
chỉ có thể yêu cầu B bồi thường thiệt hại, chứ không thể yêu
cầu C trả xe.
Dựa vào quy định của BLDS 2015 hãy giải quyết tình huống
trên.
c) Quyền chiếm hữu
 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Đ 186):
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý
chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình
nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội.
 Quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở
hữu (Đ 187, Đ 188)
- Khi được ủy quyền quản lý.
- Khi được giao tài sản thông qua giao dịch dân
sự.
c) Quyền chiếm hữu
 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Đ 186):
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý
chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình
nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội.
 Quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở
hữu (Đ 187, Đ 188)
- Khi được ủy quyền quản lý.
- Khi được giao tài sản thông qua giao dịch dân
sự.
3.1.2. Quyền sử dụng
a) Khái niệm (Điều 189)
Là quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản; có thể được chuyển giao cho người
khác theo thỏa thuận hoặc theo qui định của
luật.
Thỏa mãn những nhu cầu về vật chất,
Sử tinh thần cho bản thân.
dụng
TS
nhằm Thỏa mãn những nhu cầu trong sản
xuất, kinh doanh.
Lưu ý

 Quyền sử dụng của Chủ sở hữu: được sử


dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không
được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác. (Điều 190).
 Quyền sử dụng của người không phải là chủ
sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo thỏa
thuận hoặc theo luật.
3.1.3. Quyền định đoạt

a) Khái niệm (Điều 192)


Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc
từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy TS.
b) Điều kiện chủ thể thực hiện quyền định
đoạt (Đ 193)
 Người định đoạt tài sản phải có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ.
 Phải tuân thủ trình tự thủ tục theo luật định.
c) Nội dung của quyền định đoạt

Quyền định đoạt của


chủ sở hữu (Đ 194) Quyền định đoạt của
CSH có quyền: bán, người không phải là CSH
trao đổi, tặng cho, cho (Đ 195)
vay, để thừa kế, từ bỏ - Chỉ có thể định đoạt theo

quyền sở hữu, tiêu ủy quyền của CSH hoặc


theo qui định của PL.
dùng, tiêu hủy, …phù
hợp với qui định của PL.
d) Phương thức thực hiện quyền định đoạt
 Đối với tài sản là động sản, có giá trị nhỏ:
thỏa thuận miệng, hoặc chuyển giao ngay
tài sản.
 Đối với tài sản là Bất động sản, tài sản có
giá trị lớn mà pháp luật có qui định về trình
tự, thủ tục để thực hiện quyền định đoạt thì
phải tuân theo qui định đó.
e) Hạn chế quyền định đoạt
của chủ sở hữu
(Điều 196)
 Trường hợp hạn chế do pháp luật qui định.
+ Tài sản bị kê biên.
+ Tài sản đem đi làm vật bảo đảm.
 Nhà nước có quyền ưu tiên mua những tài sản
là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa.
 Quyền ưu tiên của một số chủ thể khác theo
qui định của pháp luật.
Đối với trường hợp không phải là chủ sở
hữu; không được chủ sở hữu ủy quyền thì
việc định đoạt tài sản vẫn có thể được
thực hiện không theo ý chí của chủ sở
hữu mà theo qui định của pháp luật.
Vd: - Tổ chức bán đấu giá tài sản để
thanh toán nợ hoặc để thi hành án.
- Hoặc tiệm cầm đồ bán tài sản cầm
cố sau khi hết hạn cầm mà chủ sở hữu
không thanh toán.
Ba quyền này là một thể thống nhất

Quyền chiếm hữu là tiền đề


cho hai quyền còn lại.

Quyền sử dụng có ý nghĩa


thiết thực.

