You are on page 1of 11

1

Câu 1a: Những rủi ro trong kinh doanh quốc tế về sản phẩm nông sản và thủy sản VN:
1. Rủi ro về chất lượng sản phẩm:
a. Dư thừa lượng hóa chất và sử dụng những chất cấm vượt mức quy định:
Lô hàng có mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tricyclazole là 0,017 mg/kg, theo quy định của EU thì mức
dư lượng tối đa cho phép là 0,01mg/kg.
Rủi ro về dư thừa lượng hóa chất và sử dụng những chất cấm vượt mức quy định của những đơn hàng xuất
khẩu của VN khiến cho hàng hóa không đạt yêu cầu về chất lượng của EU, dẫn đến việc không thể nhập
khẩu, tốn nhiều chi phí, phải thu hồi hàng hóa và hoàn tiền lại cho đối tác.
b. Rủi ro về bảo quản hàng hóa: Rủi ro được thể hiện trên hệ thống cảnh báo của RASFF vào tháng 9/2021
đó, trong số 386 cảnh báo còn có các vi phạm về an toàn thực phẩm khác như ô nhiễm vi sinh vật 84 lô, độc
tố nấm mốc: 30 lô và những vi phạm khác…
Nông sản, thủy sản là những mặt hàng dễ hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn và đòi hỏi điều kiện cao. Bảo
quản hàng hóa không tốt là một trong những nguyên nhân dẫn đến hàng hóa bị hư hại, ẩm mốc. Từ đó dẫn
đến hàng hóa không đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn của EU.
2. Rủi ro trong khâu kiểm định: Kiểm định sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng để đảm bảo quyền lợi
cho cả hai bên. Việc kiểm định sai (trước khi xuất khẩu) và phải đến lần thứ hai mới phát hiện ra như trong
trường hợp của Vinamex Group đã đem lại những tổn thất cho nhà xuất khẩu, không những tốn chi phí cho
các khâu trong việc thu hồi sản phẩm, nhà nhập khẩu còn phải hoàn tiền và bị mất uy tín trong mắt đối tác.
3. Rủi ro trong thực hiện hợp đồng: Trong trường hợp xuất khẩu gạo ST25 hiệu Nữ hoàng vào thị trường
Bỉ, do nguyên nhân kiểm định chất lượng gặp sai sót và sau khi phát hiện lô hàng không đúng theo tiêu
chuẩn nhà nhập khẩu, vi phạm hợp đồng đã khiến cho công ty phải thu hồi lô hàng và hoàn tiền cho đối tác.
Rủi ro này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu, tốn nhiều chi phí trong quá trình thu
hồi lô hàng.
Câu 1b: Quy trình quản lý rủi ro đối với ngành nông sản, thuỷ sản Việt Nam
Quá trình xuất khẩu phải trải 3 quy trình cơ bản theo lưu đồ dưới đây:

1. Nhận diện rủi ro:


1.1. Khâu đầu vào:
a. Nguyên vật liệu đầu vào tăng giá: Giá nguyên liệu tăng cao do dịch Covid-19 đã tác động đến logistic
toàn cầu, khiến cho cước phí vận chuyển tăng mạnh.
2
b. Rủi ro về chất lượng sản phẩm cung ứng: Nhiều nguồn thông tin cho thấy, chất lượng của hàng nông sản
và thủy sản của Việt Nam thường không đạt tiêu chuẩn nước nhập khẩu, đặc biệt là EU và Mỹ. Trong đó,
hầu hết đều xuất phát từ việc sử dụng các chất cấm và dư lượng hóa chất vượt mức cho phép của quy định
nước nhập khẩu
c. Rủi ro về quyền sở hữu trí tuệ: Câu chuyện gạo ST24 VÀ ST25 bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký
mới xảy ra những tháng gần đây đang là vấn đề nổi trội. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức rõ được
vai trò của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ độc quyền cho các
sản phẩm thế mạnh, đã dẫn đến kết quả bị mất thương hiệu, hoặc phải tốn rất nhiều nguồn lực để giành lại.
1.2. Khâu sản xuất:
a. Rủi ro không rõ nguồn gốc xuất xứ:
Vào năm 2017, sau khi bị EU đánh “thẻ vàng” trong nhập khẩu thủy sản, với lý do khai thác bất hợp pháp ở
vùng biển nước ngoài, không chứng nhận được nguồn gốc nguyên liệu, Việt Nam đã gặp phải nhiều khó
khăn trong việc nhập khẩu như tần suất kiểm tra hàng hóa tăng, khiến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi
phí kiểm tra, lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.
b. Rủi ro dư thừa chất bảo quản:
Bảo quản sản phẩm là điều cần thiết để giữ cho hàng hóa lâu hư, tránh được yếu tố từ môi trường bên ngoài
như ẩm mốc, nhiệt độ… Tuy nhiên lạm dụng quá nhiều chất bảo quản sẽ ảnh hưởng xấu đến người tiêu
dùng. Ngưỡng dư lượng mới được áp dụng gần đây trên hệ thống RASFF sẽ cảnh báo đến những hàng hóa
vi phạm, sẽ gây khó cho nhà sản xuất khi không nắm được thông tin này.
1.3. Khâu xuất khẩu:
a. Rủi ro về chính trị, pháp luật của nước nhập khẩu:
Sau đợt áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ những năm trở về trước, những năm trở lại đây, với nhiều
nỗ lực cải thiện từ ngành thủy sản Việt Nam, đã mang đến những tín hiệu tích cực. Nhiều doanh nghiệp Việt
Nam không bị áp thuế, hoặc được hưởng những mức thuế ưu đãi.
b. Rủi ro trong thanh toán:
Khâu thanh toán là khâu quan trọng quyết định kết quả của một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên khâu này lại là hay gặp trục trặc nhất thường xảy ra ở các doanh nghiệp. Có rất nhiều vấn đề liên
quan ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp xuất khẩu nhận được thanh toán, chẳng hạn vi phạm hợp đồng, viết
hợp đồng không kỹ, đối tác không muốn thanh toán… Nó vừa mang yếu tố chủ quan cũng vừa mang yếu tố
khách quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
c. Rủi ro về giá: Rủi ro về giá là vấn đề luôn được quan tâm đối với nông sản Việt. Các doanh nghiệp luôn
phải chịu những rủi ro khi giá cả biến động. Đo lường độ rủi ro về giá theo độ lệch chuẩn (Standard
deviation), cho thấy nông sản nước ta có mức rủi ro về giá đáng lo ngại.
d. Rủi ro trong cạnh tranh thị trường: Trong năm 2019, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các thị trường ngoại
khối cung cấp thủy sản cho EU-28. Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn
nhất cho EU. Cạnh tranh thị trường luôn rất gắt gao, nếu không có những sự vượt trội hơn so với các đối thủ,
sẽ mang lại kết quả không tốt dẫn đến mất thị trường trong kinh doanh.
3
e. Rủi ro thuê tàu: Từ 2 năm trước đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm trì trệ chuỗi Logistic toàn
cầu, dẫn đến nhiều trường hợp như thiếu container rỗng, thiếu vị trí trên tàu dù đã đặt tàu từ rất sớm. Trì trệ,
ngưng đọng tại cảng gây ra nhiều thiệt hại cho chi phí lưu kho và hàng hóa bởi đây là sản phẩm nông, thủy
sản rất dễ bị hư hại.
f. Rủi ro trong ngành hàng hải: Rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển gây thiệt hại cho hàng hóa cũng
như phương tiện vận chuyển. Rủi ro được phân loại theo nguyên nhân bao gồm: thiên tai, tai nạn bất ngờ,
hành động của con người và những rủi ro khác
VD: tàu Ever Given đã bị mắc kẹt tại kênh đào Suez
g. Rủi ro tỷ giá hối đoái: Rủi ro này phát sinh trong tương lai gây ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng của doanh
nghiệp. Sự thay đổi của tỷ giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu chi ngoại tệ trong tương lai,
làm cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đồng thời làm đảo lộn kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối với nhà xuất khẩu, nếu đến hạn thanh toán nhưng giá của đồng ngoại tệ bị giảm xuống,
doanh thu kỳ vọng của doanh nghiệp đối với đồng nội tệ sẽ bị giảm xuống.
2. Phân tích rủi ro:
2.1. Khâu đầu vào:

2.2. Khâu sản xuất:


4

2.3. Khâu xuất khẩu:

3. Đo lường rủi ro:


5

4. Đánh giá rủi ro:


- Đối với chất lượng sản phẩm cung ứng, đây là rủi ro rất nguy hiểm nếu bị phát hiện, ngoài ra còn gây hại
đối với người sử dụng. Ở các nước phát triển như EU, Mỹ… tiêu chuẩn về chất lượng được đặt lên cao,
những lô hàng xuất khẩu không tuân thủ sẽ bị báo cáo trong hệ thống RASFF, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ
chịu trách nhiệm về lô hàng và mọi chi phí liên quan. Tuy nhiên đối với nước ta hiện nay, rất nhiều vụ xảy ra
liên quan đến chất lượng sản phẩm, vì ham lợi nhuận mà nhiều hộ nuôi trồng vẫn cố sử dụng các chất kích
thích, thuốc trừ sâu… Do đó rủi ro này được đánh giá ở mức 25 – mức cao nhất và cần được quan tâm.
- Rủi ro về tỷ giá hối đoái cũng được đánh giá cùng mức với 25. Bởi vì tỷ giá thường xuyên thay đổi, cùng
với giá trị đơn hàng lớn, chỉ cần thay đổi nhỏ về tỷ giá cũng khiến cho doanh nghiệp thiệt hại đáng kể.
- Rủi ro về thanh toán được xếp sau với mức 20 – mức cao và cần được can thiệp. Có nhiều trường hợp xảy
với đa dạng các vấn đề như về hình thức thanh toán, thực hiện hợp đồng giữa hai bên, đối tác không thanh
toán… Rủi ro thường hay xảy ra đối với những doanh nghiệp mới hoặc những doanh nghiệp có nhân viên
giao kết hợp đồng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm. Đáng nói, rủi ro này một khi xảy ra thì ảnh hưởng nặng nề
không những thế còn dễ dẫn đến những vụ kiện tranh chấp.
- Rủi ro về chính trị, pháp luật nước nhập khẩu và rủi ro về giá có mức thứ hạng được sắp xếp cùng là 12
điểm. Cả 2 rủi ro liên quan chủ yếu đến giá thị trường, của ngành thế giới và riêng từng quốc gia. Đối với rủi
ro về chính trị, pháp luật, rủi ro này mang tính nghiêm trọng. Mỹ đã từng áp thuế chống bán phá giá với rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên hiện nay đã giảm bởi các công ty đã dần cải thiện phù hợp theo môi
6
trường nước nhập khẩu. Riêng về rủi ro về giá, rủi ro này xuất hiện theo từng giai đoạn, nhưng một khi rủi ro
này xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành.
- Rủi ro dư thừa chất bảo quản và rủi ro không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng cần được lưu ý. Tuy tần suất xảy
ra không cao nhưng lại rất nghiêm trọng. Cả hai rủi ro đều liên quan đến chất lượng hàng hóa, nếu bị phát
hiện sẽ gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng về hoạt động kinh doanh sản xuất và có thể bị phạt nặng.
- Đối với rủi ro về nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, rủi ro này cũng xuất hiện theo từng giai đoạn. Mức
nghiêm trọng ở mức trung bình vì có thể chủ động khi rủi ro này xảy đến và được đánh giá ở mức 9.
- Rủi ro cạnh tranh thị trường là rủi ro không dễ dàng thấy được mà phải qua nghiên cứu phân tích, đánh giá
của nhà nước và ban ngành. Mức rủi ro được đánh giá là 6
- Lần lượt là rủi ro về quyền sở hữu trí tuệ, rủi ro ngành hàng hải và rủi ro thuê tàu ở mức đánh giá thấp lần
lượt là 5, 5, 4. Những rủi ro này hiếm khi xảy ra và mang tính khách quan nhưng thiệt hại thì lại rất nghiêm
trọng, không chỉ cho DN mà con liên quan đến toàn ngành. Các công ty, ban ngành cần có biện pháp giảm
thiểu mức độ nghiêm trọng nhiều nhất có thể.
5. Ứng phó rủi ro:
5.1. Né tránh rủi ro:
5.1.1. Khâu đầu vào: - Đối với hộ nông dân, người nuôi trồng nông, thủy sản, không nhập khẩu nguồn
nguyên liệu từ nước ngoài, chỉ sử dụng hàng sản xuất trong nước.Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, dư
