You are on page 1of 50

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-------o0o-------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Tùng

Sinh viên thực hiện : Vũ Mỹ Anh

Mã sinh viên : 7103106183

Khóa : 10

Ngành : Kinh tế quốc tế

Chuyên ngành : Thương mại quốc tế và Logistics

Hà Nội, năm 2023

pg. 1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Học viện Chính sách
và Phát triển nói chung, các thầy cô khoa Kinh tế quốc tế nói riêng đã trang bị cho em
những kiến thức cần thiết về chuyên ngành của mình. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Trịnh
Tùng, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, bổ sung kiến thức còn hạn chế của
em, giúp em hoàn thành báo cáo thực tập một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty cổ phần tiếp
vận C.A.S tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Và đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn đến anh Lê Đức Trung – Quản lý của công ty đã tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ,
cung cấp cho em những thông tin, số liệu cần thiết để có thể hoàn thành báo cáo kiến tập
đúng thời hạn, yêu cầu.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán của Công
ty cổ phần tiếp vận C.A.S đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt
bài kiến tập này.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình kiến tập, hoàn thiện báo cáo này
em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến nhận xét từ thầy,
cô trong khoa để em có thể hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho bài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp
cao quý này. Đồng kính chúc các bác trong Ban giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S
nói chung và các cô, chú, anh, chị trong bộ phận xuất nhập khẩu, kế toán và các phòng ban
khác luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện


Vũ Mỹ Anh

i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 1


DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………..............4
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S ......... 6
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty ............................................................. 6
1.1.1. Thông tin về đơn vị thực tập ............................................................. 6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .............................. 6
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động ........................................................................... 7
1.2. Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh của Công ty ................. 8
1.2.1. Chức năng ........................................................................................ 8
1.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................... 9
1.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ...................................................... 10
1.3. Nhân lực công ty ................................................................................... 12
1.4. Cơ sở vật chất ....................................................................................... 13
1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty .................................... 13
1.6. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty ......................................... 15
1.7. Định hướng phát triển Công ty trong tương lai .................................. 15
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S ....... 17
2.1. Khái quát quy trình dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S ................................. 17
2.1.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển ................................................................................................ 17
2.1.2. Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường biển ................................................................................................19

2.2. Các loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công
ty Cổ phần tiếp vận C.A.S .................................................................... 23

ii
2.2.1. Phương thức nhận nguyên – giao nguyên (FCL/FCL) .................. 23
2.2.2. Phương thức nhận lẻ - giao lẻ (LCL/LCL) ..................................... 23
2.2.3. Phương thức kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL). .............................. 23
2.3. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
của Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S ................................................... 24
2.4. Doanh thu dịch vụ của công ty cổ phần tiếp vận C.A.S ...................... 31
2.5. Giá cả dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ...... 34
2.6. Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại
Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S ........................................................... 36
2.6.1. Ưu điểm .......................................................................................... 36
2.6.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân. ........................................... 37
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S ....................................................... 38
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu đường biển tại Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S trong giai đoạn
2023-2028 .............................................................................................. 38
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S ......................... 39
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan chức năng....................... 41
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập ......................... 42
3.4.1. Mô tả công việc thực tập ................................................................. 42
3.4.2. Kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập .... 43
KẾT LUẬN...................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 46

iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu THUẬT NGỮ Ý NGHĨA


1 B/L Bill of Lading Vận đơn
Master Bill of Lading Vận đơn chủ- book trực tiếp từ hãngtàu
2 MB/L

Vận đơn thứ cấp- book thông qua


3 HB/L House Bill of Lading
Forwarder
4 TK Tờ khai khải quan
5 OPS Operations Bộ phận chạy lệnh ngoài hiện trường
6 D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
Electronic DeliveryOrder
7 EDO Lệnh giao hàng điện tử

Terminal Handling
8 THC Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Charge
Container Imbalance
9 CIC Phụ phí cân bằng container
Charge
10 CSHT Cơ sở hạ tầng
Bộ phận chăm sóc khách hàng của
11 TC
trucking
12 HQ Hải quan
Phiếu giao nhận container (1 loại phơi
Equipment Interchange
13 EIR phiếu dùng để ghi lại tình trạng container)
Receipt

14 Invoice Hóa đơn thương mại


Phiếu đóng gói/ Bảng kê/Phiếu chi tiết
15 Packing List
hàng hóa
16 A/N Arrival Notice Thông báo hàng đến

Chi phí, bảo hiểm, cước phí- 1 điều khoản


trong Incoterms (người bán chịu trách
nhiệm khi hàng lên boong tàu tại cảng
Cost InsuranceFreight
17 CIF xếp, chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển
trong quá trình vận chuyển)

1
Less than ContainerLoad
18 LCL Hàng lẻ

19 CONT Container
20 FCL Full Container Load Hàng full container
21 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
22 Sales Contract Hợp đồng ngoại thương

23 C/O Certificate of Original Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S

Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng
đường biển tại Công ty
Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty
Sơ đồ 2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công
ty cổ phần tiếp vận C.A.S

Sơ đồ 2.4 Quy trình khai báo hải quan trên máy tính qua phần mềm khai báo
hải quan điện tử ECUS5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Nhân lực của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S tính đến thời
điểm 15/2/2023
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
tiếp vận C.A.S giai đoạn 2019- 2022
Bảng 1.3 Doanh thu các dịch vụ chính của công ty giai đoạn
2020-2022
Bảng 2.1 Những thông tin mà nhân viên kinh doanh tiếp nhận từ khách
hàng
Bảng 2.2 Tỷ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ của Công ty giai đoạn
2020-2022

2
Bảng 2.3 Chi phí làm thủ tục chuyên ngành cho một lô hàng
Bảng 2.4 Các loại chi phí liên quan đến container

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng các loại hình được cung cấp tại Công ty Cổ Phần tiếp vận
C.A.S năm 2022

Đồ thị 2.1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất
nhậpkhẩu bằng đường biển tại Công ty

3
LỜI MỞ ĐẦU

Logistics là một lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ hấp dẫn nhưng đòi hỏi tính chuyên
nghiệp cao. Dịch vụ logistics là hoạt động kinh doanh trải dài từ các khâu cung ứng nguyên
liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, đóng gói, tiếp thị, giám sát lưu thông cùng các dịch vụ,
thông tin có liên quan từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi Logistics thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả và lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp, giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh.

Hoạt động dịch vụ logistics ở Việt Nam đã và đang hình thành và từng bước phát
triển hội nhập sâu rộng trong thời gian qua. Dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là trong quá trình toàn cầu
hóa hiện nay. Có thể khằng định nền kinh tế càng mở cửa, vai trò kinh doanh dịch vụ
logistics càng quan trọng, tác động lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh về thời gian
và chất lượng của hầu hết các doanh nghiệp. Đây còn là một loại hình dịch vụ hoàn chỉnh
có giá trị gia tăng lớn mà trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phát triển.

Trong thương mại quốc tế , dịch vụ giao nhận hàng hóa là một khâu vô cùng quan
trọng trong việc luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia, từ đó các công ty Forwarder ra
đời đóng vai trò làm trung gian giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Công ty Cổ phần
tiếp vận C.A.S là một trong những công ty kinh doanh dựa vào dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế qua đường biển, đường bộ và đường hàng không, dù chỉ mới thành lập vào năm
2015 nhưng công ty đã có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đặc biệt là dịch vụ
giao nhận hàng hóa từ thị trường Trung Quốc. Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S đang từng
bước củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể đáp ứng tốt nhất những
yêu cầu của khách hàng, cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong nền kinh tế thị trường và
góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước.

Trong quá trình tìm hiểu về công ty, em nhận thấy công ty có một môi trường làm
việc rất năng động cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết. Với mong muốn được học hỏi
nhiều kiến thức thực tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và áp dụng những kiến thức
đã được học tại trường vào trong công việc nên em đã ứng tuyển và được chấp nhận vào vị
trí Thực tập sinh tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S Trong
thời gian thực tập tại đây em đã học được rất nhiều kiến thức thực tế , hiểu được một số
công việc mà mỗi một vị trí trong phòng xuất nhập khẩu phải làm, củng cố và rèn luyện
những kỹ năng chuyên ngành để phục vụ cho công việc chính thức sau này.

4
Nội dung bài báo cáo của em chủ yếu là tập trung phân tích về dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S theo 3 phần như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TIẾP VẬN C.A.S

5
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S

1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty


1.1.1. Thông tin về đơn vị thực tập
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S
Tên quốc tế: C.A.S LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: C.A.S LOGISTICS JSC
Mã số thuế: 0106887656
Người đại diện pháp luật: Phạm Thị Hòa
Logo công ty:

Địa chỉ đăng ký: Nhà LK 2B-6, 7, Khu đô thị Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng chính: Tầng 06, Tòa nhà Lucky, Số 81 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Hà
Nội, Việt Nam
Văn phòng đại diện: Hải Phòng, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0988129957 - 024 3201 3698
Hotline: 0934 618 189
Website: http://caslogistics.com.vn/ Email: vicky@caslogistics.com.vn
Ngày cấp giấy phép: 24/06/2015 Giấy phép kinh doanh: 0106887656
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Hà Đông
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài NN
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng
kiến thức của các nhà lãnh đọa với nhiều năm kinh nghiệm ở các công ty trong và ngoài
nước trong lĩnh vực giao nhận Logistics. Công ty đã hoạt động được gần 8 năm kể từ ngày
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trở thành một trong những công ty hàng đầu về
cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, chuyện cung cấp dịch vụ Logistics như dịch vụ vận tải –

6
giao nhận hàng hóa quốc tế, vận tải – giao nhận hàng hóa nội địa, làm thủ tục thông quan
hàng hóa, xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa, giấy phép kiểm tra chuyên ngành.
Với mục tiêu tăng thêm tiền lực và cung cấp dịch vụ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn
dành cho khách hàng. Tính đến nay, Công ty đã có gần 100 nhân viên trong đó có khoảng
hơn một nửa nhân viện làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội, còn lại ở hai chi nhánh Hải
Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm vừa qua, Công ty đã hợp tác với
nhiều đối tác chiến lược tại nhiêù tỉnh thành phố như: Bắc Ninh, Hòa Bình, Đà Nẵng, Thái
Nguyên, Quảng Ninh,....
Với mạng lưới trải dài từ bắc vào nam ở hầu hết các tỉnh thành có vị thế chiến lược
và kinh tế lớn cùng sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, Công ty cổ phần tiếp vận
C.A.S dần khẳng định được vị thế của mình, đem lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua
việc đem đến chất lượng dịch vụ tốt, phục vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, uy tín, tận tâm và
tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ của mình.
Trong suót quá trình thành lập và phát triển, công ty đã gặt hái được những thành
tích tốt đẹp và đáng ghi nhận. Mục tiêu của C.A.S LOGISTICS là trở thành một công ty
logistics chuyên nghiệp, tin cậy, khác biệt, chất lượng, tận tâm, có trách nhiệm với khách
hàng. Hướng đến trở thành một công ty cung cấp các chuỗi dịch vụ vận chuyển quốc tế và
vận tải đa phương phức hàng đầu Việt Nam. Bằng cách đóng vai trò thiết yếu trong việc
kinh doanh của các khách hàng và cung cấp các dịch vụ kèm theo tốt nhất trong hệ thống
chuỗi cung ứng, chúng tôi không ngừng nỗ lực nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
C.A.S LOGISTICS cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất cùng với sự minh
bạch trong các lĩnh vực chúng tôi thực hiện.
Ngoài ra, C.A.S LOGISTICS đang có những bước chuyển mình nhằm hướng đến
tương lai bao gồm phát triển chuyên môn về thương mại điện tử và mô hình kinh tế chia
sẻ. C.A.S LOGISTICS luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cũng như phát triển các
dịch vụ và sản phẩm mới nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp hiệu quả, sáng tạo
với chi phí hợp lý.
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động
Hiện nay, Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S đang hoạt động với nhiều vai trò đa dạng
như là người giao nhận, là đơn vị trung gian giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Các lĩnh
vuẹc, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
 Cung cấp dịch vụ hải quan:
 Dịch vụ hải quan trọn gói; tư vấn thủ tục hải quan
 Chính sách mặt hàng; thuế hải quan; áp mã HS code
 Khai hải quan điện tử,…
 Dịch vụ Logistics:
7
- Các dịch vụ như bốc xếp, kiểm đếm hàng hóa
- Khai báo hải quan
- Tư vấn chuyên ngành; môi giới hàng hải, hàng không;…
- Kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản, phân phối các loại hàng hóa thông qua
trung tâm tiếp vận.
 Và các dịch vụ liên quan đến vận tải như:
 Vận tải đường bộ
 Vận tải đường biển
 Vận tải đường hàng không
 Vận tải đa phương thức trong và ngoài nước
 Tổ chức đưa hàng từ kho đến kho phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
C.A.S LOGISTICS cung cấp hầu hết các dịch vụ logistics tích hợp, hiện đại từ khai
thuê hải quan, vận chuyển hàng không, hàng container, hàng rời, vận tải đa phương thức,
đường sắt, vận tải xuyên biên giới, dịch vụ door to door, hàng siêu trường, siêu trọng các
dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói, lưu trữ…
Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S có thể xử lý tất cả những yêu cầu về vận chuyển
của quý khách. Cùng với những lựa chọn đa dạng về tuyến trực tiếp và chuyển tải, Công
ty luôn đảm bảo việc chuyển hàng tới tận tay khách hàng trong thời gian nhanh nhất có
thể, hỗ trợ cho khách hàng mọi thủ tục nhập, xuất, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
với các mặt hàng cần sửa chữa hay các mặt hàng phức tạp yêu cầu nhiều loại giấy tờ,
chứng nhận.
Đến với C.A.S LOGISTICS thì sự tận tâm, nhiệt tình , uy tín luôn là những tôn chỉ
và công ty đề ra và thực hiện.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển
quốc tế bằng đường hàng không, đường biển, làm thủ tục hải quan và giao hàng tới
tận tay quý khách hàng. Công ty cũng cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩkh,
làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành, làm Chứng nhận Công bố hợp quy đủ điều kiện
kinh doanh. Mặt khác, Công ty cũng không ngừng nghiên cứu, nắm bắt kịp thời các
nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường từ đó tìm cách tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu đó,
giải quyết những khó khăn của khách hàng gặp phải,
 Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S tổ chức phối hợp với các tổ chức ở trong và ngoài
nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng,
hàng quá cảnh.

