You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN THÉP HÒA PHÁT
Giảng viên: Nguyễn Dương Phước Trí

THÀNH VIÊN
Họ và tên MSSV
Nguyễn Hương Ly 195021418
Nguyễn tấn lộc 195021559
Nguyễn vương minh anh 195020523
Lương thị mỹ nương 195021447
Trịnh minh thư 195021486
Ngô thị yến nhi 195021432

TP.Hồ Chí Minh, 29/03/2023


1 Giới thiệu về Tập đoàn Hòa Phát
1. Giới thiệu chung

Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Xuất phát điểm là một
công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, ngay sau đó Hòa Phát lần
lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất
động sản và nông nghiệp.

Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Tính đến thời điểm hiện tại, ông lớn này đang hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép
(gồm có thép xây dựng và thép cuộn cán nóng), Sản phẩm thép (gồm ống thép, tôn mạ, thép
rút dây, thép dự ứng lực), Nông nghiệp, Bất động sản, Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là
lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất
8,5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông
Nam Á.

Tập đoàn Hòa Phát hiện vẫn nắm thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép.
Đồng thời tập đoàn này còn thuộc Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 20
doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn
nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Top 10 doanh nghiệp năng lực quản trị, năng lực tài
chính tốt nhất.

Tính đến tháng 07/2021, Tập đoàn Hòa Phát hoạt động trong 5 lĩnh vực và hoạt động
trải rộng trên phạm vi cả nước. Các văn phòng, chi nhánh, nhà máy có mặt tại 25 tỉnh, thành
của Việt Nam với 30.000 CB - CNV, và 01 văn phòng đại diện tại Singapore và 2 công ty tại
Úc.

Hệ thống với 14 nhà máy, 2 Khu Liên hợp, 9 trang trại và 1 mỏ khai thác.
Hình 1: Logo và slogan của tập đoàn Hòa Phát

2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên
mang thương hiệu Hòa Phát. 9
- Năm 1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát. - Năm 1996: Thành lập Công ty
TNHH Ống thép Hòa Phát.
- Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một - Thành
viên Thép Hòa Phát. - Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát.
- Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát.
- Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
- Năm 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP - Tập
đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên.
- Năm 2007: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát.
- Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Ngày 9/3/2015: Hòa Phát chính thức Ra mắt công ty TNHH MTV Thương mại và sản
xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập
đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Tháng 7/2015: Thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát Đồng
Nai.
- Tháng 1/2016: Thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình.
- Tháng 2/2016: Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát, công ty thành
viên thứ 18 của Tập đoàn.”
- Tháng 4/2016: Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án tôn
mạ màu, tôn mạ kém, mạ lạnh các loại công suất 400000 tấn/năm.
- Tháng 2/2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên
hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với
tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn
Hòa Phát.
- Tháng 9/2019: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên Công ty
thành Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát.
- Tháng 12/2020: Tập đoàn Hoà Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời các
Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Theo đó, 4 Tổng Công
ty trực thuộc Tập đoàn đã được thành lập, bao gồm: Tổng Công ty gang thép, Tổng
Công ty Sản phẩm Thép, Tổng Công ty Bất động sản, Tổng Công ty Nông nghiệp.
- Tháng 9/2021: Tập đoàn quyết định thành lập thêm Tổng Công ty Điện máy gia dụng
Hòa Phát với lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện
máy - gia dụng.
3. Các sản phẩm của Tập đoàn Hoà Phát

- Thép xây dựng: Phôi thép, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép thanh, thép đặc biệt,

- Ống thép các loại: ống thép mạ kẽm, ống thép đen, …
- Tôn mạ màu, mạ kẽm; Tôn cuộn cán nguội, tôn cuộn tẩy gỉ và phủ dầu,…
- Chế tạo kim loại
- Điện gia dụng và nội thất
- Bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp
- Nông nghiệp
1.1.1.
4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

 Tầm nhìn
1.1.2. Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó
Thép là lĩnh vực cốt lõi và duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành hàng truyền
thống, coi khách hàng là trung tâm, vì vậy, Tập Đoàn luôn xây dựng hình ảnh
thương hiệu của mình uy tín và minh bạch với slogan “Hoà hợp và phát triển.”
 Sứ mệnh
1.1.3. Với thông điệp đó, Tập đoàn liên tục đào tạo nguồn nhânh lực, không ngừng
cải tiến và đổi mới về mọi mặt, cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.
 Giá trị cốt lõi
1.1.4. Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển. Điều
này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn
và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các
bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững.
1.1.5. Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững,
lâu dài, tin tưởng như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng
Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.

2 Phân tích môi trường bên ngoài

1. Phân tích môi trường kinh doanh - Mô hình PESTEL


Để thấy rõ được vị trí cạnh tranh của Tập đoàn trong ngành thép và các sản phẩm từ
thép, và phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động doanh
nghiệp như thế nào, sử dụng mô hình PESTEL là một công cụ hữu hiệu.

a. Yếu tố chính trị (Political):


