You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tổ chức giao nhận hàng may mặc xuất khẩu đường biển

của công ty TNHH WEDO FORWARDING

Họ tên sinh viên: HÀ ANH TÚ


Giảng viên hướng dẫn: Hà Nguyên Khánh
Mã sinh viên: 70DCLG22035
Lớp: 70DCLG22

Hà Nội, năm 2023

Mục lục

1
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................6

Chương I: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu..................................8


1.1. Khái niệm về giao nhận..................................................................................................................8

1.2. Khái niệm về người giao nhận........................................................................................................8

1.3. Vai trò dịch vụ giao nhận và người giao nhận trong thực tiễn......................................................9

1.4. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................................14

1.5. Nguyên tắc.....................................................................................................................................15

1.6. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa XNK..................................................16

1.7. Tổ chức thực hiện kế hoạch giao nhận........................................................................................17

Chương II: Thực trạng công tác, tổ chức, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển......................................................................................................................25
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH WEDO FORWARDING......................................................25

2.2. Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị và Phương tiện vận tải, nhân lực của công ty........................31

2.3. Khả năng cạnh tranh của công ty.................................................................................................32

2.4. Tổng hợp báo cáo kinh doanh tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty...................34

Chương III: Tổ chức giao nhận và xuất khẩu hàng may mặc đi Keelung (Taiwan)
bằng đường biển của Công ty TNHH WEDO FORWARDING...................................37
3.1. Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty WEDO FORWARDING...........37

3.2. Tổ chức giao nhận hàng hóa may mặc xuất khẩu.......................................................................43

3.3. Xác định chi phí công tác tổ chức giao nhận hàng may mặc......................................................64

3.4. Báo giá giao nhận lô hàng xuất khẩu...........................................................................................66

3.5. Một số biện pháp nâng cao công tác giao nhận hang hóa xuất khẩu bằng đường biển.............66

KẾT LUẬN.....................................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................68

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

2
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 FIATA International Federation of Liên đoàn các Hiệp hội Giao
Freight Forwarders Association nhận Vận tải Quốc tế
2 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
3 POL Port of Loading Địa chỉ cảng
4 SI Shipping Instruction Thông tin hướng dẫn vận
chuyển/giao hàng
5 ETD Estimated time of departure Ngày dự kiến khởi hành
6 MBL Master Bill of Landing Vận đơn đường biển
7 PNK Phiếu nhập kho
8 G.W Gross Weight Tổng trọng lượng hàng hóa
sau khi đã đóng gói
9 CBM Cubic Meter Mét khối
10 THC Terminal Handling Charge Phí làm hàng tại cảng
11 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
12 Cont Container
13 LCL Less than container load Hàng lẻ
14 FWD Forwarder Người giao nhận
15 POD Port of Discharge Cảng dỡ hàng

DANH MỤC CÁC BẢNG/ SƠ ĐỒ


STT Số bảng Tên bảng/ sơ đồ Trang

3
1 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty 27
2 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 35
năm 2021 - 2022
3 3.1 Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa của 37
công ty TNHH WEDO FORWARDING

DANH MỤC HÌNH ẢNH


STT Số hình Tên hình Trang

4
1 3 Booking Note WEDO gửi khách hàng 48
2 3.1 Booking Request của công ty YangMing 50
3 3.2 Booking Note của công ty YangMing 52
4 3.3 Phiếu giao nhận cont tại Hải Phòng 54
5 3.4 Hàng hóa tại kho Vietfracht 55
6 3.5 Phiếu nhập kho tại kho Vietfracht 56
7 3.6 Công nhân đóng cont tại kho Vietfracht 57
8 3.7 Mẫu SI công ty CP World gửi bill nháp 60
9 3.8 Bill nháp WEDO gửi CP WORLD kiểm tra 61

5
LỜI MỞ ĐẦU
Theo xu hướng hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt
Nam đã và đang từng bước đổi mới hoạt động kinh tế, đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu
hàng hoá và dịch vụ tới rất nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu về hàng hóa ở các nước
tăng mạnh dẫn đến nhu cầu vận chuyển cũng tăng theo. Như vậy, giao nhận hàng hoá và
dịch vụ sẽ là một phần rất quan trọng, là một mắt xích không thể thiếu được khi nền kinh
tế ngày càng phát triển. Nhưng đối với các chủ hàng hay người nhập khẩu muốn làm thủ
tục một lô hàng nhỏ lẻ, sẽ khó có thể làm việc trực tiếp với hãng tàu hoặc khi làm việc
với hãng tàu thì sẽ mất chi phí rất cao. Vì vậy các công ty về lĩnh vực Logistics sẽ giúp
các doanh nghiệp giảm chi phí.

Từ năm 1986 trở lại đây, cùng với sự dịch chuyển sang nền kinh tế thị trường của
đất nước, ngành giao nhận Việt Nam đã sớm đổi mới hoà nhập với vực phát triển của nền
kinh tế quốc gia và quốc tế, nhiều tổ chức giao nhận đã ra đời, các loại hình giao nhận
vận tải được mở rộng. Đặc biệt, ngành giao nhận đã phục vụ tốt hoạt động xuất nhập
khẩu ngày càng tăng trong những năm qua. Song hoạt động giao nhận cũng ngày càng
phức tạp hơn, cạnh tranh giữa các tổ chức giao nhận trong và ngoài nước ngày càng gay
gắt, hoạt động trong lĩnh vực giao nhận ngày càng khó khăn, chưa đi vào một mối thống
nhất về tổ chức.

Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giao vận tải hàng hoá quốc tế đang là
một yêu cầu cấp thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận vận tải, xuất nhập
khẩu hàng hoá. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thì em càng ý thức được tầm quan
trọng của logistic trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy, bằng các kiến thức đã được học,
em đã đăng ký để thực tập tại công ty TNHH WEDO FORWARDING - là một công ty
logistic uy tín tromg ngành.

Quá trình thực tập tại công ty, em đã phần nào hiểu hơn về nghiệp vụ giao nhận
hàng hoá, có sự liên hệ giữa kiến thức được thầy cô giảng dạy với khi bước chân vào lĩnh
vực này. Em đã đúc kết lại những gì mình tìm hiểu được và chọn đề tài “ Tìm hiểu tổ

6
chức giao nhận xuất nhập khẩu đường biển của công ty TNHH WEDO
FORWARDING”

để làm khóa luận tốt nghiệp nhằm nêu bật tầm quan trọng của hoạt động giao nhận nói
chung và hoạt động giao nhận vận tải đường biển nói riêng cũng như tổng hợp lại các
nghiên cứu của bản thân tại công ty trong quá trình làm việc tại công ty TNHH WEDO
FORWARDING

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển

Chương 3: Tổ chức giao nhận và xuất khẩu hàng may mặc đi Keelung (Taiwan) bằng
đường biển của Công ty TNHH WEDO FORWARDING

Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, những
người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công nghệ
Giao thông vận tải, đặc biệt là thầy giáo Hà Nguyên Khánh- người đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Vì đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao nên
trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót, vậy mong các thầy cô giáo
và các bạn đọc thông cảm và cho ý kiến đóng góp.

7
Chương I: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm về giao nhận
Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển đến nhiều nước
khác nhau, từ nước người bán đến nước người mua. Trong trường hợp đó, người giao
nhận (Forwarder: Transitaire) là người tổ chức việc di chuyển hàng và thực hiện các
thủ tục liên hệ đến việc vận chuyển.

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được
định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan
đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,
thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Theo điều 163 của luật thương mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997 thì
dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các
thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự
ủy thác của chủ hàng, của người vận tải và người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm
các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba
khác.
1.2. Khái niệm về người giao nhận
Theo FIATA, người giao nhận là người có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa được
giao theo hợp đồng hoa hồng và hành động vì lợi ích của người giao nhiệm vụ. Người
giao nhận cũng chịu trách nhiệm quan tâm đến tất cả các hoạt động liên quan đến hợp
đồng hoa hồng như lưu kho, kho bãi, làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hóa,…

8
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi tự mình lo việc giao hàng), chủ tàu (khi
chủ tàu thay mặt cho chủ hàng kinh doanh dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hoặc kho
hàng, công ty giao nhận chuyên dụng hoặc bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác có
đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh.
1.3. Vai trò dịch vụ giao nhận và người giao nhận trong thực tiễn
1.3.1. Vai trò của dịch vụ giao nhận

Để thực hiện và hoàn thành tốt hợp đồng không thể không kể đến vai trò của công
ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển của xuất nhập khẩu hàng
hóa, công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng, số lượng
nhân viên logistic ngày nay không ngừng tăng lên giúp cho việc lưu thông hàng hóa trong
nước hay quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Nhưng tất nhiên, giao nhận là một công việc
tương đối phức tạp, đòi hỏi người giao nhận phải có chuyên môn và sự nhanh nhẹn năng
động.
Giao nhận thúc đẩy lưu thông hàng hóa nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm, không
cần sự tham gia của con người.
Giúp người giao phương tiện di chuyển cấp tốc, tận dụng tối đa thời gian và
phương tiện di chuyển cho công việc, cũng như mọi phương tiện hỗ trợ khác.
Giúp giảm giá vốn nhập hàng bằng cách giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các
khoản chi tiêu như chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí cơ hội,…
1.3.2. Vai trò của người giao nhận

Vai trò truyền thống của người giao nhận trong Thương mại quốc tế (người giao
nhận với vai trò là đại lý, môi giới). Khởi đầu người giao nhận chỉ làm đại lý thực
hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu uỷ thác, thay mặt cho họ như xếp dỡ,
lưu kho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán
tiền hàng…
Sau này do sự mở rộng của Thương mại quốc tế và sự phát triển của các phương
thức vận tải phạm vi dịch vụ giao nhận đã được mở rộng thêm. Ngày nay, người giao
nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn

9
gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá.

Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của người giao nhận chỉ thể hiện ở trong
nước. Hầu hết các hoạt động của người giao nhận đều chỉ diễn ra trong đất nước họ.
Tại đó người giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng một việc hoàn
tất thủ tục hải quan cho hàng hoá vào nước nhập khẩu với vai trò là một môi giới hải
quan. Mặt khác, người giao nhận hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu và
dành chỗ cho hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với hãng tàu ( trường hợp
chuyển chỗ bằng đường biển) với chi phí cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu chịu tuỳ
thuộc vào đIều kiện thương mại được chọn trong hợp đồng mua bán. Tại một số nước
như pháp, mỹ hoạt động của người giao nhận yêu cầu phải có giấy phép làm môi giới
hải quan.

Trước đây người giao nhận không đảm nhận tránh nhiệm của người chuyên chở,
anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa chủ hàng và người chuyên chở hoặc là một
chung gian môi giới.

Khi người giao nhận đóng vai trò đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu là do
khách hàng quy định. Những nhiệm vụ này thường được quy định trong luật tập
tục về đại lý hoặc luật dân sự về uỷ quyền tuy nhiên, những quy định này không còn
nhấn mạnh vào vấn đề giao nhận nữa và điều kiện hoàn cảnh cũng khác nhau.

Quyền hạn của người của người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý theo điều
kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, người giao nhận có quyền :

+ Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết định sử dụng những phương
tiện và tuyến đường vận tải thông thường.

+ Cần giữ hàng hoá để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách
Mặc dù người giao nhận có các quyền của người đại lý đối với chủ của mình,
những quyền này không thực sự đủ để bảo vệ cho họ trong thực tế giao nhận hiện đại
ngày nay. Vì lý do đó tốt hơn hết là người giao nhận nên giao dịch theo những đIều
kiện và điều khoản đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chẩu của các hiệp hội

10
giao nhận quốc gia

Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách là đại lý. Theo điều kiện kinh doanh
tiêu chuẩn quy ước trung của FIATA, người giao nhận phải:

+ Thực hiện sự ủy thác của khách hàng với sự quan tâm hơp lý nhằm bảo vệ lợi ích của
khách hàng

+ Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng

Trách nhiệm của người vận tải với tư cách là người đại lý. Là đại lý người giao
nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bản thân mình hoặc người làm công
cho mình.