8
 Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước, các
phương tiện vận tải (tàu biển, sà lan, đầu kéo container,..) bằng các hợp đồng trọn
gói (door to door) và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá nói trên
như việc thu gom, chia lẻ hàng hóa, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan,
mua bảo hiểm hàng hóa và giao nhận hàng hóa đó cho người chuyên chở để tiếp tục
chuyển đến nơi quy định.
 Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn
đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhận trong và ngoài nước.
 Nhận ủy thác xuất nhập khâir hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóa
trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu cấp cho công ty.
 Tiến hành làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa
quá cảnh, tạm nhập tái xuất qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương
tiện chuyên chở của các phương tiện khác.
 Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với quy định hiện hành của nhà
nước.
 Làm đại lý cho các hãng tàu, hãng vận tải nước ngoài và làm công tác phục vụ cho
tàu biển của nước ngoài vào cảng Việt Nam.
 Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực
giao nhận, vận chuyển, kho bãi, thuê tàu.
 Giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài để tạo dựng văn hóa và
hình ảnh Công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ
Với các chức năng đã nêu trên, Công ty tiếp vận C.A.S đã đề ra các nhiệm vụ chính
yếu để từng bước khẳng định được vị thế trong lĩnh vuẹc thương mại dịch vụ, giao nhận
hàng hóa, làm thủ tục hải quan và vận tải.
 Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của Công ty theo quy
chế hiện hành nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng đã đề ra của công ty.
 Bảo đảm và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải về tài chính,
sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
 Thực hiện và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật của nhà nước, nghĩa
vụ đối với ngân sách nhà nước.
 Thường xuyện nâng cao, hoàn thiện các phương tiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Công
ty.
 Thông qua sự liên doanh liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận,
chuyên chở hàng hóa và bảo đảm hàng hóa được bảo quản an toàn trong phạm vi
trách nhiệm của công ty.

9
 Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản và các chế dộ chính sác và
quyền lợi cho người lao động, chăm lo đời sống cho người lao động.
 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên chất lượng, nhiều kinh nghiệm.
 Cập nhật thông tin về thuế và ưu đãi thuế suất.
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Công tác quản lý tổ chức vô cùng quan trọng của không riêng bất kỳ một doanh
nghiệp nào. Để thực hiện tốt chức năng quản lý thì mỗi Công ty đều cần có một bộ máy tổ
chức quản lý phù hợp. Đới với Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S cũng vậy, là một công ty
được thành lập gần 8 năm với 3 chi nhánh chính là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ
Chí Minh và có nhiều đối tác chiến lược nên mô hình khá hoàn chỉnh , khá gọn nhẹ phù
hợp với mô hình và tính chất hoạt động của Công ty.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S

Nguồn: Phòng tổ chức Hành chính


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban:

 Ban giám đốc:

 Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
 Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc
họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị
 Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị
 Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
 Giám đốc: Là người trực tiếp giám sát, quản lý điều hành các công việc chung của
các phòng ban và chịu trách nhiệm về những công việc có tầm quan trọng, mang
tính chất chiến lược của công ty. Là người tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh
cho Công ty, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, quy chế làm việc, chế độ đãi ngộ, hợp
đồng kinh tế và sử dụng vốn của Công ty, đồng thời lên kế hoạch đào tạo đội ngũ
nhân viên kinh doanh để duy trì và tiếp cận khách hàng.

10
 Phó Giám đốc: trợ giúp cho giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý những công
việc bao gồm:
 Điều hành trực tiếp về chiến lược phát triển thị trường, quản lý các phòng ban, đào
tạo và giải quyết vấn đề nhân sự bao gồm việc tuyển dụng hay sa thải nhân viên.
 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường kinh doanh
 Chia sẻ công việc quản lý công ty cùng giám đốc.
 Phòng kinh doanh: là bộ phận chịu trách nhiệm về những công việc sau:
 Hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh của
công ty.
 Nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tìm kiếm thị trường, khách hàng
mới.
 Xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ của doanh nghiệp.
 Nắm bắt nghiên cứu những biến động của thị trường để có biện pháp
 Đưa ra phương án kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất, tham mưu cho
Ban Giám đốc trong việc hoạch định và thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh
hàng hoá, xuất nhập khẩu và nội thương của công ty
Phòng Kinh doanh có bộ phận kinh doanh Xuất khẩu và bộ phận kinh doanh Nhập khẩu
 Phòng kế toán hành chính nhân sự:
 Bộ phận kế toán với nhiệm vụ theo dõi công nợ, thanh toán cho đối tác, xử lý hoá
đơn, báo cáo định kỳ.
 Bộ phận hành chính nhân sự với vai trò tuyển dụng, lương thưởng và phúc lợi, tổ
chức sự kiện, đào tạo và phát triển, xử lý giấy tờ, thủ tục hành chính.
 Tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính, công tác tuyển dụng nhân sự và
các chế độ cho nhân viên. Lưu trữ hồ sơ, các tài liệu đã và đang sử dụng, bảo quản
con dấu theo quy định.
 Quản lý và trả lời điện thoại các cuộc gọi từ bên ngoài vào công ty, gửi báo giá tới
khách hàng.
 Tiếp nhận bưu kiện, bưu phẩm, chuyển fax nhanh tài liệu.
 Рhòng thủ tục hải quan:
 Bộ phận khai báo hải quan với nhiệm vụ tra cứu mã HS code của sản phẩm, tra
cứu thủ tục nhập khau, xin giấy ph p kiểm tra chuyên ngành, truyền tờ khai hải
quan và kiểm tra chứng từ nhập khẩu.
 Bộ phận nhân viên hiện trường với vai trò thông quan hàng hóa tại cửa khẩu,
cảng, sân bay; xử lý công việc với hãng tàu, đại lý, cảng (lấy lệnh, thanh toán lệ
phí); xử lý công việc tại cửa khẩu (giám sát sang tải hàng hóa, nộp thuế, lệ phí).
Ngoài ra cần phải đảm bảo:
- Chuẩn bị bộ chứng từ, các loại công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận
11
hoàn thành tốt công việc được giao; quản lý, lưu trữ chứng từ và các công văn.
- Đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất - nhập trước khi trình
hải quan.
- Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc với khách hàng để thôngbáo
thông tin lô hàng. Đảm bảo việc báo hàng/giao hàng cho khách hàng tuân thủ
theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để việc khai thác tàu/hàng được
nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo công việc chung của Công ty cũng như công
việc thuộc bộ phận chứng từ.
- Phải lên kế hoạch và thực hiện tiếp xúc hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho
khách hàng; mở file và thực hiện lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi
đã kết thúc hợp đồng.
 Phòng chăm sóc khách hàng: đảm bảo cho quy trình giao nhận hàng hoá diễn ra
nhanh chóng, an toàn, tối ưu chi phí.
- CS logistics và gom cont: Có nhiệm vụ quản lý kho hàng hoá, khi có lệnh nhập
xuất hàng của trên đưa xuống thì làm theo và cuối tháng cùng với bộ phận kế
toán kiểm kê kho hàng hoá.
- Purchasing: tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chốt
đơn hàng, ký hợp đồng với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Ngoài ra phải
phối hợp bộ phận kho, bộ phận sale để làm việc sắp xếp với đối tác thời điểm
nhập hàng về kho.
1.4. Nhân lực công ty
Tính đến ngày 15/2/202023 Công ty cổ phần Tiếp vận C.A.S có 42 nhân sự trẻ, nhiệt
huyết, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm, ham học hỏi, thích ứng nhanh với môi trường
và tinh thần trách nhiệm cao.

Bảng 1.1: Nhân lực của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S tính đến thời điểm
15/2/2023
STT Phòng/ban Nam Nữ Tổng số nhân lực
1 Ban Giám đốc 2 0 2
2 Kinh doanh 5 20 25
3 Kế toán 0 3 3
4 Hành chính nhân sự 1 1 2
5 Thủ tục hải quan 2 1 3
6 Hiện trường 1 1 2
7 CS logistics và gom cont 2 1 3
8 Purchasing 0 2 2

12
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự, Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S)
Nhân viên của công ty chủ yếu là nhân sự trẻ từ 21 tuổi đến 27 tuổi, đa phần là nhân
viên nữ. Trong 42 nhân sự có 90,5% nhân viên trình độ đại học và 9,5% nhân viên trình
độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu công việc (khả năng ngoại ngữ tot để tìm kiếm nhà cung
cấp, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, ký kết hợp đồng, tính toán chi phí, cân đối doanh thu,…);
tuy nhiên, do nhân sự còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế của các nhân sự chưa nhiều. Vì
vậy, hầu hết các vấn đề đều phải được thông qua sự đồng thuận của trưởng phòng, nên
thời gian xử lý vấn đề còn chậm.
Đội ngũ nhân sự của công ty được đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm hàng tháng để
trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm xử lý các tình huong trong quá trình làm việc.
Đặc biệt, công ty chú trọng vào đào tạo nhân viên trong bộ phận kinh doanh vì họ là người
làm việc trực tiếp với khách hàng và cũng là bộ phận trực tiếp mang doanh thu về cho
công ty.
1.5. Cơ sở vật chất

Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S trang bị cơ sở vật chất hiện đại và khá đầy đủ với
các hệ thống thiết bị phục vụ như: thống máy tính, máy in, hệ thống bàn ghế, giá kệ, tủ
lưu trữ chứng từ, phần mềm chấm công, hệ thống thông tin nội bộ,…

Trong các phòng ban đều có máy tính bàn kết nối mạng phục vụ cho việc trao đổi
nội bộ, trao đổi với khách hàng; tuy nhiên số máy tính bàn còn hạn chế, nhân viên chủ
yếu sử dụng máy tính cá nhân và hệ thống mạnginternet đôi lúc bị gián đoạn. Văn phòng
cũng được trang bị hệ thống quạt thông gió, hệ thống chống cháy được kiểm tra và bảo trì
thường xuyên để đảm bảo tính an toàn của môi trường làm việc.

Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị tủ lạnh cho nhân viên để cơm trưa, lò vi sóng,
máy lọc nước và điều hoà để phục vụ nhân viên trong quá trình làm việc. Ngoài ra, công
ty còn có hệ thống kho bãi container tại Quảng Châu và Bằng Tường (Trung Quốc); hai
kho tại Hà Nội và một kho tại Hồ Chí Minh để phục vụ lưu trữ hàng hóa, ghép hàng và
đóng container cho khách hàng.
1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S thành lập từ năm 2015 đến nay cũng gần được 8
năm, khoảng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn. Đội ngũ nhận viên cùng với
ban lãnh đạo luôn cố gắng hết sức để có thể đem đến những dịch vụ tốt nhất để tối thiểu
hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. C.A.S Logistics ngày càng phát triển hơn và mở rộng
lĩnh vực kinh doanh trên thị trường. Mỗi lĩnh vực kinh doanh mang lại thế mạnh riêng góp
phần tăng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình dịch bệnh
Covid-19 toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Điều đó
được phản ánh cụ thể thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
13
giai đoạn 2019- 2022.

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
tiếp vận C.A.S giai đoạn 2019- 2022
(Đơn vị: VNĐ)
Doanh thu Tăng % so với Lợi nhuận Tăng % so với
Năm (VNĐ) năm trước (VNĐ) năm trước

2019 19.838.562.000 - 2.977.235.000 -

2020 21.528.961.000 8,92 3.057.152.000 38,27

2021 18.852.284.000 - 12.43 2.839.730.000 -7.11

2022 25.247.249.000 33.92 3.847.934.000 35.51

(Nguồn: Báo cáo tài chính, phòng kế toán công ty)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy trong giai đoạn 2018-2022 doanh thu
của công ty có sự biến động mạnh. Cụ thể, năm 2020 doanh thu của công ty tăng 8,92%
so vớinăm 2019; năm 2021 có sự sụt giảm mạnh (giảm 12.43% so với năm 2020) và
năm 2022 doanh thu tăng 33.92% so với năm 2021. Trong năm 2022, lợi nhuận của
công ty cũng đã hồi phục do tình hình thị trường ổn định và mở cửa cho các nước nhập
khầu hàng hóa tăng 35.51% so với năm ngoái. Những năm gần đây, hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo hoạt động giao nhận
hàng hoá và vận tải đa phương thức cũng ngày càng được mở rộng. Trong đó, công ty
Cổ phần tiếp vận C.A.S tập trung vào nhập khẩu hàng hóa tuyến Trung Quốc - Việt
Nam.
Tuy nhiên, trong hai năm gần đây nhập khẩu Trung Quốc giảm chủ yếu do ảnh
hưởng từ các biện pháp phòng chống dịch của hai quốc gia, người dân ở nhà nhiều hơn
nên mức chi tiêu giảm đáng kể, các hoạt động kinh doanh đình trệ. Do vậy, doanh thu
và lợi nhuận của công ty cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực tư vấn của nhân
viên và công ty tập trung vào các dịch vụ trọng yếu, công ty vẫn thu về được lợi nhuận
đáng kể. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận công ty tăng 38,27% so với năm 2019; lợi nhuận
năm 2021 giảm rõ rệt do ảnh hưởng của dịch bệnh (giảm 12.43% so với năm 2020).
Sau khi các lệnh hạn chế được tháo dỡ, các hợp đồng xuất khẩu của Công ty ổn định
14
trở lại, Công ty chi nhiều cho chi phí tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh. Và
năm 2022 lợi nhuận tăng 35.51% so với năm 2021. Trong giai đoạn dịch covid-19 xảy
ra đã tác động đến hoạt động kinh doanh nhưng bằng kinh nghiệm trải qua các biến
động của nền kinh tế, doanh nghiệp đã giải quyết vấn đề nhanh chóng để có lợi nhuận
tốt. Năm 2022, sau khi tình hình kinh tế đã được ổn định, bằng sự thích nghi và tìm
hiểu nhu cầu chọn lọc đã đưa ra các phương án cho kế hoạch kinh doanh của Công ty
và buộc phải giảm lợi nhuận để có thêm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.

1.7. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty

Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S đang ngày càng mở rộng với đa dạng các dịch
vụ hỗ trợ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu
và lợinhuận của công ty vẫn tập trung chủ yếu từ ba dịch vụ chính: dịch vụ khai báo
hải quan, dịch vụ vận chuyển quốc tế (đường bộ, đường biển, đường hàng không),
dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác và làm CO form E.
Bảng 1.3: Doanh thu các dịch vụ chính của công ty giai đoạn 2020-2022
(Đơn vị: VNĐ)
St Dịch vụ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
t
1 Khai báo hải quan 3.483.658.000 1.374.861.000 1.974.257.000
2 Vận chuyển quốc tế 12.175.732.000 6.735.474.000 9.753.882.000
3 Xuất nhập khẩu uỷ thác 3.573.972.000 1.532.746.000 1.257.746.000

và làm CO form E
Tổng doanh thu 19.233.362.000 9.643.081.000 12.985.885.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng doanh thu từ các dịch vụ chính của công ty cổ phần tiếp vận C.A.S,
ta có thể thấy doanh thu của công ty thu được nhiều nhất từ dịch vụ vận chuyển
quốc tế và có sự tăng trưởng nhanh hơn dịch vụ khai báo hải quan và dịch vụ xuất
nhập khau uỷ thác và làm CO form E.
1.8. Định hướng phát triển Công ty trong tương lai
Công ty luôn mong muốn hoàn thiện hệ thống dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu
cho khách hàng. Một số định hướng mà công ty muốn hướng tói để hoàn thiện hơn trong
tương lai đó là:

 Mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận quốc tế

15
 Đầu tư xây dựng thêm kho bãi, cải tiến trang thiết bị, các phương tiện vận tải để phục
vụ tốt hoạt động giao nhận.
 Xây dựng cơ chế điều hành thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý nhằm
tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút
khách hàng.
 Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên
 Luôn cập nhận tin tức và tình hình giao nhận vận tải mới nhất trên thế giới.
 Xây dựng cơ cấu giá hợp lý, thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức phối hợp các
phương án vận tải để có cước ohis có lợi đảm bảo bù đắp giá thành, tháo gỡ và khắc
phục khó khăn cho khách hàng và tạo sự ổn định và phát triển trong giai đoạn mới
dài hạn hơn.

Với phương hướng phát triển đặt ra xuyên suốt là “Phát triển bền vững, hoạt động
uy tín, chuyên nghiệp, hiệu quả, đem lại lợi ích cho khách hàng là đem lại lợi ích cho chính
công ty” thì C.A.S LOGISTICS còn đặt ra cho mình những phương hướng trong thời gian
ngắn và luôn hướng đến những mục tiêu dài hạn để có thể trở thành một trong những đơn
vị công ty tiếp vận Logistics hàng đầu tại Việt Nam.

Việc đặt ra phương hướng, định hướng phát triển hoạt động trong thời gian ngắn hạn
giúp công ty hoạch định rõ ràng các bước đi trong tương lai, đồng thời kiểm soát được kết
quả của phương hướng đặt ra đó, để kịp thời sửa đổi, hoàn thiện hứng đến định hướng lâu
dài, cốt lõi của công ty.

Với mục tiêu đến năm 2025, C.A.S LOGISTICS tiếp tục mở thêm chi nhánh tại Đà
Nẵng, mở rộng thêm thị phần, với doanh thu tăng đều qua các năm, gia tăng số lượng nhân
viên, cùng với đó hướng đến đặt nhiều chi nhánh tại các cảng biển lớn trên thế giới, tiếp
cận nhu cầu của khách hàng nước ngoài.

16
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S
2.1. Khái quát quy trình dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường
biển tại Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S

2.1.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Trên thực tế một đơn đạt hàng vận chuyển hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển sẽ
được Công ty thực hiện theo các bước sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng
đường biển tại Công ty

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Bước 1: Khách hàng liên hệ với Công ty để thảo luận và thống nhất với bộ phận
giao nhận để ký kết hợp đồng. Sau đó bộ phận giao nhận sẽ cử nhân viên giao nhận
xuống làm việc trực tiếp với khách hàng.
Bước 2: Trong thực tế, bộ phận giao nhận thường đảm đương luôn công việc liên hệ
vớicác hãng tàu để đặt chỗ cho hàng hóa, tức sau khi đã ký kết hợp đồng, khách hàng sẽ
chuyển các chứng từ cần thiết như: bao gồm: Hợp đồng thương mại (Containerract),hóa
đơn thương mại (Commercial Invoice), giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận đăng ký mã
số Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy giới thiệu của doanh nghiệpvà các giấy tờ có
liên quan khác cho bộ phận giao nhận từ đó bộ phận này sẽ liên hệ để đặt chỗ cho hàng hóa.

17
Với các mối quan hệ lâu năm với nhiều hãng tàu quốc tế như Maersk, CK Line, Evergreen,
APL, Heung-A, KMTC, SITC hoặc các hãng tàu nội địa như ASX Alphaliner, Biển Đông,
Đông Đô, Gemadept, Marina Hà Nội, NamTriệu, Vinalines, v.v... bộ phận giao nhận chắc
chắn sẽ làm việc có hiệu quả hơn cá nhân nhân viên giao nhận trong việc lựa chọn hãng
tàu cũng như cung đường biển thích hợp cho việc xuất khẩu hàng hóa.
Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ bản chính hoặc bản fax chứng từ của khách hàng,
nhân viên giao nhận tiến hành lập tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu dựa vào các thông tin
trên bộ chứng từ.
Trên thực tế, đây mới là khâu nhân viên giao nhận bắt đầu đóng góp vai trò vàoquá
trình thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu. Nhân viên giao nhận đến hải quan thực
hiện quy trình làm thủ tục giấy tờ để hàng hóa được xuất khẩu. Sau khi mở tờ khai hải
quan và kết thúc quá trình kiểm hóa nhân viên sẽ chuẩn bị đưa hàng lên phương tiện vận
tải và giao cho người vận tải. Tùy theo mặt hàng mà chuẩn bị tiền đóng thuế ngay hay là
đóng thuế sau một thời gian nào đó.
Trong quá trình giao nhận, trước khi mở tờ khai hải quan, khâu kiểm hóa thường được
nhân viên giao nhận thực hiện đồng thời với các thủ tục thông quan hàng xuất khẩu khác.
Qua thực tế cho thấy cách thức hoạt động này đã làm giảm thời gian trongviệc thực hiện
các thủ tục hải quan, đẩy nhanh quy trình tới bước tiếp theo là giao hàng lên tàu. Song
song với đó, việc này đòi hỏi sự am hiểu về quy trình nghiệp vụ hải quan của nhân viên
giao nhận cũng như phát sinh các chi phí ngoài dự kiến thường xuất phát từ sự thiếu minh
bạch của một bộ phận hải quan.
Bước 4: Giao hàng cho người vận tải
Đối với hàng phải lưu kho bãi của cảng

Đối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước: Thay mặt chủ hàng, nhân
viên giao nhận của Công ty sẽ đảm nhận công việc giao hàng xuất khẩu cho cảng sau
đó tại cảng tiến hành giao hàng cho tàu.