thừa, tự tái chế… Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, các chất có hại…
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, kiểm tra nguồn cung sản phẩm trước khi đưa vào khâu sản xuất, lựa chọn
nguồn cung ứng sản phẩm khác nếu sản phẩm không đạt yêu cầu
5.1.2. Khâu sản xuất: DN sản xuất cần kiểm tra sản phẩm trước khi chế biến và đóng gói, không thu mua
những sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Sử dụng chất bảo quản đúng theo
tiêu chuẩn quy định
5.1.3. Khâu xuất khẩu: DN xuất khẩu phải bán đúng giá thị trường để không bị áp thuế chống bán phá giá.
Kiểm tra, giám định sản phẩm trước khi xuất khẩu và sau khi nhập khẩu tại cảng đến. Hàng hóa xuất khẩu
phải theo tiêu chuẩn nước nhập khẩu. Cần quy định thời gian giao hàng lâu hơn trong mùa dịch Covid-19,
lựa chọn những hãng tàu uy tín. Trong thanh toán, lựa chọn những phương thức có lợi cho bên xuất khẩu,
kiểm tra kĩ càng hợp đồng hoặc nhờ những bên uy tín có kinh nghiệm ký kết hợp đồng. Ngoài ra, có thể sử
dụng hợp đồng tương lai cho đơn hàng để tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái
5.2. Ngăn ngừa tổn thất:
5.1.1. Khâu đầu vào:
- Đối với hộ nông dân, người nuôi trồng nông, thủy sản giảm nguồn cầu nguyên vật liệu thông qua giảm sản
phẩm cung ứng.
- Đối với DN sản xuất, chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sớm nhất có thể đối với những mặt hàng mới.
Giảm số lượng sản phẩm thu mua, kiểm tra nguồn cung sản phẩm trước khi đưa vào khâu sản xuất và lựa
chọn nguồn cung ứng sản phẩm khác nếu xảy ra vấn đề về sản phẩm
7
5.1.2. Khâu sản xuất: Doanh nghiệp trước khi thu mua sản phẩm cần xem xét nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm, lựa chọn nguồn cung ứng nếu sản phẩm không đạt yêu cầu. Cần kiểm tra sản phẩm trước khi đóng
gói, giải quyết vấn đề nếu sản phẩm không đạt yêu cầu.
5.1.3. Khâu xuất khẩu: Doanh nghiệp nên kiểm tra, giám định hàng hóa trước khi giao và sao khi đến cảng.
Cần quy định thời gian giao hàng lâu hơn trong mùa dịch Covid-19, lựa chọn những hãng tàu uy tín. Thường
xuyên cập nhật dự báo thời tiết. Không lựa chọn những phương thức thanh toán gây khó cho doanh nghiệp,
có thể nhờ bên thứ ba giúp ký kết hợp đồng. Lựa chọn những đồng tiền mạnh, ít biến động.
5.3. Giảm thiểu tổn thất:
5.1.1. Khâu đầu vào: - Người nuôi trồng nông sản và thủy sản cần cập nhật giá nguyên vật liệu thường xuyên
để có những biện pháp giảm thiểu tổn thất. Giảm nguồn cầu nguyên vật liệu, kết hợp sử dụng nguyên vật
liệu nhập khẩu với những nguyên liệu sẵn có.
- Doanh nghiệp sản xuất cần đàm phán với đối tác nếu gặp vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.
5.1.2. Khâu sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất cần tìm kiếm nguồn cung mới nếu thu mua hàng hóa không rõ
nguồn gốc, không đạt chất lượng yêu theo yêu cầu. Nếu phát hiện hàng hóa đã sản xuất gặp những vấn đề về
chất lượng, cần có những biện pháp để giảm thiểu tổn thất.
5.1.3. Khâu xuất khẩu: Doanh nghiệp luôn chuẩn bị phương án nếu rủi ro xảy ra. Đối với rủi ro về thuê tàu,
cần quy định thời gian giao hàng lâu hơn trong mùa dịch Covid-19. Trong thanh toán, chọn những đồng tiền
mạnh, ít bị biến động. Nếu có bất cứ sai sót nào trong giao thương hàng hóa, cần đàm phán thương thảo, đưa
ra những phương án có lợi nhất cho hai bên.
5.4. Tài trợ:
- Tự khắc phục đối với các loại rủi ro bằng cách dùng quỹ tự có hoặc vay vốn tín dụng để chi trả
- Chuyển giao rủi ro: Mua bảo hiểm cho lô hàng.

