You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG


XUẤT KHẨU TƠ SỢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG LONG

GVHD: THS. TRƯƠNG KIM HƯƠNG


SVTH: LÊ THỊ HÒA
MSSV: K184020127

TP.HCM, tháng 05 năm 2022


PH I E U N HQ N X I'.T KIT Q UA I’1 I 9‘C TA I’

Hg vâ tén sinli vi†n: LL I’l I] I lf3A


€, i ‹ii I inh : N ii
Ng3y th:rug n3ni sinh: 23/07/2000
Thhi gian Urge tap: 14/02/2022 — 15/04/2022
Nguñi hu rig dan thee tap: Lam Thi Mai Trang
Nh°an xét thuc tap:
(Chu j. Quo doanh nghiép vui lâng dânh giâ kit quâ lâm viec cda sinh vién theo câc
tiéu chi sau)

Cfic tiéu chi Thanh phan diém Diém

1. Chap hânh noi quy Cong ty Tit 0 den 3 diém

2.Th%do1ycap Tii 0 den 3 diém

3. Noi dung bâo cao thqc tfip Tu 0 dén 4 diem


4
Tong so diém Tii 0 den T0
/0

Ngudi hudng dfin Tp. HCM, ngay.J$ thângfiJ.nâm.


W2L Xâc nhan ciia Doanh
nghiep
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG LONG
3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................................3
1.3. Lĩnh vực kinh doanh...........................................................................................5
1.4. Định hướng phát triển.........................................................................................5
1.5. Kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất (2019 – 2021)...........................................6
Kết luận chương 1.........................................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG XUẤT KHẨU TƠ
SỢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG LONG
..............................................................................................................................................8
2.1. Khái quát quy trình nghiệp vụ chứng từ giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi
bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long................................8
2.2. Phân tích quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long...................................................................9
2.2.1. Tiếp nhận thông tin lô hàng và báo giá cước cho khách hàng.......................9
2.2.2. Lấy booking và gửi thông tin cho khách hàng..............................................10
2.2.3. Tạo hồ sơ lô hàng mới....................................................................................12
2.2.4. Nhận SI/VGM từ khách hàng và submit SI/VGM với hãng tàu...................13
2.2.5. Gửi Draft Bill cho khách hàng kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)...................16
2.2.6. Thanh toán cho hãng tàu lấy MBL và giao khách hàng..............................16
2.2.7. Đóng hồ sơ lô hàng........................................................................................17

i
2.3. Đánh giá chung về quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường
biển tại công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long.....................................................18
2.3.1. Điểm mạnh.....................................................................................................18
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân..............................................................................19
Kết luận chương 2.......................................................................................................20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG LONG............................................21
3.1. Quy định rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng.............................................21
3.2. Nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực trong công ty.............................................21
3.3. Hạn chế sai sót trong việc chuẩn bị và kiểm tra chứng từ................................22
Kết luận chương 3.......................................................................................................23
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................25
PHỤ LỤC........................................................................................................................26
Phụ lục 1: Booking confirmation số 235200204994 (xác nhận đặt chỗ)..............26
Phụ lục 2: Shipping Instruction và VGM cho Booking số 235200204994 (Thông
tin hướng dẫn vận chuyển và Khối lượng container)...........................................28
Phụ lục 3: Draft Bill số 235200204994 (Vận đơn nháp).......................................29
Phụ lục 4: Original Bill of Lading số 235200204994 (Vận đơn gốc)....................30

ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long giai đoạn gần
nhất (2019 – 2021).............................................................................................................6

iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu của Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long.........................4
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long.......................................................................8

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tên tiếng anh Nghĩa của từ viết tắt
1 BKG Booking Đặt chỗ trên tàu
2 DEM Demurrage Phí lưu bãi
3 DET Detention Phí lưu kho
4 ETA Estimated time of Ngày đến dự kiến
arrival
5 ETD Estimated Time of Ngày xuất phát dự kiến
Departure
6 GVHD Giảng viên hướng dẫn
7 HBL House Bill of Lading Vận đơn đường biển do forwarder phát hành
8 MBL Master Bill of Lading Vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành
9 MSSV ID student Mã số sinh viên
10 OB/L Original Bill of Vận đơn gốc
Lading
11 POD Port of Discharge Cảng dỡ
12 POL Port of Loading Cảng bốc
13 PWC Power charge Phí cắm điện
14 SI Shipping instruction Thông tin hướng dẫn vận chuyển
15 SVTH Sinh viên thực hiện
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

v
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay, hoạt động ngoại
thương dần khẳng định vị thế quan trọng trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa
liên tục trên thế giới. Tham gia hội nhập và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế đã và
đang là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước
có sự giao thương hàng hóa quốc tế mạnh mẽ, đặc biệt là vận tải đường biển khi Việt
Nam có lợi thế là nước có đường bờ biển dài và các cảng biển lớn. Chính phủ Việt Nam
luôn có những chính sách nhằm kích thích hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy nền kinh tế
thương mại. Nhiều hiệp định tự do thương mại FTAs như CPTPP, EVFTA mang lại nhiều
lợi ích to lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Và doanh nghiệp
dịch vụ logistics là những “cầu nối” quan trọng giúp cho dòng chảy xuất nhập khẩu được
liền mạch và nhanh chóng.
Hoạt động giao nhận xuất khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải
nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán ký kết hợp
đồng đến các quy trình giao nhận hàng hóa. Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu có tính cạnh
tranh cao, và đặc biệt trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid ở Việt Nam, mỗi năm
có rất nhiều doanh nghiệp vận tải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động, thì vấn đề nâng
cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu càng đáng quan tâm. Trong đó, hoàn
thiện quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển là một phần quan trọng để
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trong tình hình hiện nay.
Để có thể hiểu rõ hơn giữa lý thuyết và thực tế thì em đã chọn đề tài: “Phân tích quy
trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận tải
Tân Hoàng Long”. Qua báo cáo này, em đã trình bày những vấn đề cơ bản về các bước
thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty. Nhưng không tránh
khỏi thiếu sót trong bài báo cáo, em kính mong sự đóng góp ý kiến từ phía cô và tập thể
công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo là phân tích các bước trong quy trình giao nhận lô
hàng xuất khẩu lô hàng tơ sợi bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng
Long, từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những đề xuất, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong quy trình giao nhận xuất khẩu bằng đường biển
1
của công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu

2
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phương pháp: Phương pháp tổng hợp
thông tin và phân tích dữ liệu được áp dụng trong chương 1 tổng quát chung về công ty
TNHH Vận tải Tân Hoàng Long. Tiếp theo trong chương 2 và chương 3, em sử dụng
phương pháp quan sát thực tế nhằm phân tích, đánh giá chuyên sâu chi tiết từng bước
trong quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển của công ty. Cuối
cùng, em sử dụng phương pháp suy luận nhằm rút ra những điểm mạnh và điểm yếu chưa
hoàn thiện, để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận xuất
khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói chung.
4. Hạn chế của đề tài
Do giới hạn về thời gian và phạm vi thực tập, hạn chế về kiến thức cũng như sự non trẻ về
kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định. Em sẽ ghi nhận những ý kiến đánh giá về báo cáo này và rút kinh nghiệm cho bản
thân trong tương lai.
5. Kết cấu của đề tài
Bố cục của bài báo cáo bao gồm nội dung 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
Chương 2: Phân tích quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong quy trình giao nhận
hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
6. Mô tả vị trí thực tập
Trong suốt quá trình thực tập tại Bộ phận Chứng từ Hàng Xuất - Phòng Chứng từ của
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long, em được làm việc và học hỏi kinh nghiệm thực
tế các bước thực hiện quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của công
ty. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị và các bạn làm việc ở Bộ phận Chứng từ
Hàng Xuất, em được truyền đạt nhiều kiến thức, cung cấp thông tin cụ thể để hỗ trợ hoàn
thành đề tài chuyên đề thực tập.