Quyền định đoạt có ý nghĩa


pháp lý quan trọng nhất.
HÌNH THỨC SỞ HỮU

SỞ HỮU SỞ HỮU
CHUNG RIÊNG
HÌNH THỨC SỞ HỮU CHUNG

SỞ SỞ SỞ SỞ SỞ SỞ SỞ
HỮU HỮU HỮU HỮU HỮU HỮU HỮU
CHUNG CHUNG CHUNG CHUNG CHUNG CHUNG CHUNG
HỖN
THEO HỢP CỘNG CỦA CÁC VỢ NHÀ HỢP
PHẦN NHẤT ĐỒNG THÀNH CHỒNG CHUNG (Đ 215)
(Đ209) (Đ210) (Đ211) VIÊN (Đ213) CƯ
TRONG (Đ214)
GIA ĐÌNH
(Đ212)
- THEO THOẢ
THUẬN
- THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP - THEO TẬP QUÁN
LUẬT
Tình huống về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng
Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ tạo tập được một căn nhà ở
tại số 123 đường X, quận Y, thành phố H do anh A đứng tên là
chủ sở hữu. Ngày 1/9/2018 anh A bán căn nhà này cho anh C với
giá 1 tỷ đồng, hợp đồng đã được công chứng vào ngày
10/9/2018. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì ngày
30/9/2018, chị B là vợ của anh A phản đối và yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì cho rằng anh A bán nhà không có
sự đồng ý của mình. Anh C cho rằng một nửa căn nhà là của anh
A nên hợp đồng có giá trị một nửa.
Anh (chị) hãy cho biết tranh chấp trên sẽ được giải quyết như
thế nào, biết rằng giá nhà ở lúc giải quyết tranh chấp lên 1.5 tỷ
đồng. Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.
HÌNH THỨC SỞ HỮU

SỞ HỮU SỞ HỮU
CHUNG RIÊNG
HÌNH THỨC SỞ HỮU CHUNG
Lưu ý các vấn đề:

Quản Sử dụng Định đoạt Chia tài


Lý Tài sản Tài sản sản
Tài sản chung chung chung
chung (Đ 217) (Đ 218) (đ 219)
(Đ 216)
- THEO TẬP QUÁN
Ông A thỏa thuận bán vườn xoài lá cho anh B với giá 30 triệu
đồng với điều kiện anh C (con trai ông A) phải được hùn 50% vốn.
Bốn ngày sau, anh B giao cho ông A 10 triệu đồng, tương đương với
giá trị 1/3 vườn xoài lá tại thời điểm giao dịch.
Sau đó anh B có việc đi vắng, anh C ở nhà đã bán vườn xoài lá với
giá 52 triệu đồng. Biết được sự việc, anh B yêu cầu anh C phải chia
cho anh ½ số tiền lời thu được, tức 11 triệu đồng. Anh C không đồng
ý, nên 2 bên xảy ra tranh chấp.
Kết quả giải quyết tranh chấp: Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm buộc
anh C phải hoàn trả cho anh B 11 triệu đồng. Tòa dân sự TANDTC
tại bản án giám đốc thẩm nhân định: Tòa án cấp sơ và cấp phúc thẩm
xác định anh B đã hùn vốn mua vườn xoài lá nên được hưởng phần
lợi nhuận là đúng. Tuy nhiên bản án sơ thẩm lại lại quyết định chia
cho anh B 11 triệu đồng, tức ½ số tiền lợi nhuận thu được là không
hợp lý, gây thiệt hại cho quyền lợi của anh C vì anh B chỉ hùn 1/3
tiền vốn
Căn cứ vào quy định của BLDS 2015, anh chị hãy cho biết ý kiến
của mình về quan điểm của các cấp Tòa án nói trên.
Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở
4
hữu tài sản
4.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu
a) Khái niệm

Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những


sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý
nghĩa pháp lý do BLDS qui định mà thông qua đó
làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều
chủ thể đối với tài sản nhất định.
Do lao động sản xuất tạo ra tài sản hợp
pháp. (Đ 222)
Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận
hoặc theo quyết định của cơ quan NN có
Căn thẩm quyền. (Đ 223, 235)

cứ xác Thu hoa lợi, lợi tức (Điều 224).

