You are on page 1of 65

lOMoARcPSD|14946581

Phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế

Giao dịch TMQT (Trường Đại học Ngoại thương)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)
lOMoARcPSD|14946581

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------o0o---------

TIỂU LUẬN
MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Phân tích hợp đồng thương mại và quy trình thực hiện hợp
đồng xuất nhập khẩu lô hàng thạch dừa nguyên liệu giữa công
ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và Công Ty TNHH Thương
mại PURESUN Đài Loan
NHÓM SỐ 1 LỚP TMA302(GD2-HK1-2021).8

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

i
Trang bìa phụ

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

ii

Điểm cộng :
1. Thuyết trình Có [  ] Không [ ]
Đề tài thuyết trình: Phân tích hợp đồng và tìm quy trình thực
hiện một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2. Bài trình chiếu Có [] Không [ ]
Nếu có file trình chiếu: Đã upload [] Chưa upload [ ]
3. Video Có [ ] Không [ ]
Nếu có video: Đã upload [ ] Chưa upload [ ]
4. Sưu tập hợp đồng Có [] Không [ ]
5. Sưu tập bộ chứng từ Có [] Không [ ]

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

iii

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................vi

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN


HÀNG HÓA QUỐC TẾ..................................................................2
1.1 Khái niệm.......................................................................................................2

1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...................................2

1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.....................2

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

iv
1.4 Bố cục của hợp đồng.....................................................................................2

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG.......................................4


2.1 Tổng quan hợp đồng.....................................................................................4

2.1.1 Về nội dung.............................................................................................4

2.1.2 Về hình thức...........................................................................................5

2.2 Chủ thể của hợp đồng...................................................................................5

2.3 Đối tượng của hợp đồng................................................................................8

2.4 Phân tích nội dung hợp đồng........................................................................9

2.4.1 Điều khoản 1: Tên hàng - Phẩm Chất - Số lượng - Giá cả...................9

2.4.2 Điều khoản 2: Điều khoản thanh toán................................................14

2.4.3 Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng..................................................16

2.4.4 Điều khoản 4: Điều khoản chứng từ...................................................16

2.4.5 Điều khoản 5: Điều khoản trọng tài....................................................18

2.4.6 Điều khoản 6: Điều khoản chung........................................................19

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP


ĐỒNG.............................................................................................21
3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa....................................................................21

3.1.1 Chuẩn bị hàng hóa...............................................................................21

3.1.2 Kiểm tra, giám định hàng hóa..............................................................22

3.1.3 Thuê tàu................................................................................................23

3.1.4 Thông quan xuất khẩu hàng hóa và giao hàng...................................25

3.2 QUY TRÌNH THANH TOÁN....................................................................31

3.2.1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C).......31

3.2.2 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)......37

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN...41

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

v
4.1. Phiếu đóng gói hàng hóa............................................................................41

4.2. Hóa đơn thương mại..................................................................................43

4.3. Vận đơn:......................................................................................................44

4.4. Tờ khai hải quan........................................................................................45

4.5. Chứng nhận xuất xứ...................................................................................49

KẾT LUẬN.....................................................................................51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................53

