You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH RỦI RO THANH TOÁN TRONG


THƯƠNG VỤ 100 CONTAINER ĐIỀU VIỆT NAM
XUẤT KHẨU SANG ITALY

Nhóm: 2

Lớp: K59F – ML119

Giảng viên: ThS. Phạm Thị Châu Quyên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2022


THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ

1 Lưu Văn Bình 2011115063 100%

2 Hoàng Đặng Thu Hiền 2011115160 100%

3 Nguyễn Thị Ngọc Hoài 2011115179 100%

4 Lê Lệ Huỳnh 2011115221 100%

5 Trương Yến Khoa 2011115255 100%

6 Nguyễn Văn Lợi 2011116445 100%


Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần danh mục

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................. 1

DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................................iv

Chương 1: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG...................................................................1

1.1. Thông tin chi tiết tình huống.............................................................................1

1.1.1. Tóm tắt tình huống..........................................................................................1

1.1.2. Diễn biến tình huống........................................................................................1

1.1.3. Kết quả.......................................................................................................... 3

1.2. Nguyên nhân xảy ra tình huống.........................................................................4

1.2.1. Sơ hở trong việc xác minh danh tính khách hàng ...................................................4

1.2.2. Sử dụng phương thức thanh toán tiềm ẩn nhiều rủi ro ...........................................4

1.2.3. Quá phụ thuộc vào công ty môi giới....................................................................5

1.2.4. Hạn chế về năng lực nghiệp vụ trong giao dịch quốc tế ...........................................5

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO................................................6

2.1. Rủi ro liên quan đến phương thức thanh toán....................................................6

2.1.1. Quy trình thanh toán D/P..................................................................................6

2.1.2. Ưu điểm........................................................................................................6

2.1.3. Nhược điểm...................................................................................................7

2.2. Rủi ro trong giao kết hợp đồng..........................................................................7

Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................9

3.1. Chú trọng đến việc xác minh danh tính đối tác..................................................9

3.2. Sử dụng phương thức thanh toán hiệu quả và an toàn.......................................9

i
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần danh mục
3.3. Chủ động trong việc giành quyền vận tải........................................................10

3.4. Sử dụng vận đơn theo lệnh thay cho vận đơn đích danh..................................10

KẾT LUẬN............................................................................................................................ 11

DANH MỤC THAM KHẢO.........................................................................................................a

ii
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần danh mục
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình thanh toán D/P.......................................................................................6


Hình 2: Rủi ro về luật pháp.................................................................................................8

iii
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần danh mục
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


1 D/P Documents Against Payment Phương thức thanh toán
Trả tiền nhận chứng từ
2 AWB Airway Bill Vận đơn hàng không
3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do
4 L/C Letter of Credit Thư Tín dụng

iv
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần danh mục

Chương 1:

v
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG


2.1. Thông tin chi tiết tình huống
2.1.1. Tóm tắt tình huống

“Xuất khẩu 100 container hạt điều sang Italy thông qua môi giới, doanh nghiệp Việt
Nam lo lắng mất trắng cả trăm triệu USD”

Đầu tháng 3 năm 2022, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Italy nhận được
công văn hỏa tốc về việc 6 doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua công ty môi giới ký kết
hợp đồng với 5 doanh nghiệp tại Italy để xuất khẩu nhân điều sang nước này. Theo đó,
trong vụ việc này, các doanh nghiệp Việt đã thực hiện hợp đồng với phương thức thanh
toán “Nhờ thu”, hay còn gọi là “Trả tiền nhận chứng từ D/P”. Tuy nhiên, rủi ro đã xảy ra
khi hiện nay các doanh nghiệp này đang mất quyền kiểm soát các bộ chứng từ gốc. Đồng
nghĩa với việc người bán Việt Nam đứng trước nguy cơ mất trắng số hàng này vào tay kẻ
gian, bởi vì tập quán vận tải hàng hải quốc tế buộc các hãng tàu phải giao hàng cho người
nhận hàng khi họ xuất trình vận đơn gốc tới hãng tàu.

2.1.2. Diễn biến tình huống

- Giai đoạn ký kết hợp đồng:

+ Chủ thể của hợp đồng: 6 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều tại Việt Nam
ký kết hợp đồng với 5 doanh nghiệp tại Italy để xuất khẩu nhân điều sang nước này thông
qua công ty môi giới Kim Hạnh Việt Nam.

