You are on page 1of 5

Đề bài: Phân tích vai trò của nhà nước trong việc khắc phục hậu quả ô

nhiễm môi trường do các doanh nghiệp sản xuất gây ra hiện nay? Lấy ví dụ
một doanh nghiệp sản xuất cụ thể.
1. Doanh nghiệp cụ thể sản xuát gây ô nhiễm môi trường
- Đối tượng tìm hiểu: Công ty doanh nghiệp Vedan
- Doanh nghiệp có trụ sở chính tại : Quốc lộ 51 - ấp 1A - Xã Phước Thái - Huyện Long
Thành - Tỉnh Đồng Nai.
- Thành lập : Năm 1954 tại Ðài Loan, xây dựng nhà máy tại Việt Nam vào năm 1991.
- Lĩnh vực sản xuất : Vedan Việt Nam là nhà máy trong lĩnh vực sử dụng công nghệ
sinh học, công nghệ lên men sản xuất ra các sản phẩm axít amin, chất điều vị thực
phẩm, tinh bột, tinh bột biến đổi, chất phụ gia thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm
cung ứng cho các ngành công nghiệp khác.

QUY TRÌNH VI PHẠM

- Khoảng năm 1994 - 1995, người dân đã phát hiện sai phạm công ty Vedan đã lắp đặt
một “hệ thống xử lý” có chủ ý: hệ thống bơm nhiều tầng nấc có các van đóng - mở
linh hoạt và dẫn ra một đường ống “bí mật” được cắm sâu trong lòng đất trực chỉ ra
sông Thị Vải.(1)
- Giữa năm 2006, khi Thanh tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường,
trong lần kiểm tra hàng loạt các doanh nghiệp đóng trên địa bàn được cho là đã xả
thải xuống sông Thị Vải, đã lại phát hiện Vedan.
- Hai năm sau, nhận được quá nhiều bức xúc của người dân, Cục Cảnh sát môi trường
- Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã vào
cuộc. Hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã
bắt quả tang Công ty Vedan xả thải ra dòng sông Thị Vải.(2)

(NÓI THÊM: (1) Theo dư luận người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ
làm việc vào quá nửa khuya, lúc mọi người đã yên giấc, (2) T heo ước tính, Vedan
có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.)
SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT BƠM DỊCH THẢI LỎNG CỦA VEDAN TRỰC TIẾP RA SÔNG
THỊ VẢI

MỤC ĐÍCH

- Mục đích hành động trên của Vedan là để đạt được lợi ích tối đa trong sản xuất
 Điều đó khiến cho hiệu quả kinh tế - xã hội không được đảm bảo:
 Gây nguy hại trực tiếp tới sức khỏe con người
(Nói thêm: Đối với một lượng lớn chất thải bị bơm vào sông Thị Vải thì sức khỏe
người dân ở đây bị ảnh hưởng rất nhiều, Đôi cánh tay của cán bộ môi trường bị
bám đầy hóa chất sau khi thò xuống sông Thị Vải, đoạn lưng sau nhà máy, để lấy
mẫu nước. Ngoài ra, người dân ở đây cho biết, lội xuống ao vớt xác tôm, 5p sau
hia bàn chân bị phồng dộp, 10 móng chân đen sạm, có mùi hôi)
 Gây ÔNMT
- Môi trường đất: hóa chất xả thải ngấm vào đất => không thể trồng trọt. Ngoài
những thiệt hại về diện tích nuôi hải sản, diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Đồng Nai
cũng phải gánh chịu một hậu quả tương tự. Hàng trăm ha lúa của tỉnh bị thối rễ,
cây lúa không thể thu hoạch.
- Môi trường nước: ô nhiễm trầm trọng các sông, kênh, rạch. Sụt giảm sản lượng
thủy sản khai thác , tôm cá chết nổi dày đặc mặt. Mặc dù người dân sống dọc
dòng Thị Vải nhìn nhận môi trường trên sông hiện được cải thiện 60-80% so với
thời điểm Vedan xả thải, tôm cá cũng có trở lại nhưng ít,và nỗi lo sông lại ô
nhiễm cứ bám lấy tâm trí của người dân.
- Môi trường không khí: ô nhiễm trầm trọng các sông, kênh, rạch( sụt giảm sản
lượng thủy sản khai thác , tôm cá chết nổi dày đặc mặt )Mặc dù người dân sống
dọc dòng Thị Vải nhìn nhận môi trường trên sông hiện được cải thiện 60-80% so
với thời điểm Vedan xả thải, tôm cá cũng có trở lại nhưng ít,và nỗi lo sông lại ô
nhiễm cứ bám lấy tâm trí của người dân.
 Ảnh hưởng tiêu cực tớ việc làm ăn kinh doanh của ngư dân: Một phần lớn diện
tích nuôi trồng thủy, hải sản của người dân ở đây bị ảnh hưởng nặng nề. Nuôi cá,
tôm thì đều bị chết nổi rất nhiều trên mặt nước…

CHÍNH ĐIỀU ĐÓ GÂY RA KHUYẾT TẬT CỦA NỀN KINH TẾ.