PHỤ LỤC.......................................................................................54

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

L/C Letter of credit

CIC Credit Information Center

B/L Bill of Lading

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, thương mại quốc tế ngày
càng phát triển và mở rộng, đem đến nhiều cơ hội to lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận
tới các thị trường trên thế giới. Đối với mỗi quốc gia, hoạt động giao dịch quốc tế
ngày càng trở nên sôi động và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng được đánh giá là một trong những
nhân tố quan trọng hàng đầu tiến tới một thương vụ thành công cho các bên tham
gia. Bởi vậy, cần phải chú trọng, quan tâm và phát triển đến việc giao kết hợp đồng
thương mại giữa các quốc gia .
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang xích lại với các thị trường trên thế giới
thông qua cầu nối hoạt động thương mại quốc tế. Các hoạt động này đang giúp Việt
Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên bản đồ kinh tế thế giới. Trong đó kinh
doanh xuất nhập khẩu đóng một vai và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của nước ta. Chính vì vậy, cần phải khẳng định việc soạn thảo, thỏa thuận và
thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu là một trong những công việc quan trọng, nó
quyết định xem có thể thực hiện việc giao dịch mua bán hay không và cũng liên
quan lớn đến việc thực hiện như thế nào, cũng như kết quả của việc giao dịch. Vì
thế một hợp đồng xuất nhập khẩu và các chứng từ hàng hóa, vận tải liên quan là thứ
tiên quyết và quan trọng đối với các giao dịch quốc tế. Trước thực tế đó, nhóm 1 đã
thực hiện phân tích hợp đồng thương mại và quy trình thực hiện hợp đồng xuất
nhập khẩu lô hàng thạch dừa nguyên liệu giữa công ty TNHH MTV Trương Phú
Vinh và Công Ty TNHH Thương mại PURESUN Đài Loan.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN


HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán được ký kết giữa
các thương nhân, các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, bên bán cam
kết chuyển vào quyền sở hữu của bên mua một loại hàng hóa, dịch vụ và được nhận
một khoản tiền tương đương trị giá hàng hóa và dịch vụ đó.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Có sự chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua
- Mang tính chất đền bù: Tiền bán hàng và giá trị hàng hóa phải tương đương với
nhau.
- Mang tính chất song vụ: Hai bên có những nghĩa vụ song song, tương ứng với
nhau.
- Chủ thể của hợp đồng: các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
- Hàng hoá: di chuyển qua biên giới
- Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ
1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các bên.
- Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp.
- Nội dung hợp đồng là hợp pháp.
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu.
- Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
1.4 Bố cục của hợp đồng
- Số hiệu hợp đồng
- Địa điểm ngày tháng ký hợp đồng
- Phần mở đầu:
• Lý do căn cứ ký hợp đồng

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

3
• Tên địa chỉ các bên
• Tên và chức vụ của người đại diện
• Các định nghĩa
- Các điều khoản thoả thuận:
• Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học
• Các điều kiện tài chính
• Các điều kiện vận tải
• Điều kiện pháp lý
- Phần ký kết
• Số bản của hợp đồng
• Chữ ký của các bên (ghi rõ nơi ký hợp đồng, đại diện các bên, họ và tên, chức
vụ và chữ ký)

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG


2.1 Tổng quan hợp đồng
1.4.1 Về nội dung
a.Phần mở đầu
 Số hiệu hợp đồng: TPV 01/EX
 Ngày ký kết hợp đồng: 09/01/2019
 Chủ thể của hợp đồng:
 Bên mua: Công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN (Đài Loan)
 Bên bán: Công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH (Việt Nam)
b.Phần điều khoản
Hợp đồng bao gồm 6 điều khoản:
 Điều khoản 1: Tên hàng – Số lượng – Giá cả - Chất lượng
 Điều khoản 2: Điều khoản thanh toán
 Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng
 Điều khoản 4: Điều khoản chứng từ
 Điều khoản 5: Điều khoản trọng tài
 Điều khoản 6: Điều khoản chung
c.Phần ký kết
Phần ký kết bao gồm tên người đại diện của bên bán (ông Trương Phú Vinh) và
chữ ký của bên mua (đại diện là ông Michael Ham Chiu).

Nhận xét chung về hợp đồng:

 Hợp đồng có đầy đủ những nội dung cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế với kết cấu 3 phần gồm: phần mở đầu, phần điều khoản và phần
ký kết. Nhìn chung, nội dung của hợp đồng là hợp pháp, không có các quy
định trái với pháp luật của cả Việt Nam và bên phía Đài Loan.
 Về phần mở đầu, hợp đồng hiển thị đầy đủ về số hiệu, ngày kết kết hợp đồng
và chủ thể tham gia hợp đồng.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