- AFTA và ACFFTA: Thuế xuất nhập khẩu thép dẹt theo AFTA tại khu vực Asian là
không đáng kể. Hiệp định ACFTA giữa Asian và TQ thì thuế thép VN nhập từ TQ đối
với phôi là 0% và với các loại khác từ 0-20%.
- Thuế chống bán phá giá của Mỹ: Năm 2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo
Kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống
trợ cấp với thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam có
nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc và Đài Loan-Trung Quốc (Đài Loan). Những lô
hàng thép CRS và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của
nguyên liệu thép cán nóng bị áp mức thuế lên đến 456%. Trong trường hợp doanh
nghiệp chứng minh nguyên liệu cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan sẽ
bị áp thuế tương ứng của Hàn Quốc (29,4% với thép CORE; 24,2% với thép CRS) và
Đài Loan (10,34% với thép CRS).
 Như vậy, nếu các doanh nghiệp chứng minh được nguyên liệu sản xuất là của Việt
Nam hoặc các nước/vùng lãnh thổ ngoài 03 nguồn trên sẽ không bị áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh thuế (tức là không phải nộp thuế).
- Sự bình ổn: Áp lực từ các nền kinh tế lớn sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất
trong nước khó khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép xây dựng.
Trong khi đó, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động giá
cũng sẽ là yếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành. Nhiều dự án quan trọng quốc gia
liên vùng được thực hiện, các chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án
sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, sẽ mở ra cơ hội cho tiêu thụ sắt thép, hỗ trợ doanh
nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Biến động tỷ giá đang được kiểm soát
chặt chẽ, là yếu tố góp phần ổn định giá nguyên vật liệu nhập khẩu cho các doanh
nghiệp sản xuất.
b. Yếu tố Kinh tế (Economic):
- Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh
tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam;
- Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ Việt Nam thực
hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng của chỉ số giá
tiêu dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn,
nhu cầu tiêu thụ thép bị đình trệ;
- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng
đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào
Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu
cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy
nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ
khủng hoảng thừa và tác động về môi trường ôt ra nhiều trăn trở cho các doanh
nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình.
- Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sách thắt
chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất
kinh doanh, cái đó lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành
tăng, do đó làm giảm lợi nhuận;
- Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ nước ngoài. Một
phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỉ
giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh
nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu;
- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến
nền kinh tế Việt Nam và trong đó có Tập đoàn Hoà Phát.
c. Yếu tố Xã hội (Social):
- Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn;
- Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư do vậy
dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng;
- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào hiện nay dân số nước ta đang ở chỉ số dân số vàng. Chất
lượng và trình độ người dân được nâng cao với xã hội ngày một nâng cao, đòi hỏi của
người dân về các sản phẩm cũng nâng cao không ngừng để phù hợp với chất lượng
cuộc sống.
d. Yếu tố Công nghệ (Technological)
- Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền hình giúp
doanh nghiệp có thêm nhiều kênh để quảng bá hình ảnh của mình;
- Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong ngành thép,
các sản phẩm từ thép ngày càng nâng cao và đơn giản hơn. Với tự động hóa trong sản
xuất, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm
chi phí nhân công thừa
e. Yếu tố Môi trường (Enviromental)
- Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp có “tiềm năng” gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường do có lượng chất thải gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn lớn và
có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Các vấn đề về xử lý nước thải, bảo về môi trường
gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước.
- Trong các nhà máy luyện thép bằng phương pháp truyền thống, nước làm mát thường
bị nhiễm kim loại nặng và các chất phụ gia nên không được tái sử dụng mà xả ra môi
trường cùng nguồn nước thải khác. Thành phần của nước thải này rất khó xử lý và
chứa nhiều hóa chất độc hại, như:phenol, xyanua, ammonia, …
- Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài
nguyên liệu chính là thép phế, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng, vôi, việc sản xuất
thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy, nước và các chất phụ trợ,
như: hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò, …
- Với đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất thép và thực trạng vấn đề ô nhiễm môi
trường do sản xuất thép gây ra ở nước ta, nếu chúng ta không có chế tài xử lý nghiêm
minh những vi phạm pháp luật về bảo về môi trường thì chúng ta sẽ lại gánh chịu hậu
quả về môi trường ô nhiễm như đã từng xảy ra trong những năm qua.
f. Yếu tố Pháp lý (Legal)
- Chính sách của Nhà nước:
 Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh, chính trị.
 Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng hoàn toàn việc
xuất khẩu quặng sắt.
 Hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm cao với môi trường
sống, các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu được áp dụng. Khó khăn cho các
doanh nghiệp hoạt động ngành thép khi muốn nhập phế liệu thép về tái chế trong
nước để tiết kiệm chi phí và tăng cường tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh;
- Chính sách thuế của Việt Nam:
 Thuế chống bán phá giá của VN áp cho Hàn Quốc và Trung Quốc: Bộ Công thương
cho biết, ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3198/QĐ-BCT
áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép phủ màu
(hay thường gọi là tôn màu) có xuất xứ từ nước Hàn Quốc và Trung Quốc. Mức thuế
CBPG được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc
là từ 2,53% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% đến 19,25%.
 Việt Nam áp thuế tự vệ thép dài là 15.4% và phôi thép 23.3% năm 2016.

2. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh – Mô hình Porter’s 5 forces


Các sản phẩm từ thép đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tập đoàn, thép được coi
là ngành được “Chính phủ bao bọc” và ngành phép tăng trưởng phụ thuộc vào sự tăng trưởng
của ngành xây dựng.

Đây là ngành thu hút nhiều nhân lực, giải quyết tốt an sinh xã hội, nhưng các doanh
nghiệp thép trong nước không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp về ngành phi kim
loại tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mà còn cạnh tranh với ngành
thép thế giới nhất là Trung Quốc. Cùng đó là việc nhìn thiếp cũng là ngành mất cân đối giữa
cung và cầu, “vừa thừa lại vừa thiếu.”

Ngành thép về các sản phẩm được sản xuất từ thép, bao gồm các doanh nghiệp cùng
làm ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu
cầu nào đó của người tiêu dùng. Nhiệm vụ của nhà chiến lược là phân tích các tác lực cạnh
tranh trong môi trường cạnh tranh để nhận diện các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp
phải, việc lựa chọn năm thế lực tác động cạnh tranh của Mr. Porter sẽ giúp cho nhà hoạch
định chiến lược nhận diện các vấn đề đó.

a. Đối thủ tìm ẩn


- Dự án ngành thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ.
- Chính phủ xem xét dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia luyện phôi. Khả
năng khang hiếm phôi trong nước dần được tháo bỏ.
- Doanh nghiệp mới dễ dàng tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài.
- Yêu cầu ngành thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế
đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra.
- Hiện tại, ngành thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài với
công sức hiện đại, vốn lớn. Tình trạng dư thừa thép cao.
- Sự ra đời của các nhà máy phôi thép, cán thép lớn đi vào hoạt động như nhà máy thép
cán nguội POSCO Vũng Tàu Việt Nam, Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam,…
- Các dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sức cạnh tranh và thách thức trong ngành
thép gây gắt hơn.
b. Nhà cung cấp
- Có rất nhiều nhà cung cấp phôi thép, các nhà cung cấp nước ngoài khó có kết hợp để
nâng giá bán phôi thép cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác như than đá, xăng dầu đang trong
tình trạng khan hiếm và giá cả tăng nhanh.
- Sự bất ổn của đồng ngoại tệ nhất là đồng nhân dân tệ, USD và lãi suất ngân hàng đối
với nội tệ cũng ảnh hưởng đến một số nhà cung cấp trong và ngoài nước của Tập
đoàn, gây một số khó khăn nhất thời trong giai đoạn.
c. Khách hàng
- Độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối dễ làm giả trong trường
hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép.
- Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp.
- Sản phẩm ngành thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển ngành khác. Khách
hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng.
- Khách hàng ngày càng có nhiều sản phẩm để lựa chọn về giá cả, chất lượng, mẫu mã,
dịch vụ sau bán hàng cũng như các điều kiện khác tốt hơn.
d. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
- Giao cảng thoát ra khỏi ngành cao, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động trong khi hiệu
quả sản xuất yếu kém.
- Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận.
- Đối thủ của tập đoàn Hòa Phát có thể thấy đối với ngành thép thì Thép Việt - Đức,
Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái Nguyên - Tisco, Vinakyoei, Thép Việt – Ý, Thép
Việt – Nhật, Thép Đình Vũ, Công ty cổ phần Thép Việt. Đó là các doanh nghiệp có
năng lực, ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và thiết bị có khả
năng cạnh tranh cao với tập đoàn. Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền
thống trong ngành thép, trong thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các
doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh: mở rộng quy mô hoạt
động, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, tăng cường đào tạo, nâng cao hiệu quả
quản trị kinh doanh nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, chất
lượng sản phẩm đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương
thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đồng thời các doanh nghiệp này cũng rất chủ
động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới nên phải nói là thị trường xây dựng Việt Nam
càng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ.
e. Sản phẩm thay thế
- Phẩm thay thế cho sắt thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác như gỗ, nhựa,…Tuy
nhiên khả năng thay thế của các sản phẩm từ gỗ, nhựa, … không cao do kiếp có kết
cấu vật chất hơn nhiều và ngày càng được ưa chuộng.
- Ngoài ra, các sản phẩm thay thế khác là thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaixia,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…
- Đối với điện lạnh mặc dù có nhiều tên tuổi lớn trên thế giới, kỹ năng tiên tiến cạnh
tranh nhưng bù lại thì điện lạnh Hòa Phát có tỷ lệ nội địa hóa cao vì vừa túi tiền với
tiêu dùng bậc trung.
3 Phân tích môi trường bên trong –