Giao hàng xuất khẩu cho cảng

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản
hàng hoá với cảng. Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ: giấy
phép xuất khẩu - Export license (nếu có), danh mục hàng hoá xuất khẩu - Cargolist, thông
báo xếp hàng của hãng tàu cấp - Shipping note và lệnh xếp hàng - Shippingorder. Giao
hàng vào kho, bãi cảng và nhận phiếu nhập kho.
Cảng giao hàng cho tàu:

 Trước khi giao hàng cho tàu, nhân viên giao nhận phải hoàn tất thủ tụcliên quan

18
đến xuất khẩu: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có)....
 Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR
 Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
 Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu hoặc
cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Clean Mate's Receipt) để trên cơ sở đó lập B/L.
Đối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng

Hàng hóa do chủ hàng vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để
tại các kho riêng của mình giao trực tiếp cho tàu. (Các bước giao nhận cũng giống như
đối với hàng qua cảng).
Đối với hàng Xuất Khẩu đóng trong container

Nếu gửi hàng nguyên (FCL)

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại
diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục xuất khẩu (cargo list). Sau khi đăng ký
booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn. Chủ hàng lấy
container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình, đóng hàng vào, kiểm nghiệm, kiểm dịch
(nếu có), làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì. Giao hàng cho tàu tại CY quy định,
trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước
khi tàu bắt đầu xếp hàng) và lấy Clean Mate's Receipt để lập B/L. Sau khi container đã xếp
lên tàu thì người gửi hàng mang CleanMate's Receipt để đổi lấy B/L (nếu xuất khẩu hàng
theo FOB, CFR, CIF).
Nếu gửi hàng lẻ (LCL):

Người gửi hàng mang hàng đến giao cho người vận tải tại CFS quy định, và lấy
HB/L. Tiếp đó người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng các lô hàng lẻ đó vào
container sau khi đã kiểm hóa và niêm phong. Người chuyên chở xếp container lên tàu
và vận chuyển đến nơi đến.
Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S thườngsử dụng dịch
vụ của các hãng vận tải để thực hiện khâu giao hàng lên tàu. Điều này dẫn tới sự gia tăng
chi phí của hoạt động giao nhận nhưng cũng đồng thời giảm thời gian giao hàng, đẩy
nhanh tiến độ đưa hàng lên tàu cũng như chuyển giao các rủi ro trong nghiệp vụ giao
hàng tại cảng sang các doanh nghiệp vận tải.
Bước 5: Gửi chứng từ cho đại lý nước ngoài

Sau khi giao hàng xong cho người vận tải thì nhân viên giao nhận phải lấy Mate's
Receipt do thuyền phó cấp. Sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu mua theo CIF hoặc
CIP). Lập bộ vận đơn và yêu cầu thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu ký,cùng với các chứng

19
từ khác lập thành một bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng hoặc L/C chuyển giao nhanh
tới ngân hàng trong thời gian hiệu lực của L/C nhằm nhanh chóng thu hồi tiền hàng. Rồi
thông báo cho người mua kết quả giao hàng để người mua kịp mua bảo hiểm cho hàng
(trong trường hợp khách hàng của công ty bán theo điều kiện FOB, FCA, CFR...).
Bước 6: Thanh lý và quyết toán hợp đồng

Bộ phận giao nhận của Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S thường thaythế vai trò của
nhân viên giao nhận trong việc yêu cầu chủ hàng thanh toán các chi phí liên quan đến
công tác giao nhận như trong hợp đồng và các chi phí phát sinh (nếu có) cho công ty giao
nhận.
Nhân viên giao nhận là người chịu trách nhiệm theo dõi (tracing) lịch trình củalô
hàng trong toàn bộ thời gian vận chuyển. Nếu có bất cứ trục trặc gì xảy ra như hàng bị
chậm (delay), hoặc hàng bị ướt, bị mất mát... trong quá trình vận chuyển thì nhân viên
giao nhận tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ quan liên quan về tổn
thất hàng hóa (nếu có), và cùng các bên liên quan tìm cách giải quyết,khắc phục trong thời
gian ngắn nhất.
2.1.2. Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển
Cũng giống như quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu, trình tự giao nhận hàng hóa
nhập khẩu của công ty cũng giống như sơ đồ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nhưng được
thay đổi linh hoạt để phù hợp với các điều kiện của đơn hàng:

Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường biển tại Công ty

20
Nguồn: Phòng Kinh doanh

Bước 1: Trước khi nhận hàng:

Công ty và khách hàng liên hệ với nhau làm các thủ tục hợp đồng rồi Công tycử
nhân viên giao nhận đến làm việc trực tiếp với khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan:

Về lý thuyết, nhân viên giao nhận sẽ đảm đương toàn bộ công đoạn này tuy nhiên
trong thực tế, công việc này cũng có sự tham gia của bộ phận giao nhận.
Trước tiên, bộ phận giao nhận phải nhận các chứng từ liên quan đến lô hàng NKtừ
tay của khách hàng. Bộ phận giao nhận có thể nhận bộ chứng từ tại văn phòng của khách
hàng hoặc khách hàng gửi qua fax tới công ty. Chuẩn bị các loại chứng từ hợplệ, hợp pháp
của lô hàng theo đúng quy định và các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh chứng
từ khai báo hải quan trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Bước 3: Khai báo hải quan:
Khi nhận được NOR thì công ty sẽ mang hồ sơ hoàn chỉnh ra cơ quan hải quan
tiếp nhận để mở tờ khai. Nhân viên giao nhận sẽ phải tiến hành việc áp mã tính thuếtrước
khi đăng ký tờ khai.
Nếu doanh nghiệp không nợ thuế, hồ sơ đầy đủ, nhân viên hải quan sẽ ký xác
nhận và chuyển hồ sơ qua đội trưởng hải quan để lập tờ khai và bộ phận thu thuế sẽ ra
thông báo thuế.
Bước 4: Kiểm hóa
21
Khi kiểm hóa, nhân viên giao nhận có trách nhiệm mở hàng, giải trình để hải quan
kiểm tra xem hàng có phù hợp với tờ khai và bộ chứng từ không. Đồng thời, phải theo
sát và giải thích tường tận về tên gọi, xuất xứ, công dụng, chất liệu... tránhxảy ra hiểu
lầm gây khó khăn cho việc giải phóng hàng. Sau khi kiểm hóa, cán bộ hảiquan sẽ xác nhận
“Đã hoàn thành thủ tục hải quan”, khi đó, Kepler sẽ được đem hàngra khỏi cảng và vận
chuyển tới địa điểm giao hàng cho người nhận hàng.
(Tuy nhiên để thuận tiện cho việc khai báo hải quan, nhân viên giao nhận thường tiến
hành khâu kiểm hóa trước.)
Bước 5: Nhận hàng nhập khẩu

Lưu ý đến lệnh giao hàng (D/O) xem còn hạn hay không, nếu hết hạn thì đem lệnh
đến hãng tàu để xin gia hạn. Nhân viên giao nhận tiến hành làm giấy mượn container
rỗng (vì thường mỗi hãng tàu có chỗ hạ container rỗng khác nhau).
Đem D/O đến phòng điều độ để đổi lấy “Phiếu vận chuyển container” gồm 4 liên,
màu khác nhau nhưng có giá trị như nhau. Đồng thời thông báo cho nhân viên phòng
điều độ biết số xe nào sẽ vận chuyển container nào để nhân viên điều độ ghi cụ thể từng
số xe ứng với từng container trên “giấy nhận chuyển container” (mỗi container sẽ có 1
giấy vận chuyển riêng). Nhân viên phòng điều độ giữ một bản màutrắng. Cùng lúc đó,
nhân viên giao nhận ghi số container ứng với số xe tài xế vào mộtsố nhỏ để tài xế tự điều
động gắp container lên xe và chờ sẵn ở bãi.
Tiếp theo nhân viên giao nhận đến bộ phận hải quan ở cổng xuất trình tờ khai hải
quan và 03 “giấy nhận chuyển container” còn lại. Sau khi kiểm tra tờ khai hải quan, hải
quan cổng sẽ gửi lại cho nhân viên giao nhận đồng thời lưu 1 liên màu xanhvà ký tên xác
nhận vào hai liên còn lại. Hai liên này, một liên màu hồng dùng để đưabảo vệ cổng cảng
để ra khỏi cảng, một đưa tài xế để đi đường.
Bước 6: Giao hàng cho khách hàng:

Tổ chức vận chuyển và giao hàng cho chủ hàng: Nếu hợp đồng thỏa thuận người nhận
hàng tự tổ chức vận chuyển hàng từ cảng về kho của mình thì nghĩa vụ của Công ty chấm
dứt ngay sau khi giao hàng cho người vận chuyển của chủ hàng tại cảng. Lúc này, nhân
viên giao nhận của Công ty sẽ lập 01 biên bản bàn giao hàng hóa với người chuyên chở
của chủ hàng và hai bên cùng ký nhận. Thông thường thì Côngty đảm nhận luôn việc tổ
chức vận chuyển hàng tận kho, bãi của chủ hàng theo thỏa thuận trước giữa 2 bên.
Bước 7: Thanh toán và thanh lý hợp đồng

Sau khi hoàn tất công việc giao nhận trên, nhân viên giao nhận phải báo cáo kếtquả
thực hiện thương vụ và quyết toán toàn bộ chi phí tạm ứng với bộ phận kế toán của Công
ty. Nội dung bảng quyết toán này là cơ sở để Công ty thanh toán lại với chủ hàng.
22
Công ty sẽ gửi cho chủ hàng bảng quyết toán (Debit Note) cùng với hóa đơn, biên
lai... làm chứng từ thanh toán. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi nếu chủ hàngkhông có
khiếu nại gì thì coi như đã chấp thuận bảng quyết toán cho Công ty theo thỏa thuận trong
hợp đồng.
Nếu có những tổn thất xảy ra, Kepler sẽ lập những văn bản ghi nhận tổn thất, biên
bản giám định. Thay mặt khách hàng liên hệ với những người chuyên chở cũngnhư đối
với công ty bảo hiểm để giải quyết khiếu nại có liên quan đến hàng hóa.
2.2. Các loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công ty Cổ phần tiếp
vận C.A.S

Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S có 3 phương thức thực hiện kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa bằng đường biển:

 Phương thức nhận nguyên – giao nguyên


 Phương thức nhận lẻ - giao lẻ
 Phương thức kết hợp

2.2.1. Phương thức nhận nguyên – giao nguyên (FCL/FCL)


FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách
nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng
đồng nhất đủ để chứa đầy một container để gửi hàng.

2.2.2. Phương thức nhận lẻ - giao lẻ (LCL/LCL)


LCL là những lô hàng đóng chung 1 container mà người gom hàng (người chuyên
chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào- ra container.
Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ đóng nguyên 1 container, chủ hàng có thể gửi hàng theo
phương thức này.

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng lẻ (consolidator) sẽ tập
hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy định xuất khẩu và làm thủ tục hải quan,
bốc container từ bãi container cảng gửi lên tàu chở đi, dỡ container xuống bãi container
cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

2.2.3. Phương thức kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL)


Phương thức gửi hàng này là sự kết hợp của 2 phương thức trên. Tùy theo điều kiện
cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương thức gửi hàng
kết hợp:

 Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

23
 Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương thức kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên
chở cũng có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm
của người gửi hàng và người chuyên chở khi gửi như là phương thức nhận nguyên nhưng
khi nhận trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương thức giao lẻ

2.3. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ
phần tiếp vận C.A.S

Sơ đồ 2.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển tại Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S
Nhận yêu cầu Nhận và kiểm
Lấy lệnh giao
từ Khách tra bộ chứng
hàng
hàng từ

Thông quan
Thanh lý hải Lấy phiếu
hàng Nhập
quan EIR
khẩu

Trả vỏ
Giao hàng
container Quyết toán và
cho khách
rỗng và nhận lưu hồ sơ
hàng
cược
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bước 1: Nhận thông tin chi tiết hàng từ đại lý; yêu cầu từ khách hàng
Bộ phận kinh doanh tìm kiếm và liên hệ với khách hàng, tiếp nhận yêu cầu. Những
thông tin từ khách hàng nhận được bao gồm: địa chỉ, loại hàng, phong cách đóng gói, đơn
giá, khối lượng, càng đi, cảng đến, hãng tàu, điều kiện giao hàng, thời gian.
Nắm tình hình hàng hoá và phương tiện vận tải: Khi khách hàng có nhu cầu báo giá
cước biển, công ty sẽ gửi mail cho đại lý xin giá.Bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ gửi báo
giá gồm cước biển, các chi phí tại cảng nước ngoàivà cảng Việt Nam, chi phí vận chuyển
nội địa từ cảng Việt Nam về kho khách hàng. Cùngvới các chi phí cố định của các dịch vụ
hỗ trợ khác, bộ phận kinh doanh lên báo giá chi tiếttất cả các chi phí để nhập khẩu hàng cho
khách. Sau đó, khách xác nhận báo giá thì công ty dịch vụ giao nhận ký hợp đồng giao nhận
với nhà nhập khẩu.

