You are on page 1of 20

1.

1 Điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức gia công quốc tế: giao nguyên vật liệu - nhận thành phẩm và
mua nguyên vật liệu - bán thành phẩm:

Giống nhau: Đều là gia công quốc tế, nơi người mua và người bán ở hai quốc gia khác nhau cùng làm việc để sản
xuất hàng hóa. Cả hai hình thức đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp tăng năng lực sản xuất và giảm chi phí
sản xuất.

Khác nhau:

- Giao nguyên vật liệu – nhận thành phẩm:


Bên đặt gia công đặt nguyên liệu/bán thành phẩm cho bên đặt gia công
Bên đặt gia công sản xuất thành phẩm đúng thời hạn quy định
Bên đặt gia công nhận thành phẩm và thanh toán tiền gia công cho bên đặt gia công
=> Trong quá trình sản xuất, quyền sở hữu vật liệu vẫn thuộc về bên gia công
- Mua nguyên vật liệu – bán thành phẩm: Bên đặt gia công bán nguyên vật liệu cho bên đặt gia công và
thu nhận thành phẩm của bên đặt gia công
=> Quyền sở hữu nguyên vật liệu thuộc về bên đặt gia công

Tại Việt Nam, hình thức giao nguyên vật liệu - nhận thành phẩm thường được sử dụng trong các ngành sản xuất
điện tử, đồ chơi trẻ em, giày dép, trong khi hình thức mua nguyên vật liệu - bán thành phẩm thường được sử
dụng. trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

1.2. Phân tích nhận định: Tái xuất không là giải pháp phát triển bền vuengx của quốc gia

Bản chất của tái xuất vốn thuần túy thương mại và lợi nhuận sẽ không mang lại sức mạnh thực sự cho các quan
hệ kinh tế song phương và đa phương. Mức độ tự do hóa thương mại càng cao thì phạm vi dịch vụ tái xuất càng
bị hạn chế do các bên xuất khẩu và nhập khẩu có cơ hội tham gia trực tiếp với nhau. Khi nhiều rào cản thương
mại được loại bỏ, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ được tiếp cận trực tiếp với các khách hàng nước
ngoài tiềm năng cao. Nếu quá chú trọng vào tái xuất khẩu thì có thể không đạt được tính bền vững. Ngoài ra, tái
xuất khẩu không giải quyết được tình trạng thâm hụt thương mại của một quốc gia. Thâm hụt thương mại xảy ra
khi giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu. Trong trường hợp này, tái xuất chỉ giúp giảm thâm hụt tạm thời
chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề.

2. Ptich pthuc thanh toán bằng thư tín dụng chủ con trong ngoại thương. Ptich rủi ro của ngan hàng, ng mua, ng
bán. Ví dụ

- Thư tín dụng chủ – con (Master – Subsidiary Letter of Credit)

Thư tín dụng chủ – con là 2 L/C do bên nhận gia công (L/C Master) mở và bên nhận gia công (L/C con) mở cho
bên kia bên trong hợp đồng gia công.

+ Trường hợp áp dụng:

Áp dụng đối với giao dịch gia công quốc tế. Hình thức gia công là bên đặt gia công (bên đặt gia công) nhập
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công (bên đặt gia công) để gia công thành phẩm, giao lại cho
bên đặt hàng và nhận tiền công gia công.

(1) Bên nhận gia công thông báo cho ngân hàng của bên nhận gia công mở Master L/C cho bên gia công.

(2) Ngân hàng thuê ngoài thông báo cho ngân hàng thuê ngoài mở Master L/C cho bên thuê ngoài.

(3) Bên nhận gia công được thông báo rằng Master L/C đã được mở.

(4) Bên nhận gia công thông báo cho ngân hàng bên nhận gia công mở L/C Baby cho bên gia công.

5) Ngân hàng thuê ngoài thông báo cho ngân hàng thuê ngoài mở L/C sơ cấp.