1.3.3. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

a. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau
đây:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng
thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho
khách hàng.

- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện hợp đồng không thỏa thuận về
thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin
chỉ dẫn thêm.

- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không
thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.

b. Trách nhiệm của người giao nhận

* Khi là đại lý của chủ hàng

11
Tùy theo khả năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

+ Giao nhận không đúng chỉ dẫn.

+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.

+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.

+ Gửi hàng cho nơi đến sai quy định (wrongdestination).

+ Giao hàng không phải là người nhận.

+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.

+ Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế.

+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên,
người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như
người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu chứng minh được là đã lựa chọn
cẩn thận.

+ Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu chuẩn”
(Standard Trading Conditions) của mình.

* Khi là người chuyên chở ( Principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc
lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,
của người giao nhận khác... mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là
hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các
phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá
cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.

12
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không phải trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(Performing Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở
(người thầu chuyên chở - Contracting Carrier).

Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu
kho, bốc xếp hay phân phối…thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người
chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình
hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm
như một người chuyên chở khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh
doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các
quy ước do phòng Thương mại quốc tế ban hành.

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng
của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:

- Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp.


- Do nội tỳ hoặc bản chất của hànghóa.
- Do chiến tranh hoặc đình công.
- Do các trường hợp bất khả kháng.
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác
1.3.4. Phạm vi kinh doanh của người giao nhận
Đại diện cho người xuất khẩu: Người giao nhận có những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp đỡ
khách hàng những công việc sau:

- Chọn tuyến vận tải.

- Thuê địa điểm đóng gói theo yêu vầu của người vận chuyển.

- Giao hàng và cấp các chứng từ liên quan.

13
- Nghiên cứu các điều kiện của L/C và các văn bản pháp lý của chính phủ liên quan đến
việc vận chuyển hàng hóa tại các nước xuất khẩu, nhập khẩu, kể cả nước quá cảnh, cũng
như chuẩn bị các tài liệu cần thiết để đóng gọi hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa đã
được đóng gói trước khi giao cho người giao nhận).

- Tư vấn cho người xuất khẩu tầm quan trọng của việc bảo hiểm hàng hóa (theo yêu cầu)

- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân hàng hóa (nếu cần).

- Vận chuyển hàng hóa về cảng, làm thủ tục hair quan về phí trong khu vực giám sát hải
quan, cảng vụ, sau đó giao cho nhà xuất khẩu.

- Nhận B/L từ người vận chuyển, sau đó giao cho người xuất khẩu.

- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến cảng đến bằng cách liên hệ với người vận
chuyển hoặc đại lý giao hàng ở nước ngoài. Ghi nhận những mất mát, hư hỏng hàng hóa
(nếu có).

- Giúp nhà xuất khẩu khiếu nại những mất mát, hư hỏng của hàng hóa quan trọng.

Đại diện cho người nhập khẩu: Người giao nhận có những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp
khách hàng của họ những công việc sau:

- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm
về chi phí vận chuyển.

- Tiếp nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình giao nhận.

- Nhận hàng từ người vận chuyển, chuẩn bị đầy đủ chứng từ và nộp phí giám sát hải
quan, cũng như các khoản chi phí khác liên quan.

- Chuẩn bị kho chuyển hàng (nếu cần)

- Giao hàng cho người nhập khẩu.

- Giúp người nhập khẩu khiếu nại những mất mát, hư hỏng của hàng hóa.

14
1.4. Cơ sở pháp lý
Trong quá trình giao nhận vận tải đường biển, quãng đường rất xa, việc bảo vệ
hàng hóa an toàn, tránh tổn thất rất quan trọng vì thế việc xác nhận rõ quyền và nghĩa
vụ giữa các bên là vô cùng quan trọng. Điều này được quy định rõ trong:

- Các công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa như Công ước Vienne 1980 về
buôn bán quốc tế.

- Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các
loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK.

Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư

+ Bộ luật hàng hải1990

+ Luật thương mại1997

+ Nghị định 25CP, 200CP, 330CP

+ Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải; quyết định số 2106 (23/8/1997) liên
quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam…

1.5. Nguyên tắc

Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK
tại các cảng biển Việt Nam như sau:

- Việc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp
đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng.

- Đối với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các
chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu)
(quy định mới từ năm 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ
hàng ủy thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với cảng về địa
điểm thoát dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.

15
- Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận với cảng
và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.

- Khi được ủy thác giao nhận hàng hóa XNK với tàu, cảng nhận hàng bằng phương
thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi bãi,cảng.

- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất trình những
chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục
trong một thời gian nhất định những hàng hóa ghi trên chứng từ.

- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.

1.6. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa XNK
1.6.1. Nhiệm vụ ở cảng
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng. Hợp
đồng có hai loại:

+ Hợp đồng ủy thác giao nhận.

+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho,
bảo quản hàng hóa.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác.

- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác để
bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.

- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất
nhập khẩu.
- Tiến trình việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vựccảng.
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình
giao nhận vận chuyển xếp dỡ.

- Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có

16
biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
1.6.2. Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK
- Ký kết hợp đồng giao nhận với Cảng trong trường hợp hàng quacảng.

- Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không qua cảng hoặc tiến
hành giao nhận hàng hóa XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.

- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng.

- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu.

- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa:

1.6.3. Nhiệm vụ Hải quan


- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện các việc kiểm tra, giám sát kiểm soát Hải quan
đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.

- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian
lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng
biển.
1.7. Tổ chức thực hiện kế hoạch giao nhận
 Quy trình nhập khẩu lô hàng bằng đường biển
Bước 1 - Đàm phán ký kết hợp đồng mua bán
Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương, trong
đó có những điều khoản về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), trách nhiệm của
mỗi bên… Dựa vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, người bán Việt Nam biết được
mình có trách nhiệm như thế nào trong các bước tiếp theo.
Bước 2 - Xin giấy phép xuất khẩu (nếu hàng thuộc diện này)

17
Nếu hàng hóa thuộc diện phải xin giấy phép xuất khẩu thì phải làm bước này với cơ
quan hữu quan tương ứng. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: thuốc tân
dược, hạt giống, vật liệu nổ, gỗ, cổ vật... thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý.
Chi tiết hàng phải xin giấy phép xuất khẩu, tra cứu trong Nghị định 187 và các quy định
liên quan khác. Việc xin giấy phép quan trọng và mất thời gian, nên doanh nghiệp cần
chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bước 3 - Thu xếp chỗ với hãng vận tải
Tùy theo điều kiện thương mại ký trong hợp đồng ngoại thương, mà việc thu xếp
chỗ với công ty vận tải và chi phí vận quốc tế sẽ thuộc trách nhiệm của người mua hay
người bán. Ở đây thường sẽ có 2 trường hợp phổ biến như sau:

a) Xuất CIF
Nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện CIF hay CNF (hay điều kiện nhóm C hay
D nói chung), thì sẽ chịu trách nhiệm thu xếp và chịu chi phí vận chuyển đường biển.
Nghĩa là bạn phải chủ động liên hệ với công ty vận chuyển: thường là hãng tàu (Shipping
lines) hoặc công ty giao nhận vận chuyển (Freight forwarder), để ký thỏa thuận lưu
khoang (Booking note) cho lô hàng xuất khẩu
b) Xuất FOB
Với điều kiện FOB, bạn chỉ cần làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu và chuyển
hàng về cảng. Phía người mua hàng nước ngoài sẽ thu xếp chặng vận chuyển quốc tế.
Nói cách khác, người mua sẽ thu xếp Booking Note với hãng tàu.
Để phối hợp, người mua sẽ thông báo cho bạn thông tin người vận chuyển đường
biển (hoặc đại diện) của họ tại Việt Nam. Bên vận chuyển sẽ phối hợp, sắp xếp và thống
nhất với bạn lịch trình tàu phù hợp.
Theo kế hoạch đã thỏa thuận, người vận chuyển sẽ gửi Booking để bạn làm thủ tục
kéo vỏ container đóng hàng.
Bước 4 - Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ

18
Sau khi có lịch trình dự kiến về ngày tàu chạy, việc của người xuất khẩu là phải
khẩn trương chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Đồng thời cũng phải sắp xếp chuẩn bị những
chứng từ cần thiết liên quan đến lô hàng xuất khẩu.
Bước 5 - Kéo vỏ container rỗng, đóng hàng, chuyển về cảng
Dùng Booking của hãng tàu để lấy vỏ container rỗng. Tùy theo hãng tàu mà có sự
khác nhau về cách làm. Có hãng yêu cầu phải đem Booking lên văn phòng của họ để đổi
ra lệnh cấp vỏ. Một số hãng cho phép chủ hàng in Booking ra rồi xuống thẳng bãi lấy vỏ
(không cần đổi ra lệnh cấp vỏ). Hãng khác thì phải thêm bước gửi file Booking cho hãng
tàu xác nhận lệnh cấp vỏ qua email, sau đó mới tới bãi chỉ định để nhận vỏ container.
Kéo vỏ container từ bãi cấp rỗng về kho để đóng hàng
Đóng hàng và niêm phong kẹp chì (seal). Với hàng phải làm kiểm tra chuyên ngành
tại cảng (chẳng hạn kiểm dịch), thì nên kẹp trước chì tạm để hạ container về cảng. Khi
lấy mẫu kiểm tra xong, lúc đó mới kẹp chì hãng tàu. Như vậy sẽ tránh phải xin lại chì
mới (mất phí).
Hạ hàng về cảng, hoặc bãi theo chỉ định của hãng tàu. Lưu ý chuẩn bị trước và nộp
cho cảng phiếu xác nhận khối lượng (VGM). Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing
time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục)
Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực
hiện lấy mẫu trong bước này.
Bước 6 - Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm:
+ Hợp đồng ngoại thương
+ Hóa đơn thương mại
+ Phiếu đóng gói
+ Phiếu hạ hàng (do cảng cấp khi hàng hạ về cảng ở bước 5 nêu trên)
+ Giấy giới thiệu
Sau khi thông quan, nộp tờ khai thông quan cho hãng tàu để họ ký thực xuất với hải
quan giám sát. Sau khi xuất tàu họ sẽ hoàn trả tờ khai thông quan có xác nhận đã thực
xuất.