24
Nhà nhập khẩu sẽ cung cấp cho công ty một bộ hồ sơ chứng từ gồm:
- Vận đơn: 1 bản chính
- Phiếu chi tiết hàng hóa: 1 bản chính
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
- Hợp đồng: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) - 01 bản chính
Trong trường hợp khách hàng là công ty nhưng không đủ điều kiện đứng tên trên tờ
khai hoặc khách hàng là cá nhân thì sẽ uỷ thác nhập khẩu cho công ty và công ty sẽ ký kết
hợp đồng ngoại thươngvới nhà xuất khẩu, ký kết hợp đồng uỷ thác với nhà nhập khẩu và
chịu trách nhiệm đứng tên trên tờ khai hải quan. Nhân viên phòng dịch vụ khách hàng sau
khi nhận bộ hồ sơ gốc và ký xác nhận cho nhà nhập khẩu là đã đầy đủ chứng từ.
Bộ phận dịch vụ khách hàng tạo nhóm trao đổi với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
để nắm bắt được tình hình hàng hoá bên nhập khẩu, xác định rõ thời gian và địa điểm nhận
hàng nhập khẩu. Nếu nhập khẩu theo điều kiện EXW hay FOB thì bộ phận dịch vụ khách
hàng liên hệ với đại lý hãng tàu nước ngoài để tiến hành lưu cước, đặt chỗ trên tàu. Nếu
nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc nhập hàng ghép cont (LCL) thì bộ phận dịch vụ khách
hàng liên hệ với nhà xuất khẩu và đại lý hãng tàu nước ngoài để xác định thời gian và địa
điểm nhận hàng tại cảng Việt Nam hoặc tại kho CFS.

Bảng 2.1. Những thông tin mà nhân viên kinh doanh tiếp nhận từ khách hàng

Tên Khách Hàng (Name)


Nhà xuất khẩu Công ty Chengdu Yubai Technology
Nhà nhập khẩu Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Lê
Huy
Địa chỉ nhà nhập khẩu Số 40/8/21, Đường Thạnh Xuân 40, Khu phố 3,
Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Tên hàng WOODWORKING TOOLS
Số lượng (Volume) 1
Đơn giá 11.434.00 USD
Trọng lượng tổng (Gross 663KG
Weight)

25
Cảng xuất (Port of Shanghai port
Loading)
Cảng nhập Cat Lai Port
Điều kiện giao hàng FOB
Phương thức thanh toán KC

Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao
nhận.
Đặt lịch tàu: Công ty sẽ liên hệ nhà xuất khẩu bao giờ hàng hóa sẵn sàng để
tiến hành đặt chỗ với hãng tàu. Khi khách hàng cung cấp thông tin thực tế về lô hàng,
nhân viên Pricing sẽ liên hệ với hãng tàu tiến hành book tàu và chọn ra chuyến tàu
có giá cả phù hợp cũng như ngày tàu chạy phù hợp với lô hàng.
Để lấy Booking, cần cung cấp đầy đủ các thông tin cho hãng tàu, bao gồm:
- Cảng đi (Port of Loading): Nơi hàng hóa được xếp lên tàu
- Cảng chuyển tải (nếu có): Tùy thuộc vào thỏa thuận hai bên mà có sử
dụng cảng chuyển tải hay không.
- Cảng đến (Port of Discharge): Là nơi hạ container
- Tên hàng, trọng lượng hàng: Dựa trên các thông tin trên bộ hồ sơ chứng
từ
- Thời gian tàu chạy (ETD): ngày dự kiến tàu rời bến người xuất khẩu
- Thời gian đóng hàng: Theo thỏa thuận giữa hai bên
Kiểm tra các thông tin trên Booking: Cảng đi, cảng đến, nhiệt độ, độ thông gió,
loại container, kích cỡ: Container khô hay lạnh, loại 20’ hay 40’.
Sau khi kiểm tra toàn bộ các thông tin trên Booking, nếu có điểm nào sai sót
phải yêu cầu bên cấp Booking chỉnh sửa, sau đó tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt
yêu cầu.
Đại lý/chi nhánh của công ty cần phải thực hiện cập nhật các thông tin như:
Ảnh chụp container rỗng, việc này giúp đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề hư hại,
riêng đối với hàng đông lạnh cần phải có hình ảnh chụp số đo nhiệt độ để chắc chắn
hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển luôn được bảo quản trong điều kiện tốt
nhất.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng
Trước khi tiến hành nhập lô hàng, cần tìm hiểu xem lô hàng đó cần phải có
26
những chứng từ nào, sau đó yêu cầu bên đối tác chuẩn bị những chứng từ cần thiết
đó để quy trình thông quan hàng hóa đầu nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận
lợi nhất.
Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu thì đại lý
của Công ty ở nước ngoài sẽ gửi chứng từ sang cho Công ty thông qua hệ thống
email bao gồm các nội dung được đính kèm file: Master Bill of Lading, House Bill
of Lading, Debit/ Credit Note, thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội
dung yêu cầu Công ty kiểm tra và xác nhận.
Trong đó Master Bill of Lading thể hịên mối quan hệ giữa người gửi hàng và
người nhận hàng. Debit note: giấy dùng thể thanh toán tỷ lệ hoa hồng mà Công ty
phải trả cho đại lý Công ty. Credit note: giấy đòi tiền đại lý phát sinh khi đại lý nhờ
Công ty đóng hộ cước hãng tàu.
Sau đó nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ của đại lý gửi về một
cách nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có trùng
khớp và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số
cont và số seal, chi tiết hàng hóa.
Trong trường hợp không trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với nhau,
nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý để kịp thời bổ sung và thông báo
cho Công ty khi có sự điều chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của đại lý không bổ
sung chứng từ cho Công ty kịp thời thì phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí
điều chỉnh.
Bước 3: Lấy lệnh giao hàng (lệnh D/O)
Lệnh giao hàng (Delivery Oder - D/O) là chứng từ mà công ty vận chuyển (hãng
tàu hoặc forwader) phát hành để ra chỉ thị cho đơn vị lưu kho giữ hàng (cảng, kho)
giao hàng cho chủ hàng.
Trước ngày dự kiến hàng đến (thông thường là từ 1 đến 2 ngày) sẽ nhận được
giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice). Sau khi tàu cập cảng và có được bộ chứng
từ đầy đủ cũng với một vài giấy giới thiệu từ bên công ty khách hàng gửi sang, nhân
viên giao nhận sẽ đến hãng tàu hoặc một đại lý giao nhận khác (trong trường hợp
lệnh nối) để lấy lệnh.
Những chứng từ cần thiết để lấy D/O: Master B/L (vận đơn chủ); Giấy giới thiệu của
công ty được ghi trên ô Consignee; Tiền đóng local charges tại đầu Việt Nam, tiền cước
nếu cần.

Khi đi lấy lệnh giao hàng phải đóng phí làm D/O, phí vệ sinh container, phí
27
THC, Handling…
Đối với hàng FCL nếu hàng là loại hàng giao thẳng, giao nguyên container thì
nhân viên giao nhận phải làm giấy mượn container và đóng phí cược container theo
quy định của mỗi hãng tàu. Trên lệnh giao hàng sẽ được đóng dấu là "HÀNG GIAO
THẮNG”. Đối với hàng FCL là hàng rút ruột tại cảng thì trên D/O sẽ được đóng dấu
"HÀNG RÚT RUỘT” và cũng được ghi rõ ngày hết hạn.
Đồng thời, hãng tàu đưa cho nhân viên giao nhận ký tên vào 01 bản D/O và
hãng tàu giữ lại bảng này để làm bằng chứng là bộ lệnh đã được giao cho người giao
nhận. Nhân viên giao nhận còn phải đối chiếu B/L với các thông tin trong D/O để
đảm bảo thông tin chính xác. Nếu phát hiện có sai sót, nhân viên giao nhận sẽ phải
yêu cầu hãng tàu sửa chữa.
Bước 4:Thông quan hàng nhập khẩu -Khai hải quan điện tử và đóng thuế
Việc khai hải quan điện tử có thể tiến hành đồng thời, song song với lấy D/O.
Nhân viên chứng từ sử dụng phần mềm VNACCS / ECUS5 để khai hải quan
điện tử, truyền dữ liệu lên tờ khai qua mạng hải quan điện tử. Nếu truyền thành công
hệ thống mạng của hải quan sẽ tự động thông báo số tiếp nhận, số tờ khai, phân
luồng hàng hóa. Nhờ bước cải tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với
thủ công trước đây vì nhân viên hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào
máy

Sơ đồ 2.4. Quy trình khai báo hải quan trên máy tính qua phần mềm khai
báo hải quan điện tử ECUS5

Nguồn: Phòng Chứng từ

Đầu tiên nhân viên chứng từ đăng nhập vào phần mềm Ecus5, chọn vào mục
“Hệ thống” trên thanh công cụ, chọn mục “2. Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu”
sau đó chọn đăng ký thông tin doanh nghiệp. Điền các thôngctin doanh nghiệp, sau
28
khi điền các thông tin về doanh nghiệp, nhấp chuột vào “Đăng ký” để hoàn thành
phần đăng ký thông tin doanh nghiệp. Trên màn hình chính chọn tờ khai hải quan -
> Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA) và tiến hành khai tờ khai.

Tờ khai hải quan nhập khẩu (IDA) gồm 3 trang:


Trang 1: Thông tin chung

Trang 2: Thông tin chung 2

Trang 3: Danh sách hàng


Sau khi đã hoàn tất khai hải quan điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng
nhập, in bộ tờ khai ra và liên hệ khách hàng nộp thuế.

Đăng ký tờ khai tại cảng

Sau khai đã khai hải quan điện tử thành công, nhận được tờ khai từ hải quan,
cần chuẩn bị bộ hồ sơ để đăng ký tờ khai tại cảng gồm:

 Tờ khai hải quan nhập khẩu


 Vận đơn (B/L)
 Invoice
 Packing list
 C/O (nếu có)
 Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
 Giấy giới thiệu
 Đăng ký kiểm hóa (nếu tờ khai luồng đỏ)

Nhân viên giao nhận đem bộ chứng từ đã chuẩn bị để hải quan kiểm tra. Hải
quan sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp để kiểm tra, sau đó chuyển hồ sơ qua bộ
phận tính giá thuế để việc đóng thuế của doanh nghiệp.

Kiểm hóa (nếu luồng đỏ)

Để làm thủ tục kiểm hóa, nhân viên giao nhận xem bảng phân công để liên lạc
hải quan kiểm hóa. Sau đó làm thủ tục đăng ký chuyển bãi kiểm hóa.

Xuống bãi làm thủ tục cắt seal kiểm hóa. Khi container hàng đã ở bãi kiểm hóa
thì điều công nhân cảng đến cắt seal, điều công nhân dỡ hàng ra khỏi container để
phục vụ kiểm hóa. Sau đó mời công chức hải quan kiểm hóa xuống kiểm tra hàng
hóa theo mức độ hải quan yêu cầu.
29
Trả tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai Hải
quan.

Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí Hải quan) dán vào tờ khai. Hải quan trả
lại bộ chứng từ bao gồm :

- Tờ khai Hải quan


- Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
- Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa

Bước 5: Xuất phiếu EIR

Phiếu giao nhận container – hay còn gọi là phiếu EIR, là một trong những loại
giấy tờ quan trọng trong xuất nhập khẩu; là một loại phơi phiếu ghi lại tình trạng của
container.