5
 Về phần điều khoản, hợp đồng về cơ bản đã bao gồm một số các điều khoản
cơ bản cần có như: điều kiện về kỹ thuật thương phẩm học (tên hàng, số
lượng, chất lượng), các điều kiện tài chính (giá cả, phương thức thanh toán),
điều kiện vận tải (thời gian, địa điểm giao nhận hàng), điều kiện pháp lý
(điều khoản chứng từ, điều khoản trọng tài). Tuy nhiên, hợp đồng vẫn còn
thiếu một vài điều khoản làm cho hợp đồng rõ ràng hơn (bao bì, ký mã hiệu,
…). Cụ thể phân tích các điều khoản trong hợp đồng và những điều khoản bổ
sung, nhóm phân tích ở phần sau trong nội dung của hợp đồng (2.4).
 Về phần ký kết, hợp đồng còn thiếu chữ ký đầy đủ của bên bán là đại diện
ông Trương Phú Vinh, bên cạnh đó trong hợp đồng, phần quy định về số bản
của hợp đồng thay vì để ở mục ký kết lại được đề cập đến trong phần điều
khoản 6 (điều khoản chung) ở phần điều khoản bên trên.
1.4.2 Về hình thức
 Đây là dạng hợp đồng một văn bản do hai bên soạn thảo, là dạng văn bản
ngắn hạn và có hình thức hợp pháp (do Việt Nam bảo lưu điều 96 trong
công ước Viên, nên thương nhân Việt Nam khi tham gia vào hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế thì hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn
bản).
 Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng là Tiếng Anh với cách trình bày
kết cấu 3 phần rõ ràng lần lượt từ trên xuống: mở đầu, điều khoản và ký
kết.
1.5 Chủ thể của hợp đồng

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

6
1. Chủ thể bên mua – công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN
a. Giới thiệu về công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN
Công ty TNHH thương mại Puresun là một công ty chuyên về cung ứng đồ ăn và
nước giải khát ở Đài Loan, được thành lập vào năm 1994, có trụ sở tại 5F số 5-4,
ngõ 10, hẻm 30, đường Tung An, Đài Nam, Đài Loan. Đây là một đối tác làm ăn lâu
dài, thường xuyên nhập khẩu sản phẩm thạch dừa nguyên liệu từ công ty TNHH
một thành viên Trương Phú Vinh của Việt Nam.
b.Quy định trong hợp đồng
Bên mua
 Tên công ty: Công ty TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN
 Địa chỉ: 5F số 5-4, ngõ 10, hẻm 30, đường Tung An, Đài Nam, Đài Loan.
 Người đại diện: Ông MICHAEL HAM CHIU (Quản lý)
 Số điện thoại: 886-62381588
 Số Fax: 886-62345340
2. Chủ thể bên bán – công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH
a. Giới thiệu về công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH
Công ty TNHH một thành viên Trương Phú Vinh được thành lập năm 2000, có trụ
sở tại số 348D, phố Nguyễn Đình Chiểu, xã Phú Hưng, Bến Tre, Việt Nam, chuyên
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như Thạch Dừa, Kẹo Dừa, dầu dừa,.... Với phương
châm làm ra sản phẩm chất lượng, không cạnh tranh về giá để đem lại những lợi ích
lớn nhất đến cho khách hàng.
Mạnh dạn đầu tư chiều sâu cùng hướng đi đúng đắn, từ sau khi thành lập đến nay,
Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh đã nhanh chóng vươn lên trở thành một
trong những doanh nghiệp sản xuất thạch dừa lớn của tỉnh Bến Tre.
Sự khác biệt của sản phẩm Trương Phú Vinh với các thương hiệu khác nằm ở chất
lượng sản phẩm ổn định, giá cả hợp lý phục vụ cho nhiều tầng lớp khách hàng.
Song song với chất lượng, vấn đề phát triển đa dạng hóa sản phẩm được Công ty
Trương Phú Vinh đặc biệt chú trọng. Giám đốc Công ty - Ông Trương Phú Vinh đã
dành hơn 15 năm để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới từ cây dừa; Công ty
Trương Phú Vinh luôn chủ động đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, máy móc thiết
bị theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo ATVSTP mà