19
Với điều kiện FOB, thì đến bước thông quan tờ khai & hàng xếp lên tàu là người
bán cơ bản đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trường hợp công ty bạn xuất khẩu theo
điều kiện C, thì cần làm tiếp những bước dưới đây.
Gửi SI cho hãng tàu, xác nhận nội dung B/L, nhận B/L gốc (nếu có)
Sau khi hàng đã hạ về cảng và xong thủ tục hải quan, bạn gửi chi tiết làm Bill, hay
Hướng dẫn gửi hàng (SI - Shipping Instruction) cho hãng tàu trước thời hạn Cut-off
Time. Nên yêu cầu họ xác nhận, để đảm bảo chắc chắn họ đã nhận được trước thời hạn.
Dựa trên thông tin SI, bên vận chuyển sẽ gửi bản nháp vận đơn (Draft Bill of
Lading). Bạn nên kiểm tra kỹ, có gì cần bổ sung chỉnh sửa thì phối hợp với hãng tàu thực
hiện sớm.
Ghi chú: nếu bên vận chuyển là hãng tàu, thì họ sẽ gửi vận đơn chủ (Master Bill of
Lading), còn nếu bên vận chuyển là công ty giao nhận vận chuyển thì họ sẽ gửi vận đơn
nhà (House Bill of Lading). Thực ra, 2 loại vận đơn này có nội dung cơ bản như nhau,
chỉ khác nhau ở đơn vị cấp vận đơn mà thôi.
Khi tàu chạy, bên vận chuyển sẽ gửi cho bạn Vận đơn gốc (Original B/L). Nhiều
trường hợp, chủ hàng yêu cầu vận đơn giao hàng bằng điện (Telex B/L / Surrender B/L),
thì họ thường phải nộp thêm 1 khoản phí, gọi là phí Telex Fee (khoảng 30-50usd). Khi
đó sẽ chỉ có file Telex Bill gửi qua email, mà không phát hành bản gốc, và do đó cũng
không cần xuất trình B/L gốc tại cảng dỡ hàng (nhờ vậy sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn).
Bước 8 - Các bước công việc khác của Quy trình làm hàng xuất: mua bảo hiểm,
làm CO…
Khi đã có vận đơn, thì bạn nên gửi sớm file mềm bộ chứng từ để thông báo cho
người mua về việc hàng đã xếp lên tàu.
Đồng thời, bạn tiến hành làm nốt thủ tục để có được những chứng từ khác theo như
quy định trong hợp đồng, chẳng hạn như:
Chứng thư bảo hiểm hàng hóa đường biển (Marine Insurance Policy)
Chứng nhận xuất xứ (CO)
Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) hay kiểm dịch động vật.

20
Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên gửi bản nháp và file mềm bản chính thức cho
người mua, để họ kiểm tra xác nhận. Nếu có nội dung nào cần bổ sung chỉnh sửa, thì làm
sớm, sẽ tốt hơn muộn.
Bước 9 - Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài
Khi đã có bộ chứng từ, bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã
thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email
để họ chuẩn bị trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.
Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng xuất khẩu, về mặt chuyển giao hàng hóa. Song
song với quá trình này, người xuất khẩu cũng lưu ý vấn đề thanh toán của khách hàng,
cũng theo quy định của hợp đồng.

 Quy trình xuất khẩu lô hàng bằng đường biển


Bước 1 - Ký kết hợp đồng ngoại thương
Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác
nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).
Bước 2 - Xin giấy phép (nếu có)
Tùy theo loại hàng, có thể nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu trước khi
tiến hành nhập hàng về Việt Nam. Nên làm trước, và sớm, tránh phát sinh thời gian và
chi phí.
Bước 3 - Nhận hàng từ người bán
Theo hợp đồng đã ký kết, nhà nhập khẩu giữ liên hệ với nhà xuất khẩu để theo dõi
khi nào hàng sẵn sàng để sắp xếp lịch gửi hàng (shipping schedule).
Thường thì, người mua sẽ phải đặt cọc 1 khoản tiền (chẳng hạn 30% giá trị đơn
hàng), hoặc mở tín dụng thư (L/C)... trước khi người bán hoàn tất việc sản xuất và giao
hàng.

21
Một khi hàng đã sẵn sàng, tùy theo điều kiện giao hàng cụ thể trong hợp đồng mà
bạn (nhà nhập khẩu) cần thực hiện những bước công việc khác nhau ít nhiều. Dưới đây,
tôi sẽ nêu 3 điều kiện phổ biến:
a) Nhập theo điều kiện ExWork
Nhà nhập khẩu phải thu xếp nhận hàng tại kho người bán (ở nước ngoài). Sau đó
làm thủ tục chuyển về cảng, thông quan tại cảng xếp, vận chuyển đường biển về cảng dỡ
(Việt Nam), thông quan hàng nhập khẩu, rồi chuyển hàng về kho.
Những bước công việc đó thường thực hiện thông qua công ty giao nhận vận
chuyển. Công ty dịch vụ này có đại lý đầu nước ngoài, và thu xếp trọn gói door-to-door
cho nhà nhập khẩu.
Như vậy, với điều kiện này, bạn nên tìm công ty giao nhận vận chuyển (freight
fowarder) có kinh nghiệm trên tuyến đường, và loại hàng cần nhập. Khi làm việc với họ,
bạn cần trao đổi kỹ, để đảm bảo 2 bên thông hiểu nhau.

b) Nhập theo điều kiện FOB


Người bán hàng nước ngoài sẽ giao hàng (hoàn tất thủ tục xuất khẩu) cho bạn tại
cảng xếp hàng. Bạn sẽ làm những công việc còn lại để chuyển hàng về Việt Nam.
c) Nhập theo điều kiện CNF / CIF
Người bán giao hàng đến tận cảng Việt Nam, chẳng hạn như: Hải Phòng, Đà Nẵng,
Sài Gòn… Việc của bạn là làm thủ tục thông quan rồi kéo hàng về kho
Bước 4 - Phối hợp với công ty giao nhận vận tải
Giả sử bạn thuê công ty giao nhận vận chuyển (sau đây tôi gọi tắt là forwarder cho
tiện) để làm dịch vụ, bạn sẽ cần triển khai một số công việc phối hợp. Với điều kiện giao
hàng khác nhau, bước công việc khác nhau.
Báo cho forwarder thông tin người bán, để đại lý của họ ở nước ngoài liên hệ với
người bán và thu xếp lịch trình nhận hàng. Đồng thời, bạn cũng cần báo cho người bán
thông tin forwarder để cùng phối hợp.

22
Đại lý nước ngoài của Forwarder thu xếp kéo vỏ container đến đóng hàng theo lịch
trình đã thống nhất. Sau đó họ hạ hàng về cảng và làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Trong quá trình này, Forwarder sẽ gửi bản nháp Vận đơn đường biển (Bill of
Lading) để bạn và người bán kiểm tra trước. Nếu có gì sai sót thì bổ sung chỉnh sửa. Sau
khi tàu chạy, Forwarder sẽ phát hành B/L chính thức. Nếu bạn hoặc người bán cần bản
gốc (Original B/L) thì họ sẽ phát hành bản gốc, còn nếu không họ sẽ phát hành bản Telex
hay Surrender (có thể mất phí Telex).
Hàng xếp lên tàu về Việt Nam, Forwarder cập nhật lịch tàu, và báo ngày tàu đến
cảng. Trong khi tàu hành trình, người bán gửi người mua (bạn) bộ chứng từ hàng hóa
theo như quy định trong hợp đồng. Thường họ sẽ gửi trước file mềm qua email.
Forwarder làm thủ tục hải quan tại cảng dỡ. Chủ hàng sẽ phải làm một số công việc
liên quan đến chữ ký số, tài khoản VNACCS, chứng từ, thuế nhập khẩu… và có thể hàng
hóa phải kiểm hóa, kiểm tra chuyên ngành... Thường thì công ty dịch vụ hải quan (chính
là forwarder đó hoặc bạn có thể thuê đơn vị khác) sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trình tự, hồ
sơ…

Bước 5 - Chuyển hàng về kho - hoàn tất Quy trình làm hàng nhập
Sau khi hàng được thông quan, Forwarder sẽ thông báo và chuyển hàng về kho
giao cho công ty bạn. Nên có biên bản giao hàng để thuận tiện cho việc quyết toán.
Cũng có một số trường hợp, chủ hàng có phương tiện, nên tự thu xếp nhận hàng tại
cảng sau khi xong thủ tục nhập khẩu. Cần liên hệ với fowarder để lấy bộ chứng từ đã
hoàn tất đổi lệnh để xe có thể vào cảng lấy hàng.
Ghi chú: với hàng ghép container / hàng lẻ (LCL), quy trình làm hàng nhập về cơ
bản tương tự như trên, tuy nhiên hàng sẽ được đưa về kho CFS để đóng hàng, dỡ hàng,
chứ không phải ở cảng.

 Các giấy tờ liên quan


 Bill of Lading (B/L) – Vận đơn đường biển

23
Bill of Lading- vận đơn là hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và công ty
tàu hơi nước (người chuyên chở). Nó xác nhận quyền sở hữu và nhận hàng của người
vận chuyển để vận chuyển. Nó được phát hành bởi người vận chuyển cho người gửi
hàng. Vận đơn thẳng được phát hành khi chuyến hàng được thực hiện trực tiếp cho
khách hàng ở nước ngoài
 Packing list – Bản kê chi tiết hàng hóa
Phiếu đóng gói do người gửi hàng xuất bản, là bản kê liệt kê tất cả các hàng hóa
cần đóng gói trong gói hàng hóa (thùng hàng, container, v.v.). Phiếu đóng gói bao gồm
tên người bán, người mua, số hóa đơn, tên hàng hóa, cảng xếp hàng, điểm đến cuối cùng,
người vận chuyển, trọng lượng hàng hóa. Phiếu đóng gói thể hiện cả cách đóng gói hàng
hóa.
 Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ được yêu cầu bởi một số quốc gia để giúp họ xác định
liệu sản phẩm có đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế hay không. Đó là một tuyên bố
về xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu và thường được lấy từ
các phòng thương mại địa phương.
 Commercial Invoice – hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại là một hóa đơn cho hàng hóa từ người bán đến người mua.
Nó phải bao gồm thông tin cơ bản về giao dịch: mô tả hàng hóa, điều khoản giao hàng và
thanh toán, ngày đặt hàng và số lượng. Người mua ở nước ngoài cần hóa đơn thương mại
để thông quan hàng hóa, chứng minh quyền sở hữu và thu xếp thanh toán, Chính phủ các
nước nhập khẩu cũng sử dụng hóa đơn thương mại để xác định giá trị hàng hóa để giám
định hải quan.
 Inspection Certificate – Chứng nhận thông số kĩ thuật
Một số người mua và quốc gia có thể yêu cầu chứng chỉ chứng nhận các thông số
kỹ thuật của hàng hóa được vận chuyển, thường do bên thứ ba thực hiện. Những yêu
cầu như vậy thường được nêu trong hợp đồng và báo giá. Chứng chỉ kiểm định thường
được yêu cầu đối với một số mặt hàng có ký hiệu cấp, máy móc, thiết bị…
 Customs Declaration (Tờ khai hải quan)

24
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng hoặc thuê 1 bên khác nhân danh
mình hai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc Phương tiện xuất hoặc
nhập qua lãnh thổ quốc gia. Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định việc
khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu
quốc gia. Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều
bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành

Chương II: Thực trạng công tác, tổ chức, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường biển
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH WEDO FORWARDING
2.1.1. Thông tin chung

25
* Lịch sử hình thành:

Công ty WEDO Forwarding được thành lập vào ngày 16/10/2019, khởi đầu với tính
chuyên nghiệp và kinh nghiệm dày dặn và kỹ năng làm việc theo nhóm trong lĩnh vực
Vận tải Quốc tế qua nhiều năm dù thời gian hoạt động ngắn, công ty là nơi quy tụ của các
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công
nghiệp logistics. Nhằm đẩy mạnh khả năng phục vụ khách hàng với chuỗi cung ứng dịch
vụ và tìm kiếm thị trường, WEDO đã thành lập lên các văn phòng tại thành phố Hà Nội
và Hải Phòng. Đây là những khu vực kinh tế có tiềm năng của đất nước. Ý tưởng thành
lập thêm văn phòng này đã giúp công ty có hệ thống văn phòng chặt chẽ từ thủ đô rồi tới
bến cảng, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng và đối tác khác nhau. Với sự
am hiểu thị trường kết hợp với các chiến lược kinh doanh, đã tạo được niềm tin với khách
hàng, giải quyết ổn thỏa các ùn tắc trong kinh doanh, công ty đã từng bước khẳng định
tên tuổi của chính mình. Và đến hôm nay, Công ty đã đi vào quỹ đạo, hòa nhập mình
vào thế giới vận tải.