3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long được thành lập ngày 30/11/2005 với việc bắt
đầu thuê hai văn phòng đặt tại quận 8 và quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh và quy mô hoạt
động là 20-100 nhân viên. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động chính của công ty là cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải trong nước và quốc tế thông qua nhiều
phương thức, đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu đường biển. Với bề dày kinh nghiệm nhiều
năm hoạt động, công ty có lượng khách hàng ổn định và thân thiết, ngày càng mở rộng
quy mô tìm kiếm hơn nhiều khách hàng đối tác quốc tế. Thị trường hoạt động của công ty
ngày càng được mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, từ châu Á đến châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi, Úc.
Một số thông tin chung về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
- Tên giao dịch: THL LOGISTICS CO., LTD
- Địa chỉ trụ sở chính: 3061 Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8, TP Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0304100486
- Ngày cấp giấy phép: 30/11/2005
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận 8
- Đại diện pháp luật: Lâm Thị Mai Trang
- Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long đứng đầu bởi Ban Giám đốc và đại diện pháp
luật là bà Lâm Thị Mai Trang. Là một doanh nghiệp tập trung trong lĩnh vực kinh doanh
xuất nhập khẩu, song kết cấu tổ chức của công ty lại được rút gọn và tối giản về các cấp
bậc. Cụ thể, cơ cấu của công ty bao gồm Ban Giám đốc và 5 phòng ban: Phòng Kinh
doanh, Phòng Chứng từ, Phòng Chăm sóc khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Giao nhận.

4
Ban Giám đốc

Phòng Phòng Cc Phòng Phòng


Phòng Chứng từ
hăm só
Kinh doanh Kế toán Giao nhận
khách hàng

Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu của Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long)
Nhằm đảm bảo cho sự vận hành nhịp nhàng, chặt chẽ, không bị chồng chéo lẫn nhau và
mang lại hiệu suất cao, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ riêng:
(1) Ban Giám Đốc: Người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm và giám
sát các hoạt động kinh doanh, nhân sự, cũng như các kế hoạch hợp tác của công ty.
(2) Phòng Kinh doanh: Nghiên cứu, phân tích thị trường, tìm kiếm và thực hiện đàm phán
kí hợp đồng với khách hàng cũ và mới, mở rộng thị trường kinh doanh cho công ty. Cập
nhật xu hướng thị trường, các thông tư, thay đổi chính sách để có hướng điều chỉnh kế
hoạch kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ với các chuyên viên các đại lý hãng tàu như
One, Hapag Lloyd, Cosco, Evergreen, Yangming, CK Line, Namsung, KMTC, CMA,
TSLine… để nắm bắt các thông tin về lịch trình, giá cước, thời gian và lộ trình từng hãng
tàu để tư vấn và đưa ra giá cước cạnh tranh.
(3) Phòng Chăm sóc khách hàng: Quan tâm khách hàng cũ, chăm sóc khách hàng mới, tư
vấn, báo giá và nắm bắt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Xây dựng quan
hệ tốt với khách hàng và tiếp nhận các đơn hàng. Thực hiện kiểm tra giá, lịch tàu với đại
lý hãng tàu và gom hàng lẻ. Tiếp thị và quảng bá hình ảnh của công ty.
(4) Phòng Chứng từ: Liên hệ hỏi về kế hoạch xuất nhập khẩu của khách hàng để lấy
thông tin và lập các chứng từ, chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu liên quan đến lô hàng.
Nắm bắt kịp thời, theo sát quá trình vận chuyển của lô hàng, thông tin về hành trình vận
chuyển tuyến đường và các thông tin khác có liên quan khi có yêu cầu. Giữ liên lạc với
các đại lý và hãng tàu nước ngoài để cập nhật về thông tin hàng, đảm bảo quá trình cung
cấp, nhận chứng từ và quá trình vận chuyển hàng hoá được xuyên suốt.

5
(5) Phòng Kế toán: Xử lí, giám sát các hoạt động tài chính của công ty, phụ trách ủy
nhiệm chi và phiếu nợ công ty, cước của khách hàng, lên sổ sách kế toán và lưu trữ các
chứng từ cũng như tài liệu liên quan đến công tác tài chính của công ty, lập báo cáo kinh
doanh hằng quý và năm. Quản lý và thực hiện chi trả lương hàng tháng cho công nhân
viên, thay mặt người lao động đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm bắt buộc và các phí
khác theo quy định của nhà nước.
(6) Phòng Giao nhận: Phụ trách giao và lấy chứng từ tại văn phòng bộ phận chứng từ,
văn phòng khách hàng, văn phòng hãng tàu, đại lý gom hàng lẻ, làm việc với cơ quan
thuế, chi cục Hải quan, thanh lý tờ khai, thực hiện và giám sát việc lấy hàng ở cảng.
Nhìn chung, công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long có bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng
rất chặt chẽ, các phòng ban đảm nhiệm các nhiệm vụ, trách nhiệm khác nhau dưới sự
quản lý của Ban Giám đốc nhằm đảm bảo cho sự vận hành nhịp nhàng, xuyên suốt, không
bị chồng chéo lẫn nhau và mang lại hiệu suất cao.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận
tải trong nước và quốc tế. Các dịch vụ bao gồm: vận tải đường hàng không, vận tải đường
bộ, dịch vụ hải quan, tập trung vào vận tải đường biển. Từ khi thành lập đến nay, công ty
không ngừng phát triển quy mô kinh doanh và mở rộng thị trường đến nhiều quốc gia trên
thế giới. Các thị trường chính của công ty là hàng xuất khẩu đường biển các cảng Châu Á,
châu Âu, Châu Mỹ, Úc.
1.4. Định hướng phát triển
Sau khi thành lập, công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long đã không ngừng nâng cao bộ
máy tổ chức, đầu tư vốn, công nghệ đem lại hiệu quả cao nhất, cải thiện chất lượng dịch
vụ. Đồng thời sử dụng tối đa mọi nguồn lực, tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ
nhân viên. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, công ty luôn tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt
đẹp với các đối tác trên cơ sở mang lại lợi ích song phương, không ngừng phát triển mang
đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất. Với tầm nhìn mong muốn trở thành một
nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ vận tải có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế,
công ty tiếp tục duy trì hợp tác với những đối tác hiện có, đồng thời mở rộng quy mô giao
nhận hàng nhập khẩu, dịch vụ hải quan, dịch vụ kho bãi và vận chuyển nội địa.

6
1.5. Kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất (2019 – 2021)
Trong bối cảnh kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, khi mà nền kinh tế chịu ảnh
hưởng nặng nề của dịch bệnh covid-19, thì kết quả kinh doanh luôn là vấn đề mà mọi
doanh nghiệp luôn đặc biệt quan tâm, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
công ty. Từ những báo cáo số liệu tài chính mà doanh nghiệp có thể lên kế hoạch ngắn
hạn cũng như dài hạn trong tương lai. Trong 3 năm trở lại đây, công ty TNHH Vận tải
Tân Hoàng Long đã cố gắng giữ vững nhịp độ kinh doanh, duy trì sự ổn định và từng
bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng
Long trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021:
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long giai đoạn gần
nhất (2019 – 2021)
(Đơn vị: triệu đồng)

Chênh lệch Chênh lệch


2020/2019 2021/2020
Năm Năm Năm
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối đối đối đối

