You are on page 1of 11

NỘI DUNG CHÍNH:

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO


Đầu tiên, thiết lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro.
Công ty cần căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, dự kiến phân cấp để
thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Bộ phận này có trách nhiệm xây
dựng quy trình quản trị rủi ro từ khâu nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi
ro, đo lường các tổn thất mà rủi ro đó đem lại, đưa ra các giải pháp thực hiện.
Tiếp theo, hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro kinh doanh.
Công ty cần xây dựng một quy trình quản trị rủi ro kinh doanh một cách khoa học
và đồng bộ. Để thực hiện quản trị rủi ro đồng bộ Công ty cần thực hiện các bước sau:
I. NHẬN DẠNG – PHÂN TÍCH – ĐO LƯỜNG RỦI RO
1. Nhận dạng rủi ro
- Công ty đã tiến hành nhận dạng rủi ro bằng phương pháp nghiên cứu số lượng
tổn thất trong quá khứ. Bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong
quá khứ, thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, ban lãnh đạo Công ty tìm ra
được nguyên nhân: biết được thời điểm, biết được vị trí, biết được đặc điểm của mỗi
tổn thất trong quá khứ, từ đó dự báo được những mối hiểm họa, những nguyên nhân,
những nguy cơ rủi ro và cả những chi phí tổn thất.
- Các phương pháp nhận dạng rủi ro của Công ty:
Theo những dữ liệu của Công ty cung cấp thì hiện nay Công ty có những
phương pháp nhận dạng rủi ro trong sản xuất kinh doanh như:
* Công ty tiến hành lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra:
thông qua các câu hỏi như: Hoạt động sản xuất và kinh doanh đã gặp những rủi ro
nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện? Thời gian xuất hiện? Biện pháp tài trợ
và kết quả đạt được?
* Công ty đã thanh tra hiện trường xảy ra rủi ro. Sau đó tiến hành phân tích
đánh giá và nhận dạng các rủi ro có thể gặp trong tương lai.
* Công ty thường xuyên phân tích các báo cáo của các phòng ban về hoạt động
kinh doanh, các báo cáo về tình hình tài sản, các hao mòn và rủi ro gặp phải. Đây là
phương pháp thông dụng nhất mà Công ty thường xuyên sử dụng.
- Tuy nhiên công tác nhận dạng rủi ro không chỉ dừng lại ở việc nhận dạng khi
rủi ro đã xảy ra, Công ty cần phải nhận dạng rủi ro bằng nhiều phương pháp khác nhau
như lý thuyết về quản trị rủi ro như căn cứ các mối hiểm họa, mối nguy hiểm, nguy cơ
rủi ro, căn cứ nguồn gốc rủi ro, căn cứ đối tượng rủi ro.
- Nghiên cứu đối tượng rủi ro:
*Nguy cơ rủi ro về tài sản: Công ty có thể bị rủi ro và tổn thất về tài sản như:
hàng hóa, phương tiện…
*Nguy cơ rủi ro về nhân lực: khi rủi ro xảy ra Công ty không những phải đối
mặt với những tổn thất vật chất mà còn có nguy cơ bị tổn thất về nhân lực như:
CBCNV trong quá trình làm việc bị thương hay nhân viên giỏi đột nhiên xin nghỉ
việc…
*Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: nếu Công ty không tuân thủ các quy
định của pháp luật về hoạt động kinh doanh thuốc thì Công ty sẽ phải đối mặt với việc
bị xử lý hành chính, nặng hơn có thể chịu trách nhiệm hình sự.
- Xây dựng và sử dụng bảng liệt kê rủi ro: có thể sử dụng các phương pháp nhận
dạng rủi ro như phân tích báo cáo tài chính, sử dụng lưu đồ, thanh tra hiện
trường…
+ Nghiên cứu nguồn gốc của rủi ro:
Qua các số liệu thu thập được cho thấy các rủi ro Công ty gặp phải trong ba
năm gần đây chủ yếu là:
*Từ môi trường bên trong của Công ty: hàng hóa hỏng,.
*Từ môi trường bên ngoài: phá sản của nhà cung ứng, trong quá trình vận
chuyển, thanh toán, mất khách hàng – thị trường, chính sách pháp luật.
+ Một số rủi ro được nhận dạng tại công ty trong những năm gần đây.
Tình hình xảy ra rủi ro kinh doanh trong những năm gần đây.
Những rủi ro Số lần xảy ra Số lần xảy Số lần xảy Tổng số
năm 2010 ra năm 2011 ra năm 2012 lần xảy ra
Rủi ro trong quá trình
4 3 2 9
vận chuyển
Rủi ro hàng hóa bị hỏng 5 8 7 20
Rủi ro do sự phá sản của
2 4 5 11
nhà cung ứng
Rủi ro thanh toán, tỉ giá 3 2 2 7
Rủi ro mất khách hàng,
1 3 2 6
thị trường
Rủi ro liên quan đến
1 0 0 1
chính sách pháp luật
Rủi ro do nhân viên nghỉ
việc mang theo danh sách 1 1 0 2
khách hàng.