Tên quốc tế WEDO FORWARDING COMPANY LIMTED

Tên viết tắt WEDO FORWRDING CO. LTD

26
Mã số thuế: 0108593757

Tòa nhà AC, số 3/78 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu,
Trụ sở chính:
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: 0966 799 007

Người đại diện Mr. Nguyễn Thanh Cảnh

Website: WEDO - We As One

Email: LUCY@WEDOFORWARDING.COM

Ngày hoạt động 2019/10/16

Công ty WEDO chuyên cung cấp các dịch vụ:

- Cargo consolidation
- Vận tải đường biển
- Vận tải đường hàng không
- Tư vấn các giải pháp xuất nhập khẩu, các giải pháp logistics nội địa

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

27
Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận hàng Bộ phận hàng Bộ phận Bộ phận hành


Bộ phận kế toán
nhập xuất logistics chính nhân sự

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty WEDO FORWARDING

( Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH WEDO FORWARDING)

 Chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận:

Giám đốc:

Giám đốc là người có chức vụ điều hành tối cao nhất của doanh nghiệp, phụ trách
việc điều hành tổ chức công việc kinh doanh của công ty, chịu giám sát trước hội đồng
quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ
sau:
 Quyết định, thực hiện các nghị định liên quan đến công việc hàng ngày của Công ty
 Quản lý, giám sát, điều hành các công việc kinh doanh và vận tải hàng ngày
 Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với nhân viên trong Công ty
 Quyết định hợp đồng kinh doanh
 Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng nguồn lao động
 Định hướng, xây dựng, triển khai ý tưởng phát triển kinh doanh dịch vụ
 Đào tạo, phát triển nhân viên và động viên khuyến khích tinh thần làm việc

Phó giám đốc:

28
 Quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.
 Là người giúp giám đốc điều hành, quản lý hoạt động của công ty. Chỉ đạo trực tiếp
các hoạt động của công ty.

 Quản lý, giám sát các phòng ban trong công ty

 Thiết lập các mục tiêu, các chính sách cho việc quản lý các bộ phận

Bộ phận hàng nhập:

 Theo dõi, đánh giá, khai thác và đưa ra kế hoạch nhập khẩu hàng hóa với các đối tác,
khách hàng.

 Nhận đơn hàng, báo giá, tư vấn,đề xuất các phương án, biện pháp nhập khẩu hàng hóa
với đối tác

 Chốt Phương án nhập hàng với đối tác, tiến hành xử lý đơn hàng, chuẩn bị các giấy tờ
liên quan.

 Xử lý đơn hàng:

- Customer Service ( Chăm sóc khách hàng)

 Tiến hành đặt chỗ tại Cảng

 Kiểm tra tình hình hàng hóa trước và sau khi lên tàu

- Docs ( Chứng từ, thủ tục) :

 Kiểm tra và xử lý các chứng từ hàng nhập khẩu

Bộ phận hàng xuất:

 Theo dõi, đánh giá, khai thác và đưa ra kế hoạch tổ chức giao nhận hàng hóa với các
đối tác, khách hàng.

 Nhận đơn hàng, báo giá, tư vấn,đề xuất các phương án, biện pháp tổ chức giao nhận
hàng hóa với đối tác

29
 Chốt Phương án xuất hàng với đối tác, tiến hành xử lý đơn hàng, chuẩn bị các giấy tờ
liên quan.

 Xử lý đơn hàng:

- Customer Service ( Chăm sóc khách hàng)

 Tiến hành đặt chỗ tại Cảng

 Kiểm tra tình hình hàng hóa trước và sau khi lên tàu

- Docs ( Chứng từ, thủ tục) :

 Kiểm tra và xử lý các chứng từ hàng xuất khẩu

 Nhận hàng hóa tại kho, theo dõi tiến độ giao hàng hóa, đảm bảo thời gian giao hàng
đúng quy định.

 Kiểm tra hàng khi tiến hành đóng Cont, lưu ý các mặt hàng đặc biệt (hàng không được
chồng xếp), Hạ hàng tại cảng, theo dõi hàng load lên tàu.

 Theo dõi, thông báo cho khách hàng về tình hình, tình trạng của hàng hóa trong quá
trình vận chuyển từ Cảng xếp (POL) đến địa điểm đích (Final destination)

Bộ phận logistics

 Kiểm tra và xử lý các giấy tờ liên quan đến thủ tục hải quan, Làm việc với cơ quan Hải
quan để xử lý hàng hóa xuất/nhập khẩu tại Cảng

 Xử lý các giấy tờ liên quan: làm C/O cho lô hàng, làm kiểm dịch, làm công bố sản
phẩm…

 Lên phương án, kế hoạch vận chuyển hàng hóa ra Cảng

 Giải quyết các trường hợp phát sinh trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Bộ phận kế toán

30
 Đảm bảo những công việc liên quan đến các khoản công nợ phải thu hay phải chi trả
khách hàng trong nước.
 Đảm bảo những công việc liên quan đến các khoản công nợ phải thu hay phải chi trả
khách hàng nước ngoài.
 Kiểm soát toàn bộ hoạt động thu - chi phát sinh trong công ty như kiểm tra các phiếu
thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm ứng và lưu trữ, quản lý toàn bộ giấy tờ liên
quan đến quá trình này.
 Quản lý các khoản thu, Quản lý các khoản chi, Kiểm soát hoạt động của thu ngân, theo
dõi việc quản lý quỹ tiền mặt
Bộ phận hành chính, nhân sự

 Quản lý tình hình nhân sự trong công ty, lên kế hoạch cho các sự kiện trong công ty.

 Tiếp nhận các nhu cầu các nhân viên trong công ty, xử lý, đáp ứng các nhu cầu để nhân
viên đạt hiệu suất tối đa trong công việc

 Theo dõi các thiết bị, vật dụng, văn phòng của công ty, thay mặt cho công ty nhận các
hóa đơn liên quan.

2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh

STT Tên ngành Mã ngành


1 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết:
- Dịch vụ đại lý tàu biển;
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
H5229
- Hoạt động vận tải đa phương thức trong nước và
quốc tế;
- Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, vé tàu, vé
xe;
- Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
- Giao nhận hàng hóa;

31
- Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường
biển và hàng không;
- Hoạt động liên quan khác như lấy mẫu, cân hàng
hoá liên quan đến vận tải

2.2. Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị và Phương tiện vận tải, nhân lực của công ty
2.2.1. Trụ sở chính và văn phòng đại diện của Công ty TNHH WEDO FORWARDING

* Trụ sở chính tại Hà Nội

Địa chỉ: Tòa nhà AC, số 3/78 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tel: (+84) 812.332.266

Email: lucy@wedoforwarding.com

Website: https://wedoforwarding.com

Diện tích văn phòng 100 m2 được chia thành các khu:

+ Khu văn phòng làm việc

+ Phòng họp (tiếp khách)

+ Phòng Giám đốc

+ Khu bàn ăn, uống nước

- Phương tiện vận tải: WEDO không có đội ngũ xe vận tải hàng hóa, chỉ có xe để phục vụ
đưa đón giám đốc, phó giám đốc và nhân viên đi công tác:

+ Xe Honda CRV 2021

+ Xe Toyota Rush 2017

+ Xe Kia Serato 2019

- Văn phòng tại Hải Phòng:

32
Địa chỉ: P210, nhà khách hải quân, 27C Điện Biên Phủ, Q. Hồng Bàng, Hải Phòng

Tel: (+84) 812.332.266

Email: cherry@wedoforwarding.com

Website: https://wedoforwarding.com

2.2.2. Nhân lực

Chức vụ Bộ phận Trình độ học vấn Số lượng người


Giám đốc Giám đốc Đại học 1
Phó giám đốc Giám đốc Đại học 1
Kế toán trưởng Bộ phận kế toán Đại học 1
Kế toán Bộ phận kế toán Đại học 3
Trưởng bộ phận Bộ phận hàng nhập Đại học 1
hàng nhập
Hàng nhập Bộ phận hàng nhập Đại học 5
Trưởng bộ phận Bộ phận hàng xuất Đại học 1
hàng xuất
Hàng xuất Bộ phận hàng xuất Đại học 4
Bộ phận hành chính Bộ phận hành chính Đại học 1
nhân sự nhân sự
Bộ phận logistics Bộ phận logistics Đại học 2
( Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - công ty THNN WEDO FORWARDING)

2.3. Khả năng cạnh tranh của công ty


Kể từ khi thành lập năm 2019, WEDO FORWARDING đã không ngừng lớn mạng và
phát triển để trở thành một công ty giao nhận hàng đầu. Nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và
nhân viên đã được ghi nhận khi là thành viên của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế
(IATA); Liên minh hàng hóa thế giới (WCA); Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
(FIATA)… Sự phát triển, tiềm lực của WEDO FORWARDING được thể hiện trên nhiều
phương diện:

33
- Về cơ sở công ty: Đó là sự nỗ lực của công ty khi xây dựng được 2 văn phòng tại Hà
Nội và Hải Phòng, sắp tới sẽ mở them văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều đó
chứng minh được sự phát triển và tham vọng của WEDO, và đảm bảo được tối đa hàng
hóa của khách hàng

- Về con người: Xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là ưu tiên hàng đầu của
công ty.

Sự chuyên nghiệp được công ty xây dựng ngày từ bước tuyển dụng nhân sự cho từng bộ
phan. Ở mỗi bộ phận sẽ yêu cầu trình độ của ứng viên khác nhau đề phù hợp với bộ phận.

+ Bộ phận hàng nhập: Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học, đã học chuyên ngành có liên
quan đến xuất nhập khẩu hoặc logistics hoặc kinh tế, năng động, sáng tạo, có chứng chỉ
tiếng anh 6.5 IELTS hoặc 700 TOEIC

+ Bộ phận hàng xuất: Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học, đã học chuyên ngành có liên
quan đến xuất nhập khẩu hoặc logistics hoặc kinh tế, năng động, sáng tạo, có kỹ năng
giao tiếp tốt, ngoại giao tốt có chứng chỉ tiếng anh 6.5 IELTS hoặc 700 TOEIC và đặc
biệt cần có sức khỏe tốt.

+ Bộ phận kế toán: Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học, đã học chuyên ngành tài chính,
kế toán, có chứng chỉ tiếng anh 5.5 IELTS hoặc 600 TOEIC

Hiện nay, Công ty WEDO FORWARDING có một đội ngũ nhân viên kì cựu nhiều kinh
nghiệm và trình độ chuyên môn cao, cùng với khả năng truyền đạt tốt, chuyên nghiệp và
dào tạo được các nhân viên trẻ tuổi. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt huyết với
công việc có tinh thần trách nhiệm với công việc cao.