Tổng doanh
172.231 196.027 212.557 23.796 13,82% 16.530 8,43%
thu

Tổng chi
156.527 181.964 193.637 25.437 16,25% 11.673 6,41%
phí

Lợi nhuận
15.704 17.062 18.920 1.358 8,65% 1,858 10,88%
sau thuế
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long)
Nhìn chung, tình hình kinh doanh tại công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long giai đoạn
2019-2021 có nhiều biến động.
Về doanh thu và lợi nhuận: Trong giai đoạn năm 2019-2020, doanh thu tăng đáng kể
13,82%, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 8,65% so với năm 2019. Điều này
xuất phát từ việc công ty đã phát triển chiến lược tìm kiếm khách hàng, đồng thời chú
trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp cho khách hàng các phương án vận chuyển
tối ưu
7
và hiệu quả, thiết lập được nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng lớn. Giai
đoạn năm 2020-2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và những hệ lụy đi kèm đã
tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu, theo đó hoạt động kinh doanh của công ty
cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty sản xuất
xuất khẩu ở miền Nam Việt Nam, vốn hoạt động sản xuất đã bị đình trệ rất nhiều từ khi
đại dịch bùng phát cuối năm 2019, nay càng khốn đốn hơn khi tâm dịch di chuyển dần về
các nhà máy xí nghiệp ở các tỉnh miền Nam. Điều này dẫn tới sự tăng trưởng giai đoạn
tháng 4 đến tháng 10 năm 2021 chậm lại và giảm sút so với năm 2020. Tuy nhiên, với
chính sách tiêm chủng và mở cửa để khôi phục nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam, hai
tháng cuối năm 2021 công ty đã vươn lên mạnh mẽ, đưa mức tăng trưởng cả năm 2021
tăng 10,88%.
Về chi phí: Có thể thấy được, doanh thu giai đoạn 2020-2021 có xu hướng giảm so với
năm 2019-2020, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng lên, nguyên nhân là do sự kiểm soát và
các biện pháp giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động đã đạt hiệu quả tốt trong thời kỳ dịch
bệnh. Năm 2020, những tác động nặng nề lên hoạt động xuất nhập khẩu đã làm chi phí
duy trì hoạt động công ty tăng lên đáng kể 16,25% so với năm 2019. Tuy nhiên, ban Giám
đốc công ty đã có kế hoạch tối thiểu hóa chi phí năm 2021, kết hợp làm việc trực tuyến và
tuân thủ các quy định phòng dịch, đã nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, dựa vào kết quả tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây, có thể
thấy công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long đã và đang hoạt động tốt, đạt được những
thành quả nhất định, mặc dù trong tình hình nền kinh tế bất ổn do ảnh hưởng của đại dịch.
Chiến lược chuyên môn hóa chức năng hoạt động của các phòng ban, tập trung cải thiện
dịch vụ hỗ trợ khách hàng của công ty mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn căng thẳng
này. Song, công ty cần có thêm những chính sách và kế hoạch phát triển mới để mở rộng
quy mô nhằm tăng trưởng doanh thu trong các năm tiếp theo.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã khái quát được những thông tin cơ bản nhất về công ty TNHH Vận tải Tân
Hoàng Long, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực kinh doanh, định
hướng phát triển và kết quả kinh doanh của công ty. Chương 2 sẽ đi sâu vào phân tích quy
trình nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng xuất, cụ thể là đơn hàng tơ sợi từ khách hàng
Texhong, để hiểu rõ hơn về các bước thực hiện quy trình giao nhận xuất khẩu một lô
hàng, từ đó có những đánh giá tổng quan và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn
quy trình này.
8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
TƠ SỢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG
LONG
2.1. Khái quát quy trình nghiệp vụ chứng từ giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi
bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
Hoạt động giao nhận xuất khẩu đường biển là hoạt động kinh doanh chính, vì vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Đây là một quá trình diễn ra đòi hỏi
phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán ký kết hợp
đồng đến các quy trình thực hiện chứng từ giao nhận hàng hóa. Trong quy trình gồm
nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau, bước trước là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt
bước sau. Tranh chấp thường xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở
một khâu nào đó. Để quy trình giao nhận được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở
các bước là rất cần thiết. Thông thường một quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu
đường biển của công ty sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

Tiếp nhận thông tin lô Lấy booking và Tạo hồ sơ lô hàng mới


hàng và báo giá cước gửi thông tin cho
cho khách hàng khách hàng
Gửi Draft Bill cho khách hàng kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)

Nhận SI/VGM từ khách hàng


và submit SI/VGM với hãng tàu

Thanh toán cho hãng tàu lấy MBL và giao khách hàng

9
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
(Nguồn: Phòng Chứng từ Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long)

1
2.2. Phân tích quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại
Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
2.2.1. Tiếp nhận thông tin lô hàng và báo giá cước cho khách hàng
Sau khi tiếp nhận thông tin khách hàng từ nhân viên phòng Kinh doanh, phòng Chứng từ
tiến hành liên hệ và lấy thông tin cơ bản một lô hàng của khách hàng. Những thông tin
cần thiết để lấy được booking (đặt chỗ) từ hãng tàu bao gồm: Tên công ty khách hàng,
lịch trình (cảng đi, cảng đến), ETD, tên mặt hàng cụ thể, yêu cầu về container VOL (số
lượng, kích thước và khối lượng container), nhiệt độ, thông gió container (nếu có).
Nhân viên chứng từ sẽ gửi các thông tin để xin giá cước từ anh Hùng - Trưởng phòng
Kinh doanh, để anh xem xét lịch tàu và các yếu tố giá cả. Sau khi tiếp nhận báo giá cho lô
hàng, tiến hành thông báo giá cước và xác nhận với nhân viên phụ trách lấy booking của
công ty khách hàng. Nếu có sự đồng ý từ khách hàng, thực hiện bước tiếp theo: lấy
booking và gửi booking confirmation (xác nhận đặt chỗ) cho khách hàng,
Với lô hàng tơ sợi của công ty TEXHONG, tiến hành liên hệ nhân viên chứng từ
TEXHONG lấy booking và lấy thông tin cơ bản lô hàng như sau:
Tên khách hàng: TEXHONG RENZE TEXTILE JOINT STOCK COMPANY
POL: HO CHI MINH
POD: KAOHSIUNG, TAIWAN
ETD: 17/02/2022
Tên hàng hóa: YARNS - HS code: 52052300
VOL: 1x40’HQ
Nhân viên phòng Chứng từ thông qua anh Hùng để lấy báo giá, gửi cho công ty
TEXHONG và được sự chấp nhận, yêu cầu lấy booking cho lô hàng với lưu ý cho
container: “CAP CONT MOI SACH TOT”.
Trong bước đầu của quy trình, cách thức xin thông tin lô hàng và đàm phán để khách
hàng chấp nhận hợp tác với công ty là rất quan trọng. Nhìn chung, bước này được thực
hiện khá tốt, nhân viên chứng từ dễ dàng lấy được thông tin từ khách hàng. Tuy nhiên,
cũng có nhiều trường hợp khách hàng không đồng ý đi lô hàng với các điều kiện giá cước
phòng Kinh doanh đã thảo thuận trước đó, thì nhân viên phòng Chứng từ phải tìm hiểu
xem các nguyên
1
nhân tại sao khách lại từ chối, ít hợp tác với công ty trong những lô hàng sau. Để từ đó có
thể xem xét, và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của bước đầu lấy thông tin lô
hàng; đồng thời hỗ trợ phòng Chăm sóc khách hàng để tiếp nhận ý kiến và đáp ứng tốt
yêu cầu của khách. Đây cũng là khiếm điểm khá lớn, cần được sự đầu tư lên kế hoạch cụ
thể để cải thiện dịch vụ, nhằm cung cấp cho khách bảng giá tốt nhất, cạnh tranh với các
công ty mới trên thị trường. Vì vậy, bước đầu lấy thông tin và báo giá cước tàu cho khách
hàng rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết để có thể bắt đầu thực hiện một quy trình giao
nhận lô hàng xuất khẩu bằng đường biển.
2.2.2. Lấy booking và gửi thông tin cho khách hàng
Sau khi nhận được sự xác nhận sẽ đi lô hàng xuất khẩu của khách hàng, tiến hành tìm lịch
tàu qua các hãng tàu phù hợp cho tuyến đi tới cảng đó. Nhân viên chứng từ sẽ đăng nhập
website của các hãng tàu đi tuyến khách yêu cầu, sau đó tra cứu các chuyến tàu đi ngày
ETD theo thông tin lô hàng. Thường thì lịch các hãng tàu sẽ có thể không có chuyến đúng
ngày ETD mà khách mong muốn, nhân viên chứng từ phải linh động đổi qua chuyến tàu
trước hoặc sau ETD khoảng 1-2 ngày và hỏi lại ý kiến của khách hàng. Nếu khách hàng
đồng ý thì sẽ tiến hành lấy booking theo hãng tàu đó. Sau khi lấy booking thành công,
nhân viên phòng Chứng từ sẽ gửi thông tin booking confirmation qua cho khách hàng và
thông báo qua phương thức liên lạc khác để xác nhận.
Với thông tin lô hàng tơ sợi đi cảng Kaohsiung, Đài Loan của công ty TEXHONG, em
xem xét một số hãng tàu phù hợp như Evergreen, Cosco, Wanhai. Sau khi nhận được
thông tin khách hàng muốn đi hãng tàu Evergreen, tiến hành đăng nhập website để lấy
booking.
Tiến hành truy cập vào đường link https://www.shipmentlink.com/vn/ , bấm chọn Login ở
góc phải màn hình. Tiến hành điền các thông tin tài khoản của công ty đã đăng ký với
hãng tàu Evergreen, mã xác nhận và nhấn Submit để đăng nhập.
Sau khi đăng nhập, chọn B/L Process → e-booking → Create New Booking, giao diện để
lấy booking mới hiện ra.
Điền các thông tin POR (cảng nhận hàng) và POL (cảng xếp hàng): HO CHI MINH; POD
(cảng dỡ hàng) và Place of Delivery (cảng đến): KAOHSIUNG, TAIWAN.
Service type/mode (Loại hình dịch vụ): (FCL/FCL)/(PORT/PORT)
Quantity (Số lượng cont): 1

