You are on page 1of 8

BÀI TẬP QUẢN TRỊ RỦI RO

Phần I: Bài tập tình huống

Nhóm
1. Tài sản cố định được tính khấu hao hàng năm và giá trị của nó sẽ giảm dần theo
vòng đời hoạt động của nó. Như vậy, biến cố hao mòn và giá trị tài sản cố định
giảm dần (tổn thất) có phải là biến cố rủi ro không?
=> Không phải là biến cố rủi ro, vì đó là sự hao mòn và giảm giá trị là chắc chắn,
không thể gọi là biến cố rủi ro. Đặc trưng của rủi ro là bất ngờ, không ngoài mong
đợi.

2. Hai cậu bé Tom và Tim 9 tuổi xem tivi truyền lại trận đấm bốc giữa hai đấu thủ
Ali và Joe trong chương trình “trận đấu thế kỷ”. Trận đấu này diễn ra lúc Tom và
Tim còn quá nhỏ để họ có thể nhớ kết quả ai thắng ai thua. Tom và Tim cá kết quả
của trận đấu, Tom cho Ali và Tim cho Joe. Trong trường hợp này rủi ro có tồn tại
hay không? Đối với Tim? Đối với Tom?
=> Vì hai cậu bé chưa biết được kết quả nên vẫn có rủi ro xảy. Đối với Tom, rủi ro
có thể là Joe thắng và đối với Tim, rủi ro có thể là Ali thắng.

3. Xuân nói: “Khả năng nhà của tôi xảy ra cháy là rủi ro thuần tuý đối với tôi. Nhưng
nếu tôi mua bảo hiểm, thì đó là rủi ro suy đoán đối với công ty bảo hiểm”. Bạn có
đồng ý với ý kiến của Xuân không? Tại sao?
=> Đồng ý, vì nếu đám cháy xảy ra thì đối với Xuân là rủi ro thuần túy, gây thiệt
hại. Còn đối với công ty Bảo hiểm, nếu đám cháy không xảy ra thì có lời từ khoản
thu phí, nếu xảy ra thì là tổn thất khoản bù thiệt hại. ( dạng tài trợ bảo hiểm,
chuyển giao rủi ro)

4. Loại rủi ro nào bạn coi là rủi ro cá nhân? Loại rủi ro nào sẽ được bạn chọn giữ lại
và rủi ro nào sẽ được bạn chuyển giao?
Rủi ro chuyển giao: Mua bảo hiểm
Rủi ro cá nhân: Tai nạn, thất nghiệp, hỏa hoạn, phá sản
Rủi ro giữ lại: đầu tư

5. Theo bạn 50% xác suất thiệt hại ngẫu nhiên của 100.000 đồng hay 5% của
1.000.000 đáng sợ hơn? Tại sao?
=>Về giá trị thiệt hại của 2 trường hợp là bằng nhau nhưng 50% đáng sợ hơn vì
thiệt hại hơn 1/2, còn 5% ít thiệt hại hơn.
_____________________________________________________

Nhóm 2
1. Chiếc cầu Bình Điền mạch nối giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh Miền Tây
Nam Bộ và Đồng Bằng Sôn Cửu Long bị sập ngày 27-28 Tết năm 2002. Để giải
quyết tạm thời lưu thông trên con đường này Bộ GTVT đã xây dựng tạm một
chiếc cầu phao, rồi mở tạm con đường đi qua quận 8, lưu thông qua cầu Nhị Thiên
Đường. Sau 2 năm, chiếc cầu Bình Điền xây dựng xong thì việc đi lại trên con
đường này mới trở lại bình thường.
Đánh giá tổn thất của biến cố trên (trực tiếp và gián tiếp).
2. Công ty Vedan
Hãy phân tích hành động của doanh nghiệp và đánh giá những tổn thất.
Công ty Vedan bắt đầu đi  vào hoạt động từ năm 1993, trong các lĩnh vực sản xuất
bột ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút (NaOH), a-xít (HCl), Lysin, thức ăn
chăn nuôi, phân bón, các sản phẩm công nghệ sinh học, phát điện, cảng... trên diện
tích khoảng 120 ha ở tỉnh Ðồng Nai và gần tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khoảng năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó
trên lưu vực sông Thị Vải hoạt động công nghiệp rất ít), Công ty Vedan đã thải
chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. (Năm
2005, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nuôi
trồng thủy sản thuộc tỉnh Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh số
tiền 15 tỷ đồng).