Theo thống kê, hiện nay số lượng nhân viên công ty đều tốt nhiệp Đại học và có chứng
chỉ Tiếng Anh phù hợp với từng bộ phận của công ty

+ Về kỷ luật công việc: Việc chuyên môn hóa từng bước công việc cũng đem lại hiệu quả
rõ rệt, các nhân viên của WEDO luôn tuân thủ quy tắc và nội quy mà công ty đề ra, luôn

34
hoàn thành các công việc được giao trong ngày và đạt được chỉ tiêu hàng tháng, lợi nhuận
đặt ra của Công ty

+ Về giá cả dịch vụ - giao nhận: Với các mối quan hệ thân thiết của công ty với các khách
hàng thân thuộc, các hãng tàu, các Đại lý, công ty luôn có thể cung cấp những dịch vụ
giao nhận vận tải tốt nhất với giá cả dịch vụ có thể mang ra cạnh tranh sòng phẳng với
các công ty cùng lĩnh vực, điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với
nhiều đối thủ khác. Chi phí dịch vụ của WEDO luôn được đảm bảo hết mức để có thể đạt
được sự hài lòng của khách hàng. Ngoài chi phí thấp, các bước thủ tục không cần thiết
WEDO có thể được hỗ trợ lược bỏ để có thể tiết kiệm thời gian hoàn thành thủ tục một
cách nhanh chóng và tiết kiệm được chi phí phát sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, WEDO vẫn còn các khó khăn. Một trong số đó là
không có đội xe chuyên dụng, chuyên vận chuyển hàng hóa, việc vận chuyển hàng hóa
của WEDO phải thông qua đối tác – Nhà xe Ngô Duy Minh, dẫn tới chưa tối ưu chi phí
trong khâu vận chuyển, mỗi tháng công ty phải trả một chi phí rất lớn cho khẩu vận
chuyển hàng hóa, không chỉ vậy, nhân viên công ty phải kiểm tra tình trạng hàng hóa
thường xuyên trong quá trình vận chuyển để tránh tình trạng hàng hóa bị hỏng hóc do lỗi
trong quá trình vận chuyển của nhà xe. Bên cạnh đó, do trong một môi trường làm việc
đặc thù gồm nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian để di chuyển và các chi phí phát sinh
ngoài đã tạo không ít áp lực cho nhân viên trong công ty trong việc vừa đảm bảo được chi
phí dịch vụ thấp mà tốc độ và chất lượng dịch vụ luôn đạt mức cao nhất đảm bảo được sự
hài lòng của các bên.

2.4. Tổng hợp báo cáo kinh doanh tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty
Công ty TNHH WEDO FORWARDING được thành lập và đi vào hoạt động từ nhăm
2019 cho đến nay là được hơn 4 năm hoạt động. Với sự nỗ lực và cố gắng trong công
việc, công ty luôn đem tới cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, tối thiểu chi
phí và tối đa lợi nhuận.

Dưới đây là bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2021 và
2022:

35
Đơn vị : 1000 VND

Doanh Thu Tổng cộng Hàng Hàng


may mặc hóa khác
Quý 1 802,674 245,546 557,128
2021 Quý 2 1,004,324 4,232,569 456,245 548,079
Quý 3 1,116,234 534,243 581,991
Quý 4 1,309,337 502,253 807,084
Quý 1 1,568,134 1,004,674 563,460
2022 Quý 2 2,458,943 1,463,087 995,856
13,286,328
Quý 3 4,013,569 2,233,034 1,780,535
Quý 4 5,245,682 2,570,809 2,674,873
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của
Công ty TNHH WEDO FORWARDING 2021-2022

Qua bảng phân tích tình hình hoạt động của công ty ta có thể thấy trong 2 năm qua công
ty TNHH WEDO FORWARDING hoạt động có hiệu quả thể hiện qua sự tăng liên tục
của doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể như sau:

- Sự chênh lệch: Doanh thu của năm 2022 gấp hơn 3 lần doanh thu của năm 2021 tương
ứng với tăng hơn 300% so với năm 2021, đặc biệt Quý 3 của năm 2022, doanh thu của
Công ty đã có sự bùng nổ khi gần bằng toàn bộ doanh thu của năm 2021.

- Sự biến động của doanh thu qua bắt nguồn từ những lí do sau:

+ Năm 2021 là năm công ty mới vực dậy sau đại dịch Covid 19, chưa có sự phát
triển ổn định, đến năm 2022, khi chuối cung ứng bắt đầu được nối lại, công ty đã có
những sự trở lại mạnh mẽ, có nhiều khách hàng mới,nhiều hợp đồng mới, kết nối được
nhiều tuyến vận chuyển mới.

+ Bên cạnh đó, do sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, công nhân
viên toàn công ty cùng với sự lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm của ban lãnh đạo công ty đã

36
định hướng và đưa ra được những chiến lược phù hợp với tình hình chung, đặc biệt trong
thời kỳ cạnh canh gay gắt.

+ Do công ty mở rộng thêm một số chi nhánh hoạt động với các lĩnh vực khác
nhau. Từ đó đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, dẫn đến doanh thu của công
ty tăng

+ Ngoài ra việc giữ lại được các nhân viên cốt cán, tuyển chọn được các nhân viên
mới có trình độ chuyên môn cao

+ Trong quá trình tuyển chọn nhân viên cho công ty luôn chọn nhân viên có trình
độ chuyên môn cao, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên để nâng cao
trình độ chuyên môn

- Đối với hàng hóa may mặc: từ bảng phân tích, có thể thấy được từ năm 2021, hàng hóa
may mặc đã chiếm tỉ lệ doanh thu vô cùng lớn trong toàn bộ doanh thu của tổ chức giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, và có doanh thu ngày càng tăng, một trong số nguyên
nhân lớn dẫn tới viêc doanh thu của hàng may mặc có doanh thu cao :

+ Hàng may mặc là hàng thường, dễ bảo quản, Việt Nam là một trong những nước
hàng đầu trong lĩnh vực may mặc

+ Chi phí để xuất khẩu 1 lô hàng may mặc thấp, thủ tục xuất khẩu nhanh gọn,
được hưởng nhiều ưu đãi về thuế

+ Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa đồ may mặc lớn.

37
Chương III: Tổ chức giao nhận và xuất khẩu hàng may mặc đi Keelung
(Taiwan) bằng đường biển của Công ty TNHH WEDO FORWARDING
3.1. Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty WEDO
FORWARDING
3.1.1. Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty WEDO
FORWARDING

Sơ đồ 3.1: Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa của công ty TNHH WEDO
FORWARDING)

- Bước 1: Công ty ký hợp đồng với khách hàng có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa bằng
đường biển

Ở công ty WEDO FORWARDING, nhân viên Sale sẽ thực hiện nhiệm vụ chính của minh
bằng việc tìm kiếm khách hàng theo các phương thức khác nhau:

+ Dựa vào các mối quan hệ có sẵn để tìm kiếm khách hàng

38
+ Gọi điện thoạt trực tiếp cho các khách hàng đang có hàng hóa muốn xuất khẩu

+ Gửi bảng báo giá đến các khách hàng mới.

Khi tìm được đối tượng khách hàng, phía khách hàng sẽ cung cấp cho công ty thông tin
về lô hàng như : tên hàng hóa, địa điểm đến, địa điểm xếp hàng, thời gian hàng sẵn sàng,
số kiện, số cân, số khối….

Sau khi tiếp nhận mặt hàng xuất khẩu cũng như các yêu cầu xuất khẩu, nhân viên Sale sẽ
kiểm tra mặt hàng, kiểm tra khả năng có thể xuất khẩu của hàng hóa. Nếu hàng hóa có
thể tiếp nhận để xuất khẩu sẽ lên phương án tổ chức giao nhận hàng hóa tư vấn cho khách
hàng và khi khách hàng đồng ý với Phương án tổ chức giao nhận, 2 bên sẽ tiến hành ký
hợp đồng nguyên tắc giữa 2 bên và tiến hành thực hiện tổ chức giao nhận hàng hóa.

Sau khi ký hợp đồng nhân viên Sale có nhiệm vụ tư vấn lịch tàu phù hợp. Kế tiếp, nhân
viên Sale tiến hành kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có sẵn hoặc liên hệ với hãng tàu
nhằm tìm ra mức giá tốt nhất để báo giá cho khách hàng. Khi khách đồng ý với lịch tàu,
nhân viên chứng từ của công ty WEDO sẽ lập booking và gửi cho khách hàng, trong
booking có 1 số thông tin quan trọng như sau:

+ Booking no ( Số booking)

+ Vessels / Voy (Tên tàu/số chuyến)

+ ETD ( Thời gian dự kiến khởi hành)

+ ETA ( Thời gian dự kiến đến cảng đích)

+ Port of loading : Cảng xếp hàng

+ Port of discharge: Cảng dỡ hàng

+ Closing time: Thời gian cut-off hàng hóa

+ Stuffing place : Địa điểm đóng hàng

+ Final destination : Địa điểm đích

39
- Bước 2: Booking Request

Booking tàu ( thuê tàu) là công việc bắt buộc phải thực hiện khi muốn xuất khẩu hàng
hóa. Việc đặt chỗ tàu có thể được thực hiện bởi bên mua hoặc bên bán, tùy vào thỏa thuận
giữa các bên.. Với nhiều năm làm trong ngành, WEDO đã có được các mối quan hệ than
thiết với một số hãng tàu, và là khách hàng thường xuyên. Có 2 phương thức để đặt
booking với hãng tàu

+ Cách 1: Công ty WEDO book trực tiếp trên web và gửi mail để xác nhận lấy booking
confirmation của hãng tàu

+ Cách 2: Sale của công ty WEDO sẽ tiến hành lấy booking thông qua làm việc với Sale
của hãng tàu.

Trong booking confirmation của hãng tàu có 1 số thông tin cần phải điển để lấy booking
của hãng

+ Port of loading

+ Port of Receipt

+ Cargo ready date: 9-Jun

+ Số lượng Cont

+ Gross Weight

+ Mã hợp đồng

+ Lựa chọn Tàu, số chuyến

- Bước 3: Booking note

Sau khi tiếp nhận và xác nhận Booking Request của công ty WEDO, hãng tàu sẽ tiến
hành tạo Booking note và gửi lại cho WEDO, nhân viên WEDO sẽ làm việc trực tiếp với
nhân viên hãng tàu qua mail lấy Booking note.

40
- Bước 4: Đổi lệnh cấp vỏ dưới cảng

Sau khi nhận được Booking note của hãng tàu, nhân viên hiện trường của công ty WEDO
sẽ gửi cho kho để kho làm thủ tục, cho xe kéo cỏ cont rỗng. Khi xe đã lấy được cont
rỗng, nhân viên hiện trường kiểm tra tình trạng của cont nếu cont có vấn đề ( bị trầy
xước, hỏng hóc,..) sẽ yêu cầu kho kéo vỏ cont mới, còn nếu cont không có vấn đề gì,
nhân viên hiện trường chụp ảnh, gửi hình ảnh của Cont và số Cont/Seal cho nhân viên
chứng từ

Nhân viên chứng từ sau khi nhận được số Cont/Seal nhân viên hiện trường gửi sẽ tiến
hành submit SI + VGM trên hệ thống của hãng tàu, để hãng tàu xác nhận.

- Bước 5: Đóng hàng tại kho

Bước tiếp theo trong quy trình giao nhận hàng hóa là đóng hàng vào cont. Công ty
WEDO kéo cont về kho để tiến hành đóng hàng vào cont, nhân viên hiện trường sẽ lên kế
hoạch đóng hàng và chỉ đạo công nhân kho đưa hàng vào trong cont.

Khi đã đưa đầy đủ số hàng vào cont, nhân viên hiện trường nhận kẹp chì của kho kẹp vào
cửa cont, kho sẽ điều xe kéo cont ra cảng để vận chuyển cont lên tàu.

- Bước 6: Làm thủ tục Hải quan

Trong quy trình tổ chức giao nhận xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, tùy thuộc vào
hợp đồng đã ký kết, nếu công ty WEDO là bên chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan, thì
nhân viên Logistics của công ty WEDO sẽ kiểm tra lại cẩn thận các chứng từ trước khi
tiến hành khai báo Hải quan.

Một bộ chứng từ bao gồm:

+ Hợp đồng ( Sale Contract)

+ Vận đơn ( Bill of Lading)

+ Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)

+ Phiếu đóng gói ( Paking list)

41
+ Giấy chứng nhận xuất xử (C/O)

+ Giấy giới thiệu

Sau khi kiểm tra xong bộ chứng tự, nhân viên Logistics sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hải
quan xuất khẩu

* Khai và truyền tờ khai hải quan:

- Sau khi hoàn tất việc kiểm tra bộ chứng từ, nhân viên Logistics sẽ tiến hành truyền tờ
khai điện từ bằng phần mềm ECUS. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận và xử lý các dữ liệu
như kiểm tra, cấp số và phan luồng thông quan qua hệ thống.