1
Size/Type (Kích cỡ và loại cont): 40’ HI-CUBE STEEL DRY CARGO CONTAINER
Gross Weight (Tổng khối lượng hàng): 25000 KGS/ 40’HC
Commodity (Tên hàng cụ thể): YARNS [2031010000] (Thường gặp lỗi không nhận được
tên mặt hàng vào ô này)
Tiếp theo điền các thông tin: Service Contract (số hợp đồng); Contract Party (bên kí hợp
đồng): Forwarder; Carrier Contact Office (địa chỉ hãng tàu): HO CHI MINH
Ocean Freight Payment Terms (phương thức thanh toán cước tàu): Prepaid (trả trước)
Cargo Ready Date (Ngày hàng đã sẵn sàng để đóng container): 10/02/2022
Nhấp vào Search thì hệ thống sẽ hiện lên lịch tàu, tiến hành chọn con tàu YM
CELEBRITY 032A khởi hành dự kiến ETD ngày 17/02, thời gian tàu chạy là 4 ngày.
Thêm vào phần phương thức liên lạc lấy booking:
Contact Person (người liên hệ): Tên người đặt booking,
Telephone: số điện thoại cá nhân của người booking,
Notify method: export3@thl.vn (email của người đặt booking),
Cuối cùng điền vào phần Remarks (Additional Request): CAP CONT MOI SACH TOT
Kiểm tra lại các thông tin đã điền, chọn Acknowledge rồi bấm Submit để hoàn thành
booking.
Sau đó, khi có email hàng tàu Evergreen thông báo đã xác nhận đặt chỗ, tiến hành lấy
booking confirmation (xác nhận đặt chỗ) về máy, kiểm tra lại các thông tin và gửi mail
đính kèm cho khách hàng TEXHONG với số Booking là 235200204994 (Phụ lục 1:
Booking confirmation). Các thông tin cần lưu ý để thông báo cho khách hàng: ETD, ETA,
SI cut- off, VGM cut-off, CY cut-off (thời gian cắt máng).
Trong bước lấy booking, phòng Chứng từ đã thực hiện khá tốt, nhanh chóng và chính xác
theo thông tin lô hàng. Điều này chứng tỏ đội ngũ nhân viên phòng Chứng từ có trình độ
chuyên môn và có kĩ năng vững chắc. Tuy nhiên, về mặt công nghệ, một số máy tính làm
việc trên công ty gặp lỗi nhập tên mặt hàng cụ thể vào giao diện khi lấy booking, dẫn tới
việc chậm trễ và phải liên hệ với nhân viên hãng tàu để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều
trường hợp vì lấy sai booking nên phải hủy đặt chỗ và bị yêu cầu nộp phí sau hạn. Điều
cần lưu ý là nên hỏi trước kế hoạch xuất hàng của khách càng sớm càng tốt. Vì tình trạng

1
thiếu

1
container tại một số cảng nên nếu đặt chỗ quá sát ngày ETD thì sẽ không còn chỗ trên tàu.
Bên cạnh đó, khi khách hàng có một số phát sinh như hàng không đóng kịp hoặc thiếu
nguyên liệu, thì họ sẽ báo chậm trễ dẫn đến việc bị thu phí hủy đặt chỗ quá hạn quy định
của hãng tàu. Bước lấy booking rất quan trọng, yêu cầu sự nhanh nhẹn, linh hoạt khi xem
xét và chọn tàu phù hợp với yêu cầu của khách một cách kịp thời. Đồng thời, bước này
đòi hỏi sự cẩn thận và kĩ càng để tránh sai sót thông tin booking sẽ xảy ra nhiều vấn đề
phát sinh khi tiến hành quy trình xuất khẩu lô hàng. Ngoài ra, khi gửi thông tin đặt chỗ
cho khách, cần lưu ý cập nhật mới nhất các thời hạn về chứng từ và hạ container để tránh
chậm trễ và phát sinh những chi phí khác. Thế nhưng hiện nay, sự thiếu hụt nhân sự
phòng Chăm sóc khách hàng đã gây ra áp lực khối lượng công việc cho các nhân viên
phòng Chứng từ khi họ phải làm cả phần công việc chăm sóc khách hàng. Điều này dẫn
đến sự sai sót trong khi lấy booking và xử lý các yêu cầu như đổi thông tin lô hàng trên
booking, lấy booking không phù hợp với kế hoạch xuất hàng của khách, gửi sai thông tin
về các thời hạn lấy và hạ container cho phép tại bài, tại cảng.
2.2.3. Tạo hồ sơ lô hàng mới
Sau bước xác nhận đặt chỗ và gửi thông tin cho khách hàng, tiến hành ghi file xanh để mở
hồ sơ lô hàng mới. Các thông tin bắt buộc cần điền trên bìa file xanh là: tên công ty khách
hàng, hãng tàu, ngày tàu chạy, ngày tàu cập, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng, kích
cỡ và loại container, tên tàu số chuyến, số booking, HBL, MBL, số container, số seal.
Trong file xanh chứa các chứng từ như booking confirmation, delay notice, update notice
(thông báo cập nhật về booking) nếu có, SI, VGM certificate, Draft Bill.
Đối với lô hàng tơ sợi công ty TEXHONG, tiến hành mở file xanh như sau:

SHIPPER : TEXHONG
CARRIER : EVERGREEN
ETD : 17/02/2022
ETA : 21/02/2022
POL : HCM
POD : KAOHSIUNG
VOL : 1X40’HC
VESSEL : YM CELEBRITY 032A