(6) Ngân hàng của bên đặt gia công thông báo cho bên đặt gia công rằng L/C sơ cấp đã được mở.
(7) Bên gia công giao nguyên vật liệu/bán thành phẩm.

(8) Bên nhận gia công giao thành phẩm và nhận tiền thanh toán dịch vụ qua hệ thống ngân hàng

+ Lưu ý: Nếu là hình thức giao nguyên vật liệu - nhận thành phẩm thì L/C Bé là L/C trả chậm vì không có
sự chuyển giao quyền sở hữu nguyên vật liệu. Nếu là hình thức mua nguyên vật liệu - bán thành phẩm thành
phẩm, L/C Bé là L/C trả ngay do chuyển quyền sở hữu nguyên vật liệu. Bên nhận gia công mua nguyên vật liệu,
sau đó gia công và bán cho bên nhận gia công.

- Phân tích rủi ro của các bên trong phương thức thanh toán Thư tín dụng chủ - con như sau:
+ Đối với ngân hàng, rủi ro lớn nhất là khi ngân hàng phát hành LC con nhưng không kiểm soát được
hoạt động của bên nhận gia công. Nếu bên thuê ngoài không tuân thủ các yêu cầu trong LC bé hoặc
không thể đáp ứng các điều kiện thanh toán, ngân hàng có thể bị thiệt hại về tài chính. Ngoài ra, nếu bên
thuê ngoài không hoàn thành công việc đúng thời hạn và không được bên cho thuê chấp nhận, ngân
hàng có thể gặp rủi ro tài chính liên quan đến việc thanh toán phí và các chi phí khác.
+ Đối với bên gia công, rủi ro lớn nhất là khi bên gia công không hoàn thành đúng quy trình sản xuất hoặc
không đáp ứng được yêu cầu của LC con. Nếu bên thuê gia công không thực hiện công việc đúng thời
hạn hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm, bên gia công sẽ bị thiệt hại về tài chính và tổn hại đến uy
tín của họ. Bên thuê gia công cũng có thể gặp rủi ro về thời gian và chi phí nếu phải thương lượng lại hợp
đồng hoặc tìm nhà cung cấp khác.
+ Đối với bên thuê gia công, rủi ro lớn nhất là khi bên gia công không đảm bảo được việc thanh toán cho
công việc của họ. Nếu LC con không được bảo đảm bởi một tổ chức tín dụng đáng tin cậy hoặc nếu bên
thuê ngoài không thể đáp ứng các yêu cầu trong LC con, bên thuê ngoài có thể không nhận được thanh
toán hoặc có thể phải chịu các chi phí bổ sung khác. Ngoài ra, bên nhận gia công còn có thể gặp rủi ro
liên quan đến chất lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm.

Ví dụ minh họa: Công ty A ở Hoa Kỳ muốn sản xuất một sản phẩm mới. Họ đã tìm thấy Công ty B ở Trung Quốc
để sản xuất sản phẩm này và sử dụng phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C). Ngân hàng ở Mỹ mở L/C chính
cho Công ty B ở Trung Quốc, trong khi Công ty B mở L/C con cho Công ty A ở Mỹ. Nếu sản phẩm không đạt chất
lượng như mong muốn hoặc không được giao đúng thời hạn, Công ty A sẽ phải chịu chi phí sửa chữa hoặc từ
chối sản phẩm. Nếu Công ty B không giao hàng đúng hạn hoặc không có đủ tiền để thanh toán thì Công ty A sẽ bị
thiệt hại về thời gian và chi phí. Nếu L/C bé không được đảm bảo bởi một ngân hàng tín dụng đáng tin cậy, Công
ty B có thể không nhận được tiền thanh toán và sẽ gặp rủi ro về tài chính.

Tuy nhiên, nếu các bên thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng và L/C được đảm bảo bởi các ngân hàng
tín dụng đáng tin cậy thì rủi ro có thể giảm thiểu và phương thức thanh toán này có thể trở thành một phương
thức hiệu quả để các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch quốc tế.

3.