1. Phân tích hoàn cảnh nội bộ


a. Các công việc kinh doanh:
- Với chiến lược không rõ ràng là tập trung vào hệ thống hay giải pháp khách hàng toàn
diện, sản phẩm cốt lõi nên tập đoàn Hòa Phát đi sâu vào nhiều lĩnh vực: sản xuất và
kinh doanh thép ống, thép xây dựng các loại; sản xuất và kinh doanh hàng gia dụng,
đồ nội thất văn phòng; xây dựng công trình dân dụng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng…
b. Hiệu quả hoạt động:
- Các mảng kinh doanh hoạt động tương đối ổn định xong mảng kinh doanh chính là
các sản phẩm từ thép vẫn bị phụ thuộc nhiều vào giá thế giới và luôn giữ tăng trưởng
ở mức 20% đến 30%.
- Hiệu quả: trước kia vội việc phân tán vốn vào các dự án mới
c. Đổi mới cải tiến:
- Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như: sản xuất than Coke theo công nghệ sạch về
thu hồi nhiệt; xây dựng Khu Liên hợp Gang thép tối ưu hoá chuỗi giá trị gia tăng
trong các chu trình luyện kim; áp dụng hệ thống tái thu hồi bụi kẽm; áp dụng công
nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất thiết bị xây dựng; thiết kế nhiều sản phẩm phù hợp
với yêu cầu khách hàng.
- Áp dụng ISO và hoạt động sản xuất.
- Tuy nhiên quản trị trong sản xuất vẫn còn hạn chế.
d. Xác định khách hàng mục tiêu:
- Tập trung chủ yếu vào các đại lý cấp I của từng sản phẩm tuy nhiên vẫn còn dàn trải.
e. Về mặt nội tại:
- Tập đoàn còn đầu tư quá dàn trải.
- Tập đoàn với nhiều ngân hàng vừa là điểm yếu cũng vừa là thế mạnh bởi phối quy mô
và quy trình quản lý khép kín, gia tăng chủ giá trị tạo ưu thế trong cạnh tranh.
- Luôn có các chính sách bán hàng, hỗ trợ các đại lý của các ngân hàng theo hướng tập
trung hoá, mở rộng thị phần các ngành hàng, tăng độ bao phủ, mạng lưới phân phối
rộng khắp trên cả nước.
f. Về mặt tài chính:
- Cách dự án với cơ cấu vốn của tập đoàn về tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu không cải thiện
bởi lượng vốn đầu tư dàn trải.
- Sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính cho các dự án, chi phí lãi vay cao, vì vậy phải mất
một khoản chi phí lớn trong các năm đầu này doanh thu không thể tăng ngày làm cho
lợi nhuận Tập đoàn bị ảnh hưởng.
g. Về mặt khách hàng:
- Với sản phẩm đa dạng để đáp ứng được nhiều khách hàng khác nhau, trên nhiều lĩnh
vực. Luôn chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng, xây dựng
thương hiệu hình ảnh với độ bao phủ rộng khắp.
h. Quy trình:
- Khẳng định lợi thế từ quy mô về quy trình sản xuất khép kín: nhiều sản phẩm của Tập
đoàn cũng chính là nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm khác trong
Tập đoàn.
i. Nghiên cứu và phát triển:
- Được coi là nền tảng bền vững của Tập đoàn vì vậy Tập đoàn luôn chú trọng đầu tư
và phát triển tiên tiến nhất để có thể đưa các dòng sản phẩm tiếp cận đến khách hàng.

2. Phân tích SWOT

a. Điểm mạnh (Strengths) của Tập đoàn Hoà Phát


- Giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép:
 Hiện tại, tập đoàn Hòa Phát hiện có công sức thép thô là 8,5 triệu tấn/năm, trong đó
có 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng và 3 triệu tấn HRC/năm. Hòa Phát giữ thị
phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và là doanh nghiệp Việt Nam duy
nhất sản xuất được thép cuộn cán nóng.
 Tháng 5/2022, Tập đoàn Hoà Phát sản xuất 780.000 tấn thép thô, tăng 16% so với
cùng kỳ. Tổng lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng và thép cuộn cán nóng
(HRC) đạt 660.000 tấn, tăng 10% so với tháng 5/2021. Riêng thép xây dựng đạt
393.000 tấn, tăng 32% so với tháng trước và 21% so với cùng kỳ 2021.
 Bên cạnh đó, Hòa Phát còn cung cấp trên 300.000 tấn ống thép, 152.000 tấn tôn mạ
các loại cho thị trường trong và ngoài nước.
- Tài chính ổn định:
 Hòa Phát đã ghi nhận 82.118 tỷ đồng doanh thu và 12.229 tỷ lợi nhuận sau thuế sau
quý II năm 2022, qua đó hoàn thành 46% kế hoạch năm.
 Năm 2022, Hòa Phát tròn 30 năm thành lập và phát triển với thép là lĩnh vực cốt lõi,
tạo việc làm cho 30.000 lao động. 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn đã nộp vào ngân
sách Nhà nước gần 7.400 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021, vượt xa số nộp
của cả năm 2020.
 Nông nghiệp đóng góp 4% doanh thu chung. Về bất động sản, tháng 6/2022, Hòa Phát
đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng Khu công nghiệp Yên Mỹ II thêm 216
ha.
 Hiện tại, các dự án lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2,
dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Úc, Nhà máy sản xuất vỏ container tại Bà Rịa-Vũng
Tàu, trung tâm sản xuất hàng gia dụng tại Hà Nam… đang được đẩy nhanh tiến độ.
- Với mô hình quản lý tập trung, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đóng vai trò holding,
quản lý vốn, định hướng chiến lược kinh doanh và hỗ trợ cho các công ty con về
chuyên môn.
- Để tạo nên những thành tựu như ngày hôm nay, hàng vạn thành viên toàn Tập đoàn
trên khắp mọi miền đất nước đã và đang thực sự hành động bằng tất cả nhiệt huyết
của mình với tinh thần “Hòa hợp cùng phát triển”. Triết lý kinh doanh đó đề cao sự
đồng hành, phát huy thế mạnh của từng cá nhân đơn lẻ thành một tập thể đầy sức
mạnh, đưa chiến thuyền Hòa Phát vững bước vượt qua mọi thử thách. 
- Hòa Phát cùng nhiều đối tác, nhà cung cấp và đại lý của Tập đoàn cũng đánh giá cao
những phẩm chất của những con người Hòa Phát. Họ đều cùng quan điểm rằng, mối
quan hệ giữa Hòa Phát và các đối tác không đơn thuần chỉ là quan hệ kinh doanh mà
còn là những người bạn tâm giao và rất đáng tin cậy của nhau.
- Chiến lược Marketing của Hòa Phát đổi mới:

 Với chính sách khuyến mại doanh số năm cũng đã được ban hành với nhiều giải
thưởng như Khách hàng Kim Cương tuyệt hảo, Khách hàng Kim Cương, Khách hàng
Ngọc, Khách hàng Vàng, Khách hàng Bạch Kim…
 Chiến lược Marketing của Hòa Phát với quảng cáo ngoài trời hay quảng cáo OOH là
một kênh truyền thông rất quen thuộc. Những Pano quảng cáo ngoài trời của Hòa
Phát được đặt tại những vị trí đường phố đông đúc, nhiều người qua lại. Không chỉ
vậy các phương tiện truyền thông như TV, Social Media, cũng được tập đoàn Hòa
Phát chú trọng trong Chiến lược Marketing của Hòa Phát.
 Xu hướng quảng cáo qua MV đang trỗi dậy và trở nên phổ biến trong thị trường Việt
Nam. Các nhãn hàng từ nhỏ đến lớn đều theo xu hướng này để quảng bá hình ảnh của
mình như Lazada, Honda, Baemin, Tiki, Biti’s… Chính vì vậy mà vào ngày
20/10/2020, Hòa Phát cũng đã nhập cuộc với MV “Kén cá chọn canh” do Bích
Phương thể hiện. 
b. Điểm yếu (Weaknesses) của Tập đoàn Hoà Phát
- Bất động sản: HPG triển khai đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khá muộn và phân
khúc bất động sản của Hòa Phát là chung cư cao cấp nên mặc dù có vị thế đẹp, chi phí
sản xuất thấp nhưng trong tình hình thắt chặt tiền tệ và nhu cầu phân khúc này không
lớn sẽ khiến sản phẩm tiêu thụ chậm.
- Ngành thép: Đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện đại.
- Ngành nội thất: Tập trung chưa đầy đủ vào các chức năng mang lại giá trị gia tăng
cao nhất.
- Ngành khoáng sản: Nguồn nhân lực, lãnh đạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành.

c. Cơ hội (Opportunities) của Tập đoàn Hoà Phát


- Nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA: Năm
2021, ngành thép Việt Nam đã lập được kỳ tích khi lần đầu tiên ghi tên vào danh sách
những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đưa nước ta trở thành nước
xuất siêu thép sau nhiều năm nhập siêu. Và sản phẩm thép của Việt Nam được xuất
khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới.
- Mặc dù nhìn thép sẽ cạnh tranh gay gắt nhưng với việc sản xuất khép kín sẽ giúp thép
của Hoà Phát đủ sức cạnh tranh cùng với các thương hiệu nổi tiếng, thị phần rộng lớn
HPG sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, mở rộng thị phần.
- HPG tìm lực tài chính lớn nên có thể tiếp cũng mua lại hoặc đầu tư vào các dự án bất
động sản có tiềm năng với chi phí thấp trong điều kiện tình hình thị trường tiền tệ thắt
chặt.
d. Thách thức (Threats) của Tập đoàn Hoà Phát
- Các đối thủ cạnh tranh có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng
lực tài chính và có thiết bị có khả năng cạnh tranh cao với tập đoàn. Các đối thủ này
đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành thép, trong thời gian qua với đặc
điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực
cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc thiết
bị, tăng cường đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh nhằm: hạ giá thành sản
phẩm, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm xây dựng đồng thời tăng cường công tác
tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu đồng thời cũng rất chủ động sáng kiến,
cải tiến sản phẩm mới nên phải nói thị trường xây dựng Việt Nam càng ngày càng
cạnh tranh mạnh mẽ.
- Ngành thép hiện đang đối mặt với nguy cơ cung vượt cầu, có nhiều doanh nghiệp
ngành thép cũng đã đẩy mạnh đầu tư do đó sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong thần
thiếp sẽ là rất lớn.
- Bên cạnh đó, phải đối mặt với các khó khăn khác của ngành thép như: chi phí điện,
xăng dầu tăng, nguy cơ thiếu điện,…
- Việc để mạnh đầu tư đặc biệt là Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát, sẽ làm tăng chi
phí tài chính của các khoản lãi vay trong điều kiện tình hình lãi suất biến động như
hiện nay.
- Giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng mạnh, khiến cho giá than luyện coke tăng
100-200 USD/tấn: nhưng chính xác dẫn đến khó khăn, thua lỗ cũng ăn tiếp là
ảnh hưởng từ căng thẳng Nga - Ukraina nên khủng hoảng giá nhiên liệu tăng
cao. Đặc biệt, biến động giá than là một trong những nguyên liệu chính cho sản
xuất gang thép bằng công nghệ nó cao liên tục tăng giá dẫn đến giá thành sản
xuất của các sản phẩm thép tăng mạnh.
- Chính sách Zero COVID của Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép và sản xuất
thép giảm: Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách Zero COVID, nhiều
thành phố bị phong tỏa khiến hoạt động xây dựng tê liệt, nhu cầu tiêu thụ thép lao
dốc. Không khí ảm đạm bao trùm, các cơ sở luyện thép hầu như không thể tạo ra lợi
nhuận.