Tiếp theo đó, Công ty Vedan đã đề xuất được đổ chất thải sau lên men xuống biển,
(chất thải này có đặc tính tương tự với dịch thải lỏng Vedan vẫn xả "trộm" hằng
ngày như Ðoàn kiểm tra và Cục Cảnh sát môi trường phát hiện vừa qua). Việc làm
nêu trên đã được các bộ, ngành và địa phương ngăn chặn kịp thời và cấm không
được đổ xuống biển.

Năm 2004, Bộ TN và MT đã thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty
Vedan, kết quả thanh tra đã xác định công ty đã thực hiện không đúng nội dung
báo cáo đánh giá tác động môi trường như đã được phê duyệt và xả nước thải vượt
cấp tiêu chuẩn cho phép từ hai lần trở lên.

Năm 2006, Công ty Vedan đã có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép
(Xyanua vượt từ 7,6 đến 5.600 lần; tổng Coliform vượt đến 100 lần; COD vượt từ
1,2 đến 4,1 lần; BOD5 vượt đến 6,4 lần; N-NH3 vượt từ 13,6 đến 60 lần). Ngoài
ra, trong quá trình kiểm tra Ðoàn kiểm tra phát hiện có hiện tượng xả trực tiếp
nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải tại cống xả khu vực cảng Vedan, hàm
lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải rất cao (COD vượt đến 44,7 lần;
BOD5 vượt đến 17 lần...). Bộ TN và MT đã chuyển hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh
Ðồng Nai chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu Công ty
Vedan lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm
đặc trưng trong nước thải sau xử lý, định kỳ ghi đo, báo cáo kết quả về Sở TN và
MT tỉnh Ðồng Nai để theo dõi, giám sát.

Năm 2007, Sở TN và MT tỉnh Ðồng Nai đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết
luận kiểm tra năm 2006 đối với Công ty và cũng đã phát hiện một số vi phạm, đặc
biệt Công ty Vedan chưa lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một số
thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải. Qua lời tự nhận về phía công ty, trung
bình mỗi tháng thải  44.800m3 dịch  thải lỏng và nước thải chưa qua xử lý ra sông
Thị Vải, chủ yếu là chất hữu cơ.

3. Một đài truyền hình tư nhân nằm trong 1 thành phố có hơn 2 triệu dân. Nguồn vốn
hoạt động của đài truyền hình chủ yếu là vốn cổ phần của gia đình. Đài truyền
hình có mối quan hệ với một trong ba mạng phát sóng truyền hình của Nhà nước.
Tổng số nhân viên của ĐTH là 156 người. trong đó có 20 kỹ sư, 7 nhân viên văn
phòng, 129 lao động sản xuất, quét dọn và làm các công việc khác. Tổng chi phí
của ĐTH là 3.550.000 USD/ năm.
Tài sản của ĐTH bao gồm nhà văn phòng và tháp truyền hình có thư giá là 7,5
triệu USD, nhưng giá trị thay thế 12-14 triệu USD. Thiết bị máy móc của trạm bao
gồm cả Camera, đầu máy quay vedeo, 6 chiếc ô tô, 3 xe tải, các thiết bị điện và
điện tử có thư giá 2,6 triệu USD và chi phí của nó là 3,5 triệu USD.
Thu nhập sau thuế của đài truyền hình trong những năm gần đây như sau:
Năm 1: 380.000$
Năm 2: 500.000$
Năm 3: 400.000$
Hãy lập kế hoạch quản trị rủi ro cho ĐTH (theo mẫu)
- Nhận dạng tổn thất tiềm năng
- Đưa ra phương pháp quản trị rủi ro

Kế hoạch quản trị rủi ro

BIỂU HIỆN CỦA TỔN THẤT


1.NHẬN Tổn thất hay hư Tổn thất thu Trách nhiệm Tai nạn thương
DẠNG RỦI hỏng tài sản nhập hay tăng pháp lý đối với tật của người
RO chi phí người khác lao động, chết
người

ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT TIỀM NĂNG


2.ĐO LƯỜNG Tần số xuất hiện Tần số xuất hiện
RỦI RO Số lượng dự tính Số lượng dự tính
Và tổng số thiệt hại nhỏ Và tổng số thiệt hại lớn

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TỔN THẤT TIỀM NĂNG


3.KIỂM SOÁT Loại trừ hoặc Chuyển giao
Tự bảo hiểm
RỦI RO tối thiểu hoá rủi ro
-Bán phần
tổn thất bằng -Hợp đồng
-Toàn phần
phòng ngừa - Bảo hiểm
thiệt hại

4.TÀI TRỢ -Không có kế -Theo kế


RỦI RO hoạch: thanh hoạch: thanh
toán từ nguồn toán từ thu
sẵn có sau tổn nhập hiện tại,
thất các quỹ tích luỹ

