You are on page 1of 3

VEDAN “GIẾT” SÔNG THỊ VẢI

Công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991
tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM 75 km. Các hạng mục đã đưa vào
sản xuất gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh
bột biến đổi, nhà máy lysine...
Ngày 13-9-2008, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết vừa phối
hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy
của Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vedan, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai) xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
Đặc biệt hơn Vedan từng là đơn vị có “lịch sử” liên quan việc xả nước thải chưa
qua xử lý ra sông.
Năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đã thải chất gây ô nhiễm môi
trường xuống sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. Công ty Vedan đã lắp đặt một
“hệ thống xử lý” có chủ ý: hệ thống bơm nhiều tầng nấc có các van đóng - mở linh hoạt
và dẫn ra một đường ống “bí mật” được cắm sâu trong lòng đất trực chỉ ra sông Thị Vải.
Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận
hành, sẽ đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được.
Theo dư luận người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc vào quá nửa
khuya, lúc mọi người đã yên giấc.
Năm 2005, Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà
Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng.
Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường từng “hỏi thăm” đột
xuất Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải
khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB
(gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học
tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường. dù có xây
dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó, đúng hơn là
ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương. Theo nhận định của đoàn
thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ
th uật, nếu không nói là làm cho có.
Vì thế nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở
mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu
chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ
hơn 0,1 mg/lít.
Mức độ nguy hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý
của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu
nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần -
một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn. Trong nước thải sau hệ thống xử lý này, nhiều chất
ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac…
đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt
tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý
nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài
lần.
Cũng tại đợt kiểm tra trong năm 2006 của Bộ Tài nguyên - môi trường, đoàn kiểm
tra đã phát hiện ở Công ty Vedan có hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý
vào sông Thị Vải. Sau khi phân tích nước thải tại cống thoát nổi thuộc bộ phận sản xuất
phân vi sinh của Công ty Vedan, cơ quan chức năng đánh giá tuy khối lượng nước thải
nhỏ nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao. Như cyanure vượt tiêu chuẩn 76 lần,
trong khi nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm lần…
Năm 2008 Vedan lại bị phát hiện xả chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị vải với
1 hệ thống đường ống chằng chịt như trận đồ bát quái, với thủ đoạn tinh vi nên phải sau
rất nhiều tháng theo dõi Cục cảnh sát môi trường mới bắt được quả tang được hành vi
này.
Từ ngày 13/9/2008, khi sự việc bị phát giác công ty Vedan đã gặp rất nhiều khó
khăn. Mặc dù sản phẩm của công ty Vedan Việt Nam không có tội, quy trình, công nghệ
sản xuất gây ô nhiễm chứ sản phẩm ấy không gây độc hại, nhưng chính cách hành xử của
ban lãnh đạo công ty đã gây bức xúc cho dư luận. Từ đó đã làm dấy lên phong trào “tẩy
chay” Vedan. Phong trào này không chỉ rộ lên ở các siêu thị mà tại các chợ, các cửa hàng
tạp hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của công ty này cũng bị các tiểu thương
ngưng bán, còn người tiêu dùng thì quay lưng.
Trước sức ép của dư luận, sự đe dọa của hàng ngàn vụ kiện, và sự tẩy chay của
người tiêu dùng, Vedan từ chỗ chỉ hứa cam kết hỗ trợ nông dân, đã bắt đầu chấp nhận
thương lượng về bồi thường. Đến ngày 10/09/2010, thông qua thỏa thuận riêng lẻ với đại
diện nông dân của ba tỉnh, Vedan đã chấp nhận bồi thường gần 220 tỷ VNĐ cho hộ nông
dân, với điều kiện các hộ nông dân rút lại đơn khởi kiện. Như vậy các bên đã đạt được
một giải pháp chấp nhận được mà không phải tiến hành gần vụ kiện tốn kém thời gian,
tiền bạc, với kết cục chưa thật rõ ràng. Trên thực tế, cho đến nay Vedan đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ bồi thường như cam kết. Cuối tháng 01/2011, nông dân Cần Giờ đã nhận đủ
số tiền bồi thường, họ đã quyết định chia đều số tiền 45,7 tỷ VNĐ cho 839 hộ dân bị thiệt
hại. Tại BR-VT, Sở NN&PTN làm đầu mối đã phân chia 53,619 tỷ VNĐ cho 1255 nông
hộ theo tỷ lệ khai báo trước khi khởi kiện. Riêng tại tỉnh Đồng Nai, vẫn còn nhiều khó
khăn trong việc chia tiền, vào thời điểm 07/2011 địa phương này mới chia được khoảng
37 tỷ trong tổng số 119,5 tỷ VNĐ tiền bồi thường thiệt hại của Vedan cho nông dân.
Câu hỏi:
Phân tích mối quan hệ đạo đức giữa Vedan và các đối tượng hữu quan? (chủ sở
hữu, người lao động, khách hàng, ngành, cộng đồng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,
chính phủ).

1. Chủ sở hữu:
VEDAN đặt lợi ích lợi nhuận lên hàng đầu mà không màng đến pháp luật
và lợi ích cộng đồng

You might also like