lập cụ Tạo thành vật mới do sáp nhập,


trộn lẫn, chế biến. (Đ 225, 226,
thể 227)
Được Thừa kế. (Đ 234)
(Điều
Chiếm hữu: vật vô chủ, bỏ quên, đánh rơi, …gia
221) súc, gia cầm vật nuôi dưới nước ( có điều kiện)
Chiếm hữu, được lợi về TS theo qui
định tại Đ 236
Các trường hợp khác do PL qui định.
Xác lập quyền sở hữu
Chị Tuyết đi dự đám cưới của một người bạn. Trong tiệc cưới thấy
chị Hồng cầm cái ví giống hệt của mình, khi tan tiệc chị Tuyết hỏi chị
Hồng mua ví này ở đâu, chị Hồng thật thà nói chị Hồng mua của cửa
hàng bà Sáu với giá 500 ngàn đồng, đây là hàng ngoại nhưng do đã
xài rồi nên bà Sáu để lại rẻ cho. Chị Tuyết sực nhớ là mình có lần qua
nhà bà sáu mua đồ rồi để quên cái ví ở bên tiệm của bà Sáu. Chị
Tuyết bực bội quá, nhân tiện có bà Sáu vừa đi tới, chị Tuyết nói sao
ví của chị để quên không trả lại cho chị mà lại đem bán cho chị
Hồng, bà Sáu nói bà không nhớ ai để quên, ví ai mất người đó ráng
chịu, để ví vào tiệm của bà thì nó thuộc quyền sở hữu của bà, bà có
toàn quyền sử dụng, cho hay bán cho người khác.
Các bên xảy ra tranh chấp, dựa vào quy định của BLDS hãy giải quyết
tranh chấp.
Xác lập quyền sở hữu

A bắt được 1 con bò trên đồi gần nhà mình, rồi đem
về nhà nuôi và có báo cho ủy ban nhân dân xã biết
để họ thông báo công khai cho người đến nhận. 3
tháng sau có người xã bên đến nhận và xin lại. Trong
thời gian A nuôi giữ, con bò có sinh được 1 con bê
con. Hỏi, Ac ó phải trả lại cho người xã bên con bò
và con bê không?
Gia đình bà Thật nuôi vịt để tăng thu nhập. Một ngày đẹp trời
khi lùa vịt về, bà Thật phát hiện đã có thêm hơn chục con vịt
khác nhập vào đàn vịt nhà bà. Bà Thật đã đi hỏi các gia đình
có nuôi vịt gần đó và báo với UBND xã nhưng không thấy gia
đình nào báo mất vịt. Bà Thật đã mang 5 con vịt bán cho
người xã khác, số còn lại bà nuôi ghép cùng đàn vịt của nhà
mình.
Thời gian sau, ông Thà ở thôn bên đến tìm bà Thật và nói
rằng, số vịt đó là của nhà ông bị lạc nên muốn nhận lại. Bà
Thật không đồng ý trả lại vịt cho ông Thà vì bà đã có công
chăm sóc chúng gần hai tháng. Giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn
và cùng lên UBND xã để yêu cầu được giải quyết. Vậy, UBND
xã phải giải quyết như thế nào?
Chấm dứt theo ý
chí của chủ sở hữu.

c) Chấm dứt
quyền sở hữu
Chấm dứt theo qui
định của pháp luật.
Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho
người khác. (Đ 238)

Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình. (Đ 239)

Căn cứ Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy. ( Đ 242)
chấm Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở
hữu. (Đ 241)
dứt
Tài sản bị trưng mua. (Đ 243)
(Điều
Tài sản bị tịch thu. (Đ 244)
237)
TS đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo
qui định của luật. (Đ 240)

Các trường hợp khác do pháp luật qui định.


d) Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản
(Điều 163)
Là biện pháp tác động bằng pháp luật,
ngăn ngừa những hành vi xâm hại của người
khác đến chủ sở hữu khi họ thực hiện quyền sở
hữu.
Các nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp


nhân và chủ thể khác được pháp
luật công nhận và bảo vệ.

2. Không bị hạn chế, bị tước đoạt


trái PL đối với TS của mình.