Nhân viên giao nhận đến phòng Thương vụ (ở cảng) nộp D/O ( có dấu giao
thẳng của Hãng tàu ) và đóng tiền nâng/ hạ, lưu container để xuất phiếu EIR (hay
còn gọi là phiếu xuất/nhập bãi). Điều kiện là D/O phải còn hạn, đúng số container,
đúng số seal…

Bước 6: Thanh lý hải quan

Với hàng nguyên container, nhân viên công ty mang bộ chứng từ gồm:

 Lệnh giao hàng


 Phiếu EIR
 Tờ khai hải quan (Bản chính và copy)
 Danh sách container

Hải quan sẽ vào sổ hải quan về lô hàng và đóng dấu vào tờ khai, phiếu EIR
và xác nhận vào tờ danh sách container, sau đó trả lại tờ khai Hải quan (bản chính)
và phiếu EIR cho nhân viên giao nhận. Phiếu EIR được đưa cho tài xế xuất trình
khi chờ hàng ra khỏi cổng đúng thủ tục.

Với hàng lẻ container, nhân viên giao nhận xuất trình phiếu xuất kho và tờ
khai cho hải quan cổng. Cán bộ hải quan cổng ký tên, đóng dấu vào phiếu xuất kho
và trả lại 1 bản liên cho nhân viên giao nhận, nhân viên giao nhận sẽ đưa phiếu này
cho tài xế vận tải để đem hàng ra khỏi cổng đúng thủ tục.

30
Bước 7: Giao hàng cho khách hàng
Nhân viên giao nhận gửi phiếu EIR, danh sách container, giấy mượn container
cho tài xế xe container để tài xế vào cảng nhận hàng.
Bước 8: Trả vỏ container rỗng cho hãng tàu và nhận cược
Khi xe chở hàng về đến kho, bên nhập khẩu tiến hành kiểm tra các giấy tờ như:
seal, tình trạng container hoặc xe chở hàng,... sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang
container trả về cảng hoặc ICD, theo chỉ định được ghi rõ trên giấy mượn container.
Sau đó nhân viên công ty sẽ mang giấy cược container, phiếu EIR và phiếu thu đến
đại lý hãng tàu để làm thủ tục nhận lại số tiền cược container.
Bước 9: Quyết toán và lưu giữ hồ sơ chứng từ của lô hàng
Sau khi Hàng hóa đã được giao cho khách hàng, nhân viên chứng từ phải kiểm
tra và sắp xếp chứng từ thanh 1 bộ hoàn chỉnh. Công ty sẽ trao trả lại các chứng từ
cho khách hàng và lưu lại 1 bộ, đồng thời kèm theo một bản Debit Note (giấy báo
nợ) cho khách hàng.
Mọi chứng từ, hồ sơ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường
biển cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng tối thiểu 5 năm để đối chiếu trong trường hợp
có phát sinh kiểm tra, khiếu nại,...
Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm: Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung (nếu
có), hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa
miễn thuế, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; hồ sơ đề nghị
xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp; chứng từ vận tải, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật; sổ
sách, chứng từ kế toán.
2.4. Doanh thu dịch vụ của công ty cổ phần tiếp vận C.A.S

- Tỷ trọng các loại dịch vụ được cung cấp tại Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S

Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S cung cấp nhiều loại hình dịch vụ nhưng vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển vẫn là ngành mũi ngọn mang lại lợi nhuận cao
nhất cho Công ty.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các loại hình được cung cấp tại Công ty Cổ Phần tiếp vận
C.A.S năm 2022
Đơn vị: %

31
8%
7%
Vận tải đường biển
5%
Vận tải đường hàng không

51% Hàng quá cảnh

Vận chuyển hàng dự án


29%
Dịch vụ liên quan

Nguồn:Phòng Kinh doanh

- Doanh thu theo tỷ trọng các loại hình dịch vụ


Bảng 2.2: Tỷ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ của Công ty giai đoạn
2020-2022
(Đơn vị: triệu VND)

Phương thức kinh Năm Năm Năm Tỷ trọng cơ cấu (%)


doanh 2020 2021 2022 2020 2021 2022
Vận tải đường biển 6.346 13.960 33.096 44,05% 50,79% 51%

Vận tải đường hàng


4.868 9.036 18.8 33,79% 32,87% 29%
không

Dịch vụ khác 3.19 4.392 12.946 22,16% 16,34% 20%

Tổng 14.404 27.488 64.842 100% 100% 100%

Nguồn: Phòng Kinh doanh

32
Đồ thị 2.1 : Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển tại Công ty

Đơn vị: triệu


35000
33096
30000

25000

20000

15000
13960

10000

6346
5000

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Nguồn: Báo cáo Tài chính và hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020- 2022
Nhìn vào tổng doanh thu từ năm 2020 đến năm 2022 cho thấy rằng: doanh thu trong
phương thức vận tải được biển có sự tăng lên ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty. Tổng doanh thu ngành vận tải
đường biển cao nhất là vào năm 2020 với 45.650 triệu VND. Thấp nhất vào năm 2020
với 7.346 triệu VND. Lý do là vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhiều công
ty dịch vụ giao nhận hàng hóa đã tạm ngưng hoạt động nhưng Công ty vẫn hoạt động
bình thường hướng kinh doanh mạnh để vực lại Công ty sau khủng hoảng các hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa chậm lại.
Cụ thể, doanh thu tăng từ 6,346,000,000 đồng năm 2020 lên 13,960,000,000 đồng
năm 2021 với tốc độ tăng trưởng gần 119% tương đương khoảng 7.614 tỷ đồng.Không
dừng lại ở đó doanh thu tăng từ 13,960 tỷ đồng năm 2021 lên 33,096 tỷ đồng năm 2022
với tốc độ tăng trưởng là 137%. Nhìn chung doanh thu của Công ty có tốc độ tăng trưởng
vô cùng nhanh.
Tổng doanh thu của công ty dựa trên 3 phương thức kinh doanh chính: Vận tải
đường biển, vận tải đường hàng không và các dịch vụ kho bãi, thủ tục hải quan,... Ba
phương thức kinh doanh chính này góp phần chủ yếu vào tổng doanh thu của công ty.
Vận tải đường biển: chiếm tỷ trọng cơ cấu lớn nhất trong 3 phương thức kinh doanh
với 51% vào năm 2022, chiếm 40,6% vào năm 2021 và 40,7% vào năm 2020. Từ năm
2020 đến 2022, phương thức vận tải đường biển vẫn chiếm hơn ½ tỉ trọng trong cơ cấu
doanh thu. Đây được coi là phương thức chính của hoạt động xuất nhậpkhẩu của Công
ty.

33
Vận tải đường hàng không: Chiếm tỷ trọng tương đối chỉ sau vận tải đường biển.
Năm 2022 tổng doanh số của vận tải nội địa là 18,8 tỷ VND, tương đương với 29% tổng
doanh thu, đứng thứ 2 trong ba phương thức kinh doanh. Năm 2021, có thấp hơn, vẫn
chiếm vị trí thứ 2 trong tổng doanh thu. Năm 2020, vận tải bằng đường hàng không ở mức
thấp nhất khi mức 4,868 tỷ VNĐ nhưng chiếm tỉ trọng là gần 34%trong tổng doanh thu
cao nhất trong 3 phương thức.
Dịch vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu. Doanh thu dao động từ
triệu 3.19 triệu VND từ năm 2020 đến năm 2022 tăng lên 12.946 triệu. Tuy chỉ chiếm
một phần nhỏ trong cơ cấu doanh thu, nhưng vẫn là phương thức kinh doanh mang lại
lợi nhuận cao của doanh nghiệp.
Nhìn nhận vào doanh thu thực tế có thể thấy Công ty vẫn đang phát triển khá khả
quan và có tiềm năng phát triển tiếp dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường biển.
2.5. Giá cả dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Chi phí làm thủ tục chuyên ngành


Thủ tục xin cấp giấy phép chuyên ngành luôn được coi là thế mạnh trong hoạt
động của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ
về thủ tục chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu dẫn đầu ngành kể từ khi thành lập.
Các dịch vụ liên quan đến thủ tục chuyên ngành mà công ty hiện nay cung cấp bao
gồm: dịch vụ công bố mỹ phẩm, dán nhãn năng lượng, kiểm tra chất lượng hàng xuất
nhập khẩu, khai báo hóa chất… Trong đó, dán nhãn năng lượng, kiểm tra chất lượng và
công bố thực phẩm, mỹ phẩm là các dịch vụ đã làm nên thương hiệu của công ty.
Chi phí để làm thủ tục chuyên ngành sẽ có sự khác nhau đối với mỗi mặt hàng.
Dưới đây là một ví dụ về chi phí làm kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy, kiểm
nghiệm hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng:
Bảng 2.3: Chi phí làm thủ tục chuyên ngành cho một lô hàng
Đơn vị: VNĐ

Stt Nội dung công việc Địa điểm Thành tiền Thời gian

Kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy


Chi cục Tiêu
Đăng ký kiểm tra chất chuẩn đo lường
1 300.000 3-5 ngày
lượng chất lượng

34
Phí Thử nghiệm (QCVN Trung tâm kỹ
2 7-10 ngày
9:2012/BKHCN) thuật 8.800.000

3 Chứng nhận hợp quy Vietcert 2.500.000 2-4 ngày

Phí dịch vụ Kiểm tra chất


4 400.000
lượng

Kiểm tra hiệu suất năng lượng

1 Thử nghiệm theo TCVN Vinacomin 3- 5 ngày


15.500.000
Kiểm tra hiệu suất năng
2 250.000
lượng

Xin công văn xác nhận công bố dán nhãn năng lượng

Phí dịch vụ xin công văn Bộ Công


1 xác nhận công bố DNNL Thương 2.000.000 7-10 ngày
tại Bộ Công Thương
Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2022
Chi phí thông quan cho hàng hoá:
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ với các
đơn vị hải quan, nhờ đó thủ tục khai hải quan cho hàng hoá luôn được giải quyết nhanh
chóng, chuyên nghiệp và chính xác, giảm được những chi phí cho cả khách hàng và công
ty. Giá dịch vụ thông quan cho một lô hàng nhập kinh doanh giao động từ 800.000 –
1.000.000 đồng /container hoặc một lô hàng LCL.
Chi phí vận chuyển hàng hoá:
Hiện nay công ty đã tối ưu hóa chi phí để có mức giá cạnh tranh thông qua việc xây
dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đại lý lớn ở nhiều quốc gia. C.A.S LOGISTICS
có một hệ thống đại lý lớn, mạng lưới vận chuyển nhiều nước và cảng biển trên thế giới
giúp cung cấp dịch vụ đa dạng nhưng giá cả lại cạnh tranh.
Tùy thuộc vào vị trí nhập khẩu cũng như khối lượng hàng hóa, mỗi một lô hàng sẽ
được thông báo một giá cước vận chuyển khác nhau. Cước dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển được chia theo loại hình vận chuyển: LCL xuất, LCL nhập,
FCL xuất, FCL nhập và dịch vụ trọn gói door-to-door. Mỗi loại hình có cách tính giá
cước khác nhau, khi lựa chọn dịch vụ, nhân viên kinh doanh hoặc chăm sóc khách hàng
của công ty sẽ tính toán và thông báo mức giá cước cụ thể cho từng lô hàng của khách.
35
Một số chi phí khác:
Bảng 2.4. Các loại chi phí liên quan đến container
Đối với hàng FCL

Loại container
20’ 40’
Chi phí
THC – Phí xếp dỡ tại cảng 80 – 90 USD 135 USD
CIC – Phụ phí mất cân đối 35 – 70
35 USD
container USD
Phí lấy lệnh D/O 32 USD 32 USD
Phí vệ sinh container 6 USD 9 USD

Đối với hàng LCL


Chi phí Mức giá
CFS - Phí xử lý hàng 18 – 20 USD/ CBM
THC – Phí xếp dỡ tại cảng 5 – 12 USD/ CBM
CIC – Phụ phí mất cân đối
5 – 7 USD/ CBM
cont
Phí lấy lệnh D/O 28 – 30 USD/ CBM
Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2022
2.6. Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ
phần tiếp vận C.A.S

Từ những tìm hiểu thực tế và quá trình nghiên cứu với tư cách là thực tập sinh của
công ty có những mục ưu điểm và nhược điểm được tổng hợp dưới đây:
2.6.1. Ưu điểm
Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận
C.A.S có những ưu điểm nổi trôi như:

Thứ nhất, đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình và luôn trỗ trợ cùng nhau hoàn thiện một
lô hàng sao cho không xảy ra sai xót gì. Sự liên kết chặt chẽ giữa nhân viên kinh doanh,
nhân viên chứng từ và nhân viên giao nhận hiện trường đã giúp cho quá trình giao nhận
hàng hóa được trở nên nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện. Ban lãnh đạo công ty luôn tạo
điều kiện cũng như những đãi ngộ đảm bảo quyền lợi để nhân viên đóng góp được những
giá trị tốt nhất dành cho công ty.
36
Thứ hai, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu đa dạng và có nhiều năm kinh nghiệm và kiến
thức cho hàng nhập khâir. Từ đó xây dựng được quy trình hoàn thiện hơn cho những lô
hàng tiếp theo.