CÂU 2A: 1. Nhận diện rủi ro:


a. Rủi ro không được thanh toán: Rủi ro được thể hiện khi bên nhập khẩu hứa sẽ thanh toán nhưng không
thực hiện. Dẫn đến việc hải quan Pakistan đưa 4 container vào danh sách bán đấu giá.
8
b. Rủi ro về đạo đức: xảy ra khi DN của Pakistan nắm được nhiều thông tin có lợi đối với họ. Rằng doanh
nghiệp Việt Nam đã không tuân thủ các điều kiện buôn bán quốc tế, không yêu cầu DN này mở L/C hoặc đặt
cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng cũng như xử lý tình huống khi các bên phạm hợp đồng. Dẫn đến việc
DN Pakistan không thực hiện thanh toán. Bên cạnh đó, doanh nghiệp VN đã quá tin tưởng vào đối tác. Mặc
dù đã bị nhiều lần thất hứa nhưng doanh nghiệp VN vẫn tin lời của phía công ty đối tác và không tích cực
tìm cách khác để xử lý vụ việc.
c. Rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng: Trong HĐ này, doanh nghiệp VN đã không cẩn thận trong
giao kết HĐ khi không quy định như thế nào nếu các bên vi phạm HĐ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng,
doanh nghiệp VN đã không tuân thủ các trình tự trong hợp đồng L/C, đã không yêu cầu DN đối tác mở L/C
hoặc đặt cọc để đảm bảo thực hiện HĐ => dẫn đến việc không thể bán được lô hàng.
d. Rủi ro lưu kho tại cảng nhập khẩu: Trong quá trình lưu kho tại cảng đến để chờ nhà nhập khẩu nhận hàng,
việc chờ đối tác nhận hàng quá lâu đã khiến cho chi phí lưu kho tăng lên rất lớn. Cụ thể, trong vòng 5 tháng,
từ 5/2 đến tháng 7 năm 2021 chi phí đã gần tương đương với giá trị của toàn bộ lô hàng.
e. Rủi ro trong đối phó tình huống: Trong quá trình giao kết HĐ, cty đã không tìm hiểu kỹ thông tin nước
người mua và càng không tìm cách đối phó với lô hàng khi nó bất ngờ gặp sự cố. Vì các cty tại Pakistan
thường gặp vấn đề về thanh toán, nên cần phải cẩn trọng và nghĩ trước tình huống là sẽ gặp rủi ro => đưa ra
cách giải quyết tối ưu nhất có thể để ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất ko mong muốn.
f. Rủi ro không thanh lý được hàng: Mặc dù đã cố tìm đối tác mới nhưng vì đây là mặt hàng nông sản nên để
quá lâu sẽ dễ gây hư hỏng. Thêm vào đó là các thủ tục phức tạp, phát sinh nhiều loại thuế và chi phí và nhiều
vấn đề khác khiến cho các đối tác lo ngại và không thể mua hàng.
2. Phân tích rủi ro
9
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG L/C