3. Nhà nước trưng mua, trưng


dụng TS nhưng phải bồi thường và
phải vì lý do quốc phòng an ninh,
lợi ích quốc gia.
Phương thức bảo vệ (Đ 164)

Có quyền Yêu cầu


Có quyền tự mình
cơ quan Nhà nước
bảo vệ, ngăn chặn
can thiệp
Nội dung bảo vệ quyền sở hữu

Quyền
yêu câu
Quyền chấm dứt Quyền
Chiếm
đòi lại hành vi yêu cầu
hữu có
tai sản cản trở bồi
căn cứ
(Đ 166, trái PL đối thường
PL (Đ với việc
167, thiệt hại
165) thực hiện
168) (Đ 170)
QSH (Đ
169)
Các tình huống về xác lập quyền sở hữu
A gửi xe máy của mình vào bãi giữ xe của B.
Hôm đó, A được bạn rủ đi chơi bằng xe máy nên
không về lấy kịp xe trong ngày (vé xe có giá trị trong
01 ngày). Hôm sau, A bận việc nhà nên cũng không
đến lấy xe được. Sáng ngày tiếp theo, B tưởng A đã
từ bỏ chiếc xe của mình nên B nói đây là xe của
mình và đã đem xe máy bán cho C. Một hôm, C
đang đi xe máy trên đường thì bị A phát hiện. A níu
áo để đòi trả xe. 
Hỏi: A đòi xe từ C được không? Vì sao? Nêu
CSPL. Câu trả lời có khác không nếu tài sản này là
Anh (chị) hãy xác định trong những trường hợp sau, trường
hợp nào C phải trả lại tài sản cho A, biết rằng việc chiếm hữu
tài sản của C là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay
tình. Vì sao? Cơ sở pháp lý?
a) A (chủ sở hữu máy tính xách tay) cho B mượn máy tính
xách tay. B bán máy tính xách tay đó cho C.
b) A (chủ sở hữu máy tính xách tay) cho B mượn máy tính
xách tay. B tặng máy tính xách tay đó cho C.
c) A (chủ sở hữu máy tính xách tay) bị B trộm mất máy tính
xách tay. B bán máy tính xách tay đó cho C.
d) A (chủ sở hữu máy tính xách tay) bị B trộm mất máy tính
xách tay. B tặng máy tính xách tay đó cho C.
Khánh đi du lịch, có mượn của Đang một máy
ảnh hiệu Canon để chụp ảnh lưu niệm. Hôm
Khánh về đưa hình mình chụp đi du lịch cho các
bạn cùng xem, thì có Hà khen máy ảnh chụp rất
đẹp và tỏ ý rất thích. Thấy vậy, Khánh đã tặng
chiếc máy ảnh nói trên cho Hà. Sau đó Hà lại
mang về và tặng cho chị gái của mình là Anh.
Trong trường hợp này nếu Đang phát hiện ra và
yêu cầu Anh trả lại máy ảnh cho mình thì Anh có
phải trả lại hay không? Giải thích và nêu cơ sở
pháp lý?
Ngày 21/3/2017, trong lúc A cùng B được thuê đào đất để
làm nhà kho cho bà D đã phát hiện một hũ thuỷ tinh gói
trong bọc ni lông liền gọi B đến xem, B mở ra thấy bên trong
có ba gói vàng với 30 lượng vàng 9999. Bà D cho rằng đó là
vàng do C (chồng D) chôn giấu cách đây 10 năm trước khi C
bị tai nạn giao thông gây mất trí nhớ nên bà D ko biết ở đâu
để đào lên. D đã cho A, B mỗi người 500.000 đồng để
thưởng công tìm ra hũ vàng nhưng các anh không nhận.
Ngày 23/3/2017, D gọi vợ A đến cho 1 chỉ vàng nhưng vợ A
cũng không nhận mà yêu cầu D chia cho A một nửa số vàng
đào được, bà D từ chối.
Ngày 30/5/2017, A khởi kiện đòi D chia nửa số vàng đã được
tìm thấy trên.
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, anh/ chị hãy giải quyết
tranh chấp trên.
3.2. Quyền khác đối với tài sản