- Khi đã khai báo và truyền tờ khai thành công, hệ thống tiếp nhận hải quan điện tử sẽ
phản hồi cho doanh nghiệp số tiếp nhận điện tử.

Tiếp đến, nhân viên sẽ tiếp nhận kết quả xử lý tờ khai hệ thống do cơ quan hải quan trả
về, gồm các thông tin :

+ Số tờ khai chính thức

+ Kết quả phan luồng tờ khai, được phan thành 3 luồng ( xanh, vàng, đỏ).

* Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại cảng

- Tại chi cục Hải Quan cửa khẩu Xuất, nộp bộ hồ sơ ( tờ khai hải quan xuất khẩu, invoice,
Packing list, contract, giấy giới thiệu, các tờ giấy liên quan khác nếu có,..) tại cửa tương
ứng để đăng ký tờ khai.

- Nộp thuế và các giấy tờ cần thiết kèm chi phí phát sinh tại chi cục hải quan như đã khai
báo.

- Ngoài ra, tùy vào kết quả phan luồng mà cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa hay không

+ Đối với luồng xanh : được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

+ Đối với luồng vàng: hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ hàng hóa

42
+ Đối với luồng đỏ: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng
hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng

- Bước 7: lên hãng tàu nộp tờ khai hải quan và phơi hạ

Sau khi tờ khai đã được thông quan và qua hải quan giám sát, nhân viên hiện trường nộp
lại tờ khai + tờ mã vạch cho hàng tàu, để họ làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan
giám sát, khi hàng đã lên tàu.

- Bước 8: Làm SI gửi hãng tàu

Dựa theo yêu cầu của khách hàng, WEDO sẽ làm vận đơn cho người xuất khẩu, sau đó
tổng hợp tất cả thông tin trên vận đơn của khách hàng để làm SI gửi hãng tàu.

Thông tin trên SI bao gồm:

+ Tên shipper

+ Tên consignee

+ Số kiện

+ Gross Weight

+ Description of Goods

+ CBM

- Bước 9: Hãng tàu gửi Bill nháp

Sau khi nhận được SI của WEDO, nhân viên hãng tàu tiến hành tạo Bill nháp cho lô hàng
và gửi lại cho WEDO kèm theo thời hạn sửa Bill, quá thời hạn sửa Bill sẽ phát sinh chi
phí để sửa. Nhân viên chứng từ của WEDO có trách nhiệm phải tổng hợp lại chính xác
các thông tin của lô hàng và gửi thông tin sửa Bill đúng thời hạn của hãng tàu để tránh
chi phí phát sinh.

- Bước 10: Hãng tàu phát hành Master Bill

43
Nhân viên chứng từ của WEDO trong thời hạn cho phép, gửi lại bản SI chính xác các
thông tin cho hãng tàu để hãng chỉnh sửa lại Bill và xác nhận Bill để hãng tàu phát hành

Sau khi hãng tàu phát hành Master Bill, nhân viên chứng từ gửi chứng từ cho Đại lý của
công ty ở nước ngoài, để Đại lý nước ngoài nắm được thông tin và thông báo đến cho
khách hàng.

- Bước 11: Công ty WEDO thanh toán cho hãng tàu

Sau khi tàu đã rời cảng, hãng tàu xác nhận thời gian tàu rời cảng với công ty WEDO và
gửi kèm Debit để WEDO thanh toán.

WEDO sau khi thanh toán phải xác nhận với hãng tàu loại Bill muốn phát hành chính
thức, Bill có 3 loại:

- Origin : WEDO chỉ lấy Origin Bill khi nằm trong thỏa thuận đã ký kết hoặc đang xảy ra
vấn đề phát sinh với khách hàng và muốn hold toàn bộ số hàng lại

- Surrender Bill : WEDO cần nhận được số tiền thanh toán của lô hàng trước khi phát
hành lô hàng

- SEAWAY Bill: WEDO tin tưởng tuyệt đối vào khách hàng, hàng sẽ được thả khi đã sẵn
sàng nếu như không có bất cứ yêu cầu hold hàng nào.

- Bước 12: WEDO thu lại tiền phí dịch vụ của khách hàng

Sau khi hàng đã rời cảng, nhân viên chứng từ WEDO sẽ gửi Debit lô hàng đã được thỏa
thuận sẵn trong hợp đồng, khách hàng tiến hành thanh toán toàn bộ chi phí cho WEDO

3.2. Tổ chức giao nhận hàng hóa may mặc xuất khẩu
3.2.1. Giới thiệu về hàng hóa xuất khẩu và lô hàng tổ chức giao nhận xuất khẩu

 Mặt hàng tổ chức giao nhận

Mặt hàng: May mặc ( clothes – quần áo; garment – vải)

Router: Hải Phòng (HPH) – KEELUNG (TAIWAN)

44
Số kiện : 178 PKGS bao gồm có

- Pallets: 18 Pallets :

Dimmention: 110x110x63 (cm) / Pallet

- Cartons: 151 CTNS :

Dimmention: 67x67x30 (cm)/Carton

Tổng số CBM : 34.11 CBM

Tổng số Gross Weight: 6521.35 KGS

 Người xuất khẩu:

- Tên công ty: CP WORLD CO., LTD.

- Địa chỉ: ROOM CH2A, BLOCK C, SKY CENTER BUILDING, NO. 5B, PHO
QUANG ST, WARD 2, TAN BINH DIST, HOCHIMINH CITY, VIET NAM

- TEL: +84-28-73067307

 Người nhập khẩu:

- Tên công ty: NIPPON EXPRESS (TAIWAN) CO., LTD.

TAIPEI OCEAN CARGO BRANCH

- Địa chỉ: 14F., NO.285, SEC.4, JHONGSIAO E.RD., DA-AN DISTRICT, TAIPEI CITY
10692, TAIWAN, R.O.C

- TEL: 866-2-2752-1010

- ATTN: MANDY LIN

 Công ty Forwarder:

- Tên Công ty: WEDO FORWARDING COMPANY LIMITED

45
- Địa chỉ: AC BUILDING, 3/78 DUY TAN STR., CAU GIAY DIST., DICH VONG
HAU WARD, HANOI, VIETNAM

- Tel : (84.24) 37960084

 Đại lý:

- Tên đại lý : DOLPHIN LOGISTICS SUPPLY CHAIN MANAGEMENT CO., LTD.

- Địa chỉ: 5F., No.308, Sec.2, Bade Rd., Zhongshan Dist., Taipei City 104498, Taiwan.

- Tel: 886 2 2545 9900 Fax: 886 2 7702 0029

 Địa điểm đóng hàng : VIETFRACHT WAREHOUSE (GATE 1)

- Địa chỉ: Ha Doan 1, Dong Hai, Hai An, Hai Phong


- Địa điểm xếp hàng: Cảng Hải Phòng (VNHPH)
ETD (Thời gian khởi hành dự kiến): 10-Jun

ETA (Thời gian đến dự kiến): 16-Jun

Cls (Thời gian cut – off hàng):15h, 9-Jun

3.2.2. Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa của công ty WEDO FORWARDING

Công ty TNHH WEDO FORWARDING với danh nghĩa là công ty logistics, tổ chức giao
nhận hàng hóa. Khách hàng là công ty CP WORLD – là khách hàng thân thuộc, thường
xuyên book cước, chuyển hàng xuất khẩu qua WEDO, đã tổ chức giao nhận và xuất khẩu
thành công nhiều lô hàng đi KEELUNG an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Dựa trên sự
tin tưởng và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã ký một lô hàng xuất khẩu. Trong đó, công ty CP
WORLD sẽ vận chuyển hàng hóa từ nhà máy xuống kho, công ty WEDO thực hiện nhận
hàng hóa ở kho và tiến hành xuất khẩu từ đầu xuất khẩu (Việt Nam) đến đầu nhập khẩu
(TAIWAN). Dịch vụ vận chuyển này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa
hai công ty : Công ty TNHH WEDO FORWARDING và Công ty TNHH CP WORLD.

Sau khi hoàn thành việc giao hàng lên tàu, Công ty CP WORLD sẽ gửi các chứng
từ liên quan đến cho công ty WEDO, sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu không có vấn đề

46
gì thì công ty WEDO tiến hành đóng Cont và xuất khẩu. Bộ chứng từ xuất khẩu gồm có :
hóa đơn thương mại hàng hóa, packing list, các giấy tờ chứng nhận xuất xứ, chứng từ
giao hàng, vận đơn đường biển, tờ khai hải quan, tính toán số lượng container cần phải
book dựa trên số lô hàng.

 Bước 1: Công ty WEDO FORWARDING tiến hành ký kết hợp đồng giao nhận với
công ty CP WORLD

Sau khi kí kết hợp đồng mua bán thành công giữa 2 công ty, công ty WEDO sẽ tiến hành
phương án giao nhận hàng may mặc của công ty CP WORLD. Theo hợp đồng đã ký kết
đã nêu rõ trách nhiệm của bên A ( công ty WEDO FORWARDING) và bên B (công ty CP
WORLD)

- Vận chuyển:

+ Bên B có trách nhiệm gửi thông tin hàng hóa cho bên A và vận chuyển hàng hóa
xuống nơi được chỉ định của bên B đúng theo thời gian trên thỏa thuận

+ Bên A có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa của bên B, tiến hành làm các thủ tục
cần thiết, xác nhận tình trạng lô hàng và gửi thông báo cho bên B.

+ Trong trường hợp bên B có thuê bên A tiến hành vận chuyển lô hàng do có các
lý do, điều kiện đặc thù, bên B sẽ thanh toán toàn bộ cước phí vận chuyển cho bên A.

- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

+ Bên B có trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho lô hàng, khi giao hàng tại điểm
tiếp nhận, bên B phải giao cả hàng hóa và tờ khai hải quan ( có chữ ký của hải quan),
trong trường hợp chưa có chữ ký của hải quan, bên A sẽ ký tiến hành ký hộ tờ khai và thu
phí.

+ Trong trường hợp bên B thuê bên A làm thủ tục hải quan, bên B sẽ phải thanh
toán chi phí làm thủ tục hải quan cho bên A

47
+ Ngoài ra, bên B phải cập nhật kết quả xử lý tờ khai hải quan trả về cho bên A, để
bên A nắm bắt và có các phương án xử lý

- Bên A có trách nhiệm đưa hàng lên tàu, theo dõi lô hàng từ cảng xuất tới khi hàng tới
tay của khách hàng mua, thường xuyên theo dõi cập nhật các thông tin mới nhất của lô
hàng, thông báo tới khách hàng.

- Khi hàng hóa gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển mà, căn cứ theo tình trạng hỏng
hóc của lô hàng, 2 bên sẽ tiến hành thương lượng để bồi thường và đưa ra phương án xử
lý.

Đối với các lô hàng đi KEELUNG, hãng tàu WEDO luôn chọn là YANGMING, vì hãng
tàu YANGMING router HPH – KEELUNG luôn đảm bảo đủ các tiêu chí:

+ Mức giá hợp cước thấp

+ Tàu không delay, thời gian Closing time phù hợp với yêu cầu của khách hàng

+ WEDO có mối quan hệ đối tác lâu dài với hãng tàu YANGMING nên luôn được sự hỗ
trợ lớn của hãng tàu.

Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên chứng từ của công ty WEDO FORWARDING tạo
booking gửi cho khách hàng CP WORLD, lái xe chở lô hàng của CP WORLD xuống kho
phải cầm theo booking để nhân viên hiện trường của kho xác nhận và tiếp nhận lô hàng
vào kho.

