You are on page 1of 6

1.

Giới thiệu công ty và bối cảnh kinh doanh (1 điểm)


Lưu ý: ngắn gọn như profile, dòng sản phẩm/dịch vụ, khách hàng mục tiêu, không quá
2 trang
 Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ
một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát
lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng,
điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
HPG.
 Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng,
thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép
dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép
là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với
công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn
nhất khu vực Đông Nam Á.
 Chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát có thể mô tả
nhân khẩu học như sau:
 Giới tính: Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát là Nam giới.
 Vị trí địa lý: Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa sống ở thành
thị, tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội)
 Tuổi: Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát tập trung ở
nhóm Trưởng thành (25 – 35 tuổi) và Trung niên (35 – 45 tuổi).
 Thu nhập: Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát tập trung ở
nhóm thu nhập Nhóm A Class (15 – 150 triệu VND trở lên).
 Vòng đời gia đình (Family Life Cycle): Đối tượng khách hàng mục tiêu
của thép Hòa Phát tập trung ở nhóm Trung niên đã cưới có con (Middle-
aged married with children).
 Học vấn: Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát tập trung ở
nhóm học vấn Đại học (University).
 Thái độ: Đối tượng khách hàng mục tiêu của thép Hòa Phát quan tâm tới
việc xây dựng và các dự án xây dựng, thường làm việc trong lĩnh vực
xây dựng. 