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

7
vẫn không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy nên chất lượng sản phẩm của
Công ty rất ổn định và được quản lý triệt để ở từng giai đoạn sản xuất, tạo niềm tin
tuyệt đối nơi người tiêu dùng.
Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm được bán ở thị trường nội địa, công ty
TNHH Trương Phú Vinh còn xuất khẩu sản phẩm thạch dừa và kẹo dừa sang một số
thị trường nước ngoài như Đài Loan, Trung Quốc, Lào,…, đặc biệt là sản phẩm
thạch dừa vô cùng được ưa chuộng. Công ty đã trở thành đối tác lâu năm với công
ty PURESUN Đài Loan về xuất khẩu mặt hàng thạch dừa và sản phẩm đang ngày
càng được ưa chuộng ở thị trường này.
a. Quy định trong hợp đồng
Bên bán
 Tên công ty: Công ty TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH
 Địa chỉ: số 348D, phố Nguyễn Đình Chiểu, xã Phú Hưng, Bến Tre, Việt
Nam.
 Người đại diện: Ông Trương Phú Vinh (Giám đốc)
 Số điện thoại: 84 – 275 -3829530
 Số Fax: 84-275-3812406

Nhận xét:
 Trong hợp đồng đã quy định rõ về 2 chủ thể tham gia vào ký kết và thực hiện
hợp đồng và hai chủ thể này có trụ sở ở quốc gia khác nhau: chủ thể bên mua
(Đài Loan) và chủ thể bên bán (Việt Nam).
 Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu thì bên phía người bán là công ty TNHH MTV Trương
Phú Vinh có trụ sở tại Việt Nam là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh
xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đối với bên mua, công ty có đăng ký thành lập
doanh nghiệp vào 15/1/1994 và cũng có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia
vào ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
 Hợp đồng hiển thị các thông tin đầy đủ của 2 chủ thể về tên, địa chỉ, người
đại diện công ty, số điện thoại và số fax. Trong đó bao gồm cả chức vụ của
người đại diện 2 bên.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

8
 Cả bên mua (thành lập theo hình thức công ty TNHH) và bên bán (thành lập
theo hình thức công ty TNHH một thành viên) đều là loại hình doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Người đại diện tham gia ký
kết hợp đồng của 2 chủ thể là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Điều này dẫn
đến một số điểm bất lợi là uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh
hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, trong
trường hợp này, cả 2 công ty đều có mối quan hệ mua bán lâu dài từ trước
nên sự chênh lệch này không đem đến nhiều bất lợi cho 2 bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
1.6 Đối tượng của hợp đồng
 Tên hàng hóa: COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A) - Thạch
dừa nguyên liệu loại I
 Đặc trưng sản phẩm: là sản phẩm tinh túy nhất của cây dừa, thu được từ
việc xử lý bắp hoa dừa khi còn chưa nở. Trong thạch dừa nguyên liệu có
chứa toàn bộ các chất dinh dưỡng để hình thành và nuôi nấng trái dừa lớn
lên. Trong thạch dừa nguyên liệu có chứa 12 loại vitamin và 14 loại axit
amin khác nhau.
 Ứng dụng: có thể chế biến thành một số sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, có lợi cho sức khỏe của con người. Thạch dừa nguyên liệu lên men
có thể sản xuất rượu, giấm ăn, cô đặc để làm đường dừa, si-rô và một số
thức uống dinh dưỡng khác. Đường và si-rô thạch dừa nguyên liệu có thể
thay thế hoàn toàn đường mía trong gia đình.
 Quy định trong hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng được quy định trong
điều khoản 1: Tên hàng – Số lượng – Giá cả - Chất lượng.
Nhận xét:
Đối tượng của hợp đồng là hợp pháp do mặt hàng này do mặt hàng này
không thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu theo phụ lục II của nghị
định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của chính phủ Việt, là đối
tượng được phép kinh doanh và được nhập khẩu từ khi doanh nghiệp bên
bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

9
1.7 Phân tích nội dung hợp đồng
1.7.1 Điều khoản 1: Tên hàng - Phẩm Chất - Số lượng - Giá cả

1. Điều khoản tên hàng

Trong hợp đồng:


 Commodity: COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A)
PH: 3.2
(Tên hàng hóa: Thạch dừa nguyên liệu loại I
Độ PH: 3.2)
 Nhận xét
- Tên được ghi theo tên thương mại - tên được sử dụng trong các hợp đồng
mua bán quốc tế.
- Tên hàng hóa được ghi kèm quy cách chính là loại A, 3.2 độ PH, điều này
giúp cho đặc điểm của hàng hóa trở nên đầy đủ, quy định tiêu chuẩn của thạch dừa
nguyên liệu đã được bên bán và bên mua thỏa thuận. Từ đó hai bên có những thông
số cơ bản để xác định chất lượng, tiêu chuẩn cần đạt của hàng hóa.
⇒ Như vậy, hợp đồng đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp khác nhau bao gồm
ghi tên thương mại và ghi tên hàng kèm quy cách chính.

2. Điều khoản phẩm chất

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

10

Trong hợp đồng


Quality: As the sample both side agreed
(Chất lượng: như mẫu hai bên đã thỏa thuận)
Nhận xét:
- Hợp đồng quy định chất lượng hàng hóa theo như mẫu cả 2 bên đã thỏa
thuận. Điều khoản chất lượng rõ ràng, cụ thể, xác định phẩm chất theo mẫu. Điều
này giúp cho bên mua hiểu rõ về mặt hàng mình tiến hành đặt mua, có thể đưa mẫu
và yêu cầu hoặc dùng thử trước đó, đánh giá được chất lượng sản phẩm, giúp người
mua so sánh hàng hóa sau khi nhập khẩu với mẫu trước đó bên bán cung cấp và có
thể sử dụng điều khoản này làm lợi thế trong trường hợp có tranh chấp phát sinh do
hàng người bán giao không đúng phẩm chất như mẫu đã quy định trong hợp đồng.
- Hợp đồng không quy định chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn. Trong
trường hợp bên bán muốn giảm thiểu rủi ro, cần trích hoặc dẫn chiếu cụ thể quy
định của nước nhập khẩu áp dụng cho điều khoản chất lượng hàng hóa. Điều này rất
có lợi cho bên xuất khẩu, để bên xuất khẩu có thể nắm được tiêu chuẩn chất lượng
của nước nhập khẩu với hàng hóa liên quan, đồng thời giới hạn trách nhiệm bảo
đảm chất lượng của mình trong tiêu chuẩn này, nếu tiêu chuẩn luật quy định liên
quan có bị thay đổi hoặc không còn hiệu lực thì bên nhập khẩu không có quyền từ
chối nhận hàng
- Hợp đồng không quy định số cho mẫu hàng hóa.
- Hợp đồng chưa xác nhận mẫu do người bán hay người mua lập ra

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

11
- Hợp đồng chưa xác nhận mẫu đã được lập thành 3 bản, cho người bán và
người mua ký vào một thời điểm cụ thể và giao cho người bán, người mua và cơ
quan giám định nắm giữ hay chưa
- Người mua và người bán nên quy định thêm ít nhất 1 phương thức quy định
phẩm chất để có tối thiểu 2 phương pháp quy định chất lượng hàng hóa.

3. Điều khoản số lượng

 Trong hợp đồng


Quantity: 64,800 kg
(Số lượng: 64,800 kg)
 Nhận xét
Hợp đồng đã quy định đơn vị đo lường. Cụ thể đơn vị đo lường được sử dụng
là kilogram, thuộc hệ đo lường quốc tế (SI).
Hợp đồng sử dụng phương pháp quy định số lượng chính xác, không đặt dung
sai, phù hợp với tính chất của hàng hóa do đây là những hàng hóa không có độ tiêu
hao nhất định trong quá vận chuyển.
Hợp đồng thiếu phương pháp xác định trọng lượng.
Hợp đồng thiếu địa điểm xác định số trọng lượng. Theo đó, địa điểm xác định
số trọng lượng cần được nêu rõ là theo trọng lượng bốc để phù hợp với điều kiện cơ
sở giao hàng là CFR.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