Quyền
đối với
bất Quyền
Quyền bề
động hưởng
mặt (Đ
sản liền dụng (Đ
267-273)
kề (Đ 257-266)
245-
256)
3.2.1. Quyền đối với BĐS liền kề

Thuật ngữ: dịch quyền, quyền sử dung hạn chế bất


dộng sản liền (BLDS 2005), quyền địa dịch, Easement
(tiếng Anh)
Quyền đối với BĐS liền kề

Thuật ngữ: dịch quyền, quyền sử dung hạn chế


bất dộng sản liền (BLDS 2005), quyền địa dịch,
Easement (tiếng Anh)

Quyền Quyền của


của A A
Được khai (Quyền đối
(Quyền
thác BĐS
đối với với BĐS
BĐS liền liền kề )
kề )
Quyền đối với BĐS liền kề
Quyền này gắn với hai bất động sản: bđs
hưởng quyền và bđs chịu hưởng quyền

Quyền này gắn với bđs chứ không phải csh bđs. Vì
vậy, khi bđs đổi chủ thông qua gdds thì chủ mới sẽ
LƯU Ý: là người được hưởng quyền đó và chủ cũ chấm
dứt quyền

Quyền này không có giá trị kinh tế,


không hướng đến mục đích lợi nhuận
Căn cứ xác lập Quyền đối với BĐS liền kề
Hiệu lực của Quyền đối với BĐS liền kề (Đ 247)
Tình huống 1 : Vợ chồng A có một mảnh đất rộng 800m2,
vợ chồng A bán cho B ¼ mảnh đất với diện tích 200m2 ở
góc trong cùng, giáp với nhà của C. Khi xem xét kết cấu
mảnh đất do không có lối đi ra B đã yêu cầu vợ chồng A
dành cho mình một lối đi ra ngoài đường. Trong hợp đồng
mua bán vợ chồng A và B có thỏa thuận rằng: Vợ chồng A
sẽ cho B làm lối đi rộng 2m từ mảnh đất của B ra đường
với điều kiện B phải đền bù cho vợ chồng A 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, một thời gian sau, vợ chồng A dự định xây nhà
trên diện tích đất của mình (bao gồm lối đi của B), tuy
nhiên B không đồng ý và hai bên xảy ra tranh chấp. Anh
(chị) giải quyết tình huống trên
 Tình huống 2: Nhà A và nhà B là 2 hộ gia đình
sống tại khu tập thể X. Căn hộ nhà A ở tầng 1 (P101),
căn hộ nhà ông B ở tầng 2 (P201) liền k.Khi khu tập
thể X được xây dựng, hệ thống đường ống dẫn nước
thải được thiết kế độc lập cho từng hộ gia đình. Theo
đó, đường ống dẫn nước thải của gia đình ông B
được lắp đặt ở phía ngoài mép tường của khu tập thể,
chạy dọc theo mép từờng ngoài căn hộ nhà ông A. Do
sử dụng đã lâu nên đường ống dẫn nước thải nhà ông
B bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng. Thay vì sửa
chữa thì gia đình ông B đề nghị gia đình ông A cho
dẫn nước thải qua đường ống nhà ông A và sẽ trả cho
gia đình ông A một khoản tiền.
 Tình huống 2 : (tiếp theo) Gia đình ông A đồng ý và hai bên
lập văn bản thỏa thuận trong đó xác định hai nội dung: (1) gia
đình ông A đồng ý để gia đình ông B cho nước thải sinh hoạt
chảy qua đường ống của mình; (2) gia đình ông B phải trả
cho gia đình ông A số tiền là 20 triệu đồng. Ngoài ra không
có thỏa thuận gì thêm. Năm 2017, vì không có nhu cầu sử
dụng căn hộ, nên ông A đã bán căn hộ cho gia đình ông C.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến khi đường ống dẫn
nước thải của gia đình ông B bị vỡ (đoạn ống nằm trong mép
phòng bếp của gia đình ông C, đoạn ống này được ông B lắp
đặt từ hố ga nhà mình nối xuống hố ga nhà ông A trước đó để
thoát nước thải sinh hoạt theo thỏa thuận giữa hai bên). Trước
sự việc đó, gia đình ông C yêu cầu gia đình ông B phải sửa
chữa đường ống nhưng không được chấp thuận nên hai bên
gia đình xảy ra mâu thuẫn. C khởi kiện ra Tòa. Hãy cho biết
hướng giải quyết của tình huống.
 
