You are on page 1of 2

CASE STUDY MODULE 2

1. Chiếc cầu Bình Điền mạch nối giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh Miền Tây Nam
Bộ và Đồng Bằng Sôn Cửu Long bị sập ngày 27-28 Tết năm 2002. Để giải quyết tạm
thời lưu thông trên con đường này Bộ GTVT đã xây dựng tạm một chiếc cầu phao, rồi
mở tạm con đường đi qua quận 8, lưu thông qua cầu Nhị Thiên Đường. Sau 2 năm, chiếc
cầu Bình Điền xây dựng xong thì việc đi lại trên con đường này mới trở lại bình thường.
Đánh giá tổn thất của biến cố trên (trực tiếp và gián tiếp).

2. Công ty Vedan
Hãy phân tích hành động của doanh nghiệp và đánh giá những tổn thất.
Công ty Vedan bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993, trong các lĩnh vực sản xuất bột
ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút (NaOH), a-xít (HCl), Lysin, thức ăn chăn nuôi,
phân bón, các sản phẩm công nghệ sinh học, phát điện, cảng... trên diện tích khoảng 120
ha ở tỉnh Ðồng Nai và gần tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khoảng năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó trên lưu
vực sông Thị Vải hoạt động công nghiệp rất ít), Công ty Vedan đã thải chất thải gây ô
nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. (Năm 2005, Công ty Vedan
đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản thuộc tỉnh Ðồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh số tiền 15 tỷ đồng).

Tiếp theo đó, Công ty Vedan đã đề xuất được đổ chất thải sau lên men xuống biển, (chất
thải này có đặc tính tương tự với dịch thải lỏng Vedan vẫn xả "trộm" hằng ngày như
Ðoàn kiểm tra và Cục Cảnh sát môi trường phát hiện vừa qua). Việc làm nêu trên đã
được các bộ, ngành và địa phương ngăn chặn kịp thời và cấm không được đổ xuống
biển.

Năm 2004, Bộ TN và MT đã thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty
Vedan, kết quả thanh tra đã xác định công ty đã thực hiện không đúng nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường như đã được phê duyệt và xả nước thải vượt cấp tiêu chuẩn
cho phép từ hai lần trở lên.

Năm 2006, Công ty Vedan đã có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép (Xyanua
vượt từ 7,6 đến 5.600 lần; tổng Coliform vượt đến 100 lần; COD vượt từ 1,2 đến 4,1
lần; BOD5 vượt đến 6,4 lần; N-NH3 vượt từ 13,6 đến 60 lần). Ngoài ra, trong quá trình
kiểm tra Ðoàn kiểm tra phát hiện có hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý
vào sông Thị Vải tại cống xả khu vực cảng Vedan, hàm lượng các thông số ô nhiễm
trong nước thải rất cao (COD vượt đến 44,7 lần; BOD5 vượt đến 17 lần...). Bộ TN và
MT đã chuyển hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh Ðồng Nai chỉ đạo xử lý theo quy định của
pháp luật, đồng thời yêu cầu Công ty Vedan lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự
động một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý, định kỳ ghi đo, báo
cáo kết quả về Sở TN và MT tỉnh Ðồng Nai để theo dõi, giám sát.

Năm 2007, Sở TN và MT tỉnh Ðồng Nai đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận
kiểm tra năm 2006 đối với Công ty và cũng đã phát hiện một số vi phạm, đặc biệt Công
ty Vedan chưa lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm
đặc trưng trong nước thải. Qua lời tự nhận về phía công ty, trung bình mỗi tháng
thải 44.800 m3 dịch thải lỏng và nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, chủ yếu là
chất hữu cơ.

3. Một đài truyền hình(ĐTH) tư nhân nằm trong 1 thành phố có hơn 2 triệu dân. Nguồn
vốn hoạt động của đài truyền hình chủ yếu là vốn cổ phần của gia đình. ĐTH có mối
quan hệ với một trong ba mạng phát sóng truyền hình của Nhà nước.
Tổng số nhân viên của ĐTH là 156 người. Trong đó có 20 kỹ sư, 7 nhân viên văn phòng,
129 lao động sản xuất, quét dọn và làm các công việc khác. Tổng chi phí của ĐTH là
3.550.000 USD/ năm.
Tài sản của ĐTH bao gồm nhà văn phòng và tháp truyền hình có thư giá là 7,5 triệu
USD, nhưng giá trị thay thế 12-14 triệu USD. Thiết bị máy móc của trạm bao gồm cả
Camera, đầu máy quay video, 6 chiếc ô tô, 3 xe tải, các thiết bị điện và điện tử có thư
giá 2,6 triệu USD và chi phí của nó là 3,5 triệu USD.
Thu nhập sau thuế của đài truyền hình trong những năm gần đây như sau:
Năm 1: 380.000$
Năm 2: 500.000$
Năm 3: 400.000$
Hãy lập kế hoạch quản trị rủi ro cho ĐTH:
- Nhận dạng tổn thất tiềm năng
- Đưa ra phương pháp quản trị rủi ro
4. Một khách hàng lớn của doanh nghiệp bỗng nhiên chấm dứt hợp đồng mua hàng với
công ty. Là người phụ trách bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp anh/chị sẽ làm gì?
5. Một trưởng bộ phận kinh doanh khu vực TP.HCM xin nghỉ việc và đầu quân vào công
ty đối thủ. Hãy phân tích ảnh hưởng của sự kiện này đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
6. Uy tín của công ty anh/chị trong thời gian gần đây bị ảnh hưởng nặng nề bởi những sai
sót nghiêm trọng của sản phẩm/dịch vụ do công ty cung cấp. Với tư cách là trưởng
nhóm chuyên gia anh/chị sẽ làm gì để khắc phục tình trạng trên.
7. Anh/chị đang dự định mở một công ty kinh doanh thực phẩm trong tình hình dịch bệnh
hiện nay. Hãy phân tích các rủi ro ở hai mặt tích cực và tiêu cực tác động đến hoạt động
kinh doanh và cách thức giải quyết.

Lưu ý: Tất cả các trường hợp cần nhận dạng, phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro để trên cơ
sở đó có các biện pháp nhằm kiểm soát và tài trợ rủi ro phù hợp.

You might also like