Thứ ba, công tác xử lí và hoàn thành chứng từ của bộ phận chứng từ xử lý khá nhanh
chóng, chính xác và nhận được những phản hồi tích cực từ phía đối tác và quý khách hàng.
Từ đó tiếp tục phát huy hơn nữa để đem đến những dịch vụ chất lượng nhất.

Chính nhờ những ưu điểm này đã tạo được lòng tin nơi khách hàng đặt vào công ty.
Số lượng doanh nghiệp, đối tác quay trở lại hợp tác nhiều hơn giúp cho mục tiêu kinh doanh
của công ty ngày một rộng mở.

2.6.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân


Bên cạnh những ưu điểm, Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S còn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục và tháo gỡ trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển như sau:

Công ty chưa có một văn bản chính thức quy định về quy trình giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đường biển mà quy trình trên được thực hiện do kinh nghiệm nhân
viên.

Hạn chế trong việc tìm khách hàng: Đa số khách hàng là các đối tác lâu năm và do sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và công
ty đó chào giá cạnh tranh khiến các doanh nghiệp như công ty rất khó cạnh tranh lại.

Lực lượng nhân viên mới và còn non trẻ nên có ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc
khách hàng.Thêm vào đó, hơn 40% nhận viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm hoặc
có kinh nghiệm không quá một năm, còn non trẻ trong công tác tìm kiếm khách
hàng. Trong khi đó nghiệp vụ giao nhận quốc tế lại là nghiệp vụ đòi hỏi người thực
hiện phải có kiến thức sâu rộng về ngoại ngữ, pháp luật quốc tế, những kinh nghiệm
về lập kế hoạch vận tải quốc tế và các thuộc tính hàng hóa khi vận chuyển bằng các
phương tiện vận tải biển.

37
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN C.A.S

3.1. Định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường
biển tại Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S trong giai đoạn 2023-2028

Căn cứ vào tình hình hoạt động của Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S trong thời gian
qua để nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu, Công ty cần xây dựng một
phương hướng thích hợp và cụ thể để triển khai.
Phát huy những thế mạnh hiện có và duy trì ổn định các dịch vụ đường biển, làm thủ
tục hải quan; phát triển mạnh dịch vụ đường hàng không, dịch vụ logistics trọn gói. Ban
Giám đốc của Công ty chủ trương kết hợp hài hoà và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa các
loại hình dịch vụ trên cơ sở lấy nghiệp vụ giao nhận làm nòng cốt.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ
thống càng biển ngày càng được xây dựng quy mô, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ
và cung cấp đầy đủ dịch vụ liên quan tới Cảng.
Theo thống kê năm 2022, lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Tổng khối
lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 ước đạt 733,18 triệu
tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 179,07 triệu tấn, giảm 3%;
hàng nhập khẩu đạt 209,26 tấn, giảm 2%; hàng nội địa đạt 342,79 tấn, tăng 12% so với
năm 2021. Khu vực cảng phía Bắc chiếm đến 25-30%, các cảng miền Trung chiếm 13%,
còn lại các cảng phía Nam chiếm đến 57%. Có thể thấy rằng lượng hàng hóa tập trung chủ
yếu ở trị trường phía Nam do nền kinh tế sự phát triển và có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn
hơn so với miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, có thể do vấn đề kết nối giữa các cảng
và các vùng kinh tế trọng điểm khiến việc trung chuyển nội địa, quốc tế còn gặp nhiều khó
khăn.
Trong vài năm tới đây thì triển vọng phát triển hệ thống cảng biển là rất lớn và là dấu
hiệu tích cực khi được thúc đẩy tham gia vào các hiệp định thương mại tự do khu vực và
quốc tế. Đòi hỏi công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng dịch vụ cung
cấp và giữ vững được vị thế của công ty
Tối ưu hiệu quả của các chi nhanh Hà Nôi, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển nguồn nhân lực có chiều sâu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến
lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Kiểm soát tốt rủi ro và hạn chế khả năng xảy ra và có ảnh hưởng lớn tói hoạt động
của từng bộ phận và hoạt động chung của công ty.

38
Trong giai đoạn 2023-2028: phát triển xây dựng mở rộng và thu hút nhiều mối quan
hệ với hãng tàu lớn, xây dựng đội ngũ có năng lực chuyên môn cao và có khả năng nắm
bắt tình hình tốt. Tiếp tục cố gắng xây dựng hệ thống kho bãi tại chi nhánh ở các cảng góp
phần đa dạng dịch vụ mà công ty cung cấp, gảii quyết được những nhu cầu của khách hàng
cũng như giair quyết được vấn đề thuê kho bãi bên ngoài. Từ đó chủ đoọng hơn trong quá
trình xử lý và mang lại những dịch vụ tổt nhất, nâng cao quá trình chuyên chở hàng hóa và
đầu tư vào dịch vụ vận tải để vận chuyển hàng hóa.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
tại Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần tiếp vận
C.A.S, dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong công ty kết
hợp với kiến thức được trang bị ở Học viện Chính sách và Phát triển đã cho em thêm
nhiều kinh nghiệm chuyên môn.

Với trình độ và khả năng hạn hẹp của mình, em xin đưa ra một vài kiến nghị, đề
xuấtđể Công ty có thể hoàn thiện và phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển như sau:

 Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng là tiền đề vững chắc cho một doanh nghiệp. Năng
lực chuyên môn tốt, nghiệp vụ đảm bảo không những giúp hoạt động của công ty được
vận hành một cách trôi chảy mà còn giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa những rủi
ro chủ quan:

Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ
năng cho cán bộ công nhân viên. Bố trí nhân viên tham gia triển lãm tại nước ngoài,
thực hiện các nghiệp vụ: mua bảo hiểm hàng hoá, giải quyết tranh chấp, các vấn đề
phát sinh,..

Nâng cao ý thức cạnh tranh cho nhân viên để nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả làm việc, đồng thời có mức lương, thưởng hấp dẫn để thu hút nhân lực có
chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.

Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trẻ có lợi thế tiếp cận nhanh với tri thức
mới, có khả năng nhạy bén với ngoại ngữ, công nghệ,.. Công ty có thể tuyển chọn,
đầu tư ngay cho sinh viên đang theo học các chuyên ngành kinh doanh/kinh tế quốc
tế, logistics tại các trường đại học thông qua tổ chức ngày hội việc làm tại trường, buổi
tham quan thực tế tại công ty hay tuyển thêm thực tập sinh.

39
 Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu

Diện mạo công ty chính là bộ mặt thu hút khách hàng, nên đẩy mạnh quảng bá
hình ảnh công ty là điều vô cùng quan trọng, không những thu hút thêm nhiều khách
hàng, nâng cao uy tín mà còn giúp công ty mở rộng quy mô và phát triển lâu dài.

Từ trang web có sẵn trước đây, công ty cần tiến hành thay đổi giao diện mới cho
người dung thuận tiện hơn. Đặc biệt, Website cần được thiết kế nổi bật thế mạnh vận
chuyển hàng của công ty, thuận lợi dễ dàng tra cứu với người truy cập.

Công ty cũng có thể sử dụng Email Marketing để trực tiếp gửi thư quảng cáo
dịch vụ của mình cho các đối tác. Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ triển lãm,
tổ chức các buổi hội thảo... Hoạt động này không chỉ giúp quảng bá rộng rãi thương
hiệu mà còn tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới tiềm năng đến với công ty.

 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển

Đầu tư sửa chữa hoặc mua mới các trang thiết bị hiện đại, phương tiện vận
chuyển để đưa vào sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian giao nhận và giữ an toàn cho
hàng hóa.

Công ty nên sử dụng một hệ thống quản lý phương tiện vận tải, kho hàng. Với
những hệ thống tiên tiến, công ty có thể an tâm và điều hành được hệ thống vận tải
chính của mình, giảm thiểu được nhiều rủi ro trong việc chuyên chở, thể hiện sự
chuyên môn hóa với công nghệ cao, nâng tầm với các Forwarder trong nước và quốc
tế.

Sử dụng phần mềm Item Tracking hoặc sử dụng ứng dụng Co-pilot trên android
của điện thoại di động để theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát hàng hoá, bưu kiện.

 Giảm thiểu chi phí cho hoạt động giao nhận hàng hóa

Giá cước là nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trong ngành Logistics, môi trường cạnh tranh cũng như việc khách
hàng so sánh giá cước giữa các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ giao nhận
trên thị trường. Do vậy, công ty cần kiểm soát và theo dõi thường xuyên giá thành
dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển để tiến hành việc tăng hay giảm
cước một cách hợp lý, bằng cách:

Khuyến khích khách hàng tham gia nhiều vào loại hình nhập khẩu và giao nhận
với công ty và trở thành khách hàng trung thành của công ty trong một thời gian dài.
Cùng với đó, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về giá cước, tạo nhiều cơ hội chọn lựa

40
cho khách hàng.

Đối với khách hàng mới thì việc tìm hiểu giá cước hợp lý nhất để có thể cạnh
tranh với các công ty cùng ngành và biến những khách hàng mới trở thành khách hàng
trung thành với công ty.

 Mở rộng quy mô thị trường nhập khẩu

Hiện nay, thị trường giao nhận hàng nhập khẩu đang cạnh tranh gay gắt, C.A.S
LOGISTICS muốn tồn tại và phát triển đồng thời mở rộng nâng cao thị phần thì công
ty phải mở rộng thị trường giao nhận.

+ Mở rộng theo chiều rộng: nghĩa là mở rộng theo phạm vi địa lý. Cho đến nay
Goldtrans đã vươn ra nhiều thị trường quốc tế, hoạt động ở các châu lục trên thế giới
như Châu Á, Châu Mỹ. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều thị trường ở khu vực khác công
ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

+ Mở rộng theo chiều sâu: trên cùng một thị trường phải thu hút nhiều hơn các
khách hàng tiềm năng, củng cố và thiết lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng đã
và đang hợp tác cùng công ty. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều đại lý trên
thế giới để giảm cước và phân bổ mạng lưới toàn cầu.
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan chức năng
Đối với nhà nước
Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết
lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam
Hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam chưa thực sự được áp dụng nhiều ứng dụng
khoa học công nghệ trong quản lý, điều này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông hàng
hóa do thời gian thực hiện kéo dài.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận: Nhà nước cần ra tay
mạnh hơn khi giải quyết tình trạng mất cân bằng và việc phân bố hàng hóa, các tàu
chuyên chở, các container…tại các cảng của nước ta.
Nhà nước cần đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư, sửa chữa và nâng cấp các cảng tại
Việt Nam. Ở các tỉnh có lượng hàng hóa lưu chuyển nhiều cần xây dựng thêm các
cảng biển mới có quy mô trọng điểm. Nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cảng hàng
nhiều và cảng hàng ít dẫn đến quá tải và xuống cấp như cảng ở Hồ Chí Minh…
Đối với cơ quan hải quan
Đơn giản hóa một số thủ tục hải quan. Một số quy định về thủ tục hải quan chưa
rõ ràng và hợp lý như thủ tục hủy tờ khai, sửa tờ khai, thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ;
việc phân tích, phân loại hàng hóa có thời gian phân tích mẫu quá dài, lấy quá nhiều
41
mẫu...
Vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát Hải quan, hiện quy trình thực hiện
việc kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát hải quan tại nhiều đơn vị hải quan địa
phương còn chưa rõ ràng.
Nâng cao hiệu quả phương thức, phương tiện quản lý hải quan, trình độ chuyên
môn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của hải quan còn một số hạn chế: Cơ sở hạ
tầng về công nghệ chưa đồng bộ, đường truyền chậm; mạng thường bị lỗi; chậm cập
nhật tình hình nộp thuế của doanh nghiệp, có trường hợp đến 2 - 3 ngày; ở các cửa
khẩu vùng xa mạng Internet 3G dùng không được, rất khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc mở, sửa chữa tờ khai.
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập
3.4.1. Mô tả công việc thực tập

- Thời gian: 8h-17h30 (từ thứ 2 đến thứ 6) và 8h-12h (thứ 7)

- Địa điểm:Mỗ Lao, Hà Đông

- Nhiệm vụ được giao ở Công ty:

Trong khoảng thời gian thực tập tại C.A.S LOGISTICS, em được thực tập tại
phòng Kinh Doanh Logistics tại bộ phận Kinh doanh của Công ty. Qua đó, em đã
hiểu rõ, được áp dụng những kiến thức từ các môn học như: Nghiệp vụ kinh doanh
xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế,... vốn chỉ được nghe giảng từ thầy cô vào thực
tiễn, quy trình nghiệp vụ. Và được các anh/chị đồng nghiệp hướng dẫn tận tình dù
em là người mới.