+ Đối tượng của hợp đồng: 100 container nhân điều (tương đương 20 triệu USD).

+ Phương thức thanh toán: “Nhờ thu”, hay còn gọi là “Trả tiền nhận chứng từ D/P”.

+ Phương tiện vận chuyển: do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM,
ONE vận chuyển.  Điểm đến là Cảng Genoa, Cảng LA Spezia.

- Giai đoạn vận chuyển hàng hóa sang Italy:

+ Sau thời gian hoàn thành giao hàng, các doanh nghiệp Việt Nam lấy được bộ
chứng từ từ hãng vận chuyển. Chứng từ sau đó được chuyển đến cho ngân hàng của

1
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
người bán tại Việt Nam và được chuyển phát nhanh cho ngân hàng của nhà nhập khẩu ở
châu Âu.

→ Rủi ro đã xảy ra: bộ chứng từ gốc (hồ sơ gốc bao gồm cả vận đơn đường biển
bản gốc) từ Việt Nam chuyển qua châu Âu đã “thất lạc”, cụ thể: 

+ Ngân hàng phía Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL, gửi bộ
chứng từ gốc cho ngân hàng thanh toán của người mua tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi nhận
được bộ chứng từ, ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo: người mua không phải khách
hàng của họ và thông báo đã gửi trả lại bộ chứng từ cho ngân hàng phía Việt Nam.

+ Tuy nhiên, khi ngân hàng Việt Nam tra soát với công ty DHL về tình trạng giao
phát theo số AWB (số vận đơn) do ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp thì được phản hồi
rằng số AWB này không thuộc về các ngân hàng phía Việt Nam. Ngân hàng phía Việt
Nam liên hệ nhiều lần hỏi về tình trạng bộ chứng từ trả về nhưng không nhận được phản
hồi.

+ Với các bộ chứng từ gửi đến các ngân hàng tại Italy, các ngân hàng tại Italy đều
thông báo cho ngân hàng Việt Nam họ đã nhận được bộ chứng từ từ DHL, nhưng là các
bản photocopy không phải bản gốc; hoặc có trường hợp là giấy trắng, không đủ điều kiện
để thanh toán.

- Giai đoạn sau khi phát hiện ra các dấu hiệu nghi lừa đảo:

+ Ngày 08/03/2022, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) có công văn thông báo việc
6 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong việc thanh toán khi bán 100
container hạt điều cho nhóm 5 công ty nhập khẩu Italy, đã bị mất quyền kiểm soát 35 bộ
chứng từ gốc với giá trị hàng hóa ước tính khoảng 162 tỷ đồng.

+ Trong số 100 bộ chứng từ ban đầu thì các công ty giữ lại được hơn 50 bộ chứng
từ, đòi lại được thêm nhiều bộ chứng từ khác mà chính DHL gửi trả cho Việt Nam.

+ Hãng COSCO đã đồng ý không giao lô hàng cho người mua trong nhóm nghi vấn
là lừa đảo, mặc dù họ đã có chứng từ gốc, đã nộp phí cảng và đang đòi lấy container ra
khỏi cảng. Hãng đã tạm thời ngừng vài ngày để phía Việt Nam có thời gian tiếp tục xử
lý. 
2
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
+ Ngày 10/03/2022, cảnh sát tài chính Italy đã ra quyết định giữ tại cảng 4 container
hạt điều được vận chuyển đến cảng Genoa của nước này.

+ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã gửi công hàm đến các cơ quan sở tại như Bộ
Ngoại giao, Bộ Kinh tế phát triển cùng các cơ quan chức năng có liên quan, cũng như các
Phòng Thương mại, ngân hàng, các đối tác có thể hỗ trợ trong vụ việc có giá trị lớn và
ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp này.

+ Đến ngày 22/03/2022, toàn bộ 35/35 container bị mất chứng từ gốc đều đã an toàn
nằm trong các cảng của Italy để các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian chứng minh
hàng là của mình, giành lại quyền sở hữu và giải phóng hàng. Đồng thời, các công ty Việt
Nam đã nộp đơn kiện ra các tòa dân sự và tòa án hình sự Italy tại các địa phương mà 5
công ty nhập khẩu trên của Italy đăng ký kinh doanh.