Nội dung Booking bao gồm

+ Booking no ( Số booking)

+ Vessels / Voy : YM HORIZON – 377N

+ ETD ( Thời gian dự kiến khởi hành) : 11-Jun

+ ETA ( Thời gian dự kiến đến cảng đích): 16-Jun

+ Port of loading : HAIPHONG, VIETNAM

48
+ Port of discharge: KEELUNG,TAIWAN

+ Closing time: 15h,9-Jun

+ Place of delivery : KEELUNG,TAIWAN

+ Stuffing place : kho VIETFRACHT

+ Contact : Mr Quang

Hình 3: Booking Note WEDO gửi khách hàng

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

(*) Với khối lượng hàng như trong hợp đồng đã ký kết hết bên, mặt hàng may mặc của
công ty CP WORLD bao gồm:

Số kiện : 178 PKGS bao gồm có

49
- Pallets: 18 Pallets :

Dimmention: 110x110x63 (cm) / Pallet

- Cartons: 151 CTNS :

Dimmention: 67x67x30 (cm)/Carton

Tổng số CBM : 34.11 CBM

Tổng số Gross Weight: 6521.35 KGS

=> Với lô hàng của công ty CP WORLD, do có nhiều pallets, công ty WEDO lên kế
hoạch đóng hàng vào 2 cont 20DC để có thể chứa hết được toàn bộ lô hàng.

Công ty WEDO chia lô hàng vào 2 cont như sau:

- MAGU2438840 (20D)/ YMAL989166 :

+ Số kiện: 133 PKGS

+ Số CBM : 15.72 CBM

+ KGS : 2376.73 KGS

- TEMU0967043 (20DC)/ YMAL989165:

+ Số kiện: 45 PKGS

+ Số CBM : 18.39 CBM

+ KGS : 4144.62 KGS

 Bước 2: Booking Request

Sau khi chốt được Phương án đóng hàng, công ty WEDO tiến hành tạo booking với hãng
tàu.

* Booking của YANGMING

50
Booking Request bao gồm:

- Port of loading: Hai Phong, Viet Nam

- Port of Dischagre : KEELUNG, TAIWAN

- Cargo ready date: 9-Jun

- Số lượng Cont: 02x 20DC

- Gross Weight: 12 TONS

- Mã hợp đồng

- Lựa chọn Tàu, số chuyến: YM HORIZON – 377N

51
Hình 3.1: Booking Request của hãng tàu YangMing

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

 Bước 3: Booking Note

Sau khi hãng tàu nhận được Booking Request từ bên công ty WEDO FORWARDING,
hãng tàu sẽ chuẩn bị Booking Note để gửi cho công ty WEDO FORWARDING, công ty
WEDO FORWARDING xin booking note theo cách :

* Liên hệ trực tiếp Sale với nội dung email:

52
Subject: 11/06 // BOOKING TO KEELUNG // 2x20DC // WB230087402

Dear Mr/Ms…..

Công ty WEDO FORWARDING đã submit xong booking E- WB230087402.

Mr/Ms vui lòng cấp booking 2 cont 20DC đi KEELUNG, ETD: 11/06,

Em xin chân thành cảm ơn.

* Booking note hãng tàu YangMing cấp

Hình 3.2: Booking Note của hãng tàu YangMing

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nội dung của Booking Note:

53
- Số booking : YMLUI4913344338

- Tên tàu : YM HORIZON

- Số chuyến: 377N

- Số lượng Cont : 2x20DC

- Thời gian cut-off CY : 15h, 9-Jun

- ETD: 11/06/2023

- Cảng đích: KEELUNG, TAIWAN

- Nơi lấy container rỗng: SAO A DEPOT

- Nơi hạ container hàng : Cảng Nam Đình Vũ

 Bước 4: Đổi lệnh cấp vỏ dưới cảng

Công ty WEDO FORWARDING gửi booking note mà hãng tàu gửi cho nhân viên hiện
trường, nhân viên hiện trường cầm booking note hãng tàu gửi, nộp chi phí nâng vỏ và hạ
hàng, chờ đến lượt để kéo cont rỗng về.

Sau khi check các thông tin về lô hàng, nếu khớp các thông tin và dữ liệu mà các bên
cung cấp, nhân viên hiện trường làm thủ tục đóng phí nâng vỏ, phí hạ hàng ( kho sẽ trả
trước và thu lại vào cuối tháng).

Bãi cảng sẽ in ra một phiếu giao container rỗng, đưa cho nhân viên hiện trường.

* Phiếu giao nhận Container

54
Hình 3.3: Phiếu giao nhận container tại kho Hải Phòng

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Sau khi hoàn tất, nhân viên hiện trường gọi xe mang phiếu giao container rỗng vào cảng
để kéo container vỏ về kho đóng hàng ( kho Vietfracht) để đóng hàng.

55
 Bước 5: Đóng hàng tại kho Vietfracht

* Nhân viên hiện trường nhận hàng của công ty CP WORLD tại kho Vietfracht

Nhân viên hiện trường đợi lái xe của vận chuyển hàng của công ty CP WORLD giao
hàng tại kho, sau khi lái xe chở hàng đến, nhân viên hiện trường chỉ đạo lái xe đánh xe
vào ô cửa kho số 3, cho nhân công tiến hành dỡ hàng, xếp vào kho.

Hình 3.4: Hàng hóa tại kho Vietfracht

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khi hàng đã vào kho, nhân viên hiện trường tiến hành kiểm tra tình trạng hàng hóa, chụp
ảnh hàng khi vào kho để tránh tình trạng hàng hóa bị hỏng hóc, hàng hóa bị lỗi khi vận
chuyển từ nhà máy về kho, kiểm tra tình trạng đóng gói của lô hàng dán shipping mark
(nếu khách hàng yêu cầu). Tiến hành đo đạc lô hàng : chiều dài x chiều rộng x chiều cao

56
Sau khi đo đạc, lái xe cung cấp tờ khai Hải quan (đã ký Hải quan), các chứng từ liên quan
đến lô hàng, sau đó nhân viên hiện trường tiến hành ghi Phiếu nhập kho (3 tờ ; trắng,
hồng, vàng), ghi lại tình trạng hàng hóa, số kiện hàng, số DIM của lô hàng, số G.W, số
CBM, có chữ ký xác nhận của nhân viên hiện trường với lái xe, nhân viên hiện trường
giữ lại 2 tờ : trắng, hồng, trả lại tờ vàng cho lái xe.

Hình 3.5: Phiếu nhập kho tại kho Vietfracht

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

* Lái xe chở vỏ rỗng đến kho Vietfracht để đóng hàng, theo chỉ đạo của nhân viên hiện
trường, lái xe lái vào cửa số 3 (cửa kho tập kết hàng của (WEDO), tiến hành hạ cont
xuống. Căn cứ vào kích thước của Container, kích thước thực tế, số kiện thực tế của các
lô hàng nhân viên hiện trường sẽ tính toán và lên kế hoạch để xếp, chia các kiện hàng vào
container.

57
Nhân viên hiện trường cầm bản kế hoạch đóng hàng, tiến hành chỉ đạo nhân công trong
kho tiến hành đóng hàng theo kế hoạch, đóng đủ số kiện của từng lô hàng vào đúng
container như trong bản kế hoạch.

Hình 3.6: Công nhân đóng cont tại kho Vietfracht

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

 Bước 6: Khai hải quan

Tờ khai hải quan của từng lô hàng sẽ do bộ phận mở tổ khai của công ty CP WORLD
mở, các chứng từ cần thiết để lên tờ khai:

+ Booking note
+ Commercial Invoice ( Hóa đơn thương mại)
+ Packing list

58
Cơ quan hải quan sau khi kiểm tra thông tin về lô hàng mà bộ phận khai hải quan của
công ty CP WORLD khai báo sẽ gửi trả kết quả phân luồng :

1- Luồng xanh: Thông quan


2- Luông vàng: Kiểm tra lại hồ sơ (mất them chi phí)
3- Luồng đỏ: Bị kiểm hóa ( Kiểm tra lại hồ sơ và và cắt chì kiểm tra hàng trong
container và sẽ mất thêm chi phí)

Cơ quan hải quan sau khi kiểm tra thông tin về lô hàng mà bộ phận khai hải quan của
công ty CP WORLD khai báo sẽ gửi trả kết quả phan luồng. Đối với lô hàng này, tất cả
các lô hàng đều được phan vào luồng xanh nên được miễn kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ,
hàng hóa. Tờ khai hải quan sẽ được tự động thông quan trên hệ thống, nhân viên hiện
trường của công ty WEDO sẽ mang tờ khai lên hãng tàu hoặc lên bãi cảng để nộp và chờ
xuất tàu sau đó thanh lý tờ khai trước khi xuất tàu.

 Bước 7. Lên hãng tàu nộp tờ khai hải quan và nộp phơi hạ hàng

Sau khi tờ khai thông quan và hàng đã hạ về cảng, nhân viên hiện trường công ty WEDO
cần làm thủ tục thanh lý tờ khai có nghĩa là phải kí hải quan giám sát, sau đó mang tờ
khai, mã vạch và phơi hạ lên hãng tàu nộp cho người quản lý xuất tàu của hãng, khi hãng
tàu nhận được tờ khai và vào sổ tày có nghĩa là hàng đã sẵn sàng ở cảng và hoàn tất mọi
thủ tục chờ xuất tàu.

 Bước 8. WEDO làm Shipping Instructions gửi hãng tàu

Nhân viên chứng từ tại công ty WEDO FORWARDING làm Shipping Instructions và gửi
cho hãng tàu bắt đầu làm (MBL)

Thông thường nhân viên WEDO sẽ liên hệ và yêu cầu Shipper cung cấp chính xác các
thông tin SI để đảm bảo lô hàng được vận chuyển theo đúng tiến độ. Nếu gửi SI sau
Closing time (trước ngày ETD 1 ngày, trong giờ làm việc), WEDO sẽ bị chịu phí phạt 50
USD chưa kèm phí VAT 10% để chỉnh sửa và WEDO có thể phát hành vận đơn.

59
SI là cơ sở để hãng tàu thiết lập và phát hành vận đơn (Bill). Việc đầu tiên sau khi nhận
được SI của công ty CP WORLD gửi, nhân viên chứng từ của WEDO sẽ tiến hành làm
Bill nháp và gửi lại cho công ty CP WOLRD để tiến hành kiểm tra các thông tin trên Bill,
nếu có thông tin gì cần thay đổi thì cần phải sửa lại ngay. Sau khi hàng vào kho, nhân
viên chứng từ của công ty WEDO FORWARDING sẽ sửa lại số G.W, CBM của lô hàng
dựa trên PNK và chốt Bill với khách hàng, xác nhận Bill chính thức. Trong trường hợp
hãng tàu đã phát hành Biil chính thức mà khách hàng muốn sửa đỏi Bill thì WEDO sẽ có
2 cách để giải quyết:

1- Trường hợp khách hàng chỉ muốn chỉnh sửa Shipping mark, Description of goods,
chỉnh sửa số G.W không chênh quá 5% so với Bill đã phát hành, sửa số CBM
không chênh quá 1 CBM.: Công ty WEDO sẽ yêu cầu Agent đầu nhập khẩu hỗ
trợ, vừa tránh được chi phí phạt, lô hàng của khách hàng vẫn diễn ra hoàn tất
2- Trường hợp khách muốn chỉnh sửa lại Bill : số G.W, số CBM chênh lệch lớn so
với Bill đã phát hành chính thức, khách hàng muốn sửa lại Bill sẽ phải chịu chi phí
phạt của hãng tàu : 50 USD + 10%VAT = 55 USD ( tỷ giá phạt 23 658 VND)

* Nội dung của SI gửi hãng tàu bao gồm:

- Shipper:

+ Tên shipper: WEDO FORWARDING COMPANY LIMITED

+ Address: AC BUILDING, 3/78 DUY TAN STR., CAU GIAY DIST., DICH VONG
HAU WARD, HANOI, VIETNAM

+ Tel: (84.24) 37960084

- Consignee:

+ Tên Consignee: DOLPHIN LOGISTICS SUPPLY CHAIN MANAGEMENT CO.,


LTD.