Trong quá trình thực tập tại Công ty, đặc biệt là trong dịp sau Tết, em nhận thấy
mọi người đều bận rộn với công việc của mình. Do đó việc sinh viên như chúng em
dù được dạy dỗ, chỉ dạy nghiệp vụ cần chủ động, quan sát, tranh thủ học hỏi các anh
chị ngay trong quá trình xử lý công việc.

Sinh viên thực tập phải chú ý lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các anh chị,
những nhận xét góp ý của người có kinh nghiệm sẽ giúp quá trình thực tập diễn ra
được thông suốt và dễ dàng hơn. Việc kết hợp những kiến thức đã được học cùng cơ
hội thực hành nghiệp vụ giúp sinh viên hiểu sâu về nghiệp vụ trong thực tế.

Em được phân đi tìm hiểu và bắt đầu học những những kỹ năng của Sales
Logistics:

- Tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng qua việc quảng bá, giới thiệu các dịch
vụ vận chuyển / dịch vụ Logistics của Công ty; chào hàng lại các khách hàng cũ đã

42
từng sử dụng dịch vụ.

- Hỗ trợ tư vấn hướng dẫn khách hàng đang sử dụng dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu của công ty để đảm bảo sự an tâm của khách hàng.

Ngoài ra, em có được tiếp xúc, học hỏi công việc tại phòng Pricing và cũng
nắm được sơ qua nhiệm vụ của phòng: Liên hệ check giá cước vận chuyển với hãng
tàu/ đại lý; cập nhật giá cho các Sales theo tuần/tháng; liên hệ để lấy booking sau
khi đã có được confirm của khách hàng.

Hơn thế nữa, em thông qua sự hướng dẫn của anh/chị leader học làm các giấy
tờ cần thiết của bộ chứng từ như thực hành làm hóa đơn thương mại (Commercial
Invoice), phiếu đóng gói hàng ((Packing list), B/L; học khai báo hải quan điện tử
và thực hành khai báo nháp trên phần mềm ECUSS 5.

Việc nắm vững những kiến thức chuyên ngành ở bậc đại học sẽ giúp quá trình
thực hành nghiệp vụ của sinh viên thuận lợi sau này. Trình độ nghiệp vụ tốt giúp
cho tiến độ công việc nhanh chóng hơn, không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của
các đồng nghiệp khác. Trong quá trình thực thực tập, các kiến thức được thầy cô
giảng dạy không phải tất cả. Các công ty vẫn cần phải đào tạo lại nhân viên khi mới
tuyển dụng, nhưng có kiếnthức tốt giúp sinh viên phát triển bản thân nhanh chóng.

Nhân viên Sales Logistics là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và trung thực
với công việc. Đây là công việc có liên quan đến pháp lý, vì vậy mà các bước phải
được thựchiện thật cẩn thận, các sai sót trong thực hiện quy trình xuất khẩu dẫn tới
những hậu quảlớn, ảnh hưởng đến tài chính và uy tín của công ty. Nhân viên xuất
nhập khẩu cần hiểu rõ những khó khăn mình phải đối mặt trong quá trình làm việc.
Vì thế nên, sinh viên luôn phải tự rèn luyện tinh cẩn thận và lòng trung thực để hoàn
thành tốt công việc của mình.

Nhân viên xuất nhập khẩu luôn phải xử lý rất nhiều công việc, phải giải quyết
với các đồng nghiệp khác. Những sai sót sẽ xảy ra nếu sinh viên phải chịu áp lực lớn
và không thể giải quyết công việc. Do đó, sinh viên phải luyện tập khả năng chịu áp
lực công việc ngay từ bây giờ nếu không sẽ rất dễ bỏ cuộc.
3.4.2. Kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập
- Những kết quả đạt được sau quá trình thực tập
Sau gần hai tháng thực tập tại Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S em đã có cơ hội
được kiểm chứng những lý thuyết, kiến thức chuyên ngành mà mình đã được học ở
trường. Bên cạnh đó, trải qua kì thực tập này ngoài học hỏi, trau dồi được kiến thức
chuyên ngành thực tế thì em cũng đã rèn luyện thêm cho bản thân nhiều kĩ năng:

43
Kĩ năng giao tiếp: Em đã nhận thấy rằng bản thân hòa đồng và cởi mở hơn, tự
tin hơn khi trình bày, trao đổi một vấn đề trong công việc với các anh chị.
Khả năng tin học văn phòng (word, excel) của em được cải thiện đáng kể nhờ
việc thực hiện các công việc mà anh chị giao cho như: soạn thảo văn bản, lập Invoice,
Packing list, lập dự toán giá thành; …
Kĩ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc của em cũng đã tốt hơn rất nhiều so
với trước đây. Nhờ việc làm việc có kế hoạch và sắp xếp thời gian cũng như công việc
hợp lý, em đã hoàn thành tốt các công việc được giao.
Những hạn chế của bản thân trong quá trình thực tập

Bên cạnh những kết quả tốt đạt được trong khoảng thời gian thực tập, em cũng
đã tự nhìn nhận được những thiếu sót của bản thân, từ đó có kế hoạch học tập và rèn
luyện thêm các kiến thức, kĩ năng trước khi chính thức rời khỏi ghế nhà trước:

Kỹ năng đọc hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những kĩ năng không
thể thiếu của một nhân viên trong ngành xuất nhập khẩu – logistics. Tuy nhiên, em đã
gặp chút khó khăn trong việc đọc hiểu các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng,… bằng tiếng
Anh. Vì vậy, trong thời gian sắp tới em cần tập trung học tiếng Anh nhiều hơn, đặc
biệt là trau dồi vốn từ vựng chuyên ngành logistic và xuất nhập khẩu.

Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình kiến tập, em đã được học hỏi cách các
anh chị làm việc nhóm cùng nhau.. Làm việc nhóm là điều bắt buộc và là kỹ năng cần
thiết đối với mỗi người. Trong một công ty có nhiều phòng ban kết hợp cùng thực hiện
hoạt động xuất nhập khẩu, kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp công việc được giải quyết
nhanh chóng và hiệu quả hơnhơn. Nhân viên có cơ hội phát huy những tiềm năng của
mình thông qua quá trình làm việc cùng với những người khác. Đồng thời, mỗi người
cũng thấy được những hạn chế của bản thân mình để từ đó khắc phục. Trong quá trình
học tập tại Học viện, em đã có rất nhiều cơ hội được làm việc nhóm trong các môn học,
các hoạt động ngoại khoá, điều này giúp ích rất nhiều cho em trong quá trình làm việc
trong thời gian thực tập và trongtương lai.

Kỹ năng đàm phán: Với mọi đối tượng trong mọi ngành nghề kĩ năng đàm phán
là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ngành Logistics - Xuất nhập khẩu. Trong thời gian
thực tập, em nhận thấy mình còn yếu kĩ năng này khi đàm phán với khách hàng. Do
đó, đây cũng là kĩ năng em cần rèn luyện nhiều hơn.

44
KẾT LUẬN
Tuy thời gian thực tập khá ngắn chỉ trong vòng hơn hai tháng thì không đủ để một
sinh viên có thể hiểu hết về cuộc sống cũng như áp lực công việc của một nhân viên
xuất nhập khẩu –Logistics nói riêng và những công việc làm công ăn lương nói chung
nhưng đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với em, giúp em hiểu những khó
khăn, vất vả khi chính thức rời khỏi giảng đường đại học, bước đầu làm quen với một
công việc mới. Trong thời gian thực tập, em cũng đã cố gắng học hỏi và trau dồi thêm
được nhiều các kiến thức cũng như kỹ năng để có thể thích nghi với môi trường làm
việc chuyên nghiệp. Đặc biệt, trải nghiệm môi trường thực tế tại Công ty Cổ phần tiếp
vận C.A.S giúp em hiểu kĩ càng hơn về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển được thực hiện như thế nào, có những quy định và vấn đề thường gặp nào
và giải quyết ra sao cùng các các quy trình nghiệp vụ khác thuộc dịch vụ cung cấp của
công ty. em tự nhận thấy rằng bản thân còn nhiều thiết sót, nhiều kĩ năng và kiến thức
mới, em cần chủ động học hỏi và rèn luyện nhiều hơn. Đây thực sự là một trải nghiệm
đáng nhớ trong cuộc đời sinh viên của em khi em đã gặt hái được những giá trị nhất
định sau thời gian thực tập.

Trong tương lai gần, khi chính thức đi làm, em sẽ tự tin hơn về những hành trang
mình đã chuẩn bị được trong suốt thời gian học tập và thực tập. Đó là những bài học,
kinh nghiệm, kĩ năng mà không sách vở nào có thể mang đến cho em. Cảm ơn Quý
Công ty đã cho em cơ hội được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. Đặc biệt, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trịnh Tùng cùng Quý thầy cô và Nhà trường
đã giúp em có một môi trường học tập tốt để em có nền tảng kiến thức và kĩ năng vững
chắc, tự tin hơn khi ra ngoài làm việc.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị
Phòng Xuất nhập khẩu, đã tạo cơ hội và điều kiện cho em được học hỏi tại Công ty. Báo
cáo này dựa trên những thông tin em được tìm hiểu, quan sát, được học hỏi và qua cái
nhìn khách quan của bản thân em nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em nhận được
góp ý thêm của quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

Quốc hội (2005), Luật Thương Mại.

Quốc hội (2014), Luật Hải Quan.

Bộ công Thương (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Công
Thương.

Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương Việt Nam (2018), “Diễn đàn logistics Việt Nam
2018: Logistics kết nối các vùng tăng trưởng kinh tế”, Bộ Công Thương Việt Nam,

https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/dien-%C4%91an-logistics-viet- nam-
2018-logistics-ket-noi-cac-vung-tang-truong-kinh-te--13465-22.html, [13/03/2020]

Nguyễn Văn, 2017, Chuyên đề nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, SlideShare

https://www.slideshare.net/trongthuy2/chuyen-de-nghiep-vu-giao-nhan-hang-hoa-
xuat-nhap-khau-diem-cao-rat-hay , [15/04/2021]

Tài liệu công ty


Công ty Cổ phần tiếp vận C.A.S Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thường niên
năm 2020-2022, Tài liệu nội bộ các phòng (phòng Kế toán, phòng Nhân sự, phòng Kinh
doanh) tại C.A.S LOGTICS.
Trang web công ty: http://caslogistics.com.vn/
Phòng nhân sự - Công ty cổ phần tiếp vận C.A.S

You might also like