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh.


Nhận xét:
- Các rủi ro thường xuyên xảy ra: rủi ro vận chuyển, rủi ro hàng hóa bị hỏng, rủi
ro phá sản của nhà cung ứng.
- Các rủi ro xảy ra ở mật độ bình thường: rủi ro thanh toán tỷ giá, rủi r mất
khách hàng thị trường.
- Các rủi ro ít khi xảy ra: rủi ro liên quan đến chính sách pháp luật; Rủi ro do
nhân viên nghỉ việc mang theo danh sách khách hàng.
Có thể nhận thấy tình hình xảy ra rủi ro ở Công ty những năm qua là khá lớn và
liên tục, các rủi ro vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại. Có những rủi ro năm sau còn xảy ra
nhiều hơn năm trước. Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro của Công ty vẫn chưa
đạt hiệu quả cao.

2. Phân tích rủi ro


- Công ty cũng tiến hành phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro bằng việc phân
tích các mối hiểm họa như sự bất thường của thiên nhiên, điều kiện của khoa học kỹ
thuật… ngoài ra công ty cũng tiến hành phân tích những tổn thất đã đo lường được trong
quá khứ để từ đó lựa chọn phương pháp phòng tránh thích hợp.
- Phân tích rủi ro Công ty cần thực hiện ba việc sau:
+ Thứ nhất: Phân tích hiểm họa để tìm ra các nguy cơ rủi ro.
+ Thứ hai: Phân tích nguyên nhân để tìm hiểu được nguyên nhân xảy ra rủi ro tổn
thất.
+ Thứ ba: Phân tích tổn thất tức là dự báo các tổn thất có thể xảy ra.
+ Sau đó lập bảng liệt kê các rủi ro, nguyên nhân, tổn thất và các biện pháp để né
tránh.

- Các rủi ro của Công ty đã gặp phải trong ba năm qua có thể được nghiên cứu về
các nội dung sau:
+ Phân tích hiểm họa:
*Sự phá sản của nhà cung ứng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu
đầu vào của Công ty, làm tăng chi phí mua, không mua được hàng và hàng mua không
đảm bảo chất lượng và yêu cầu. Tất cả những vấn đề này đều có thể là nguyên nhân
gây ra rủi ro và tổn thất.
*Quá trình vận chuyển: Hiện Công ty vẫn chưa đáp ứng đủ hết các phương tiện
xe nên thường phải thuê xe với chi phí cao và xe không đảm bảo chất lượng dẫn đến
việc làm cho sản phẩm thuốc được vận chuyển bị hỏng.
*Thanh toán, tỷ giá: việc thanh toán hàng hóa chậm và tỷ giá biến đổi gây cho
Công ty nhiều tổn thất.
*Mất khách hàng – thị trường làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty bị ì
ạch, khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, giảm doanh thu.
*Chính sách pháp luật nhiều thay đổi liên tục và chồng chéo nhau khiến cho
Công ty gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những quy định từ Nhà nước như:
chính sách quản lý giá thuốc, chính sách về một số loại thuốc cấm mua bán…
+ Phân tích nguyên nhân rủi ro:
Qua các dữ liệu thứ cấp thu được cho thấy các vụ rủi ro Công ty gặp phải chủ
yếu là do thị trường kinh doanh ngày càng trở nên biến động do khủng hoảng nền kinh
tế và do Công ty chưa xây dựng được quy trình quản trị rủi ro hiệu quả.
+ Phân tích tổn thất:
Trong các vụ rủi ro đã xảy ra công ty đã gặp phải các tổn thất sau:
*Tổn thất về tài sản: hỏng hàng hóa, hỏng phương tiện vận chuyển, mất nhà
cung ứng, mất khách hàng…
*Trên thực tế Công ty không phải gánh chịu tổn thất về nhân lực.