Gợi ý câu hỏi:
     1. Tranh chấp trong tình huống trên có phải là
tranh chấp liên quan đến quyền đối với bất động
sản liền kề không? Vì sao?
     2. Xác định các căn cứ pháp lý được áp dụng
để giải quyết vụ việc?
     3. Gia đình ông C có quyền yêu cầu gia đình
ông B chấm dứt việc dẫn nước thải qua hố ga nhà
mình không? Vì sao?
     4. Gia đình ông C có thể làm gì để bảo vệ
quyền lợi của mình?
 

Quyền về cấp , thoát nước qua bđs


liền kề
Các
Quyền về tưới nước, tiêu nước
quyền trong canh tác
đối với
bất Quyền về lối đi qua
động
sản liền Quyền về mắc đường dây tải điện,
thông tin liên lạc qua bất động sản
kề
khác
3.2.2. Quyền hưởng dụng (Điều 257)

Khái niệm: Quyền hưởng dụng là quyền


của chủ thể được khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác trong một
thời hạn nhất định.
• Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng (Đ 258)

THEO THEO THEO


THOẢ LUẬT DI
THUẬN ĐỊNH CHÚC

Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại tài sản là một


mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại
quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là
em gái của ông A.
         
• Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng (Đ 258)

THEO THEO THEO


THOẢ LUẬT DI
THUẬN ĐỊNH CHÚC

Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại tài sản là một


mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại
quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là
em gái của ông A.
         
• Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng (Đ 258)

THEO THEO THEO DI


THOẢ LUẬT CHÚC
THUẬN ĐỊNH

Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại tài sản là một


mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại
quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là
em gái của ông A. Anh (chị) hãy xác định
quyền hưởng dung mà bà B được hưởng là
những quyền gì?
         
• Hiệu lực của quyền hưởng dụng (Đ 258)

Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại tài sản là một


mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại
quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là
em gái của ông A. Anh (chị) hãy xác định
quyền hưởng dung mà bà B được hưởng là
những quyền gì?
         
• Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử
dụng

Tiêu chí phân biệt: căn cứ pháp lý, khái niệm,


thời hạn, giới hạn về quyền đối với tài sản,
quan hệ với chủ sở hữu tài sản, quan hệ với
CSH tài sản, căn cứ xác lập, quyền tài sản,
chấm dứt quyền
3.2.3. Quyền bề mặt
Khái niệm

Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối


với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian
trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền
sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
3.2.3. Quyền bề mặt
Đặc điểm
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể không phải chủ sở
hữu được tác động, khai thác trên tài sản

Quyền này chỉ áp dụng đối với đối tượng là quyền sử


dụng đất đối với mặt đất, mặt nước với phạm vi quyền là
khoảng không gian bên trên và bên trong của các đối
tượng này.

Quyền đối với các khoảng không gian được cắt lớp bên
trên và bên trong của mặt đất, mặt nước. Mỗi chủ thể cụ
thể sẽ có quyền được khai thác riêng trong phạm vi không
gian mà họ có quyền.
3.2.3. Quyền bề mặt
Hiệu lực của quyền bề mặt
Quyền bề mặt được xác lập cho người có quyền từ thời
điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất,
mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và
lòng đất cho người có quyền bề mặt.

Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp


nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Với tính chất tuyệt đối của một vật quyền, kể từ thời điểm
quyền bề mặt phát sinh hiệu lực, quyền bề mặt sẽ được
bảo vệ, tôn trọng và có giá trị đối kháng với các chủ thể
khác trong xã hội, trừ trường hợp luật liên quan quy định
khác.

You might also like