12
Hợp đồng chưa xác nhận rằng bản xác nhận chất lượng cuối cùng sẽ do cơ
quan giám định độc lập nào cung cấp.

4. Điều kiện bao bì, ký mã hiệu

 Trong hợp đồng


Packing: in plastic box
Specification: 0,6 x 0,6 x 1,5
(Đóng gói: trong hộp nhựa
Tiêu chuẩn kỹ thuật: 0,6 x 0,6 x 1,5)
 Nhận xét
Hợp đồng quy định điều kiện bao bì bằng phương thức cụ thể - có yêu cầu về vật
liệu bao bì, sức chứa bao bì nhưng chưa đầy đủ, vì người bán và người mua cho
rằng bao bì bằng hộp nhựa đã đủ an toàn, chắc chắn đối với hàng hóa để vận chuyển
bằng đường biển.
Hợp đồng chưa quy định về nội dung điều khoản ký mã hiệu.
5. Điều khoản giá cả

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

13

 Trong hợp đồng


Đơn giá: 0,6 USD/kg CFR
Tổng giá: 38,880 USD - U.S Dollars Thirty eight thousand eight hundred and eight
only
 Nhận xét
- Hợp đồng đã quy định rõ về đơn giá với đồng tiền thanh toán là dollar và đơn vị
tính là kilogram
- Đồng tiền tính giá là đô la Mỹ là đồng tiền mạnh, được chấp nhận rộng rãi trên
toàn thế giới, có thể tự do chuyển đổi.
- Phương pháp quy định giá được sử dụng là giá cố định - phù hợp với mặt hàng
thạch dừa nguyên liệu là mặt hàng có ít sự biến động về giá trong thời gian nhất
định mặc dù khoảng thời hạn hợp đồng có hiệu lực khá dài.
- Hợp đồng đã ghi rõ tổng giá đơn hàng dưới dạng số và chữ
- Điều kiện cơ sở giao hàng là CFR nhưng chưa nói rõ chi phí nào đã bao gồm và
chưa bao gồm trong giá
- Giá được quy định trong hợp đồng là giá CFR Incoterms, người bán phải thu xếp
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến một cảng đích đến quy định trước và
cung cấp cho người mua các tài liệu, chứng từ cần thiết để lấy hàng từ hãng vận
chuyển. Theo CFR, người bán không phải mua bảo hiểm hàng hải đối với nguy cơ
mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, người bán
phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng
quy định.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

14
- Thiếu dẫn chiếu phiên bản Incotern mà hai bên thỏa thuận để sử dụng.

1.7.2 Điều khoản 2: Điều khoản thanh toán

 Trong hợp đồng


- Term of payment: By L/C through Industrial Commercial Bank of Viet Nam
(Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng thông qua ngân hàng
VietinBank.)
 Nhận xét
- Hợp đồng chưa quy định rõ ràng trị giá, đồng tiên thanh toán, loại L/C, % giá trị
cho bên hưởng lợi.
- Các thông tin về Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền,
Ngân hàng xác nhận cũng không ghi rõ trong mục điều khoản thanh toán mà ghi ở
phía trên của hợp đồng, sẽ có thể gây ra nhiều bất cập trong quá trình thanh toán.
Do đó, nhóm đề xuất hợp đồng nên được chỉnh sửa quy định cụ thể, chi tiết thông
tin của bên thụ hưởng, ngân hàng của bên thụ hưởng(tên ngân hàng, mã ngân hàng,
địa chỉ, chi nhánh, số điện thoại, địa chỉ fax.....). Hơn nữa, bộ chứng từ đi kèm để
được thanh toán tiền hàng cũng không được nhắc đến mà tách ra làm một điều
khoản riêng (Điều khoản 4) là chưa hợp lý. Bộ chứng từ đầy đủ nên được đưa vào
cùng điều khoản thanh toán thì sẽ hợp lý hơn, vì nó liên quan tới điều khoản. L/C sẽ
được ngân hàng thanh toán đầy đủ cho người bán khi người bán xuất trình đầy đủ
bộ chứng từ mà ngân hàng yêu cầu.
- Hợp đồng cần quy định trị giá, đồng tiền thanh toán
- Hợp đồng cần nêu rõ rõ hàng hóa mà 2 bên giao dịch
- Hợp đồng cần nêu rõ thời gian mở và thời hạn có hiệu lực của L/C, thời hạn trả
tiền, thời hạn giao hàng và thanh toán