Rủi ro nhà xuất khẩu: Hàng hoá đến cảng trước khi nhà nhập khẩu nhận được chứng từ → thuận tiện
→ người mở thư tín dụng yêu cầu một bản vận đơn gốc gửi theo hàng hoá hoặc được nhà xuất khẩu gửi trực
tiếp cho nhà nhập khẩu → nhận hàng thay thế cho chứng từ gửi qua cho ngân hàng → nếu như ngân hàng
xác định là bất hợp lệ, trong khi nhà nhập khẩu đã nhận được hàng và từ chối thanh toán
Rủi ro nhà nhập khẩu:
- Chứng từ hợp lệ - hàng hoá không đúng
- Tu chỉnh, sửa đổi các điều khoản trong L/C. Như vậy, thời gian giao hàng có thể bị trễ hơn, không thể đáp
ứng nhu cầu kinh doanh của nhà nhập khẩu kịp thời, và phải chịu phí tu chỉnh, sửa đổi.
- Hàng đã được giao đến nơi đến nhưng nhà nhập khẩu vẫn chưa nhận được các chứng từ thanh toán và
như vậy không thể nhận hàng được
Rủi ro Ngân hàng phát hành:
- NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà
nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không hoàn trả
- Khi thanh toán L/C xác nhận, NHPH hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà
chưa nhìn thấy bộ chứng từ
- Nếu NHPH trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ
→ nhà nhập khẩu từ chối thanh toán
- NHPH tài trợ vốn nhập khẩu → Nhập khẩu mất khả năng thanh toán
- Rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo
- NHPH không cẩn trọng thanh toán bộ chứng từ không có B/L hay AWB gốc
10
Rủi ro Ngân hàng chỉ định: Trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các ngân hàng được chỉ định thường ứng
trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp nhà xuất khẩu => Rủi ro tín dụng
đối với NHPH hoặc nhà xuất khẩu.
Rủi ro Ngân hàng xác nhận: Chứng từ là hoàn hảo → Ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho nhà xuất khẩu
bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không → chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH
Rủi ro Ngân hàng chiết khấu chứng từ: Điều khoản chiết khấu cho phép Ngân hàng chiết khấu được phép
truy đòi lại nhà xuất khẩu nhưng nếu nhà xuất khẩu không đủ khả năng thanh toán thì Ngân hàng chiết khấu
gặp rủi ro
Câu 2b: Sinh viên hãy rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam
đối với điều khoản thanh toán L/C
- Cần tìm hiểu kỹ về đối tác và nước của họ, đề phòng các DN ở những nước có nền kinh tế biến động như
các nước ở Châu Phi, Trung Đông; yêu cầu mở tại các NH có uy tín, đảm bảo được thanh toán.
- Trước khi sử dụng phương thức thanh toán L/C, cần có sự tham vấn bởi các cá nhân, tổ chức có chuyên
môn về hồ sơ và chứng từ. Kiểm tra xem những yêu cầu từ bên mua về giấy tờ, hồ sơ có hợp lý không, có dễ
để lấy được không.
- Lập bộ chứng từ theo đúng điều kiện của UCP 600. Điều khoản ràng buộc rõ ràng, đề phòng trường hợp
người mua không mở hoặc mở L/C chậm. Quy định thời hạn L/C đủ dài để kịp chuẩn bị chứng từ cần thiết
và kiểm tra thật kỹ hợp đồng
- Hạn chế ỷ lại vào Ngân hàng, chủ động tìm hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế của phương thức này tại các