2. Xác định rủi ro liên quan đến công ty (6 điểm)


a. Xác định các rủi ro hoạt động, kinh tế, tài chính chủ yếu của công ty và nguồn gốc
của rủi ro (2 hạng mục rủi ro cho mỗi loại rủi ro) (1,5 điểm)
- Rủi ro tài chính
 Rủi ro tỷ giá: Tỷ trọng nhập khẩu chiếm 73% tổng giá vốn toàn tập đoàn
năm 2021 cho thấy lượng nguyên vật liệu đầu vào của tập đoàn như
than, quặng,... phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp hàng từ nước
ngoài.
 Rủi ro lãi suất: Bên cạnh đó, với việc sử dụng các khoản vay, công cụ tài
chính, sản phẩm phái sinh có lãi suất, đặt ra những thách thức cho Hòa
Phát về quản trị rủi ro lãi suất đảm bảo
quản lý hiệu quả chi phí lãi vay.
- Rủi ro kinh tế:
 Rủi ro xuất khẩu: Không chỉ lao đao vì dịch bệnh, thép xuất khẩu còn đối
diện với hàng loạt nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương
mại khi ra thị trường thế giới, khiến cho ngành thép Việt
Nam phải đối mặt với khó khăn kép trong năm 2022.
 Rủi ro nhập khẩu: Thép nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ đang ảnh
hưởng lớn đến việc tiêu thụ trong nước. Xu thế bảo hộ trên thị trường
quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thị trường bất động sản, xây
dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc.
- Rủi ro hoạt động:
 Rủi ro an toàn lao động: Tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép đều có sử
dụng những máy móc, thiết bị nằm trong danh mục các thiết bị như các
chai chứa khí, cầu trục, bình chịu áp lực…hoặc hàn cắt kim loại là công
việc có thể phát sinh đồng thời yếu tố nguy hiểm (điện, nhiệt độ cao, văng
bắn…) và yếu tố có hại (bụi, hơi khí độc, bức xạ…). 
 Rủi ro nhân sự: Với trên 27.600 cán bộ, công nhân viên đến từ các vùng miền
trên cả nước, tuổi đời lao động trẻ, biến động về nhân sự luôn là vấn đề cần đặc
biệt quan tâm giải quyết. Trong khi lĩnh vực sản xuất thép luôn đòi hỏi lượng lớn
lao động kỹ thuật có chuyên môn và tay nghề cao, hệ thống đào tạo của Việt
Nam trong lĩnh vực cơ khí chế tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
b. Đánh giá khả năng xảy ra và hậu quả của từng hạng mục rủi ro (1,5 điểm)
Lưu ý: Bạn nên đánh giá chi tiết từng hạng mục rủi ro, sẽ cho điểm đánh giá rủi ro có
tham khảo.
 Rủi ro tài chính
 Đánh giá khả năng xảy ra: Cao
 Hậu quả: Giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, vì vậy tỷ giá ảnh hưởng
rất lớn tới chi phí sản xuất. Tỷ giá tăng dẫn tới chi phí mua nguyên liệu
tăng, chi phí tài chính tăng. Tác động rủi ro tài chính đến chi phí của Hòa
Phát thể hiện ở 3 khía cạnh: Chi phí huy động vốn (hay chi phí sử dụng
vốn), chi phí kinh doanh và chi phí khó khăn tài chính của doanh nghiệp.
Đối với chi phí huy động vốn, nếu doanh nghiệp có rủi ro tài chính cao,
các nhà tài trợ hay đầu tư vốn vào doanh nghiệp bao giờ cũng tính toán
phần bù đắp rủi ro. Điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Rủi ro kinh tế:
 Đánh giá khả năng xảy ra: Cao
 Hậu quả: Ngay sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
chống bán phá giá với thép nhập khẩu của Trung Quốc theo đạo luật
232, thì nhiều mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam đã bị áp dụng mức
thuế chống bán phá giá lên đến 250%. Theo nhìn nhận chung của các
chuyên gia kinh tế, những căn cứ thông tin trong hoạt động điều tra
phòng vệ thương mại mà Chính phủ Mỹ đang áp dụng đã không đánh giá
toàn diện chi phí sản xuất của doanh nghiệp Việt. Hay nói cách khác, chi
phí sản xuất thực của doanh nghiệp Việt không được chấp nhận, dẫn
đến nguy cơ bị kết luận áp mức thuế bất lợi.  
 Rủi ro hoạt động
 Đánh giá khả năng xảy ra: Thấp
 Hậu quả: Bất kể một doanh nghiệp nào đều không thể tránh khỏi sai sót
trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Trong môi trường làm việc sử dụng
máy móc, xác suất nhân viên bị thương, ảnh hưởng tới sức khỏe cảu
nhân viên là không tránh khỏi. Công việc chủ yếu của các cơ sở sản xuất
ngành tôn thép là hàn cắt kim loại nên trong quá trình làm việc người lao
động đồng thời có thể chịu tác động của nhiều yếu tố nguy hiểm có hại.

c. Xây dựng bản đồ rủi ro (1 điểm)