+ Ngày 03/04/2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã giành lại được quyền sở hữu 9
container hàng bị mất chứng từ gốc bằng hình thức đàm phán, xác nhận với phía người
mua rằng họ không liên quan đến lô hàng và cũng chưa bao giờ mua hàng của Việt Nam.
Các công ty Việt Nam cũng đã nộp tiền đặt cược (150% giá trị lô hàng cho hãng vận
chuyển) để được giải phóng 21 container.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam đã bán lại được 18 container hàng sang Hà Lan và
Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn trong số đó là những container không bị mất chứng từ gốc, đồng
thời tích cực tìm kiếm các nhà phân phối khác ở châu Âu để bán những container hạt điều
còn lại.

+ Riêng 5 container còn nằm lại tại cảng Italy, sau một quá trình làm việc với các cơ
quan chức năng của nước sở tại, ngày 27/05/2022, Tòa án dân sự Larino đã ra phán quyết
trả lại quyền sở hữu của 3 container nằm trong phạm vi tố tụng của tòa này. Ngày 15 và
16/06/2022, Cảnh sát Kinh tế – Tài chính Napoli và Cảnh sát Quân đội cảng Genova đã ra
quyết định trả 2 container cuối cùng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 100 container hạt điều đều đã được trả
lại quyền sở hữu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2.1.3. Kết quả


3
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
Như vậy, tính đến nay, toàn bộ 100 container hạt điều đều đã được trả lại quyền sở
hữu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã lấy lại được quyền kiểm soát toàn bộ
container hàng nhưng tổn thất đối với các doanh nghiệp Việt là rất lớn khi phải chi trả chi
phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hoá, phí thuê luật sư, cước tàu vận chuyển hàng từ Italy đi
các nơi,… Theo Thương vụ Việt Nam tại Italy, đây sẽ là một bài học lớn cho các nhà xuất
khẩu Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của đối tác.

2.2. Nguyên nhân xảy ra tình huống


2.2.1. Sơ hở trong việc xác minh danh tính khách hàng
- Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA), sau thời gian dài chịu ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19, mọi giao thương của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị
đình trệ, thậm chí là mất khách hàng, nên khi có được những đơn hàng xuất khẩu mới, số
lượng lớn và từ những thị trường uy tín,… rất dễ khiến các doanh nghiệp chủ quan, mất
cảnh giác và vội vã đón nhận khi chưa tìm hiểu kỹ về đối tác. Các thương nhân Việt Nam
đa phần chỉ nhìn vào phần lợi nhuận mà chưa hết sức quan tâm đến việc xác minh danh
tính của khách hàng;
- Thị trường Italy lâu nay rất ít tiêu thụ sản phẩm hạt điều nhân của Việt Nam. Do
vậy, khi mà đơn hàng từ thị trường này lên tới 74 container với sản phẩm có chất lượng
và giá thành cao nhất trong thời gian ngắn, việc thiếu thông tin về khách hàng đã dẫn đến
các rủi ro khó lường gây thiệt hại to lớn cho các doanh nghiệp;
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp chỉ giao dịch với đối tác qua điện thoại di
động mà chưa xác minh rõ ràng địa điểm và vùng mà số điện thoại đó đăng ký. Khi vụ
việc xảy ra, cảnh sát địa phương thông báo rằng số điện thoại bị viết thiếu số và không tra
cứu được cụ thể chủ sở hữu.
2.2.2. Sử dụng phương thức thanh toán tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Các doanh nghiệp Việt đã thực hiện hợp đồng với phương thức thanh toán gọi là
“Trả tiền nhận chứng từ D/P”. Phương thức này có nhiều thuận tiện cho người mua và
bán nhưng cũng có nhiều rủi ro liên quan đến việc người mua có thể từ chối thanh toán
trong bất kì trường hợp nào và ngân hàng nhờ thu không chịu trách nhiệm khi trường hợp
đó xảy ra;

