You are on page 1of 6

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO APA

(AMERICAN PSYCHOLOGICAL ASSOCIATION)

1. Giới thiệu chung về trích dẫn tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong các báo
cáo, luận văn, khóa luận, bài báo, báo cáo chuyên đề,... Trích dẫn tài liệu tham khảo thể
hiện tính nghiêm túc, trung thực và khoa học trong hoạt động nghiên cứu. Isaac Newton -
nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh - đã
từng nói: “Nếu tôi nhìn thấy được xa hơn bởi vì tôi đứng trên vai những người khổng
lồ”, nghĩa là kế thừa, sử dụng chọn lọc những gì đã có để học tập và sáng tạo ra những
điều tốt đẹp hơn để ngày càng phát triển. Thông thường, những kết quả nghiên cứu chúng
ta đã và đang thực hiện đều được xây dựng trên nền tảng những kết quả nghiên cứu của
những người đi trước, bao gồm các lý thuyết, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, những phát hiện,... Từ nền tảng này, chúng ta điều chỉnh, bổ sung những nhân tố
mới, loại bỏ những yếu tố không phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Trích dẫn là một hoạt động bắt buộc đối với bất kỳ một bài viết nghiên cứu khoa học.
Việc trích dẫn chính xác, khoa học các kết quả nghiên cứu đã có không chỉ thể hiện được
tính tiếp nối (bởi vì khoa học không đến từ hư không mà trải qua quá trình tích lũy, kế
thừa liên tục) và sự tôn trọng đối với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, mà còn
giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin về tác giả, tác phẩm được trích dẫn trong báo
cáo khi có nhu cầu tham khảo. Như vậy, trích dẫn tài liệu tham khảo nhằm các mục đích
chính như sau:

(a) làm cơ sở hay bằng chứng cho một luận điểm, một phát biểu, một giả thuyết…

(b) ghi nhận kết quả, công lao của người đi trước

1  
 
(c) tiết kiệm thời gian trong quá trình nghiên cứu nhờ kế thừa những kết quả, những
thành tựu của người đi trước và giúp người đọc biết nguồn gốc của thông tin mà tác giả
trình bày và tra cứu khi cần thiết

(d) tránh đạo văn hoặc trả giá cho những sai lầm trong nghiên cứu

2. Hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo theo Hiệp hội Tâm lý
học Hoa Kỳ (American Psychological Association – APA)

2.1. Hình thức trích dẫn

Cách thức trích dẫn và ghi danh mục tài liệu tham khảo theo APA là phương pháp trích
theo họ tên tác giả và năm xuất bản, chia làm hai hình thức:

Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình
ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm
đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích
dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”. Không nên dùng quá nhiều cách trích
dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo
cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích
dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này
cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của
bài gốc.

2.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng
quan, phương pháp nghiên cứu (phần mở đầu), cơ sở lý luận (chương 1), phân tích, đánh
giá vấn đề (chương 2). Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị,

2  
 
giải pháp của tác giả (chương 3) không trích dẫn nguồn (chỉ trích dẫn những thông
tin tham khảo của các tác giả khác).

• Chỉ sử dụng một kiểu trích dẫn duy nhất cho toàn bộ bài viết,báo cáo, công trình
nghiên cứu

• Liệt kê đầy đủ tất cả các trích dẫn và tham khảo trong bài viết, báo cáo, công trình
nghiên cứu tại danh mục tài liệu tham khảo

• Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết,
báo cáo, công trình nghiên cứu

• Không trích dẫn những tài liệu mà người viết chưa đọc hoặc không sử dụng. Chỉ
trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích
dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã
phổ biến.

• Kiểm tra lại thông tin trích dẫn và cách trình bày

• Đính kèm danh sách tài liệu trích dẫn và tham khảo này vào cuối bài viết, báo
cáo, công trình nghiên cứu

• Không đưa học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

• Không nên dùng luận văn, luận án, website và hạn chế dùng sách giáo khoa làm
tài liệu tham khảo.

2.3. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, báo cáo, công trình nghiên cứu,
sau phần kết luận và được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật,...). Tài liệu tiếng Việt đặt trước, tài liệu bằng tiếng nước ngoài đặt sau. Các
tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả

3  
 
tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật,...Tài liệu tham khảo sắp xếp thứ tự chữ cái lần lượt
theo họ tên tác giả, tên bài viết và theo thông lệ của từng nước:

• Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự chữ cái theo họ.

• Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự chữ cái theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ
tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.

• Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự chữ cái từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục
và Đào tạo xếp vào vần B,…

Trích dẫn trong bài viết, báo cáo, công trình nghiên cứu cần thể hiện rõ các thông tin (1)
Họ tên tác giả/tên tổ chức và (2) Năm xuất bản tài liệu.

• Nếu trích dẫn tác phẩm của đồng tác giả thì phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với
nhau bằng liên từ và. Ví dụ: Nguyễn Văn A và Trần Văn B (1976) hoặc (Nguyễn
Văn A và Trần Văn B, 1976). Không được dùng dấu “&” thay cho từ “và” trong
bài viết.

• Nếu trích dẫn nhiều hơn hai tác giả, chỉ cần nêu họ tên tác giả thứ nhất và cộng sự
(năm xuất bản). Ví dụ: Jen Kang và cộng sự (1984) hoặc (Jen Kang và cộng sự,
1984)

• Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, phải liệt kê đủ các tác giả và
phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Ví dụ: (Nguyễn Văn C và cộng sự, 1975;
Trần Văn D, 2008; Jen Kang và David Antony, 2015).

2.3.1 Trình bày trích dẫn trong bài viết, báo cáo, công trình nghiên cứu

Trường hợp trích dẫn nguyên văn một đoạn nội dung của tài liệu tham khảo thì có thể
đưa số trang tài liệu trích dẫn vào trong ngoặc đơn.

4  
 
• Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009, tr.19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến
hành vi tiêu dùng sản phẩm X”.

Hoặc Tên tác giả và năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn.

• Ví dụ: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng sản phẩm X
(Nguyễn Văn A, 2009).

Tên tác giả là thành phần của câu, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn.

• Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009) cho rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành
vi tiêu dùng sản phẩm X.

Đối với tài liệu tham khảo là sách. Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất
bản, Nơi xuất bản

• Ví dụ: Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà
Nội

Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc Kỷ yếu hội thảo
khoa học trong và ngoài nước. Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí,
Số ISSN của tạp chí (hoặc số ISBN của Kỷ yếu hội thảo), số phát hành, khoảng trang
chứa nội dung bài báo trên tạp chí, chỉ số DOI (nếu có)

• Ví dụ: Tran Thi Bich Ngoc and Shpekht, Lyubov S. (2016). "The Care of Elderly
People in Vietnam", European Proceedings of Social and Behavioural Sciences,
ISSN: 2357-1330, 7, 485-501

Đối với tài liệu tham khảo là bài báo, tài liệu trên trang thông tin điện tử. Họ tên tác giả
(năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, <liên kết đến ấn phẩm/ bài báo
trên website>, ngày tháng năm truy cập.

5  
 
• Ví dụ: World Bank (2016), World Development Indicators Online,
http://publications.worldbank/WDI/, truy cập ngày 17/7/2016.

2.3.2 Trình bày mục danh mục tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cục quản lý cạnh tranh (2011), Báo cáo hoạt động thường niên Cục Quản lý cạnh
tranh, Hà Nội

2. Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà Nội

3. Nguyễn Danh Nguyên, Phạm Thị Thanh Hồng (2016). “Mô hình sản xuất hiệu suất
cao: Đặc điểm và vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung”, Tạp chí Quản
lý kinh tế, Số 75, 73-79, ISSN: 1859-039X

Tiếng Anh

1. Pham Thi Thanh Hong and Dinh Kim Quynh Diep, (2016). "The Influence of
Branding Management on Business Performance: An Empirical Evidence from
Vietnamese Food and Beverage Industry", International Journal of Business
Administration, ISSN: 1923-4007, 3(7), 36-43, doi:10.5430/ijba.v3n7p

2. Trinh Thu Thuy, Pham Thi Thanh Hong, and Mai Fujita (2016). “Supporting
Industries in Vietnam: Situation and Determinants”, Proceedings of International
Conference on Emerging Challenges: Partnership Enhancement, ISBN: 978-604-93-
8961-0, 3-16

6  
 

You might also like