2. Ảnh hưởng của đòn bẫy đến EPS của công ty:
2.1 Khái niệm:
Đòn bẫy kinh doanh là việc sử dụng tài sản có chi phí cố định trong kinh doanh
nhằm gia tăng sự biến thiên EBIT hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.
Đòn bẫy tài chính là việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm
hy vọng gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE hay thu nhập trên một cổ phần
EPS.
2.2 Công thức chung:
EBIT + F EBIT
DOL= ; DFL=
EBIT EBIT−I
1.1.1. 2.3 Phân tích:
ĐVT: VNĐ
Năm 2021 2022 Tỷ lệ
Chi phí
110.588.200.878 127.905.689.844 15,66%
khấu hao
Chi phí
nhân viên 567.006.180.867 436.237.885.892 -23,06%
quản lý
Chi phí
57.786.593.049 76.800.398.827 32,90%
quảng cáo
Tổng định
640.943.974.563 -12,84%
phí (F) 735.380.974.794
Tổng lợi
nhuận kế
37.056.777.714.190 9.922.941.127.284 -73,22%
toán trước
thuế (EBIT)
Lãi vay (I)
2.525.823.258.237 3.083.638.131.818 22,08%

Bảng 2.1 – Bảng số liệu về chi phí và EBIT Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2021-
2022
Năm 2021:
37.056.777 .714 .190+ 735.380.974 .794
DOL= = 1,02
37.056 .777 .714 .190
37.056 .777 .714 .190
DFL= = 1,073
37.056.777 .714 .190−2.525 .823.258 .237
Nhận xét:
Khi Doanh thu tăng 1% thì Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1,02%.
Khi Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1% thì EPS/ROE tăng 1,073%.
Năm 2022:
9.922.941 .127 .284+640.943 .974 .563
DOL= = 1,065
9.922 .941.127 .284
9.922 .941.127 .284
DFL= = 1,451
9.922.941 .127 .284−3.083.638 .131 .818
Nhận xét:
Khi Doanh thu tăng 1% thì Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1,065%.
Khi Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1% thì EPS/ROE tăng 1,451%.
Năm 2021 2022 Tỷ lệ
DOL 1,02 1,065 4,41%
DFL 1,073 1,451 35,51%
DTL 1,094 1,545 41,22%
EPS 8.630 VNĐ 1.636 VNĐ -81,04%
Bảng 2.2 – Bảng số liệu DOL, DFL, DTL và EPS 2021-2022

Nhận xét: : Giai đoạn 2021-2022:


DOL: Dù chi phí cố định giảm 12,84% nhưng do EBIT của công ty sụt giảm mạnh
với tỷ lệ 73,22% làm cho chi phí cố định chiếm tỉ trọng 6,46% trong EBIT vào năm 2022 so
với năm 2021 là 1,98% nên đòn bẫy kinh doanh của công ty tăng nhẹ, với tỷ lệ 4,41%.
DFL: Đòn bẫy tài chính của HPG tăng với tỷ lệ 35,51% do EBIT giảm mạnh (tỷ lệ
73,22%) trong khi lãi vay lại tăng (tỷ lệ 22,08%); công ty cần có biện pháp kiểm soát và quản
lý nợ tốt hơn để hạn chế rủi ro do nhu cầu thép trong và ngoài nước đang suy yếu bởi bối
cảnh nền kinh tế kém tích cực.
EPS: Chính vì doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính chưa hiệu quả do lãi vay tăng
trong khi EBIT lại giảm mạnh dẫn đến thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cũng giảm khá nhiều
với tỷ lệ 81,04%.

4 6. Phân tích khả năng thanh toán


Phân tích khả năng thanh toán nhằm đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp để
nhận thấy rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt. Các chỉ số tài chính trong nhóm
phân tích này đo lường khả năng chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền của tài sản ngắn hạn
để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các khoản nợ.

4.1 6.1 Chỉ số thanh toán hiện hành

Tài sản ngắnhạn


Chỉ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tàisản ngắnhạn−Hàngtồn kho
Chỉ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Năm 2020 2021 2022


Hiện hành 1.09 1.28 1.29
Nhanh 0.59 0.71 0.74
Bảng 1: Chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty Hòa Phát từ năm 2020 - 2022

Biểu đồ chỉ số thanh toán hiện hành


1.4

1.2

0.8

0.6

0.4

0.2

0
2020 2021 2022

Current Quick

Chỉ số thanh toán hiện hành của Công ty Hòa Phát vào năm 2022 là 1.29, có nghĩa cứ 1
đồng nợ ngắn hạn thì có 1.29 đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ số thanh toán nhanh của công ty vào
năm 2022 là 0.74. Nếu loại trừ yếu tố hàng tồn kho, thì 1 đồng nợ ngắn hạn tương ứng với
0.74 đồng tài sản ngắn hạn.
Qua biểu đồ, ta thấy chỉ số thanh toán hiện hành tăng đều từ năm 2020-2022, cụ thể
năm 2021 so với 2020 tăng 17%, năm 2022 so với năm 2021 tăng nhẹ 1%. Đối với chỉ số
thanh khoản nhanh, công ty liên tục cải thiện trong suốt 3 năm. Lí do sự tăng trưởng của tỉ số
thanh khoản nhanh là do tốc độ tăng của hàng tồn kho chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn
hạn.

Tài sản ngắn hạn tăng đột biến nhất là danh mục “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”,
đây là khoản đầu tư tài chính dưới 12 tháng (Trong đó có 196 tỷ được dùng để thế chấp để
bảo đảm các hợp đồng của công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất)
Nhờ vào sự cải thiện trong những năm qua, khi so sánh với chỉ số toàn ngành thép ở
Việt Nma, ta thấy chỉ số thanh khoản của Hòa Phát đã gần như bám sát với trung bình ngành
(chênh lệch ~5%), điều này cho thấy công ty đã nhận biết và có chiến lược để giảm thiểu rủi
ro gây ra bởi nợ ngắn hạn.

4.2 6.2 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

EBIT
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay

Hệ số khả năng chi trả lãi vay cho các chủ nợ biết liệu lợi nhuận hoạt động của Hòa Phát có
đủ đảm bảo nghĩa vụ chi phí lãi vay hay không.