4
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
- Với phương thức này có sự tham gia của ngân hàng người mua và ngân hàng
người bán - là những cơ quan trung gian và giúp khống chế bộ chứng từ trước khi chuyển
giao cho người bán. Đây chính là “kẽ hở” tạo nên các hành vi lừa đảo.
2.2.3. Quá phụ thuộc vào công ty môi giới
- Việc thuê công ty đứng ra soạn thảo hợp đồng có thể giảm thiểu chi phí cho doanh
nghiệp nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro trong các điều khoản. Các công ty môi giới soạn
thảo hợp đồng đưa ra cam kết sẽ chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra nhưng các điều
khoản liên quan đến miễn trách không được quy định rõ gây bất lợi cho các chủ hàng;
- Việc tin vào một công ty môi giới đã làm được một số việc cho một vài doanh
nghiệp trong ngành, nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và ký hợp đồng với những doanh
nghiệp Italy do doanh nghiệp môi giới giới thiệu, mặc dù doanh nghiệp môi giới cũng
không nắm được thông tin đầy đủ về những doanh nghiệp đối tác của họ tại Italy.
2.2.4. Hạn chế về năng lực nghiệp vụ trong giao dịch quốc tế
- Đa số sự hiểu biết của các thương nhân Việt Nam còn hạn chế về pháp luật thương
mại quốc tế, kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài hay thậm chí là năng lực sử
dụng ngôn ngữ;
- Các doanh nghiệp chưa biết tận dụng chức năng của các cơ quan Thương vụ, Đại
sứ quán Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp
Việt Nam xúc tiến xuất nhập khẩu vào thị trường các nước;
- Việt Nam đã có nhiều vụ việc tương tự xảy ra và hơn nữa là ngay cả trên thị trường
Italy (vụ việc liên quan đến container tiêu) nhưng có rất ít bản tổng kết chi tiết vụ việc
được đăng tải để cảnh giác cho các Thương vụ lớn sau này. Vì vậy, các doanh nghiệp còn
thiếu cảnh giác khi thực hiện các Thương vụ xuất nhập khẩu, chưa tìm hiểu và rút ra được
kinh nghiệm thực tế từ các trường hợp đã xảy ra trong quá khứ;
- Doanh nghiệp chưa nắm vững và hiểu rõ các quy định, nghĩa vụ và trách nhiệm
của mỗi bên trong hợp đồng đó, cũng như các điều khoản liên quan đến miễn trách, liên
quan đến bồi thường. Như vậy, nếu như sau này xảy ra những vấn đề về tranh chấp pháp
lý thì việc xử lý sẽ giúp chúng ta nắm vững quy trình hơn.

5
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung

Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO


3.1. Rủi ro liên quan đến phương thức thanh toán
3.1.1. Quy trình thanh toán D/P

Hình 1: Quy trình thanh toán D/P


Theo quy trình thanh toán D/P, doanh nghiệp điều của Việt Nam sau khi làm thủ tục
xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ cho hãng vận chuyển. Chứng từ sau đó chuyển đến cho ngân
hàng của người bán tại Việt Nam. Ngân hàng Việt Nam có trách nhiệm chuyển phát
nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của nhà nhập khẩu ở Italy. Nhà nhập khẩu sẽ tiến
hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ. Với bộ chứng từ này,
người mua có thể nhận hàng tại cảng và ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền
cho ngân hàng phía Việt Nam. 

3.1.2. Ưu điểm

6
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
- Phương thức này có ưu điểm là dễ dàng đưa vào sử dụng do không yêu cầu hạn
mức tín dụng với ngân hàng. Ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà
còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu; đảm bảo cho tổ
chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng; đồng thời
đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với
số tiền mình đã thanh toán;

- Về mặt thủ tục, phương thức này dễ dàng cho cả người bán và người mua. Chi phí
và phí quản lý của việc sử dụng phương thức thanh toán này thấp hơn đáng kể so với các
phương thức khác như tín dụng chứng từ. 

3.1.3. Nhược điểm

- Có thể thấy D/P là một phương thức thanh toán khá an toàn. Tuy nhiên, trong thực
tế cũng tiềm ẩn một số rủi ro đối với người xuất khẩu như những rủi ro về việc thanh toán
của nhà nhập khẩu hoặc liên quan đến chứng từ: người nhập khẩu từ chối nhận hàng,
không thanh toán, thanh toán chậm, mất khả năng thanh toán hay nhà nhập khẩu lừa đảo,

- Phương thức thanh toán này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bước,
việc lập chứng từ đòi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiến
hành qua nhiều bên. Nếu có sai sót phải sửa lại làm cho nhà nhập khẩu lâu nhận được
chứng từ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc bảo quản hàng hóa ở cảng
nhập khẩu, nhà xuất khẩu chập nhận được tiền thanh toán.