3. Đo lường, đánh giá rủi ro


- Hiện nay Công ty chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp định lượng để đo lường
những tổn thất về hàng hóa, phương tiện và những chi phí để khắc phục hậu quả khi
rủi ro xảy ra.

- Trong công tác đo lường và đánh giá rủi ro Công ty có thể sử dụng một số biện
pháp để đo lường tổn thất hoặc nguy cơ xảy ra tổn thất về mặt định lượng cũng
như định tính bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau khi đo lường rủi ro có thể
lập bảng đánh giá rủi ro hoặc ma trận về tần số và biên độ rủi ro. Qua hai công
cụ đó nhà quản lý có thể phân loại rủi ro theo khả năng xảy ra và mức độ ảnh
hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó có chính
sách để đầu tư nguồn lực hợp lý, qua đó thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả nhất.
+ Về mặt định lượng:
Qua số liệu về rủi ro và tổn thất trong 3 năm từ năm 2020 đến 2022 có bảng đo
lường tổn thất sau:
Bảng đo lường tổn thất
Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


Đối tượng tổn thất
Chi phí trong quá trình vận chuyển 80,3 126,0 103,5
Hàng hóa bị hỏng 106,2 137,1 110,4
Sự phá sản của nhà cung ứng 90,5 108,6 97,0
Thanh toán, tỉ giá 70,2 79,5 81,4
Mất khách hàng, thị trường 105,6 123,1 119,2
Chi phí liên quan đến chính sách
0 65,1 0
pháp luật
Tổng 452,8 639,4 511,5
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của phòng kế toán – tài chính.
Nhận xét: Qua bảng đo lường tổn thất của Công ty trên ta thấy Công ty phải
chịu tổn thất nhiều nhất (năm 2021) do hàng hóa bị hỏng với con số nên đến 137,1
triệu đồng. Và các tổn thất do rủi ro gây nên ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều này
cũng cho thấy tần suất rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến biên độ rủi ro.
Qua bảng đánh giá tổn thất trên có thể thiết lập bảng đo lường rủi ro qua các năm:
Bảng đánh giá rủi ro
Năm Tần số rủi ro Mức độ rủi ro
2020 Thấp Thấp
2021 Cao Cao
2022 Thấp Cao
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả báo cáo của phòng kinh doanh.
Như vậy: Qua bảng đánh giá trên có thể thấy: Năm 2021 là năm có tần số các
vụ rủi ro xảy ra cao và biên độ rủi ro cao. Bên cạnh đó ta thấy các năm càng về sau thì
biên độ rủi ro càng lớn mà một trong những nguyên nhân là do tác động của lạm phát
và giá của các loại chi phí đều được đẩy lên cao.
+ Về mặt định tính:
Khi các rủi ro xảy ra Công ty đều không thể xử lý được, điều này làm giảm uy
tín và cơ hội kinh doanh khi các đối thủ cạnh tranh của Công ty có cơ hội nhảy vào.
Những rủi ro này Công ty rất khó có thể đo lường chính xác nhưng rõ ràng nó ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh và uy tín Công ty.