Năm 2020 2022 2022


EBIT 17,548,647,715,11 39,582,600,972,42 12,877,669
8 7
Chi phí lãi vay 2,191,680,923,417 2,525,823,258,237 3,083,638
Hệ số KNTTLV 8.00 15.67 4.17
Bảng 2: Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty Hòa Phát từ năm 2020 - 2022

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay


Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
2020 2022 2022

Hệ số chi trả lãi vay ở năm 2021 là 15.67 . Có nghĩa cứ 1 đồng lãi vay, thì doanh nghiệp thu
được 15.67 đồng lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay. Hệ số chi trả năm 2022 so với 2021
giảm mạnh 73% do lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Hòa Phát năm 2022 giảm sâu cùng
với sự tăng thêm của chi phí lãi vay. Lợi nhuận của Hòa Phát giảm mạnh trong năm 2022 do
nhu cầu thép suy yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu kém tích cực. Xuất khẩu giảm do nhu
cầu toàn cầu chậm lại, đặc biệt là tại thị trường Mỹ và Châu Âu. Nhu cầu trong nước cũng
suy yếu đáng kể trong nửa cuối năm và giá thép tăng đã khuyến khích các nhà phân phối tích
trữ hàng tồn kho.
Chi phí lãi vay có tăng tương đối qua các năm, tốc độ tăng của EBIT năm 2020 và 2021 thì
lại cao hơn rất nhiều, cho thấy Hòa Phát có hiệu quả hoạt động rất tốt, và khả năng chi trả lãi
vay rất cao. Tuy nhiên đến năm 2022 thì EBIT giảm sâu , dẫn đến khả năng chi trả lãi vay
cũng giảm theo .
RỦI RO HỆ THỐNG

Chính phủ Trung Quốc thực hiện nghiêm ngặt chính sách Zero-Covid và hạn chế tín dụng
vào thị trường bất động sản làm cho thị trường bị đóng băng dẫn đến nhu cầu sử dụng thép bị
giảm nghiêm trọng.Trung Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới nên
áp lực bị dư thừa thép là rất lớn, trước tình hình đó Trung Quốc liên tục đẩy mạnh xuất khẩu
bằng cách hạ giá bán, từ đó làm giảm giá bán trên thị trường thế giới vô cùng nghiêm trọng
trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam giá thép giảm mạnh trong khi nhu cầu tiêu thụ cũng
giảm dẫn tới làm sụt giảm biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp, lạm phát toàn cầu tăng
mạnh làm giảm nhu cầu các mặt hàng cần thiết trong đó có sản phẩm thép đến từ Việt Nam
dẫn tới sản lượng xuất khẩu thép giảm. Cục dự trữ liên bang Hoa Kì (FED) nâng lãi xuất,
đồng thời đồng đô la tăng giá từ đó làm tăng chi phí tài chính, chênh lệch tỷ giá, tăng chi phí
nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất thép.

Giá nguyên liệu sản xuất trong ngành thép biến động mạnh khó lường

Trong giai đoạn này, giá nguyên liệu sản xuất thép cũng biến động mạnh, khiến các doanh
nghiệp thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp, giá
thép xây dựng trong nước đã quay đầu giảm liên tiếp 15 lần từ tháng 4 đến tháng 8/2022, với
mức giảm khoảng 6 triệu đồng/tấn.
Theo báo cáo của hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá quặng sắt ngày 6/10/2022 giao
dịch ở mức 95,45 – 95,95 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), giảm khoảng 2,3
USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 9/2022. Mức giá này giảm khoảng 114 – 116 USD/tấn so
với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).

Trong tháng 8/2022, giá thép phế nội địa tăng mạnh từ 400 VNĐ/kg đến 700 VNĐ/kg giữ
mức 8.900 đến 10.100 VNĐ/kg; ngược lại giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức
405 USD/tấn CFR Đông Á ngày 6/10/2022 giảm 35 USD/tấn so với đầu tháng 9/2022.

Trước bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn và tác động vĩ mô lên ngành thép, lợi nhuận
của các doanh nghiệp ngành thép được dự báo cũng sẽ sụt giảm mạnh so với mức đỉnh của
cùng kỳ.
Sự không ổn định của giá thép khiến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân phối mặt
hàng này bị ảnh hưởng rủi ro. Theo hiệp hội thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân giá thép liên
tục giảm trong thời gian qua là giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh cùng với hàng tồn kho
còn nhiều buộc doanh nghiệp phải hạ giá sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Xuất, nhập khẩu ngành thép đều giảm

Tình hình nhập khẩu:


 Tháng 1/2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 592 ngàn tấn
với trị giá hơn 525 triệu USD, giảm lần lượt 37,39% về lượng và 35,15% về giá trị so
với tháng 12/2022 và giảm lần lượt 41,83% về lượng, 51% về giá trị so với cùng kỳ
2022.
 Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong tháng 1/2023 bao gồm: Trung
Quốc (35,64%), Nhật Bản (17,84%), Ấn Độ (16,19%), ASEAN (14,45%) và Hàn
Quốc (8,52%).
Tình hình xuất khẩu:
 Tháng 1/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 672 ngàn tấn thép giảm 18,24% so với
tháng 12/2022 và giảm 17,53% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt gần
457 triệu USD giảm 21,75% so với tháng trước và giảm 49,02% so với cùng kỳ năm
2022. 

Top 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng thị trường thép trong quý 4/2022 mới có thể khởi
sắc, bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp
rút đẩy mạnh tiến độ. 

Tuy nhiên, nhu cầu có tăng hay không vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho
của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cần thời gian để xử lý. Hơn nữa, tốc độ giải ngân đầu
tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Ngoài ra, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp nên
dù châu Âu và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy mạnh
xuất khẩu sang các thị trường này.

Giá thép thế giới đang có xu hướng giảm mạnh do tình trạng dư thừa nguồn cung. Đặc biệt,
việc Mỹ đang liên tục áp đặt rất nhiều các loại thuế quan nhằm bảo hộ nền kinh tế nội địa, đã
tạo ra những hàng rào thương mại kỹ thuật đối với các nước xuất khẩu thép, dẫn đến tình
trạng tồn đọng hàng hóa.
Kết quả kinh doanh với những biến động bất thường, cho thấy triển vọng của các doanh
nghiệp thép đang chịu 2 rủi ro lớn.

Đầu tiên là thời hạn thuế chống bán phá giá sẽ đáo hạn vào ngày 22-3-2020, dẫn đến rủi ro
sản phẩm thép giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là thị
trường nhập khẩu thép Trung Quốc( 35.64%), Nhật Bản (17,84%)

Rủi ro thứ hai là các doanh nghiệp thép nội địa đẩy mạnh gia tăng công suất, quy mô sản xuất
thép. Do hình thức đầu tư mạnh mẽ này đều thông qua vốn vay nên dẫn đến tình trạng chi phí
lãi vay ăn mòn lợi nhuận.

RỦI RO PHI HỆ THỐNG

Thứ nhất, giá nguyên liệu cao đã được phản ánh vào giá thành sản xuất thép, đẩy giá
vốn tồn kho tăng cao.