3.2. Rủi ro trong giao kết hợp đồng

Việt Nam là một trong số các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế, cơ bản định hình
mạng lưới gồm 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các FTA đã và đang mở rộng cánh
cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, cùng với đó các doanh nghiệp Việt
cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi vẫn còn sự hạn chế về năng lực hiểu biết pháp
luật thương mại quốc tế, kinh nghiệm xuất nhập khẩu hàng hóa đi nước ngoài hay là năng
lực sử dụng ngôn ngữ.

7
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
Các doanh nghiệp nhân điều Việt Nam đã không làm chủ được trong khâu ký kết
hợp đồng. Trước hết, các doanh nghiệp chưa xác định thẩm quyền trong ký kết hợp đồng
cũng như là chủ động trong việc soạn thảo hợp đồng. Vấn đề tự soạn thảo hợp đồng mua
bán hay để an toàn hơn là thuê một bên thứ ba có nghiệp vụ chuyên môn tư vấn là rất
quan trọng để các doanh nghiệp có thể nắm vững và hiểu rõ được các quy định, trách
nhiệm, nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên cũng như các điều khoản liên quan đến
miễn trách hay bồi thường,… Khi có xảy ra những vấn đề về tranh chấp pháp lý thì việc
xử lý chúng ta sẽ có thể nắm vững được quy trình hơn.

Hình 2: Rủi ro về luật pháp

8
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung

Chương 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


4.1. Chú trọng đến việc xác minh danh tính đối tác

Các doanh nghiệp nên cảnh giác khi thấy giá rẻ với điều kiện thanh toán ưu đãi vì
việc này rất hiếm khi xảy với giao dịch lần đầu mà không ẩn chứa ý định gì. Nên cẩn
trọng khi đối tác đưa ra các điều khoản về hợp đồng quá hấp dẫn, điều khoản về hợp đồng
độc lập; kiểm tra địa chỉ email, nhận biết giả mạo email để lừa đảo,… với dẫn chứng là
các vụ án kinh tế điển hình.

Để tránh được những rủi ro đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu mặt pháp lý, nên chủ
động gửi đăng ký kinh doanh của mình cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký
kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch để qua đó biết được thông tin của
doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của Đại sứ quán, Thương
vụ Việt Nam ở nước sở tại. Sau đó là kiểm tra qua tiếp xúc trực tiếp, qua các bạn hàng,
Hiệp hội doanh nghiệp, công ty tư vấn,… hoặc qua website công ty (chú ý thay đổi ban
lãnh đạo). Thêm nữa, doanh nghiệp nên điện thoại để biết cụ thể tên người, số điện thoại
bàn, số di động, sử dụng địa chỉ email của công ty. Đồng thời, có thể kết hợp với địa chỉ
thư điện tử công cộng để dễ dàng hơn khi xác định người, công ty sau này vì họ phải đăng
ký dịch vụ điện thoại, thư điện tử riêng ở nước sở tại. Nên đưa vào hợp đồng tên người
liên hệ, số fax, địa chỉ email của công ty khi giao dịch chính thức.

4.2. Sử dụng phương thức thanh toán hiệu quả và an toàn

Đối với phương thức thanh toán, để đảm bảo tính an toàn và tránh rủi ro trong giao
dịch, các doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân
hàng uy tín quốc tế, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần
đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi trao chứng từ. Với
các hình thức này, phía người bán sẽ biết được thông tin ngân hàng của người mua, như
vậy, có thêm một yếu tố để kiểm tra đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, cũng không thể nói vì
phương thức D/P mà dẫn đến rủi ro, đây là phương thức thanh toán phổ biến, nhất là trong
thương mại nông sản. Vì vậy, cần tìm ra những điểm sai sót để khắc phục cũng như quy
định rõ ràng hơn để giảm thiểu rủi ro xảy ra.

9
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung
Nếu trong trường hợp đơn hàng lẻ, nhỏ, phương thức thanh toán L/C quá phức tạp
và D/P là phương thức phù hợp nhất thì doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức đặt
cọc để đảm bảo an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 50% trở lên). Các doanh nghiệp nên
yêu cầu đặt cọc tiền với hãng tàu để nhận hàng nếu trường hợp gặp rủi ro hay lừa đảo. Từ
đó có căn cứ để trọng tài quốc tế giải quyết và hỗ trợ.

