You are on page 1of 3

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Ngày 01/4/2016, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T tiến
hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc
Công ty TNHHSXTM G (Công ty G). Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả
thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ngày đêm. Kết quả phân tích
mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên bản vi phạm hành chính để
xử lý theo quy định. Ngày 13/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh T đã ký quyết định xử phạt
vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng, đồng thời công ty phải thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả
kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường.

• Hỏi:

• Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?

• Xác định biện pháp xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G
phải thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?

• Các yếu tố cấu thành VPPL hành chính trong tình huống trên?

Bài làm

• Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?

- Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi không xử lý nước thải và lén lút xả


thẳng ra sông VC Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả
phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễmvượt gấp 5 lần so với
quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
- khoản 2 Điều 1: Phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này gồm các hành vi vi
phạm các quy định về quản lý chất thải;
- Cụ thể hành vi này thuộc điểm k khoản 5 Điều 13 quy định hành vi xả nước
thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông
số môi trường thông thường vào môi trường
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)
- Mức phạt của Công ty G là phạt tiền từ 400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ
chức.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016.

• Xác định biện pháp xử phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G
phải thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?

- Trong trường hợp này, Công ty G bị xử phạt tiền với số tiền là 340 triệu
đồng thì đây hình thức xử phạt chính
- Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2013/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000
đồng đối với tổ chức.
- Đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám
định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường. Biện pháp trên không thuộc Hình
thức xử phạt chính hay Hình thức xử phạt bổ sung mà là biện pháp khắc
phục hậu quả:
- Cơ sở pháp lý: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

• Các yếu tố cấu thành VPPL hành chính trong tình huống trên?

- Mặt khách quan

+ Hành vi: nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công
ty G) không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông VC. Lượng nước thải
phát sinh 480m3/ngày đêm. Kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các
thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

+ Hậu quả: Gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước người dân

+ Thời gian: Ngày 1/4/2016

+ Địa điểm: Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công
ty G)
- Mặt khách thể: Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông VC.
Lượng nước thải phát sinh 480m3/ngày đêm. Kết quả phân tích mẫu nước
thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải.

- Mặt chủ quan:

+ Lỗi: Là lỗi cố ý trực tiếp vì khi đăng kí giấy phép kinh doanh thì những qui
định về luật bảo vệ môi trường phải được nắm rõ nhưng mà Công ty G vẫn cố
tình vi phạm.

- Nguyên nhân: Xem thường pháp luật, thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi
trường

- Mặt chủ thể: Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G
(Công ty G), có đủ khả năng và năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.

You might also like