Hiện than và quặng là hai nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất thép bằng công nghệ lò
cao mà Hòa Phát đang sử dụng. Trong khi quặng sắt đã giảm từ cuối năm 2021 và duy trì ở
mức dễ chịu thì giá than đã trải qua nhiều biến động mạnh, tăng gấp ba mức bình thường.
Lĩnh vực gang thép nhu cầu sụt giảm trong lẫn ngoài nước, giá bán lao dốc trong khi giá
nguyên vật liệu tăng (đặc biệt là giá than tăng đột biến tăng đột biến do ảnh hưởng bởi cuộc
chiến tranh Nga - Ukraine) đã ảnh hưởng đến hoạt động của mảng gang thép Hòa Phát. Mặt
khác, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tập đoàn.

Thứ hai, sản lượng bán tăng nhưng giá bán thép tiếp tục rơi nhanh khiến doanh thu
giảm, cộng thêm việc giá vốn chịu thêm áp lực dự phòng hàng tồn kho.

Lạm phát và suy thoái kinh tế làm yếu đi cầu thép thế giới, từ đó cầu và giá thép nội địa cũng
không nằm ngoài ảnh hưởng này. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước trầm lắng
do tín dụng của ngành này bị siết chặt cũng góp phần khiến tiêu thụ thép Việt Nam giảm
mạnh. Sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát tăng nhưng chưa bù đắp kịp mức ảnh hưởng theo
chiều ngược lại của giá bán dẫn đến doanh thu giảm.
Ngoài ra, trong bối cảnh giá bán liên tục giảm và giá thành sản xuất cao, các khoản dự phòng
hàng tồn kho trong quý trước chưa được hoàn nhập và còn phải trích lập bổ sung trong quý
này với số tiền 137 tỷ đồng. Như vậy, bên cạnh áp lực về chi phí nguyên vật liệu, giá vốn
hàng bán của tập đoàn đồng thời phải chịu thêm gánh nặng từ khoản dự phòng hàng tồn kho,
góp phần làm mỏng thêm biên lợi nhuận quý 3/2022.

Thứ ba, chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm lãi suất tăng mạnh, tỷ giá
USD leo dốc làm tăng chi phí tài chính của Hoà Phát.
FED (cục dự trữ liên bang) trong tháng 9 đã nâng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp trong năm nhằm
kiềm chế lạm phát đang ở mức rất cao tại Mỹ. Tuy thị trường tín dụng Việt Nam đang giữ
một độ trễ khá dài về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt so với thế giới nhưng lãi suất
cũng đã bắt vào đà tăng và đang dần gây áp lực lên chi phí vay vốn của các doanh nghiệp.
Do đó, lãi suất đi vay của Hòa Phát đã bắt đầu tăng trong quý 3/2022 khiến cho dù dư nợ vay
giảm so với quý trước, chi phí lãi vay quý này vẫn tăng 17% lên 837 tỷ đồng.

Bên cạnh lãi vay, tỷ giá là nguyên nhân chính dẫn làm chi phí tài chính của tập đoàn quý
3/2022 tăng ở mức đáng kể 1.341 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Với nguyên
liệu than và quặng sắt chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu và một phần dư nợ vay bằng USD,
Hòa Phát tiếp tục ghi nhận trong quý này tổng lỗ chênh lệch tỷ giá thuần đã thực hiện và lỗ
chênh lệch tỷ giá thuần từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là 1.013 tỷ
đồng.
Mặc dù vậy, trong điều kiện thị trường khó khăn và nhiều yếu tố khó đoán định, Hòa Phát tập
trung giữ tiêu thụ và tăng cường thắt chặt quản trị chi phí. Trong điều kiện thị trường khó
khăn, tập đoàn tập trung quản trị chặt chẽ hàng tồn kho, đồng thời rút ngắn thời gian tồn và
giảm tỷ trọng tồn nguyên vật liệu.

Mức tồn kho đã giảm mạnh 13.537 tỷ đồng so với cuối quý 2/2022, hiện còn 44.779 tỷ đồng
vào cuối quý 3/2022. Trong đó thành phẩm, hàng hóa và sản phẩm dở dang giảm 1.030 tỷ
đồng, nguyên vật liệu giảm 12.224 tỷ đồng. Độ dài của chu kỳ vòng quay hàng tồn kho cũng
đã được rút ngắn đáng kể từ 172 ngày xuống còn 126 ngày.
Hiện tại, Hòa Phát duy trì nắm giữ thị phần số một về thép xây dựng và ống thép nội địa. Đối
với xuất khẩu, khi cầu tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang yếu, Hòa Phát tập trung khai
thác các thị trường khác ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát và suy thoái kinh tế như khu vực
Đông Nam Á và một số nước khác ở Châu Á.

Mặt khác, trước đà lãi suất trong nước đang hấp thụ nhanh dần mức tăng của thế giới, Hòa
Phát kết hợp thắt chặt quản trị tồn kho để điều chỉnh hạ dư nợ vay vốn lưu động, linh hoạt
cân đối giữa lợi thế cạnh tranh về giá vay của dòng vốn ngoại so với đồng nội tệ và rủi ro tỷ
giá để điều chỉnh tỷ trọng dư nợ vay ngoại tệ nhằm tối ưu chi phí tài chính.

Nhìn chung năm 2021 là thời gian quan trọng để khôi phục kinh tế nếu đại dịch được khống
chế lúc này ngân hàng nhà nước và các tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh lãi
suất phù hợp. Với một tập đoàn lớn như Hòa Phát thì việc vay nợ và sử dụng các công cụ tài
chính gắn với lãi suất thả nổi là việc cần thiết để tối ưu cơ cấu vốn. Tận dụng được lá chắn
thuế lãi vay và khuếch đại vốn trong quá trình hoạt động. Nhưng đi kèm với đó là những rủi
ro tiềm ẩn khi sử dụng các công cụ tài chính có lãi suất thả nổi sẽ có rủi ro làm ảnh hưởng
đến chi phí mà doanh nghiệp trả lãi hay sử dụng các công cụ tài chính. Vì là tập đoàn lớn nên
các khoản vay lớn và giá trị các hợp đồng sửdụng công cụ tài chính cũng lớn. Chỉ cần thay
đổi nhỏ trong lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả tập đoàn.
Ngành thép thế giới và Việt Nam, trong đó có Hòa Phát tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức
còn hiện hữu trong năm 2023:
(1) Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra từ tháng 2/2022 khiến Mỹ, EU liên tục đưa
những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ với Nga. Điều này làm giá cả các mặt hàng năng lượng,
lương thực thiết yếu vẫn tiếp tục duy trì ở mức giá cao, lạm phát gia tăng, cầu tiêu dùng yếu,
tác động đáng kể đối với kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam.
(2) Chính sách bảo hộ thương mại vẫn tiếp tục đang gia tăng tại nhiều khu vực và quốc gia.
(3) Mức độ cạnh tranh ngày càng lớn đối với các lĩnh vực sản xuất của Tập đoàn, đặc biệt là
thép.
(4) Chi phí tài chính lớn do xu hướng duy trì lãi suất ở mức cao vẫn còn phổ biến.
(5) Rào cản về khuôn khổ thể chế chưa được tháo gỡ, đặc biệt nhóm ngành bất động sản, liên
quan đến đầu ra của ngành sản xuất thép.
Ban điều hành tập đoàn nhận định: Năm 2023 doanh thu dự kiến tăng nhẹ so với năm 2022.
Giá nguyên nhiên liệu xu hướng tăng, giá bán tăng không tương xứng, chi phí tài chính lớn
do dự báo lãi suất vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cao.
Có nên đầu tư vào công ty HÒA PHÁT?
1. Lịch sử chi trả cổ tức:
2018 2019 2020 2021 2022
40% 30% 25% 40% 35%
Có thể thấy công ty có chi trả cổ tức hàng năm (Chính sách cổ tức thường xuyên) cho cổ
đông trung bình là 34%/năm.
*Nhận xét: Vừa có thể đầu tư dài hạn nếu muốn an toàn hưởng cổ tức, vừa có thể đầu tư ngắn
hạn vì dòng cổ tức được chi hàng năm nên khả năng giao dịch cổ phiếu trên thị trường khá
tốt.
2. Hệ số P/E:
Bảng số liệu P/E của HPG và HSG:

P/E HPG
2018 2019 2020 2021 2022 Trung bình
7.66 8.61 10.77 6.47 13.98 9.498

P/E HSG
2018 2019 2020 2021 2022 Trung bình
5.97 9.52 8.9 7.42 8.83 8.128

Ta có biểu đồ như sau :

HPG HSG
P/E P/E TRUNG BÌNH P/E P/E TRUNG BÌNH
15 10
8
10 6
4
5
2
0 0
2018 2019 2020 2021 2022 2018 2019 2020 2021 2022

*Nhận xét : Hòa Phát là công ty mạnh trong ngành thép và có mức P/E trung bình cao hơn
HSG cụ thể để có 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu HPG thì nhà đầu tư cần bỏ ra 9.498 đồng. Khi
xét về tiêu chí Thương hiệu và khả năng cạnh tranh của HPG so với HSG thì chúng tôi đánh
giá HPG cao hơn mặc dù P/E HSG thấp hơn.
 Cổ phiếu HPG được khuyến nghị mua vào. Lí do là cổ phiếu này được xem như có giá
hời, khả năng bán lại với giá cao hơn.

3. Mô hình CAPM liên hệ ROE :


Chúng tôi dựa vào dữ liệu giá đóng cửa của cổ phiếu HPG và VN-INDEX từ 17/3/2020-
17/3/2023 đề tiến hành tính toán mô hình CAPM trong trường hợp áp dụng thuế suất thuế
TNDN:
Theo dữ liệu trên chúng tôi đã tính toán Beta như sau :

Tính toán CPSDV cổ phần theo CAPM

Hệ số beta của HPG 1.2490 =COVAR(G4:G754,C4:C754)/VARP(G4:G754)

Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống
của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường.
Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính toán tỷ suất sinh lời
kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị trường.
Ta có Beta là 1.2490 > 1 : có nghĩa là mức độ biến động giá của cổ phiếu này lớn hơn mức
biến động của thị trường.
_Mặt khác : Khi đặt TSSL của HPG là đại lượng Y trong phương trình và TSSL của VN-
INDEX là đại lượng X trong phương trình :
*Trong thời gian từ 17/3/2020-17/3/2023 thì cứ 1% gia tăng TSSL của VN-INDEX sẽ dẫn tới
1.249% gia tăng trong TSSL của HPG và ngược lại. Hệ số R 2=0.5009 cho biết khoảng 50%
thay đổi trong TSSL của HPG được tạo ra từ sự thay đổi trong TSSL của VN-INDEX và
50% còn lại trong sự thay đổi TSSL của cổ phiếu HPG có thể được đa dạng hóa bằng 1 danh
mục đầu tư bao gồm nhiều loại cổ phiếu khác nhau và trong đó có cổ phiếu HPG.
_Mô hình CAPM : E(Ri) = Rf + B*[E(rM) - rf*(1-TC)]
Ta có công thức tính E(rM) = A*(1+C)/B+C = 0.0847

TSSL mong đợi của thị trường sử dụng mô hình P/E

Tỷ số chi trả cổ tức (A) 35.0% <-- Dự đoán hợp lý

Tỷ số P/E trên thị trường (số bình quân <-- xấp xĩ vào cuối năm
10.6
trong kỳ) (B) 2022

Tốc độ tăng trưởng g mong đợi ( số bình <-- Dự đoán của các nhà
5.00%
quân trong kỳ) ( C ) phân tích?

Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường (E(rM)) sử


0.0847
dụng mô hình P/E

Theo số liệu từ Cafef chúng tôi tính toán được E(rM) là 0.0847, và khi áp vào mô hình CAPM
đã điều chỉnh theo thuế sẽ cho ra kết quả qua Excel như sau :

=M11-J8
0.049
=M11-(J8*(1-0.2))
=J8+J4*J7
CAPM là một mô hình thể hiện quan hệ giữa suất sinh lợi kì vọng của cổ phiếu so với rủi ro
của chính cổ phiếu đó. Kết quả của mô hình CAPM sẽ là tỷ lệ sinh lời yêu cầu của cổ phiếu.
Bằng cách so sánh tỷ lệ sinh lời yêu cầu với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thực tế
(ROE) chúng ta sẽ có cái nhìn sơ lược nhất về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Mô hình CAPM hiện tại là 9.36% và nhỏ hơn ROE 2022 của HPG là 16% Chứng tỏ HPG
đang hoạt động tương đối ổn định và ngày càng tạo ra giá trị cho cổ đông

KẾT LUẬN :
_Các điều kiện xem xét trên thì HPG đáp ứng tốt nhưng theo tình hình thực tế, để hiện thực
hóa tiềm năng tăng trưởng vào cuối 2023 là cả một quá trình chông gai khi ngành thép nói
chung và HPG nói riêng đang phải đối mặt khá nhiều vấn đề.
_Hiển nhiên những con số tính toán chỉ có thể phản ánh khía cạnh rất nhỏ về tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty.
_Nên chúng tôi nhận định rằng : HPG là cổ phiếu nên đầu tư nhưng không thể đầu tư riêng lẻ
trong ngắn hạn, nhưng HPG có thể mang lại lợi nhuận nếu nó nằm trong 1 danh mục đầu tư
trung – dài hạn.

You might also like