4.3. Chủ động trong việc giành quyền vận tải

Nên xuất khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng nhóm C và D. Khi giành được quyền
vận tải, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc giao hàng cũng như quản lý mức giá và chi
phí. Ngoài ra, giảm thiểu rủi ro liên quan đến mất hàng, giao hàng chậm hay thiếu chứng
từ yêu cầu với việc doanh nghiệp thuê tàu là đã có quyền kiểm soát chứng từ gốc và hàng
hóa tốt hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng nên giành quyền vận tải
mà còn tùy thuộc vào khả năng và các điều kiện thỏa thuận giữa người mua và người bán.

4.4. Sử dụng vận đơn theo lệnh thay cho vận đơn đích danh

Nếu là vận đơn đích danh, người ta có thể dễ dàng lấy hàng hoặc hồ sơ có thể thất
lạc trong quá trình chuyển phát. Vận dụng nghiệp vụ để loại trừ rủi ro bằng cách trong
vận đơn đó không cung cấp vận đơn đích danh mà cung cấp vận đơn theo lệnh, ở đây là
theo lệnh của ngân hàng. Có nghĩa là sẽ chỉ thị cho ngân hàng ở nước nhập khẩu kí vào
bảng vận đơn, sau đó chuyển cho người/doanh nghiệp đến nộp tiền để nhận hàng. Áp
dụng phương pháp này sẽ không ảnh hưởng hay gây khó khăn cho cả hai bên. Trong
trường hợp hồ sơ thất lạc cũng không bị lấy mất hàng. Hãng tàu cũng sẽ kiểm tra được
đối tác đã nhận được hàng hay chưa.

Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro trong quá trình buôn
bán quốc tế như: nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động trong việc giao
kết hợp đồng, thông báo cho Hiệp hội để tránh những trường hợp tương tự sau này, mua
bảo hiểm cho hàng hóa,…

10
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung

KẾT LUẬN

Qua đề tài “Phân tích rủi ro thanh toán trong thương vụ 100 container điều Việt
Nam xuất khẩu sang Italy”, nhóm tác giả đã tìm hiểu và phân tích những rủi ro trong hoạt
động xuất khẩu điều của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, đề xuất các biện pháp thiết
thực để các doanh nghiệp có thể thực thi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình
xuất nhập khẩu của mình. Doanh nghiệp có thể nhận diện những rủi ro có thể xảy ra, thiết
lập cho mình quy trình quản lý rủi ro chặt chẽ để đề phòng và hạn chế rủi ro trong buôn
bán quốc tế, đồng thời giảm thiểu hậu quả mà nó mang lại. 

Tuy nhiên, với kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cô và
các bạn để có thể hoàn hiện tốt hơn trong các bài tiểu luận sắp tới.

11
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần nội dung

12
Tiểu luận môn Thanh toán quốc tế Phần tham khảo

DANH MỤC THAM KHẢO


[1] danviet.vn. 2022. Vụ 100 container hạt điều xuất sang Italia: Thông tin toàn
cảnh mới nhất từ Thương vụ. [online] Available at: <https://danviet.vn/vu-100-container-
hat-dieu-xuat-sang-italia-thong-tin-toan-canh-moi-nhat-tu-thuong-vu-
20220531163001197.htm> [Accessed 16 September 2022].
[2] 2022. [online] Available at: <https://trungtamwto.vn/tin-tuc/20947-vu-100-
container-hat-dieu-toan-bo-da-duoc-tra-lai-quyen-so-huu-cho-doanh-nghiep-viet-nam>
[Accessed 16 September 2022].
[3] NĐH. 2022. Vụ 100 container hạt điều: Bài học cho sự cảnh giác!. [online]
Available at: <https://ndh.vn/nong-san/vu-100-container-hat-dieu-bai-hoc-cho-su-canh-
giac-
[4] VietnamPlus. 2022. Vietnam+ (VietnamPlus). [online] Available at:
<https://www.vietnamplus.vn/tags/100-container-h%e1%ba%a1t-%c4%91i%e1%bb
%81u.vnp> [Accessed 16 September 2022].

You might also like