1
BKG : 235200204994
HBL : THL2022021083
MBL : cập nhật sau khi có Draft bill
CONT/SEAL : cập nhật sau khi khách hàng gửi số container, số seal
Sau khi viết xong file xanh, gửi lại cho nhân viên phòng Kế toán để sắp xếp kế hoạch
thanh toán phù hợp với ETD.
Nhìn chung, bước viết file xanh được thực hiện rất tốt và ít xảy ra sai sót. Nhân viên
chứng từ cần phải cập nhật đúng các thông tin trên bìa gửi về cho Trưởng phòng Chứng
từ lưu dữ liệu và chuyển về phòng Kế toán để thống kê chính xác và lưu hồ sơ. Đồng thời
cần ghi chú một số lưu ý như giá cước, loại bill khách hàng lấy và các thời hạn SI, VGM,
CY để nhắc nhở khách gửi sớm tránh chậm trễ và bị phạt phí từ hãng tàu. Nếu có sai sót
hay các thông báo mới nhất từ hãng tàu về booking lô hàng, cần nhanh chóng chỉnh sửa
và báo lại cho phòng Kế toán để cập nhật thanh toán kịp thời. Bước này cho thấy công ty
thực hiện tốt trong công tác quản lý thông tin khách hàng: lập mã quản lý từng lô hàng,
sắp xếp thông tin, chứng từ liên quan theo lô, theo tháng, theo tên doanh nghiệp để thuận
tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm và lên phiếu báo nợ cho khách hàng đặc biệt là vào cuối
tháng với các khách hàng lớn, thường xuyên và có nhiều lô hàng xuất đi trong tháng.
Đồng thời, có các kế hoạch nhằm giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài với khách
hàng lâu năm cũng như khách hàng mới.
2.2.4. Nhận SI/VGM từ khách hàng và submit SI/VGM với hãng tàu
Sau khi gửi khách booking và tạo hồ sơ lô hàng, bước tiếp theo là yêu cầu SI, VGM từ
khách hàng để tạo Draft Bill trước SI/VGM cut-off. Các chứng từ cần lấy từ khách để tạo
vận đơn đường biển (B/L) là SI, VGM và loại vận đơn để người nhận có thể tính toán lấy
hàng tại cảng đến.
Với lô hàng tơ sợi của công ty TEXHONG, ngày 16/02/2022, nhân viên THL sẽ liên hệ
nhắc nhở về thời hạn SI/VGM cut-off và nhận được email từ bộ phận chứng từ
TEXHONG yêu cầu lấy vận đơn gốc (3 bản gốc và 4 bản copy), đính kèm SI và VGM
cho booking 235200204994 (Phụ lục 2: Shipping Instruction và Verified Gross Mass).
Tiến hành đăng nhập website Evergreen để submit SI, VGM như sau:

1
Chọn B/L Process → B/L Instruction → Bấm chọn BKG processing. Giao diện để điển các
thông tin trên SI hiện ra, tiến hành điền các thông tin theo đúng như trên SI:

Shipper/Exporter :TEXHONG RENZE TEXTILE JOINT STOCK COMPANY


NHON TRACH 5 INDUSTRIAL ZONE,
NHON TRACH, DONG NAI, VIETNAM

Consignee : TO THE ORDER OF TAIWAN BUSINESS BANK

Notify : CHIA HER INDUSTRIAL CO., LTD


Party NO.11, GONGYE RD., GUANTIAN
DIST., TAINAN CITY 720, TAIWAN
Tiếp theo, trong phần lịch trình, chọn Customized Location Name để chỉnh sửa tên cảng.
Place of Receipt: CATLAI PORT, HOCHIMINH CITY, VIETNAM
Place of Loading: HOCHIMINH CITY PORT, VIETNAM
Place of Discharge: KAOHSIUNG, TAIWAN
Place of Delivery: KAOHSIUNG, TAIWAN
Các thông tin về container như số cont, số seal, khối lượng hàng, thể tích, đóng gói, số
kiện hàng.
- Container No.: EITU1787255
- Gross Weight: 20,350.26
- Measurement: 73.78
- Package(Outside): 434 CARTONS
- Seal No.: EMCNKV3391
- HS code: 52052300
Tiếp theo, trong phần Shipping Marks và Description of Goods:

N/M “CSYCM 30/1+70D LYCRA DR:3.5


FOR WEAVING
L/C NO: 22UV200010MF702
SHIPPED ON BOARD YM CELEBRITY
V.032A, ON 17.FEB.2022, AT

1
HOCHIMINH CITY PORT, VIETNAM”
- B/L Nature: chọn Original Bill và 3 bản gốc, 4 bản copy theo yêu cầu của
khách hàng TEXHONG gửi trong email.
Number of Original B/L: 3 without Freight
Number of B/L Copy: 4 without Freight
- Trong phần Contact details for documentation,
Contact Person: tên người submit SI
Telephone: số điện thoại cá nhân
Received method for Proofreading: export3@thl.vn để nhận các thông tin liên quan
đến chứng từ.
- Trong phần Remarks (Additional Request) điền các lưu ý về Draft bill:
(1) DON'T SHOW SHIPPING MARKS: N/M
(2) REVISE PACKAGES ITEMS: CARTONS (i.o CTNS)
Sau khi điền đầy đủ và chính xác theo SI khách gửi, tiến hành submit và điền tiếp VGM
cho lô hàng với các thông tin:
- Số container: EITU1787255
- VGM: 24,350.26
- Tên công ty khách hàng: TEXHONG RENZE TEXTILE JOINT STOCK
COMPANY
- Tên người submit VGM: NHU BINH
- Method: Method 2 (phương pháp cộng bởi người gửi hàng: VGM =
Gross Weight + Tare Weight (khối lượng vỏ cont rỗng))
Trong bước submit SI/VGM cho BKG lô hàng, thực tế phòng Chứng từ đã thực hiện
nhanh gọn và kịp thời. Song vẫn có trường hợp kẹt cảng, khách hàng hạ container muộn,
bắt buộc nhân viên chứng từ phải kịp thời đưa ra hướng giải quyết xin gia hạn thời gian
làm B/L. Đối với những lô hàng khách đi với điều kiện thanh toán L/C thì khi submit SI
cần làm chính xác tuyệt đối với những gì khách yêu cầu. Các vấn đề phát sinh với lô hàng
xuất khẩu chủ yếu thường xảy ra nhiều ở bước submit SI này, chẳng hạn như các trường
hợp: thiếu container làm chậm trễ SI, khai báo sai khối lượng hàng, sai tên cảng, thiếu số
container, số seal yêu cầu phải xử lý nhanh nhẹn và linh hoạt, có kinh nghiệm và nắm
vững nghiệp vụ. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn tốt, nhân viên chứng từ đã làm việc