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

15
- Tỉ lệ dung sai cho phép (nếu cần)
- Hối phiếu trả chậm trong vòng bao nhiêu ngày kể từ sau ngày mở B/L
- Cần quy định rõ ràng số lượng các bản sao và bản gốc của các chứng từ liên quan
cụ thể, chi tiết ngay trong điều khoản này.
- Thanh toán bằng L/C là quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, máy móc, các bên phải tiến
hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót
nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán.
Tuy nhiên thanh toán bằng L/C cũng đem lại nhiều lợi ích đối với người mua, người
bán và cả ngân hàng.
Lợi ích đối với người xuất khẩu:
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy trình như trong thư tín dụng bất
kể việc người mua có muốn trả tiền hay không,
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến
hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước sử dụng cho việc chuẩn bị
thực hiện hợp đồng.
Lợi ích đối với người nhập khẩu:
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì
theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán (nếu
không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
- Người mua sẽ giảm được rủi ro nhận hàng không đúng với chất lượng, số lượng
như trong hợp đồng vì người bán phải cung cấp giấy chứng nhận số lượng chất
lượng
Lợi ích đối với Ngân hàng:
- Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ...)
- Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

16
1.7.3 Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng

 Trong hợp đồng


- Thời gian giao hàng: Được phép giao hàng từng phần, giao hàng muộn nhất vào
ngày 19/3/2019
- Cảng bốc hàng: bất kì cảng nào ở TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Cảng dỡ hàng: bất kì cảng nào ở Đài Loan
 Nhận xét
- Sử dụng phương thức quy định thời gian giao hàng theo định kỳ. Quy định thời
hạn giao hàng này thuận tiện cho cả người mua và người bán và là một cách quy
định được nhiều hợp đồng sử dụng. Người bán có thể giao hàng vào bất cứ ngày
nào cảm thấy phù hợp với mình hoặc tính toán làm sao để việc giao nhận hàng hóa
một cách thuận tiện nhất. Trong điều kiện nếu hàng hóa đã sẵn sàng được bốc mà
điều kiện thời tiết hoặc khách quan khác có thể gây ảnh hưởng thì người bán có thể
linh hoạt lùi thời gian một vài ngày miễn là trước ngày 19/3/2019.
- Hợp đồng sử dụng cách quy định lựa chọn địa điểm là quy định nhiều địa
điểm bốc hàng và dỡ hàng. Cách quy định cảng bốc hàng và dỡ hàng như
trên là không cụ thể, cần phải chi tiết hơn, khiến cho đơn vị bán và mua khó
thống nhất với nhau và phải thông báo nhiều lần để biết được cảng bốc và
cảng dỡ cụ thể là cảng nào. Người bán sẽ phải chịu nhiều rủi ro về chi phí
vận tải vì cảng dỡ hàng không được quy định cụ thể.
- Hợp đồng không quy định về thông báo giao hàng (ai là người thông báo,
số lần thông báo, nội dung thông báo và thời điểm mỗi lần thông báo)

1.7.4 Điều khoản 4: Điều khoản chứng từ

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

17

● Trong hợp đồng

Bộ chứng từ đầy đủ bao gồm:


- Vận đơn đường biển
- Hóa đơn
- Bảng kê chi tiết hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ
● Nhận xét

Vận đơn đường biển: Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại
diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho
người gửi hàng, trong đó xác nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng
đích.
Khi sử dụng điều kiện CFR Incoterms, người bán có nghĩa vụ thuê phương
tiện vận tải và cung cấp trọn bộ chứng từ vận tải thông thường được phát hành trong
thời hạn giao hàng quy định giúp người mua nhận hàng hoặc bán hàng trên hành
trình. Người mua yêu cầu người bán phải có Vận đơn trong bộ chứng từ L/C để
người mua có thể nhận hàng tại cảng dỡ.
Hóa đơn, bảng kê chi tiết hàng hóa và giấy chứng nhận xuất xứ là các loại
giấy tờ người mua yêu cầu để kiểm tra hàng hóa.