3.1. Pthuc mua bồi hoàn có bản chất là: Đổi hàng lấy hàng chưa xác định rõ mặt hàng.

Mua lại là hình thức mua bán trong đó một bên đồng ý mua lại một số hàng hóa của bên kia trong tương lai để
đền bù cho bên nhận một số ngoại tệ tương đương. Bên giao hàng đồng ý mua lại một số hàng hóa không xác
định từ bên kia trong tương lai

3.2. Nhà nhập khẩu phai thanh toán cho NH phát hành và nhận bộ chứng từ xuất trình theo L/C trừ khi:

Bộ chứng từ ko phù hợp đkhoan, đkien của L/C.

Trong phương thức thanh toán thông qua L/C (Thư tín dụng), ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho
người bán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Nhà nhập khẩu phải
thanh toán cho ngân hàng phát hành và nhận bộ chứng từ xuất trình theo L/C trừ trường hợp bộ chứng từ không
tuân thủ các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngoài ra, ngân hàng chỉ kiểm tra bộ chứng từ chứ không kiểm tra
hàng hóa, nên hàng hóa có thể vẫn chưa đạt chất lượng yêu cầu

4.ĐÓNG HÀNG VÀO CÔNG TEN NƠ XKHAU, QUY ĐỔI GIÁ FOB SANG GIÁ CIF
4.1. Hãy tính số lượng tối ưu sp giày đóng trong công ten nơ 40feet( kích thc bên trong
công 12m*2,33m*2,38m) biết rằng mỗi thùng (23cm*35cm*40cm) đóng đc 8 đôi giày trẻ
em.
4.2. Hãy tính giá CIF Los Angeles khi biết giá bán FOB Hải Phòng là 3.5USD/dôi giày,
cước phí vận chuyển từ cảng HP đi cảng Los Angeles cho 1 công 40feet là 7500usd, suất
phí bảo hiểm r=0.5%, mua bảo hiểm 110% theo giá CIF
4.1. V (container) = 12 x 2,33 x 2,38 = 65,5448 (m3)
V (thùng) = 0,23 x 0,35 x 0,4 = 0,0322 (m3)
=> Số thùng chứa được: 65,5448 / 0,0322 = 2035 (thùng)
=> Số đôi giày: 2035 x 8 = 16280
4.2.
CIF = C + I + F
Vì mua bảo hiểm 110% theo giá CIF
I = 1,1 x CIF x r
Hải quan và bảo hiểm coi C = FOB
=> CIF = FOB + 1,1 x CIF x r + F
CIF x (1 – 1.1 x r) = FOB + F
 CIF = (FOB + F) / (1 – 1.1 x r)
 CIF = (3.5 + 7500 / 16280) / (1 – 1.1 x 0.5%) = $3.98

Đề bài: Tính số lượng thùng hàng tối ưu xếp vào container 40 feet. Kích thước container 40feet:
12*2.33*2.38m=> 1200*233*238 cm. Kích thước thùng hàng 22*35*42cm

B1:Xếp thùng hàng vào cont theo cùng 1 chiều


Cố định kích thc và chiều của thùng hàng và mình xếp 1 loạt vào trong thùng hàng đến khi nào với cái
chiều đó mình ko xếp đc nữa thì thôi. Và sau đó mình sẽ xoay chiều của thùng hàng và nhét từng cái thùng hàng
đó vào trong các khe hở vẫn còn trống

1200 233 238


22 54/12 10/13 10/18
35 34/10 6/23 6/28
42 28/24 5/23 5/28
TH1: Xếp chiều 22cm theo chiều dài cont

Xếp chiều 35cm theo chiều rộng của cont

Xếp chiều 42cm theo chiều cao của cont

 Tổ hơph 54x6x5= 1620


Tương tự đảo các chiều:
Sẽ có tổ hợp: 54x5x6= 1620
34x10x5=1700
34x5x10=1700
28x6x10= 1680
28x10x6= 1680
Chọn tổ hợp 54x6x5 để xếp tiếp
B2: Xếp vào khoảng trống ở chiều rộng