1
với hãng tàu

1
và giả quyết kịp thời, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nhận được sự tin tưởng lớn
từ khách cho những lô hàng sau. Với lô hàng TEXHONG, nhân viên phòng Chứng từ đã
thực hiện rất tốt bước điền các thông tin như SI/VGM được gửi, đáp ứng các yêu cầu đa
dạng của khách hàng và vẫn phù hợp nguyên tắc hãng tàu Evergreen.
2.2.5. Gửi Draft Bill cho khách hàng kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)
Sau khi có Draft Bill, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra xem Draft Bill có đầy đủ
thông tin như trên SI không, nếu không đúng thì sẽ tiến hành chỉnh sửa. Sau đó, tiến hành
gửi cho khách hàng kiểm tra, kèm theo hạn sửa Bill của từng hãng tàu. Shipper yêu cầu
chỉnh sửa thì sẽ tiến hành chỉnh sửa theo yêu cầu.
Với lô hàng tơ sợi của TEXHONG, nhân viên chứng từ nhận Draft Bill và kiểm tra kĩ lại
với thông tin SI khách hàng gửi. Tiếp theo, tiến hành gửi đính kèm mail cho khách hàng
TEXHONG kiểm tra và xác nhận Draft Bill đúng với yêu cầu. Vì lí do là con tàu YM
CELEBRITY V.032A dời lịch qua ETD ngày 18/02, tiến hành báo cho khách hàng và gửi
email yêu cầu hãng tàu Evergreen cập nhật ETD mới trên B/L, để gửi lại Draft Bill đã
được chỉnh sửa cho khách xác nhận (Phụ lục 3: Drafl Bill)
Nhìn chung, bước này được thực hiện khá tốt và ít xảy ra sai sót bởi sự phối hợp nhịp
nhàng và chặt chẽ giữa phòng Chứng từ và phòng Giao nhận của công ty. Các thông tin
và thời gian lấy Bill được các nhân viên trao đổi và nắm bắt rõ ràng, kịp thời và nhanh
chóng. Đây là một điểm mạnh cho công ty, cũng vì vậy mà giảm thiểu việc chậm thanh
toán công nợ giữa công ty và khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Tuy
nhiên, vì nguyên nhân dịch bệnh hai năm trở lại đây, một số nhân viên lâu năm có vốn
kinh nghiệm dày dặn vì nhiều lí do đã xin nghỉ việc và thay vào đội ngũ nhân sự phòng
Chứng từ trẻ có trình độ tin học và ngoại ngữ nhưng chưa có kinh nghiệm xử lí vấn đề.
Vì vậy, trong các bước lập và chỉnh sửa bill còn chưa nhanh nhạy và phải chịu nhiều chi
phí phát sinh cho việc sửa bill sai, trễ hạn sửa bill.
2.2.6. Thanh toán cho hãng tàu lấy MBL và giao khách hàng
Sau khi nhận được xác nhận Draft Bill đã đúng từ khách hàng, tùy theo loại bill mà khách
hàng muốn lấy, bộ phận chứng từ sẽ tiến hành thanh toán với hãng tàu và lấy Original Bill
hoặc Surrender Bill hoặc Seaway Bill. Điều kiện để lấy Bill là tàu đã chạy, phải thanh
toán cước (nếu cước trả trước) và toàn bộ chi phí phát sinh ở cảng xuất và bổ sung một số
LOI yêu cầu như LOI yếu độ nếu có, LOI thả hàng, giấy ủy quyền lấy Bill (tùy thuộc
vào quy
2
định của mỗi hãng tàu). Nếu lấy Original Bill thì sẽ scan để lưu giữ, bản gốc sẽ gửi về cho
khách hàng.
Với lô hàng tơ sợi của công ty TEXHONG, khách hàng đã lấy container và hạ container
phù hợp với thời gian DEM, DET và PWC của hãng tàu Evergreen nên không phát sinh
phí. Tàu đã chạy chiều tối ngày 18/02/2022 và công ty Vận tải Tân Hoàng Long đã thanh
toán cho hãng tàu cước phí, local charges và phí thả hàng, vì vậy sáng 19/02/2022, nhân
viên chứng từ gửi email xác nhận Bill gốc 235200204994 (Phụ lục 4: Original Bill of
Lading) và yêu cầu in OBL cho hãng tàu Evergreen. Sau khi nhận được mail xác nhận từ
hãng tàu, nhân viên phòng Giao nhận của công ty sẽ tiến hành qua văn phòng hãng tàu để
nhận OBL, giao cho phòng Chứng từ để chuyển phát nhanh về văn phòng khách hàng.
Đồng thời thông báo cho khách hàng về việc chuyển phát chứng từ để nắm bắt thông tin
lô hàng.
Nhìn chung, bước này được thực hiện khá tốt và ít xảy ra sai sót bởi sự phối hợp chặt chẽ
giữa phòng Chứng từ và phòng Giao nhận của công ty. Các thông tin và thời gian lấy Bill
được các nhân viên trao đổi và nắm bắt rõ ràng, kịp thời và nhanh chóng.
2.2.7. Đóng hồ sơ lô hàng
Sau khi lấy và gửi Bill cho khách hàng, phòng Chứng từ cần phải theo dõi hành trình của
lô hàng, có bất cứ vấn đề nào như nhỡ tàu, đổi tàu mẹ thì phải cập nhật với khách hàng
kịp thời, nhất là các lô hàng chuyển tải qua cảng trung gian. Kế toán sẽ là người phụ trách
xuất hóa đơn cho khách hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ báo khách
những chi phí phát sinh, báo và gửi cho bộ phận kế toán để tiến hành thu các chi phí phát
sinh đối với lô hàng và thanh toán cho hãng tàu. Sau khi lô hàng đã tới cảng đích, người
nhận hàng xác nhận đã lấy hàng thành công thì có thể đóng hồ sơ lô hàng.
Ở đầu xuất, lô hàng tơ sợi TEXHONG không bị phát sinh phí DEM, DET, PWC nên nhân
viên chứng từ chỉ báo kế toán xuất hóa đơn thu khách hàng TEXHONG cước phí và local
charges. Lô hàng này bốc lên tàu YM CELEBRITY O32A và đến cảng đích
KAOHSIUNG, TAIWAN ngày 22/04/2022. Khách hàng TEXHONG đã xác nhận đối tác
đầu xuất của họ nhận hàng thành công. Nhân viên phóng Chứng từ tiến hành đóng hồ sơ
lô hàng.
Trong bước cuối cùng của lô hàng này, thời gian tàu chạy chỉ trong vòng 4 ngày, nên việc
thanh toán hóa đơn của Texhong có phát sinh chậm trễ. Nhân viên phòng Kế toán đã phải
thông báo nhiều lần cho công ty Texhong về việc thanh toán cước phí lô hàng. Việc này
2
không ảnh hưởng gì lớn đến đối với lô hàng này và các lô hàng sau của khách hàng. Tuy
nhiên, nhân viên phòng Chứng từ, phòng Chăm sóc khách hàng và phòng Kế toán công ty
cũng cần có các biện pháp mềm dẻo và tinh tế, để thực hiện việc xuất hóa đơn và nhận
thanh toán một cách tốt nhất.
2.3. Đánh giá chung về quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường
biển tại công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
Qua quá trình phân tích các bước cụ thể trong quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ
sợi bằng đường biển tại công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long, cũng như có quan sát và
học hỏi từ quy trình thực hiện các đơn hàng khác trong thời gian thực tập, em nhận thấy
được quy trình có những điểm mạnh nhất định, đồng thời cũng còn tồn tại một số điểm
yếu cần được khắc phục để quy trình được hoàn thiện hiệu quả hơn.
2.3.1. Điểm mạnh
Quy trình giao nhận xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng
Long có những điểm mạnh như sau:
Một là, quy trình giao nhận hàng xuất rõ ràng và luôn tuân theo trình tự các bước nhất
định: từ việc ký kết hợp đồng, tiếp nhận thông tin lô hàng, lấy booking và báo giá, lập và
xử lý chứng từ và thanh toán lô hàng luôn có sự kết hợp giữa các phòng ban một cách
hiệu quả, đặc biệt thể hiện trong các bước cuối quy trình như: bước thanh toán cho hãng
tàu và gửi MBL cho khách hàng, đóng hồ sơ và thanh toán công nợ với khách. Sự phối
hợp chặt chẽ giữa các phòng Chứng từ, phòng Kế toán, phòng Giao nhận và phòng Chăm
sóc khách hàng đã nâng cao chất lượng dịch vụ công ty, góp phần phát triển mối quan hệ
hợp tác giữa công ty và khách hàng lâu năm, cũng như tạo ấn tượng cho khách hàng mới.
Hoạt động của phòng ban này được lên kế hoạch rõ ràng theo đúng thời gian quy định,
không làm ảnh hưởng đến phòng ban khác.
Hai là, công ty thực hiện tốt trong công tác quản lý thông tin khách hàng: lập mã quản lý
từng lô hàng, sắp xếp thông tin, chứng từ liên quan theo lô, theo tháng, theo tên doanh
nghiệp để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm và lên phiếu báo nợ cho khách hàng đặc
biệt là vào cuối tháng với các khách hàng lớn, thường xuyên và có nhiều lô hàng xuất đi
trong tháng. Đồng thời, có các kế hoạch nhằm giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài
với khách hàng lâu năm cũng như khách hàng mới. Điều này có thể thấy trong bước ghi