II. Kiểm soát phòng ngừa rủi ro


- Công ty ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro thông qua các biện pháp tác động
vào mối hiểm họa hay chính là những điều kiện để rủi ro có thể xảy ra bằng việc:
*Mua mới, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ
công tác sản xuất.
*Kiểm tra phương tiện trước khi vận hành.
*Giáo dục ý thức trách nhiệm cho toàn thể CBCNV trong Công ty để họ đề cao
cảnh giác, chủ động đối phó với các rủi ro có thể xảy ra.
*Ưu tiên những người có kinh nghiệm điều hành hoạt động tuyển dụng và sử
dụng nhân sự của Công ty. Cho cán bộ công nhân viên trong công ty được đi tập huấn
đào tạo nâng cao khả năng nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm ở các trường, các trung
tâm, các cuộc hội thảo về ngành Dược.
- Ngoài ra, Công ty có thể kiểm soát rủi ro bằng các biện pháp sau:
+ Né tránh rủi ro:
*Chủ động né tránh: Không sử dụng các phương tiện máy móc sản xuất không
đảm bảo yêu cầu để sản xuất thuốc.
* Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
+ Giảm thiểu rủi ro và tổn thất:
*Công ty có thể nâng cao nhận thức của nhà quản trị, nhân viên trong công tác
phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
*Hiện nay các nhân viên trong Công ty vẫn chưa nhận thức đúng đắn về các rủi
ro trong sản xuất kinh doanh, vì thế Công ty cần phải mở các cuộc họp hay các lớp đào
tạo để nâng cao ý thức của nhân viên về tầm quan trọng của việc phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro. Phải cho nhân viên thấy được:
*Tầm quan trọng của phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro quyết định đến năng suất
và kết quả kinh doanh của Công ty.
*Hoạt động kinh doanh luôn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ rủi ro cao và những
rủi ro đó gây thiệt hại lớn như thế nào đến Công ty.
*Để từ đó các nhân viên trong Công ty có thể nhận thức và có trách nhiệm hơn
trong công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
+ Ngăn ngừa tổn thất:
*Công ty có thể ngăn ngừa tổn thất bằng cách tác động vào các biện pháp kể
trên.
*Công ty huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chia sẻ rủi ro. Công ty
TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công đã tiến hành huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau, cụ thể là: vốn chủ yếu từ chủ sử hữu; còn lại là vốn đi vay ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác.
*Công ty hàng năm đều mua bảo hiểm cho các CBCNV, phương tiện sản xuất,
ngoài ra hàng hóa cũng được mua bảo hiểm một phần. Trong các vụ rủi ro đã xảy ra
Công ty đều được bảo hiểm chi trả chi phí.

III. Tài trợ rủi ro


Hoạt động tài trợ rủi ro của Công ty gồm:
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa, phương tiện máy móc sản xuất - kinh
doanh, và người lao động.
- Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chia sẻ rủi ro mỗi khi có
tổn thất xảy ra.
Ngoài ra Công ty cũng đo lường và đánh giá tổn thất khi rủi ro xảy ra bằng biện
pháp định lượng và định tính. Công ty chưa tổ chức nhận dạng, phân tích rủi ro trước
khi rủi ro xảy ra.

- Lập quỹ dự phòng:


*Công ty xây dựng quỹ để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Nguồn quỹ có thể
được trích từ lợi nhuận của Công ty, hoặc trích ra từ chi phí hoạt động kinh doanh.
*Công ty phải xây dựng các bảng biểu để đo lường mức độ thiệt hại do rủi ro
gây ra. Từ đó lên kế hoạch dự trù về mức tài trợ rủi ro đó.
*Công ty hoàn thiện xây dựng quy trình giải quyết tài trợ : Tài trợ rủi ro có thể
giúp cho Công ty khôi phục được những tổn thất khi gặp rủi ro. Nên sau khi rủi ro xảy
ra để Công ty có thể trở lại sản xuất kinh doanh bình thường thì cách tốt nhất là lập
quỹ dự phòng để bù đắp những tổn thất do xảy ra rủi ro.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Khi mua hàng hóa với số lượng lớn, độ rủi ro của hàng hóa cao, Công ty nên
mua bảo hiểm cho hàng hóa, vì nó giúp Công ty bù dắp được chi phí rủi ro xảy ra. Đặc
biệt là những sản phẩm có khả năng gặp rủi ro cao trong quá trình vận chuyển.
- San sẻ rủi ro:
*Công ty nên xây dựng cho mình mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, khách
hàng, thậm chí cả với đối thủ cạnh tranh. Từ đó khi rủi ro xảy ra Công ty có thể dùng
mối quan hệ để san sẻ rủi ro đó cho khách hàng, nhà cung cấp.
*Ngoài ra, để xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro hiệu quả Công ty
có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia về quản trị rủi ro và hoạt động trong quá trình
xây dựng hoặc thực hiện chương trình quản trị rủi ro.