1200 23 238
22 - 1/13
35 34/10 6/28
42 28/24 5/28
 Tương tự ra tổ hợp 1x34x5= 170
1x28x6= 168
Cùng số dư ở phần 238 => chọn tổ hợp lớn hơn 1x34x5

B3: Xếp tiếp vào khoảng trống ở chiều cao:

1200 233 28
22 - - 1
35 34/10 6/23 -
42 28/24 5/23 -
Tổ hợp: 34x5x1=170

28x6x1=168

Kết quả: 1620+170+170= 1960

Điểm khác biệt giữa Incoterm 2020 so với Incoterm 2010 bao gồm:
 Có thêm điều kiện DPU thay cho DAT
 Mức bảo hiểm điều kiện CIF và CIP thay đổi
 Điều khoản FCA có thêm điều kiện On board ở vận đơn
 Sắp xếp các mục nghĩa vụ của từng bên để làm rõ nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro.
 Phân chia chi phí được thay đổi và dời xuống mục A9/B9.
Nhóm I: Áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải

Bao gồm 7 điều kiện:

Điều kiện EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)

Điều kiện FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)

Điều kiện CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)

Điều kiện CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)

Điều kiện DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)

Điều kiện DPU (Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ hàng)

Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)

Nhóm II: Các điều kiện được sử dụng riêng trong vận tải biển và đường thủy nội địa

Điều kiện FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)

Điều kiện FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)

Điều kiện CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)

Điều kiện CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

1. EXW

Thể hiện Incoterm EXW trên hợp đồng ngoại thương:


Cách thể hiện trên hợp đồng ngoại thương: EXW [địa điểm giao hàng] Incoterms 2020

Ví dụ: EXW 123 Nguyen Van Linh, District 7, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020

Nghĩa vụ của người bán:


- Giao hàng: Người bán phải giao hàng bằng việc đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại
địa điểm giao hàng quy định, nếu có, chưa được bốc lên phương tiện vận tải đến nhận hàng. Nếu không
có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có
nhiều điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích
của mình. Người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận.
- Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi
hàng hóa được giao.
- Vận tải: Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người
bán, theo yêu cầu của người mua, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các
chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa.
- Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán
phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, những thông tin người
mua cần để mua bảo hiểm.
- Thông quan xuất khẩu / nhập khẩu Nếu có quy định, người bán phải hỗ trợ người mua, với chi phí và rủi
ro do người mua chịu, thu thập và cung cấp bất kì chứng từ và/hoặc thông tin liên quan đến thủ tục hải
quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu được yêu cầu tại nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu.

Nghĩa vụ của người mua:


- Nhận hàng: Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
- Chuyển giao rủi ro: Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng của
hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao.
- Vận tải: Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận
chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng.
- Bảo hiểm: Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
- Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu: Nếu có quy định, người mua phải tổ chức thực hiện và trả chi phí làm
thủ tục hải quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu được yêu cầu tại nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu.

2. FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)

Thể hiện Incoterm FCA trên hợp đồng ngoại thương:


Cách thể hiện trên hợp đồng ngoại thương: FCA [Địa điểm giao hàng] Incoterms 2020 Ví dụ: FCA 123
Nguyen Van Linh, District 7, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020 Nghĩa vụ của người bán
Nghĩa vụ của người bán:
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa
điểm chỉ định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định. Người bán phải giao hàng trong ngày giao hàng đã định
hoặc trong khoảng thời gian giao hàng đã định hoặc tại một thời điểm nằm trong khoảng thời gian này
được người mua thông báo. 
Chuyển giao rủi ro:
Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao,
trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập.
Vận tải:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc kí kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu
người mua yêu cầu, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và
thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa.
Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những
điều kiện thông thường với những chi phí ra rủi ro do người mua chịu.
Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người
bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán
phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua
cần để mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu có quy định, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất
khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh; giám định hàng
hóa; và bất kì quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm
cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc
nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Vận tải:
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển
hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định
pháp lý nào.
 
3. CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới) 
Thể hiện Incoterm CPT trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện trên hợp đồng ngoại thương: CPT [Nơi đến quy định] Incoterms 2020
Ví dụ:
CPT 123  Huynh Tan Phat, District 7, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán:
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng hóa bằng cách giao chúng cho người chuyên chở đã ký hợp đồng vào ngày
hoặc trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ một điểm giao hàng quy định, nếu có, tại nơi giao
hàng đến một điểm nhận hàng, nếu có, tại địa điểm nhận hàng đã thỏa thuận.
Hợp đồng vận tải phải được lập theo những điều kiện thông thường với chi phí do người bán chịu và vận
tải theo tuyến đường thường lệ và theo cách thức thông thường.
Nếu địa điểm đến không được thỏa thuận hoặc không được xác định bởi tập quán, thì người bán có thể
chọn điểm giao hàng và địa điểm tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán
phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua
cần để mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu
được quy định nước xuất khẩu như là: giấy phép xuất khẩu;Kiểm tra an ninh với hàng hóa trước khi xuất
khẩu; giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các
thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu, được quy định ở nước hàng hóa quá
cảnh qua hoặc nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2 và nhận hàng từ người chuyên chở
tại nơi giao hàng chỉ định hoặc tại một địa điểm cụ thể nằm tại nơi giao hàng chỉ định.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên
quan đến việc mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn
quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người ban yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp
lý nào.

4. CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)
 
Thể hiện Incoterm CIP trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện CIP trên hợp đồng ngoại thương: CIP [Nơi đến quy định] Incoterms 2020
Ví dụ:
CIP 123  Nguyen Van Linh, District 7, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán:
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng hóa bằng cách giao chúng cho người chuyên chở đã ký hợp đồng vào ngày
hoặc trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ một điểm giao hàng quy định, nếu có, tại nơi giao
hàng đến một điểm nhận hàng, nếu có, tại địa điểm nhận hàng đã thỏa thuận. Hợp đồng vận tải phải
được lập theo những điều kiện thông thường với chi phí do người bán chịu và vận tải theo tuyến đường
thường lệ và theo cách thức thông thường.
Nếu địa điểm đến không được thỏa thuận hoặc không được xác định bởi tập quán, thì người bán có thể
chọn điểm giao hàng và địa điểm tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
Bảo hiểm:
Nếu hai bên không thỏa thuận lại hoặc tập quán mua bán thông thường có những quy định khác, thì
người bán mặc định phải mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức bảo hiểm loại A hoặc bảo hiểm khác tương
đương bảo hiểm loại A. 
Bảo hiểm phải được mua ở người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm có uy tín để người mua hoặc bất kỳ
người nào khác có lợi ích bảo hiểm về hàng hóa có thể khiếu nại trực tiếp từ người bảo hiểm. 
Khi người mua yêu cầu, người bán sẽ, phụ thuộc vào các thông tin mà người mua cung cấp theo yêu cầu
của người bán, mua bảo hiểm bổ sung, bằng chi phí của người mua, nếu có thể, như là bảo hiểm theo
điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Institute War Clauses) và/hoặc điều kiện bảo hiểm đình công (Institute
Strikes Clauses) LMA/IUA hoặc điều kiện tương tự.
Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm giá hàng quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức 110%) và bằng đồng
tiền của hợp đồng. Người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận
bảo hiểm hoặc các bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm.
Ngoài ra, người bán phải cung cấp cho người mua, trong trường hợp người mua yêu cầu và chịu chi phí
(nếu có), những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm bổ sung. Bảo hiểm phải có hiệu lực từ địa
điểm giao hàng cho đến ít nhất là tại nơi đến quy định.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu
được quy định nước xuất khẩu như là: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa trước khi xuất
khẩu; giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm
cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc
nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua: 
 
Giao hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao và nhận hàng từ người chuyên chở tại nơi giao
hàng chỉ định hoặc tại một địa điểm cụ thể nằm tại nơi giao hàng chỉ định.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên
quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa thì người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại
về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều
kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua
phải cung cấp cho người bán nếu người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có thể
mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua theo quy định.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người ban yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp
lý nào.
 
5. DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)
 
Thể hiện Incoterm DAP trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện DAP trên hợp đồng ngoại thương: DAP [nơi đến quy định] Incoterms 2020
Ví dụ: DAP 123  Nguyen Van Linh, District 7, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020

Nghĩa vụ của người bán:


 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải
đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến quy định vào ngày hoặc trong thời
hạn quy định.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến quy định hoặc địa
điểm chỉ định tại nơi đến quy định. Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết định
được theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi đến quy định phù hợp nhất
với mục đích của mình.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu và
quá cảnh (nếu có quá cảnh ở nước thứ ba) được quy định ở nước xuất khẩu và nước quá cảnh, như là:
giấy phép xuất khẩu/quá cảnh; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh; giám định hàng
hóa khi xuất khẩu/quá cảnh; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu, bao gồm cả các
thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua: 
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến thông quan nhập khẩu, thì người
mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc
thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng,
với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người
bán yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, thì người mua cần cung cấp thông tin cần thiết để người bán có thể
mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu/quá cảnh, kể cả các thông tin an ninh
hay giám định được quy định bởi nước xuất khẩu/quá cảnh.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu; giám định hàng hóa;
và bất kỳ quy định pháp lý nào.
 
6. DPU (Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ hàng)
  
Thể hiện Incoterm DPU trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện DPU trên hợp đồng ngoại thương: DPU [nơi đến quy định] Incoterms 2020
Ví dụ:DPU 12345 Longbeach Blvd, Longbeach, United States Incoterms 2020
Nghĩa vụ của người bán: 

Giao hàng:
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã
dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến quy định vào ngày
hoặc trong thời hạn quy định.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến quy định hoặc địa
điểm chỉ định tại nơi đến quy định. Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết định
được theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi đến quy định phù hợp nhất
với mục đích của mình.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu và
quá cảnh (nếu có quá cảnh ở nước thứ ba) được quy định ở nước xuất khẩu và nước quá cảnh, như là:
giấy phép xuất khẩu/quá cảnh; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh; giám định hàng
hóa khi xuất khẩu/quá cảnh; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu, bao gồm cả các
thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến thông quan nhập khẩu, thì người
mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc
thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng,
với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người
bán yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, thì người mua cần cung cấp thông tin cần thiết để người bán có thể
mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu/quá cảnh, kể cả các thông tin an ninh
hay giám định được quy định bởi nước xuất khẩu/quá cảnh.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu; giám định hàng hóa;
và bất kỳ quy định pháp lý nào.
 
7. DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)
 
Thể hiện Incoterm DDP trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện DDP trên hợp đồng ngoại thương: DDP [nơi đến quy định] Incoterms 2020
Ví dụ: DDP 12345 Longbeach Blvd, Longbeach, United States Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán: 
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng đã thông quan nhập khẩu dưới sự định của người mua
trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến quy định
vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến định hoặc địa điểm
chỉ định tại nơi đến quy định.
Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết định được theo tập quán, thì người bán
có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu/quá
cảnh/nhập khẩu được quy định ở nước xuất khẩu/quá cảnh nhập khẩu, như là: giấy phép xuất khẩu/quá
cảnh/nhập khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu; giám định hàng hóa;
và bất kỳ quy định pháp lý nào.
 