2
file xanh, nhân viên chứng từ thực hiện lô hàng đã cập nhật chính xác các thông tin lô
hàng, khách hàng để chuyển qua hai bộ phận trưởng phòng Chứng từ và phòng Kế toán.
Ba là, công ty có đội ngũ nhân viên xuất nhập nhẩu vững kiến thức các luật thương mại
quốc tế, đáp ứng các yêu cầu công việc liên quan đến lĩnh vực giao nhận nhập khẩu một
cách hiệu quả: việc kiểm tra chứng từ và thực hiện các nghiệp vụ đều theo trình tự và
đúng quy định yêu cầu để quy trình được thực hiện một cách hiệu quả và không làm chậm
trễ. Có thể đánh giá qua các bước submit SI/VG và chỉnh sửa Draft Bill, các nhân viên
chứng từ đã xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh gọn và kịp thời, lấy được sự tin
tưởng của khách hàng lâu năm và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng mới bởi sự chuyên
nghiệp cao.
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân
Tuy có những điểm mạnh nhất định trong quy trình giao nhận xuất khẩu bằng đường biển,
em nhận thấy được công ty còn tồn tại một số điểm yếu cần được khắc phục và nguyên
nhân của nó như sau:
Thứ nhất, đối với giai đoạn thỏa thuận dịch vụ với khách hàng, công ty gặp khó khăn
trong việc đàm phán các điều kiện hợp tác và các điều khoản hợp đồng, điều này thường
thấy trong bước đầu của quy trình giao nhận hàng xuất: bước lấy thông tin lô hàng và báo
giá cước cho khách hàng. Nhiều trường hợp khách hàng cố ý làm sai điều kiện hợp đồng
và một số khách hàng không lựa chọn dịch vụ công ty cho lô hàng của họ. Việc khai thác
các tác động đến việc khách hàng không lựa chọn công ty mình và thương lượng về các
điều kiện giá cước cần được chú trọng hơn. Nguyên nhân là do giá dịch vụ của công ty
đôi khi bị khách hàng gây sức ép và so sánh với các công ty dịch vụ khác, đặc biệt với các
công ty mới thành lập muốn hạ giá cước để cạnh tranh tìm kiếm khách hàng.
Thứ hai, có thể thấy qua nhận xét sau các bước thanh toán cước tàu cho hãng tàu và gửi
MBL cho khách hàng, đóng hồ sơ lô hàng trên quy trình, tuy đội ngũ nhân sự phòng
Chứng từ có chuyên môn vững và có sự phối hợp tốt với các phòng ban Giao nhận, Chăm
sóc khách hàng, Kế toán, nhưng hiện nay phòng Chăm sóc khách hàng đang thiếu nhân
viên thực hiện các công việc cần thiết trong quy trình. Điều này dẫn đến việc quá tải công
việc khi có nhiều hợp đồng giao nhận cùng một lúc, do áp lực khối lượng công việc, các
nhân viên phòng Chứng từ có thể phải thực hiện đồng thời cả các công việc của nhân viên
phòng Chăm sóc khách hàng. Vì vậy, việc có thể có sai sót trong công tác liên quan đến
chứng từ, làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi và chậm trễ trong việc xử lý và gửi chứng từ

2
cho khách hàng.

2
Thứ ba, qua các bước submit SI/VG và chỉnh sửa Draft Bill, có thể thấy các nhân viên
phòng Chứng từ tuy có nền tảng kiến thức vững chắc nhưng kinh nghiệm và kỹ năng xử lí
vấn đề trong nhiều trường hợp các lô hàng của khách hàng vẫn còn vụng về và gặp nhiều
sai sót. Nguyên nhân là sau đợt dịch bệnh covid-19, nhiều nhân viên có kinh nghiệm đã
nghỉ việc và công ty tuyển đội ngũ nhân viên trẻ cho vị trí chứng từ hàng xuất. Nhân viên
lâu năm dù có kinh nghiệm làm việc nhưng lại chậm trong việc tiếp thu công nghệ kĩ
thuật và trình độ ngoại ngữ. Còn nhân viên mới trẻ tuổi tuy nhiệt huyết và tiếp thu nhanh
khoa học công nghệ nhưng lại thiếu sót trong vốn kinh nghiệm. Vì vậy, việc chậm trễ và
thiếu chính xác trong công tác thực hiện các nghiệp vụ chứng từ làm giảm đi sự cạnh
tranh dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, như đã nêu trên bước lấy booking, việc đầu tư
công nghệ và máy móc vi tính làm việc trực tuyến còn chưa được chuẩn bị chu đáo, nhiều
máy tính làm việc còn bị lỗi trong nhiều khâu xử lý chứng từ, ví dụ như lỗi ở bước lấy
booking hãng tàu Evergreen, PIL,.. dẫn tới việc chậm trễ thời gian so với quy định thời
hạn của hãng tàu.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày và phân tích các bước trong quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu
tơ sợi bằng đường biển tại công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long, từ đó có những đánh
giá chung và đưa ra một số điểm mạnh, điểm yếu của quy trình. Chương 3 của báo cáo
này sẽ dựa trên những kết quả phân tích trên để đưa ra những đề xuất nhằm khắc phục
điểm yếu và nâng cao hiệu quả hoạt động trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
của công ty.