+ Address: 5F., No.308, Sec.2, Bade Rd., Zhongshan Dist., Taipei City 104498,
Taiwan.

60
+ Tel: 886 2 2545 9900 Fax:886 2 7702 0029

- PKGS

- Description of good

- Gross weight

- CBM

 Bước 9: Công ty WEDO gửi Bill nháp

Sau khi bảng Shipping Instruction được hoàn thiện đầy đủ, công ty CP WORLD sẽ gửi SI
cho công ty WEDO để nhân viên chứng từ làm Bill nháp

61
Hình 3.7: Mẫu SI công ty CP WORLD gửi để làm Bill nháp

Việc đầu tiên là WEDO gửi Bill nháp cho khách hàng CP WORLD, để nhân viên chứng
từ của công ty CP WORLD kiểm tra thong tin trên Bill

Hình 3.8: Bill nháp Công ty WEDO gửi lại công ty CP WORLD kiểm tra

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

62
Nội dung trên Bill gồm có:

- Số vận đơn (HBL)

- Người gửi hàng (shipper)

- Người nhận hàng (consignee)

- Người nhận thông báo ( notify party): Same as Consignee

- Tên tàu-số chuyến

- Cảng xếp hàng (port of loading)

- Cảng dỡ hàng (port of discharge)

- Shipping mark

- Số kiện (number of package)

- Gross Weight

- CBM

- Type of bill: Surrender Bill

- Number of Original Bill: Zero (0)

Sau khi đã hoàn tất tất cả thông tin chứng từ của lô hàng bao gồm có : Master Bill, House
Bill, Manifest, Thru Bill, Debit note, nhân viên chứng từ của công ty WEDO
FORWARDING gửi chứng từ cho Đại lý của công ty ở Taiwan : DOLPHIN. Đối với các
lô hàng đi KEELUNG, WEDO sẽ được refund lại số tiền 3 USD/RT/ 1 lô hàng.

 Bước 10: Hãng tàu phát hành Master Bill

Sau khi khách hàng (CP WORLD) xác định các thông tin Bill nháp là chính xác, và chốt
Final Bill với WEDO, công ty WEDO sẽ gửi thông tin hoặc SI cho hãng tàu sau đó hãng
tàu sẽ tiến hành làm Bill và phát hành Bill chính thức (Master Bill).

63
Hãng tàu gửi lại Master Bill cho công ty WEDO, và kèm theo DEBIT để WEDO thanh
toán.theo bảng giá dưới đây:

Loại Container Chi phí thanh toán


20DC 5,006,500 VND
40DC 12,079,500 VND

 Bước 11: WEDO thanh toán cho hãng tàu

Công ty TNHH WEDO FORWARDING sẽ phải thanh toán cho hãng tàu các khoản chi
phí như trong DEBIT bao gồm:

- Cước biển: 40 USD ( tỷ giá 23,660 VND)

- Phí chứng từ : 950,000 VND

- Phí chì: 205,000 VND

- Phí xếp dỡ THC: 2,536,000 VND

→ Tổng : 5,006,500 VND

 Tổng chi phí cho2 cont: 10,013,000 VND

Sau khi thanh toán, vì CP WORLD là khách hàng lâu năm của WEDO, nên WEDO lựa
chọn Type of Bill: SEAWAY BILL để hãng tàu phát hành

 Bước 12: WEDO thu lại tiền phí dịch vụ của khách hàng

- Nhân viên của WEDO làm Debit cho lô hàng và yêu cầu khách hàng (CP WORLD)
thanh toán các khoản chi phí:

- Ngoài ra, WEDO sẽ thu khách hàng CP WORLD các khoản phí sau ( nếu có phát sinh)

+ Bill fee: thu khách hàng là direct shipper

+ Phí hun trùng

+ Phí ký hộ tờ Khai hải quan

64
+ Phí cơ sở hạ tầng công trình cảng biển

+ Phí mở tờ khai hải quan hàng xuất

+ Phí nâng vỏ và hạ container

- Sau khi công ty CP WORLD đã thanh toán lô hàng cho WEDO, WEDO sẽ gửi yêu cầu
cho Đại lý của minh là DOLPHIN thả lô hàng cho khách hàng CP WORLD, trừ một số
trường hợp, khách đã thanh toán nhưng yêu cầu giữ lại hàng, chưa thả hàng, WEDO sẽ
báo với Đại lý hold hàng lại, chờ đợi yêu cầu từ phía của công ty CP WORLD.

- Công ty WEDO FORWARDING yêu cầu Đại lý : DOLPHIN refund lại 3 USD/RT / 1 lô
hàng theo như thỏa thuận:

Loại Cont 20DC 40DC


Điều kiện CBM < 18 CBM > 18 CBM > 30
Refund Avoid 3 USD/RT 3 USD/RT
Ngoài chi phí refund như đã thỏa thuận, Đại lý sẽ phải trả cho WEDO các khoản chi
phí( nếu có phát sinh):

+ Phí handling fee: 15 USD/CBM

+ Phí Trucking fee ( hàng chỉ định term EXW của Đại lý) : 70 USD/Bill

+ Other fee…(thu theo yêu cầu của khách hàng)

3.3. Xác định chi phí công tác tổ chức giao nhận hàng may mặc
Lô hàng có 2 cont 20DC, do đó chi phí cho công tác tổ chức giao nhận:

1. Cước biển tại cảng Hải Phòng:

Ccước biển = 40 x 2 x 23,660 = 1,892,800 (VND)


2. Phí nâng hạ tại cảng
Cnâng/hạ = 500,000 x 2 = 1,000,000 (VND)
3. Phí chứng từ
Cchứng từ = 950,000 x 2 = 1,900,000 (VND)

65
4. Phí chì
Cchì = 205,000 x 2 = 410,000 (VND)
5. Phí xếp dỡ (THC)
CTHC = 2,536,000 x 2 = 5,072,000 (VND)
6. Phí hải quan
Chq = 35 x 2 x 23,660= 1,656,200 (VND)
7. Phí đóng hàng:
CCFS = 300,000 x 2 = 600,000 (VND)

VAT Tổng tiền sau thuế


STT Tên hàng hóa, dịch vụ Tổng tiền trước
(10%) (VNĐ)
thuế (VNĐ)

1 Cước biển 1,892,800 0 1,892,800

2 Phí nâng hạ tải cảng 1,000,000 0 1,000,000

3 Phí chứng từ 1,900,000 190,000 2,090,000

4 Phí chì 410,000 41,000 451,000

5 Phí xếp dỡ 5,072,000 507,200 5,579,200

6 Phí hải quan 1,656,200 0 1,656,200

7 Phí đóng hàng 600,000 0 600,000

Tổng 13,269,200

66
3.4. Báo giá giao nhận lô hàng xuất khẩu
Tổng chi phí mà Công ty TNHH WEDO FORWRDING chi trả cho lô hang này sau thuế
là 13,269.200 VND. Đối với khách hang CP WORLD, vì là khách hàng lâu năm của
công ty WEDO, nên lợi nhuân công ty đặt ra cho mỗi lô hàng là 10% chi phí.
Như vậy, chi phí mà công ty CP WORLD phải chi trả cho công ty WEDO
13,269.200 + 13,269.200 x 10% = 14,596,120 (VND)
Viết bằng chữ : Mười bốn triệu năm trăm chin mươi sáu nghìn một trăm hai mươi đồng
3.5. Một số biện pháp nâng cao công tác giao nhận hang hóa xuất khẩu bằng đường
biển
* Giải pháp về thị trường
- Nghiên cứu và mở rộng thị trường không phải là công việc đơn giản bởi mỗi thị trường
lại có những đặc điểm khác nhau về kinh tế xã hội, luật pháp, văn hóa, phong tục tập
quán, tuy nhiên với việc lượng khách hang và lượng hang hóa ngày một tang lên, địa
điểm xuất hang trải khắp các Cảng từ Bắc vào Nam việc mở rộng thị trường là vô cùng
quan trọng.
- Tìm kiếm các địa điểm đóng hang mới
- Việc mở rộng thị trường sẽ giúp công ty có them cơ hội để tuyển them nhiều nhân sự,
đáp ứng được nhu cầu hang hóa.
* Giải pháp về nhân lực và cơ sở vật chất
- Nâng cao trình độ của từng cá nhâ, từng bộ phận trong công ty để cải thiện chất lượng
và trình độ của nhân lực, nâng tâm giá trị doanh nghiệp. Công ty WEDO
FORWARDING đang sở hữu nguồn lực và trình độ nhân lực trẻ trung chứa đầy sự năng
động, nhiệt huyết và tinh thần làm việc cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó, với giàn nhân sự trẻ trung nhưng lại ít kinh nghiệm và
phải kiêm nhiều vị trí sẽ dẫn tới việc quá trình giao tổ chức giao nhận hang hóa chưa
được tối ưu và cần trau dồi them kỹ năng và kinh nghiệm. Để giải quyết vấn đề này, ban
giám đốc của công ty cần tiến hành cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ trong thương mại quốc tế, logistics,…

67
KẾT LUẬN
Được làm việc trong công ty WEDO FORWARDING là một vinh dự của bản than em.

Trong suốt quá trình học tập và làm việc tại công ty, em đã được tạo điều kiện, hướng

dân, đào tạo các nghiệp vụ làm việc thực tế. Đi đôi với việc đó là được áp dụng triệt đê

các kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và thấy rằng những kiến thức học được rất

thực tế và hữu ích trong quá trình làm việc.

Cho tới nay, công ty TNHH WEDO FORWARDING vẫn luôn cải thiện, phát triển và

khẳng định minh và cạnh tranh bằng nghiệp vụ, bằng chất lượng dịch vụ với mục tiêu,

định hướng trở thành một trong những công ty Logistics hàng đầu ở Việt Nam. Cuối

cùng, do thời gian và kinh nghiệm đi làm chưa được nhiều, còn rất nhiều thiếu xót, Em

rất mong được sự góp ý của thầy cô hưỡng dẫn, bổ sung để em có thể hoàn thành được

bản đồ án bảo vệ tốt nghiệp hoàn chỉnh hơn, trọng vẹn hơn. Em cảm ơn tập thể công ty

WEDO FORWARDING đã tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình để em có những trải

nghiệm thực tế, và một lần nữa Em xin cảm ơn thầy Hà Nguyên Khánh – giáo viên

hướng dẫn đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất về mặt thời gian để em hoàn thành

được đồ bán bảo vệ tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!!!

68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận

https://fiata.org/

https://text.123docz.net/document/682844-co-so-ly-luan-ve-hoat-dong-giao-nhan-
hang-hoa-xuat-nhap-khau.htm

2. Thủ tục xuất khẩu đường biển

http://haikhanh.com/bai-viet/giao-nhan-hang-hoa-xnk-chuyen-cho-bang-duong-bien

https://thutucxuatnhapkhau.com/quy-trinh-giao-nhan-hang-hoa-bang-duong-bien/

3. Website công ty WEDO FORWARDING

https://wedoforwarding.com/vi/

4. Quy trình làm hàng xuất đường biển

https://www.container-transportation.com/quy-trinh-lam-hang-xuat.html

NHẬN XÉT CỦA GIAO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

69
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

70
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

71

You might also like