Nghĩa vụ của người mua: 
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên
quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng
của hợp đồng.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất
mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc
giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua
phải cung cấp cho người bán nếu người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có thể
mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu/ quá cảnh/ nhập khẩu, kể cả các thông
tin an ninh hay giám định quy định bởi nước xuất khẩu/ quá cảnh/ nhập khẩu như là: giấy phép xuất
khẩu/ quá cảnh/ nhập khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh nhập khẩu; giám định
hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
 
8. FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)
 
Thể hiện Incoterm FAS trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện FAS trên hợp đồng ngoại thương: FAS [Cảng giao hàng quy định] Incoterms
2020
Ví dụ:
FAS Ho Chi Minh Incoterms 2020
FAS Hai Phong Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán: 
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng bằng cách, hoặc đặt hàng hóa dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại địa
điểm xếp hàng (nếu có) do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được
giao như vậy. Trong cả 2 trường hợp, người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa
thuận theo cách thức thông thường tại cảng.
Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể, người bán có thể lựa chọn 1 địa điểm phù hợp
nhất tại cảng xếp hàng chỉ định. Nếu các bên thỏa thuận giao hàng trong một khoảng thời gian cụ thể,
người mua có quyền lựa chọn ngày giao hàng trong khoảng thời gian đó và thông báo cho người mua.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải.
Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do
người mua chịu, phải giúp đỡ người mua để lấy bất kỳ thông tin hay chứng từ cần thiết nào, kể cả thông
tin an ninh mà người mua cần đề xuất khẩu hay tổ chức vận tải hàng hóa đến điểm đích.
Người bán có thể đồng ý giúp người mua hoặc không đồng ý, nhưng nếu đồng ý phải giúp người mua ký
kết hợp đồng vận tải dựa trên những điều khoản thông thường phù hợp. Với loại hàng đó, mọi rủi ro và
chi phí sẽ do người mua chịu.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán
phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua
cần để mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải  quan xuất khẩu
được quy định ở nước xuất khẩu như là: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất
khẩu; giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm
cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc
nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu:
a) Người mua không thông báo theo đúng quy định; hoặc
b) Con tàu do người mua chỉ định không đến đúng hạn để nhận hàng, hoặc không thể nhận hàng hoặc
dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo.
Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng, thì người mua phải chịu mọi rủi ro mất
mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc
giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển
hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu,
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp
lý nào.
 
9. FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
  
Thể hiện Incoterm FOB trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện FOB trên hợp đồng ngoại thương: FOB [Cảng giao hàng quy định] Incoterms
2020
Ví dụ:
FOB Ho Chi Minh Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán:
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp
hàng, nếu có, do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được giao như
vậy. Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận
theo cách thức thông thường tại cảng.
Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể, người bán có thể lựa chọn 1 địa điểm phù hợp
nhất tại cảng xếp hàng chỉ định. Nếu các bên thỏa thuận giao hàng trong một khoảng thời gian cụ thể,
người mua có quyền lựa chọn ngày giao hàng trong khoảng thời gian đó.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được để cập.
Vận tải:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải.
Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do
người mua chịu, phải giúp đỡ người mua để lấy bất kỳ thông tin hay chứng từ cần thiết nào, kể cả thông
tin an ninh mà người mua cần đề xuất khẩu hay tổ chức vận tải hàng hóa đến điểm đích.
Người bán có thể đồng ý giúp người mua hoặc không đồng ý, nhưng nếu đồng ý phải giúp người mua ký
kết hợp đồng vận tải dựa trên những điều khoản thông thường phù hợp với loại hàng đó, mọi rủi ro và
chi phí sẽ do người mua chịu.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán
phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua
cần để mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất
khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi
xuất khẩu; giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu câu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm
cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc
nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu:
a) Người mua không thông báo theo đúng quy định; hoặc
b) Con tàu do người mua chỉ định không đến đúng hạn để nhận hàng, hoặc không thể nhận hàng hoặc
dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo.
Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng, thì người mua phải chịu mọi rủi ro mất
mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kế từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc
giao hàng.
Vận tải:
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển
hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được kí kết bởi người mua theo như mục A4.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp
lý nào.
 
10. CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)
 
Thể hiện Incoterm CFR trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện CFR trên hợp đồng ngoại thương: CFR [Cảng đến quy định] Incoterms 2020
Ví dụ:CFR Ho Chi Minh Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán:
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng hóa bằng cách giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Người
bán sẽ phải giao hàng vào ngày hoặc trong khoảng thời gian đã định, theo cách thức thông thường tại
cảng.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải ký hợp đồng để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại
nơi giao hàng tới cảng đến chỉ định, hoặc tới bất kì địa điểm nào tại cảng đến.
Hợp đồng vận tải phải được ký kết với các điều kiện thông thường, với chi phí do người bán chịu và phải
vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để
vận chuyển hàng hóa đó.
Bảo hiểm:
Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, người bán phải
cung cấp nếu người mua yêu cầu và phải chịu rủi ro và chi phí, nếu có, những thông tin người mua cần
để mua bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu
được quy định ở nước xuất khẩu, như là: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất
khẩu; giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm
cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc
nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến
chỉ định.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên
quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy
định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Vếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quả cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp
lý nào.
 
11. CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)
 Thể hiện Incoterm CIF trên hợp đồng ngoại thương:
 
Cách thể hiện điều kiện CIF trên hợp đồng ngoại thương: CIF [Cảng giao quy định] Incoterms 2020
Ví dụ: CIF Ho Chi Minh Incoterms 2020
 
Nghĩa vụ của người bán:
 
Giao hàng:
Người bán phải giao hàng hóa bằng cách giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Người
bán sẽ phải giao hàng vào ngày hoặc trong khoảng thời gian đã định, theo cách thức thông thường tại
cảng.
Chuyển giao rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ
những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập.
Vận tải:
Người bán phải ký hợp đồng để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại
nơi giao hàng tới cảng đến chỉ định, hoặc tới bất kỳ địa điểm nào tại cảng đến.
Hợp đồng vận tải phải được ký kết với các điều kiện thông thường, với chi phí do người bán chịu và phải
vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để
vận chuyển hàng hóa đó.
Bảo hiểm:
Nếu không có thỏa thuận nào khác hoặc tập quán mua bán không có gì khác biệt, người bán phải, bằng
chi phí của mình, mặc định mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C của
Viện những người bảo hiểm Luân Đôn (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự.
Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người bảo hiểm hoặc  công ty bảo hiểm có uy tín để người mua
hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hóa, có thể khiếu nại trực tiếp từ người bảo
hiểm.
Khi người mua yêu cầu người bán sẽ, phụ thuộc vào thông tin do người mua cung cấp theo yêu cầu của
người bán, và chịu phí tổn, mua bảo hiểm bổ sung, nếu có thể, như là bảo hiểm chiến tranh (Institute
War Clauses) và/hoặc điều kiện bảo hiểm đình công (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự.
Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng hóa quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức là 110%) và
bằng đồng tiền của hợp đồng.
Bảo hiểm phải có hiệu lực từ địa điểm giao hàng quy định và kết thúc ít nhất tại cảng đến quy định.
Người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc các
bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm.
Ngoài ra, người bán phải cung cấp cho người mua, trong trường hợp người mua yêu cầu và chịu chi phí
(nếu có), những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm bổ sung.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất
khẩu được quy định ở nước xuất khẩu, như là: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh với hàng hóa khi
xuất khẩu; giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu câu, rủi ro và chi phí do người mua chịu
để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm
cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc
nước nhập khẩu.
 
Nghĩa vụ của người mua:
 
Nhận hàng:
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến
chỉ định.
Chuyển giao rủi ro:
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao.
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc
thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng,
với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
Vận tải:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng vận tải.
Bảo hiểm:
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua
phải cung cấp cho người bán nếu người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có thể
mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua quy định.
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy
các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám
định trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước
quá cảnh và nước nhập khẩu, như là: giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho việc
quá cảnh; kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh; giám định hàng hóa; và bất kỳ quy định pháp
lý nào

You might also like