So sánh chi phí dự toán của


phương án

Tổng hợp nguồn tài chính sẵn có


để đối mặt với tổn thất tiềm năng
(nguồn từ kinh doanh, tín dụng,
khoản khác, bảo hiểm)

Nhóm 3
Bài tập Giải quyết tình huống quản trị rủi ro
Bài tập 1
Bạn là Quản lý một nhà hàng bán thức ăn, hãy nhận dạng những rủi ro trong quá
kinh doanh của nhà hàng? Đánh giá những nguy cơ và tổn thất? Đề xuất biện
pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Bài tập 2:
Một nhà cung cấp hàng hóa chủ chốt và thường xuyên (chiếm 95% giá trị mua
hàng) cho doanh nghiệp bỗng nhiên chấm dứt hợp đồng cung cấp với bạn. Là
người quản lý mua hàng cho doanh nghiệp bạn sẽ làm gì để kiểm soát vấn đề trên?
Bài tập 3:
Công ty bán hàng qua hệ thống phân phối. Mỗi tỉnh/Thành sẽ chọn 1-2 nhà phân phối cấp
1 và áp dụng chính sách bán chịu gối đầu 1 lô hàng (cấp hạn mức tín dụng). Là quản lý
bạn sẽ làm gì để quản trị rủi ro trên?
Bài tập 4:
Một trợ ký giám đốc kiêm quản lý kinh doanh đã gắn bó với công ty từ thời sơ khời kinh
doanh đến nay đã hơn 10 năm. Đây là người có năng lực quản lý, đã đề xuất những chiến
lược kinh doanh mang lại thành công cho doanh nghiệp, có mối quan hệ rất tốt với khách
hàng, rất am hiểu thị trường và lĩnh vực kinh doanh. Đối với mối quan hệ với anh em
trong công ty vô cùng chân thành và mọi người vô cùng khâm phục về tài năng và đức độ
nên luôn là người dẫn dắt và tác động lớn đến nhân sự trong công ty.
Hãy chị hãy phân tích tình huống trên, đứng trên góc độ của một người chủ của doanh
nghiệp Anh/Chị sẽ hành động như thế nào?

Bài tập 5:
Công ty sản xuất thủy sản MP cân nhắc ký một hợp đồng xuất khẩu với một đối tác nước ngoài
tại Châu Âu, đây là đối tác mới, chưa từng giao dịch kinh doanh. Công ty MP có thể gặp phải
những rủi ro gì trong thương vụ này? Anh (chị) hãy dự kiến các biện pháp ứng phó.

Bài tập 6:
Công ty phân phối độc quyền nhãn hàng tại VN, do đặc thù hàng hoá nên hệ thống phân phối là
kênh bán hàng truyền thống như là các cửa hàng trên các tuyến đường, hoặc tại khu chợ truyền
thống. Khách hàng hầu hết chọn thanh toán tiện lợi là bằng tiền mặt, tần suất mua hàng thường
xuyên mỗi tuần. vì vậy, nhiệm vụ của bộ phận giao hàng là thực hiện giao hàng theo đơn hàng và
nhận tiền thanh toán. Anh chị nhận dạng rủi ro từ hoạt động giao hàng và nhận tiền.

Bài tập 7
Một công ty xuất khẩu hàng may mặc có chiến lược xâm nhập thị trường EU. Hãy
nhận dạng, phân tích và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro về chính trị, pháp
luật ở thị trường này.

PHẦN 2: ĐO LƯỜNG RỦI RO


Bài 1: Cho phân phối thiệt hại do hỏa hoạn đối với xưởng sản xuất giày da
như sau:
Tổn thất Xác suất
0 0,9
500 0,06
1.000 0,03
10.000 0,008
50.000 0,001
100.000 0,001
1,0
a/ Tính XS để một tổn thất dương xảy ra.
b/ Tính XS để tổn thất hơn 1000 xảy ra.
c/ Tính tổn thất trung bình.
d/ Nếu tổn thất xảy ra, tính tổn thất trung bình.
e/ Nếu tổn thất xảy ra, tính XS để nó >=1000.