QG khác nhau (VD: rủi ro liên quan đến luật tái xuất khẩu của Pakistan).
- Đào tạo nhân viên những kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế.
- Lựa chọn các công ty giám định tốt, hãng tàu uy tín để không gây hư hỏng hàng hóa cũng như gây ra các
tranh chấp không mong muốn.
11
QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO:
1. Nhận dạng RR: Quá trình xác định liên tục, có hệ thống các RR trong hoạt động của tổ chức nhằm tìm
kiếm t.tin về nguồn gốc của RR, các yếu tố mạo hiểm, đối tượng RR và các loại tổn thất.
Lập bảng liệt kê: Gặp phải các loại rủi ro nào? | Tổn thất bao nhiêu? | Số lần xuất hiện rủi ro đo trong 1
khoảng thời gian nhất định? | Biện pháp phòng ngừa, tài trợ rủi ro? | Kết quả đạt được? | Rủi ro chưa xuất
hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do?
Phương pháp lưu đồ
- Xây dựng lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động liên quan của tổ chức
- Tiến hành liệt kê các rủi ro liên quan ở từng khâu: rủi ro về tài sản, nhân lực, pháp lý,...
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Quan sát - Nhận dạng trực tiếp - Theo dõi
Phương pháp phân tích hợp đồng xuất nhập khẩu: Lời mở đầu, Chủ thể tham gia, Nội dung các điều
kiện, điều khoản, Phần ký kết hợp đồng
2. Phân tích rủi ro: Xác định nguyên nhân gây ra RR cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra
cho doanh nghiệp để tìm ra biện pháp phòng ngừa. MQH nhân–quả: 1 rủi ro – đa nguyên nhân. Phương pháp
phân tích rủi ro: Root Cause or 5 Whys, còn Fishbone: công cụ
THAM KHẢO: Man - Machine - Material - Environment - Method - Management
3. Đo lường rủi ro: Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo 2 khía cạnh: tần suất xuất hiện RR, mức độ
nghiêm trọng của RR => lập ma trận đo lường RR
Ma trận đo lường RR:
- Tần suất xuất hiện RR: số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với một tổ chức
trong 1 khoảng thời gian nhất định
- Mức độ nghiêm trọng của RR: là những tổn thất, mất mát, nguy hiểm…
- Mức độ nghiêm trọng đóng vai trò quyết định, thứ tự ưu tiên: nhóm I, II, III, IV
Phương pháp: định lượng, định tính, kết hợp 2 phương pháp
4. Đánh giá rủi ro: Dựa vào:
- Ước lượng thiệt hại có thể xảy ra: Thiệt hại càng lớn thì rủi ro càng nghiêm trọng.
- Xem xét khả năng xảy ra rủi ro: Xác suất xảy ra thiệt hại càng lớn thì rủi ro càng xảy ra thường xuyên hơn
và số tiền thiệt hại sẽ lớn
5. Ứng phó rủi ro (kiểm soát)
Né tránh rủi ro: + Chủ động né tránh | + Loại bỏ nguyên nhân (mối nguy hiểm)
Ngăn ngừa tổn thất: + Giảm tần suất | + Giảm mức độ nghiêm trọng
Giảm thiểu tổn thất: giảm thiểu thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây ra , bao gồm + Cứu vớt tài sản | + Chuyển nợ |
+ Kế hoạch phòng ngừa rủi ro | + Dự phòng | + Phân tán rủi ro
Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất
a. Tự khắc phục (lưu giữ tổn thất)
b. Chuyển giao rủi ro (chuyển giao 1 phần tổn thất cho bên khác)
c. Trung hòa rủi ro (Hedging): nắm giữ tài sản tương quan nghịch

You might also like