2. Vai trò của nhà nước trong việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do các
doanh nghiệp sản xuất gây ra hiện nay

Chính nền kinh tế thị trường gây ra khuyết tật của nề kinh tế thị trường. Từ đó, NN cần
phải giải quyết khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Qua trên, ta sẽ thấy rõ vai trò của
nhà nước.
NHÀ NƯỚC:
a) Hệ thống pháp luật: (đọc slide)
b) Chính sách kinh tế: (đọc slide)

- Những công cụ kinh tế này dựa trên nguyên tắc thị trường, sẽ khắc phục được thất bại thị
trường trong quản lý môi trường.
- Tối thiểu hóa chi phí làm giảm ô nhiễm so với dựa vào hệ thống pháp luật.

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC:

VAI TRÒ BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP VỚI VEDAN

Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ vi


Luật đặt ra cơ phạm của Công ty CPHH Vedan
chế xử lý khi
xảy ra ô Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
nhiễm đối với Vedan 12 lỗi vi phạm với tổng số tiền phạt
Quản lý
là 267,5 triệu đồng

Buộc Vedan phải nộp khoản truy thu phí bảo vệ


Thuế/ phí
môi trường đối với nước thải công nghiệp là
môi trường
127,26 tỉ đồng

Kiểm định Kiểm định mức độ ô nhiễm của môi trường xung
Giám sát
môi trường quanh khu vực xả thải của Vedan
Tỉnh Đồng Nai hỗ trợ hơn 60 tỷ đồng cho hơn
Hỗ trợ Hỗ trợ kinh tế 5.000 hộ dân bị thiệt hại do hậu quả xả nước thải
chưa qua xử lý của Công ty Vedan.

 Vai trò tích cực:


- Tạo cơ sở pháp lý, định hướng cho hoạt động kinh tế (các văn bản luật về BVMT của
NN)
- Phát huy tác dụng nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc
BVMT
- Nâng cao được hiệu quả của hoạt động kinh tế (khi mà các đơn vị, tổ chức, cá nhôn
ý thức được việc BVMT trong quá trình hoạt động kinh tế của mình sau khi có những
trường hợp vi phạm bị NN xử lý, từ đó hoạt động kinh tế+BVMT => nâng cao hiệu
quả của hoạt động kinh tế)
- Khắc phục hậu quả môi trường và khôi phục môi trường sau ô nhiễm
 Vai trò tiêu cực:
- Quyền lực pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường còn hạn chế, đặc biệt là lực
lượng cảnh sát chưa thực sự can thiệp mạnh mẽ
(TT: Chính vì lý do này, các cấp chính quyền còn buông lỏng quản lý, không có hệ
thống theo dõi và đánh giá liên tục mức độ vi phạm gây ô nhiễm của các doanh
nghiệp tại địa bàn. Lực lượng chức năng còn chậm trễ trong việc nắm bắt tình hình,
giám sát hoạt động, phát giác và ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Nắm bắt được điều này, Vedan đã đưa ra các báo cáo rằng không chỉ mình họ gây ô
nhiễm mà còn có 77 xí nghiệp khác nên cơ quan chức năng không thể quy hết trách
nhiệm cho Vedan bởi chính họ cũng đã nới lỏng việc giám sát.)
- Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, còn chồng chéo nhau
(TT: Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng hơn 300 văn bản pháp luật
về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản vẫn còn thiếu đồng bộ,
không chi tiết, tính ổn định rất kém. Còn văn bản vừa mới ban hành chưa lâu đã phải
sửa đổi, bổ sung liên tục. Nhất là về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm môi trường chỉ là 2 năm. Và việc quản lý còn chưa đủ hiệu quả chính vì
vậy doanh nghiệp Vedan đã xả chất thải thô ra sông Thị Vải diễn ra liên tục trong 14
năm mới phát hiện và điều ra)
- Các biện pháp xử phạt chưa đủ tính răn đe
(TT: Nhìn từ vụ việc của công ty Vedan, họ chỉ bị xử phạt hành chính, bị yêu cầu
đóng phí bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại cho người dân với số tiền chẳng
thấm vào đâu so với lợi nhuận 1 năm họ làm ra. Chỉ bị đình chỉ hoạt động một thời
gian ngắn, và Vedan vẫn tồn tại cho đến ngày nay, lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng
nghìn tỷ.)

=>>Kết luận: Theo ước tính, ngoài Vedan, vẫn còn khoảng hơn 100 khu công nghiệp
chưa có hệ thống xử lý nước thải. Và với những hạn chế trong việc giám sát, quản lý
của nhà nước, việc ONMT đã gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của
chúng ta. Không những thế, điều đó còn làm KT chậm phát triển và nếu đà này cứ
tiếp diễn, hậu quả sẽ càng ngày càng nguy hiểm. Nên bên cạnh những thành tựu đạt
được, Nhà nước cũng cần phải đổi mới chính sách pháp luật và xây dựng cũng như
áp dụng pháp luật hiệu quả để xử lý triệt để các hành vi vi phạm và gây ONMT

You might also like