d. Mô tả và giải thích cách ứng phó của công ty đối với từng rủi ro trên, công ty có thể
làm gì để giảm thiểu tác động của rủi ro (2 điểm)
 Hòa Phát quản trị rủi ro tài chính bao gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất bằng
nhiều biện pháp, công cụ khác nhau. Đầu tiên là cân đối tín dụng với sử dụng
đồng VND hay ngoại tệ. Tập đoàn yêu cầu các đơn vị thành viên khi mua bán
hay dự kiến cần mua ngoại tệ thì phải trao đổi với trưởng nhóm tỷ giá và cập
nhật giá thị trường. Ngoài ra, Hòa Phát thường xuyên thu thập thông tin nhận
định, dự báo thị trường; xây dựng các hạn mức và công cụ phòng ngừa tỷ giá
với các tổ chức tín dụng. Hòa Phát luôn chủ động đánh giá tình hình thị trường
vốn và tài chính và có các biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro lãi suất bằng cách
điều chỉnh danh mục tổng nợ vay và nghĩa vụ phải trả hợp lý. Với các biện
pháp, công cụ này, Hòa Phát đang quản lý rất tốt nguồn nguyên vật liệu đầu
vào, đảm bảo quản trị tốt chi phí giúp đạt biên lợi nhuận cao.
 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại
RECP có hiệu lực từ tháng 11/2020, đóng góp những tác động tích cực đến thị
trường xuất khẩu thép. Bản thân Hòa Phát cũng có những chuẩn bị kỹ lưỡng để
đón nhận cơ hội cũng như phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết;
nắm rõ khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn
trong xuất khẩu, tránh vướng vào những rắc rối của các vụ kiện phòng vệ
thương mại.
 Hòa Phát chủ động tiếp cận, tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc tiết kiệm
chi phí, cải tiến năng lực quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị
trường. Tập đoàn tiếp tục rà soát, đánh giá lại chính sách bán hàng và hệ thống
phân phối để có những điều chỉnh phù hợp, bảo đảm đẩy mạnh sản lượng tiêu
thụ, xây dựng hệ thống phân phối có tính ổn định và phát triển lâu dài. Cùng với
đó, Hòa Phát cũng cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh theo tín hiệu của thị trường.
Thực tế hoạt động xuất khẩu năm 2021 đã có nhiều khởi sắc, mở ra nhiều thị
trường mới.
 Các Công ty thành viên liên tục tổ chức các lớp đào tạo chuyên ngành, phối hợp chặt chẽ với
các trường đại học, cao đẳng, trường đào tạo nghề cơ khí, kỹ thuật trong đào tạo, tuyển dụng
nhằm thu hút lực lượng nhân sự có trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh
doanh.
3. Rủi ro thị trường (3 điểm)
a.Rủi ro thị trường là một trong những thành phần chính của quản lý rủi ro
một. Đánh giá tác động của rủi ro lạm phát đối với công ty bạn chọn (1,0 điểm)
b. Tính toán rủi ro thị trường (beta) bằng cách sử dụng giá hàng ngày của cổ phiếu và
thị trường trong khoảng thời gian 1 tháng. Đưa ra lời giải thích ngắn gọn về rủi ro thị
trường mà bạn vừa tìm thấy. (2,0 điểm)
MWG VNIndex MWG VNIndex
Day
Price Price Change Change Beta
30/12/202 1.86549
1,007.10
2 18,000 0.00% -0.22% 8
29/12/202
1,009.30
2 18,000 -1.10% -0.63%
28/12/202
1,015.70
2 18,200 -0.27% 1.10%
27/12/202
1,004.60
2 18,250 6.73% 1.97%
26/12/202
985.2
2 17,100 -6.81% -3.44%
23/12/202
1,020.30
2 18,350 -2.91% -0.22%
22/12/202
1,022.60
2 18,900 0.00% 0.36%
21/12/202
1,018.90
2 18,900 -0.53% -0.41%
20/12/202
1,023.10
2 19,000 -5.00% -1.47%
19/12/202
1,038.40
2 20,000 -1.96% -1.34%
16/12/202
1,052.50
2 20,400 5.43% -0.27%
15/12/202
1,055.30
2 19,350 0.78% 0.47%
14/12/202
1,050.40
2 19,200 1.05% 0.28%
13/12/202
1,047.50
2 19,000 2.15% 1.49%
12/12/202
1,032.10
2 18,600 -3.13% -1.87%
09/12/202
1,051.80
2 19,200 1.59% 0.12%
08/12/202
1,050.50
2 18,900 3.56% 0.91%
07/12/202
1,041.00
2 18,250 -1.88% -0.73%
06/12/202
1,048.70
2 18,600 -7.00% -4.11%
05/12/202
1,093.70
2 20,000 2.83% 1.27%
02/12/202
1,080.00
2 19,450 6.87% 4.22%
01/12/202
1,036.30
2 18,200 -1.09% -1.15%
30/11/202
1,048.40
2 18,400    
High Export risks Exchange
rate risk
x
Interest
rate risk

Medium Occupational Import risks


safety risks

Low Personnel risk

Low Medium High

Frequency

You might also like