2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN HOÀNG LONG
Sau khi phân tích quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi bằng đường biển tại công
ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long và nhận thấy một số điểm yếu và nguyên nhân, em sẽ
đưa ra một số đề xuất để khắc phục các điểm yếu đó như sau:
3.1. Quy định rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng
Việc đàm phán và ký kết hợp đồng giao nhận là khâu rất quan trọng. Nội dung hợp đồng
là cơ sở cho tất cả các bước trong quy trình giao nhận, căn cứ để công ty biết trách nhiệm
trong các bước tổ chức thực hiện hợp đồng. Dựa vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng,
công ty phải sắp xếp công việc phải làm, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình văn bản đã
gửi đi và nhận phản hồi từ phía khách hàng, hãng tàu. Các điều khoản hợp đồng nếu
không được quy định rõ ràng có thể dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình giao
nhận, thanh toán hay khiếu nại khi nhận hàng.
Giải pháp: Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng, hai bên nên
quy định một cách rõ ràng và chi tiết về các điều khoản cơ bản và quan trọng của hợp
đồng, bao gồm thông tin lấy booking, đặc biệt là giá cước, thời hạn thanh toán hóa đơn và
các điều khoản khác về khiếu nại và trọng tài – những nội dung rất quan trọng trong việc
thực hiện hợp đồng và là cơ sở để giải quyết tranh chấp sau này. Phòng Kinh doanh và
phòng Chăm sóc khách hàng cần phối hợp với nhau để đưa ra những kế hoạch riêng cho
các khách hàng mục tiêu của công ty. Chẳng hạn như trong bước lấy thông tin lô hàng và
báo giá cước cho khách hàng, công ty cần linh hoạt giảm giá cước phù hợp trong các
trường hợp khách hàng bị hãng tàu thu phí chậm trễ phát sinh trong quy trình thực hiện lô
hàng, nhằm giữ được mối quan hệ hợp tác thân thiết với khách hàng lâu năm. Đối với
những khách hàng mới hợp tác, có thể có các biện pháp mềm dẻo và linh động về giá cả
từng lô hàng để cạnh tranh với công ty logistics khác.
3.2. Nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực trong công ty
Nhân sự luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty. Vì vậy, với một thị
trường cạnh tranh như hiện nay thì việc nâng cao kỹ năng và trình độ của nhân viên là vô
cùng cần thiết, đặc biệt sự thiếu hụt nhân sự phòng Chăm sóc khách hàng sau diễn biến
dịch bệnh covid-19, đã dồn lên nhân viên chứng từ khối lượng công việc lớn. Hơn nữa,
nhân viên
2
phòng Chứng từ không thể có trình độ chuyên môn để đảm nhận các công việc của phòng
ban khác một cách hiệu quả nhất.
Giải pháp: Công ty cần phải tuyển thêm nhân viên phòng Chăm sóc khách hàng, là điều
kiện để duy trì và đẩy mạnh phát triển sự hợp tác của công ty với khách hàng lâu năm, tìm
kiếm và chăm sóc tốt hơn cho khách hàng mới. Bên cạnh đó, giảm bớt áp lực cho nhân
viên chứng từ và nâng cao hiệu quả công việc thực hiện quy trình giao nhận nhập khẩu.
Đồng thời, công ty cần có kế hoạch định kì nhằm nâng cao trình độ bằng các khóa nghiệp
vụ kiến thức chuyên nghành, nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động giao nhận, nắm
bắt sự thay đổi điều luật thương mại về giao nhận xuất nhập khẩu, hay chính sách về giá,
thuế trong từng thời kỳ để thực hiện tốt hơn; tạo điều kiện cho nhân viên có môi trường
làm việc tốt hơn, có ý thức chia sẻ và gắn bó lâu dài với công ty. Hơn nữa, chính sách đãi
ngộ về lương bổng, khen thưởng, quan tâm tới mối quan hệ nhân viên trong các phòng
ban cũng là một cách thức để tạo động lực làm việc và sự gắn bó nội bộ, coi công ty như
gia đình của mình, để tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự phòng ban này ảnh hưởng lên
chất lượng nhân sự phòng ban khác.
3.3. Hạn chế sai sót trong việc chuẩn bị và kiểm tra chứng từ
Theo như tình hình thực tế tại công ty, đội ngũ nhân viên công ty có chuyên môn vững
chắc về kiến thức kinh doanh quốc tế, các luật thương mại quốc tế và nghiệp vụ về các
quy trình giao nhận XNK tốt. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ nhân viên phòng Chứng từ hầu
như là các nhân viên mới trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm xử lý vấn đề phát sinh. Điều này
đã dẫn đến thực trạng, khi một nhân viên phải đảm nhận cùng lúc nhiều hợp đồng, áp lực
về khối lượng công việc lớn dẫn đến sai sót trong việc lấy thông tin lô hàng, lấy booking,
tạo lập và kiểm tra chứng từ. Bên cạnh đó, việc đầu tư về mặt công nghệ còn hạn chế làm
hãm lại tốc độ xử lý chứng từ và các vấn đề phát sinh với lô hàng.
Giải pháp: Công ty cần đẩy mạnh tiếp thu công nghệ ứng dụng nhanh và tối ưu các công
tác liên quan tới việc lập và xử lý chứng từ, đầu tư các máy móc vi tính hiện đại để giảm
thiểu thời gian và nâng cao sự nhanh chóng và chính xác theo yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh, công ty cần sử dụng biện pháp tối thiếu hóa chi phí bằng
cách cắt giảm nhân sự các nhân viên chứng từ có chuyên môn nhưng thiếu kĩ năng xử lý
vấn đề lô hàng. Đồng thời, công ty nên giữ chân các nhân viên có kinh nghiệm làm việc
và bồi dưỡng thêm về trình độ ngoại ngữ và tiếp cận công nghệ tiên tiến. Như vậy vừa có
thể duy

2
trì được tăng trưởng của công ty, vừa nâng cao sự chính xác, nhanh chóng, kịp thời trong
việc xử lú chứng từ, là điều kiện để khách hàng lựa chọn hợp tác với công ty.
Kết luận chương 3
Tóm lại, qua quá trình phân tích quy trình giao nhận hàng xuất của công ty TNHH Vận tải
Tân Hoàng Long, em nhận thấy một số điểm yếu còn tồn tại, từ đó đã đưa ra một số đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình. Việc tìm ra những điểm yếu và giải
pháp luôn là một yêu cầu cần thiết đối với công ty, với mục tiêu ngày càng hoàn thiện quy
trình giao nhận hàng xuất, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

2
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm phán ký kết hợp
đồng với khách hàng đến các quy trình giao nhận hàng hóa. Bên cạnh đó, logistics được
đánh giá là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. Hiện nay, cả nước
có khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Sự cạnh tranh gay gắt
đến từ số lượng lớn các đối thủ trong ngành tạo ra sức ép để các công ty logistics không
ngừng nâng cao chất lượng và vị thế của mình, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt
động giao nhận trở nên rất quan trọng. Trong đó, hoàn thiện quy trình giao nhận hàng
nhập là một phần quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long, cùng với sự hướng
dẫn nhiệt tình của các anh chị làm việc tại Phòng Chứng từ, đối với bản thân em, thời gian
thực tập ở công ty đã mang đến cho em một cơ hội thực sự để tiếp xúc với công việc và
môi trường làm việc của doanh nghiệp, em đã học tập được rất nhiều kiến thức từ thực tế,
rút ngắn được khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế, áp dụng được những gì mình đã học
tập nơi giảng đường vào thực tiễn công việc. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích quy trình
giao nhận hàng xuất, cụ thể là đơn hàng tơ sợi xuất khẩu của Công ty TNHH Vận tải Tân
Hoàng Long, em đã có cái nhìn thiết thực hơn về các bước trong một quy trình giao nhận
xuất khẩu. Bằng việc bắt đầu tìm hiểu chung các thông tin về công ty, cho đến đi vào
phân tích cụ thể từng bước trong quy trình cùng chứng từ kèm theo, em đã có những đánh
giá chung về điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình, và đưa ra được một số đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả của quy trình này.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty đã tạo điều kiện cho em làm việc và học hỏi trong
thời gian thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Luật, khoa
Kinh tế đối ngoại đã tạo môi trường để em có thể rèn luyện bản thân về kiến thức nền
tảng và kỹ năng, cảm ơn GVHD đã có những góp ý và nhận xét đáng quý trong quá trình
thực hiện để em có thể hoàn thiện bài báo cáo chuyên đề thực tập một cách hoàn chỉnh
hơn, để em có thể học hỏi được nhiều hơn và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá
trình học tập và làm việc sau này.

2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, “Ngành logistics Việt Nam đối mặt với
nhiều lực cản”, được lấy từ https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-logistics-viet-nam-
doi-mat-voi-nhieu-luc-can-600207.html , truy cập ngày 19/02/2022
2. Báo Nhân dân, 2020, “Doanh nghiệp logistics: Làm sao để vượt “bão” Covid-19?”
được lấy từ https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/doanh-nghiep-logistics-lam-sao-de-
vuot-bao-covid-19-456058, ngày truy cập 10/03/2022
3. Phòng Chứng từ Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
4. Phòng Kế toán Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long
5. Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long

3
PHỤ LỤC
Bộ chứng từ quy trình giao nhận lô hàng xuất khẩu tơ sợi của Công ty TNHH Vận
tải Tân Hoàng Long
(Nguồn: Phòng Chứng từ Công ty TNHH Vận tải Tân Hoàng Long)
Phụ lục 1: Booking confirmation số 235200204994 (xác nhận đặt chỗ)

3
3
Phụ lục 2: Shipping Instruction và VGM cho Booking số 235200204994 (Thông tin
hướng dẫn vận chuyển và Khối lượng container)

3
Phụ lục 3: Draft Bill số 235200204994 (Vận đơn nháp)

3
Phụ lục 4: Original Bill of Lading số 235200204994 (Vận đơn gốc)

You might also like