Bài 2: Công ty điện tử SS bảo hành sản phẩm 5 năm kể từ ngày bán máy. Số
liệu thống kê cho thấy, năm thứ nhất nhận được 50% số khiếu nại, năm thứ 2
là 30% và năm thứ 3 là 10%, 2 năm còn lại cùng mức 5%. Chi trả cho mỗi
khiếu nại trung bình là 2 triệu, thanh toán 1 lần sau năm nhận khiếu nại. Công
ty đã bán 2 lô hàng, một lô vào đầu năm 2018 (lô hàng 08) và lô còn lại cuối
năm 2019 (lô hàng 09). Theo ghi nhận đến hết năm 2021, công ty đã nhận
được số khiếu nại của lô hàng 08 là 50 và lô hàng 09 là 40. Dự báo số khiếu
nại có thể có cho 2 lô hàng, dòng tiền và hiện giá dòng tiền. Giả định lãi suất
8%/năm, dòng tiền chi cuối kỳ.

Bài 3: Một khách hàng mua xe tại một đại lý, nếu xe có sự cố kỹ thuật thì
được quyền trả xe trong vòng 3 ngày sau khi mua và được lấy lại nguyên số
tiền mua xe. Mỗi chiếc xe bị trả lại như thế làm thiệt hại cho đại lý 250 ngàn
đồng. Có 50 xe được bán ra. XS để một xe bị trả lại là 0,1.
a/ Tính kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của số xe bị
trả. Tính XS để có nhiều nhất 2 xe bị trả.
b/ Tìm kỳ vọng, độ lệch chuẩn của tổng thiệt hại mà tổng đại lý phải chịu do
việc trả lại xe.
Bài 4: Một cửa hàng ghi nhận các tổn thất được đền bù cho sản phẩm của
mình trong thời gian 10 năm qua như sau:
Năm Tổng chi Số tổn Số sản Chỉ số Tổng chi Chi phí Hiệu chỉnh
phí tổn thất phẩm có giá phí HC bình số tổn thất
thất (fr,i) rủi ro V (năm (Sa,i) quân (fa,i)
(Sr,i) 10 = HC/ 1 Vc = 14000
100) tổn thất
1 50.000 5 8.000 84
2 40.000 1 8.000 86
3 100.000 6 8.000 87
4 250.000 9 10.000 89
5 35.000 6 10.000 89
6 10.000 1 9.000 90
7 30.000 10 12.000 91
8 220.000 12 14.000 96
9 300.000 6 14.000 98
10 400.000 10 14.000
100
a/ Hãy lập bảng hiệu chỉnh tần suất và mức tổn thất theo số sản phẩm có rủi
ro và chỉ số giá.
b/ Lập bảng phân phối của tần số tổn thất và mức tổn thất. Hãy dồn phân phối
vào 4 nhóm tùy theo sự phán đoán của bạn.
(Hiệu chỉnh lại số liệu theo các thay đổi số sản phẩm có rủi ro, tính phân phối
tần suất tổn thất. Điều chỉnh số liệu theo sự thay đổi chỉ số giá, tính phân phối
mức độ nghiêm trọng của tổn thất).
Bài 5: Cho phân phối tần số tổn thất của một doanh nghiệp như sau:
Xác suất Số tổn thất/năm
0,5 0
0,4 1
0,1 2
Các tổn thất này được giả định phát sinh từ phân phối Poisson. Hãy xây dựng
phân phối Poisson cho tần số tổn thất/năm.
Bài 6: Từ các phân phối sau đây, hãy rút ra phân phối tổng tổn thất theo
pp kết hợp mức độ nghiêm trọng của tổn thất và tần số tổn thất.
Tần số tổn thất (f) Xác suất Mức nghiêm Xác suất
trọng của tổn
thất (s)
(triệu đồng)
0 0,5 0 – 10 0,2
1 0,4 10 – 20 0,4
2 0,1 20 – 30 0,4
Tổng 1 1
1/ Tính S = 13 trường hợp
2/ Lập bảng kê chi tiết 13 trường hợp (tổn thất 1 , tổn thất 2, tổng tổn thất,
Xác suất của tổng tổn thất)
3/ Từ bảng của bước 2 -> rút gọn (9 mức tổng tổn thất)
Bài 7: Công ty An Khang muốn tính lợi nhuận trên vốn cổ phần trong năm
tới với những tỷ số đòn bẫy khác nhau. Tổng tài sản của công ty là 140 tỷ
VNĐ và thuế suất trung bình là 20%. Công ty có thể ước tính lợi nhuận trước
thuế và lãi của năm ứng với ba trường hợp: 42 tỷ VNĐ với xác suất 0,2; 28 tỷ
VNĐ với xác suất 0,5 và 7 tỷ VNĐ với xác suất 0,3. Hãy lựa chọn phương án
tối ưu cho công ty theo nguyên tắc giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số
biến thiên theo các tỷ số đòn bẫy tài chính sau đây:
Đòn bẫy (Nợ/Tổng tài sản) Lãi suất (%)
(%)
0 -
10 9
50 11
60 14

You might also like