IV. Biến rủi ro thành cơ hội


(Chưa có nội dung)
KIẾN NGHỊ
*** Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại công ty TNHH Dược
phẩm và thương mại Thành Công.
1. Nâng cao công tác vận chuyển, kiểm tra chặt chẽ quá trình giao nhận, dự trữ và
thanh toán tiền hàng.
Hiện nay Công ty vẫn phải thuê phương tiện vận chuyển ngoài. Nên trong quá
trình vận chuyển hàng hóa Công ty vẫn gặp những rủi ro như: hàng mua về không
đúng thời hạn, hàng hóa bị hỏng và bẹp…Ngoài ra nhiều lần nhận hàng về thì hàng
hóa không đảm bảo số lượng…Để quản trị rủi ro đạt hiệu quả Công ty cần thường
xuyên liên lạc với người vận chuyển để nắm được tiến trình giao hàng. Trong quá trình
vận chuyển, rủi ro về hư hỏng hàng hóa là khó tránh khỏi, Công ty phải thực hiện công
tác kiểm tra , kiểm soát số lượng, quy cách, phẩm chất hàng hóa.
Để tránh rủi ro xảy ra thì khi đi thuê phương tiện vận chuyển ngoài, Công ty
cần phải thu thập thông tin đầy đủ về các hãng vận chuyển thông qua việc phân tích
các thông tin qua báo chí, mạng internet…Trên cơ sở đó Công ty tiến hành so sánh để
lựa chọn.
Khi nhận hàng hay giao hàng thì phía Công ty cần tiến hành kiểm kê, kiểm tra
số lượng cũng như chất lượng. Việc làm này sẽ giúp cho công ty tránh khỏi những rủi
ro về hàng hóa bị hỏng, bị thiếu hay thanh toán nhầm tiền hàng.
2. Về vốn.
Chi phí mua hàng chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty, nếu không
đủ vốn Công ty sẽ không có tiền để thanh toán tiền hàng. Ngay cả khi Công ty có cơ
hội mua hàng với giá thấp nhưng do nguồn vốn có hạn Công ty không thể thực hiện
mua hàng. Như vậy, Công ty mất đi cơ hội nhận được một khoản lợi nhuận nhờ vào
việc giảm chi phí đầu vào. Công ty phải có chính sách huy động vốn phù hợp trước khi
tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh.
3. Về nhân lực.
Công ty cần nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng làm việc của nhân viên. Đây
là vấn đề đặc biệt quan trọng với Công ty. Nhân viên giỏi, có trình độ, kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ tốt thì mới có thể làm tốt được các công việc không để rủi ro xảy ra.
Vì vậy Công ty muốn công tác quản trị rủi ro hiệu quả thì cần mở các lớp đào tạo về
trình độ, kỹ năng làm việc cho nhân viên.
4. Về việc nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường kinh doanh đều phải
nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh
doanh của riêng mình. Để tránh được các rủi ro thì công tác quản trị rủi ro về thị
trường của Công ty cần được xác định cụ thể như: mục tiêu doanh số, mục tiêu giới
thiệu sản phẩm, mục tiêu thị phần…
Công ty phải xây dựng các chính sách cụ thể trong hoạt động kinh doanh của
mình: xác định được thị trường chính, thị trường tiềm năng. Từ đó Công ty đề ra cách
thức quản trị rủi ro để thực hiện mục tiêu kinh doanh đó và đưa ra các biện pháp phòng
chống các rủi ro về thị trường kinh doanh.
Công tác quản trị rủi ro cần thực hiện trong từng công việc sản xuất kinh doanh
như: kế hoạch mua hàng, thời điểm mua hàng, dự trữ hàng hóa, số lượng dự trữ, kế
hoạch bán hàng…

***Kết bài
Theo xu thế chung, Công ty xác định quản trị rủi ro là vấn đề cấp thiết, không
thể xem nhẹ, vì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín của Công ty
ngày càng cao thì Công ty phải giảm tới mức thấp nhất các rủi ro thiệt hại từ hoạt động
sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo Công ty xác định quản trị rủi ro là yêu cầu bức thiết
của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hiện nay và xác định đây là nhiệm vụ quan
trọng trong thời gian tới. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro nhất là việc nhận dạng, phân tích và đánh giá lại các rủi ro tổn thất,
từ đó thực hiện kiểm soát và tài trợ rủi ro chính xác hơn. Công ty sẽ đầu tư nhiều hơn cho
công tác quản trị rủi ro thông qua việc huy động vốn để mua mới và sửa chữa phương tiện
sản xuất, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về hoạt động quản trị rủi ro.

You might also like