Trong điều khoản trên, quy định về các loại chứng từ vẫn còn khá chung chung.
Mỗi một loại chứng từ cần ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao. Đối với B/L thì phải là
vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” , “cước đã trả”, theo lệnh ngân
hàng phát hành, thông báo cho người mua. Bên cạnh đó, yêu cầu về chứng nhận
xuất xứ cần quy định rõ cơ quan cấp, nơi cấp. Đồng thời nên bổ sung thêm về
chứng nhận chất lượng và số lượng, phiếu đóng gói và hối phiếu ký phát đòi tiền
ngân hàng phát hành.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

18
Đối với bản hợp đồng này, hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam sang Đài Loan,
đều là 2 nước trong khu vực châu Á nên rất dễ xảy ra tình trạng hàng về cảng dỡ
trước khi chứng từ đến ngân hàng mở L/C vì thế trong hợp đồng nên quy định như
sau:

- 2/3 bộ chứng từ (đặc biệt là 2 trong số 3 bản B/L gốc) xuất trình tới ngân
hàng mở L/C
- 1/3 bộ chứng từ (đặc biệt là 1 trong số 3 bản B/L gốc) được gửi trực tiếp từ
người xuất khẩu đến người nhập khẩu (thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế)

Khi người nhập khẩu nhận được 1 B/L gốc do người xuất khẩu gửi trực tiếp thì yêu
cầu ngân hàng mở L/C tiến hàng ký hậu B/L trên cơ sở công văn đề nghị ký hậu
B/L và đồng thời người nhập khẩu chấp nhận mọi bất hợp lệ (nếu có) của bộ chứng
từ mà ngân hàng mở L/C sẽ nhận được do người xuất khẩu xuất trình (nghĩa là chấp
nhận thanh toán)

Điều khoản chứng từ có liên quan trực tiếp tới việc thanh toán vì các bên thỏa thuận
bằng L/C. Vì vậy, điều khoản chứng từ nên được đưa vào điều khoản thanh toán để
thuận tiện trong việc thống nhất các loại chứng từ sao cho phù hợp với điều kiện
của người bán và người mua.

1.7.5 Điều khoản 5: Điều khoản trọng tài

● Trong hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra tranh chấp mà hai bên không
thể tự hòa giải với nhau thì Trung tâm quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam sẽ là bên đưa ra phán quyết cuối cùng và có tình ràng buộc đối với

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

19
cả hai bên. Chi phí trả cho bên trọng tài và các chi phí khác sẽ do bên thua kiện chi
trả.
● Nhận xét

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh
từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp
luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất
trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng
tài nhất định nào đó.
Thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài.
Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới
hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Trọng tài chỉ có thể giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nếu như các
bên có thỏa thuận dùng trọng tài để giải quyết tranh chấp đó. Nếu không có thỏa
thuận trọng tài thì trọng tài không được phép giải quyết tranh chấp đó.
Điều khoản trọng tài trên đang quy định hình thức trong tài tổ chức tuy nhiên
điều khoản này đang sử dụng sai thuật ngữ. Thay vì sử dụng cụm từ “The
international Center under Chamber of Commerce and Industry of Vietnam” thì
phải sử dụng “Vietnam international arbitration center beside Chamber of
Commerce and Industry of Vietnam”. Lý do là vì Trung tâm trọng tài quốc tế không
có liên quan hay trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về mặt
hành chính. Việc chỉ dẫn phía trên chỉ mang ý nghĩa chỉ dẫn về địa lý.

1.7.6 Điều khoản 6: Điều khoản chung

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

20

● Trong hợp đồng


Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ hợp đồng này. Mọi thay đổi hoặc sửa đổi
hợp đồng này sẽ chỉ có hiệu lực khi thỏa thuận bằng văn bản được ký kết bởi cả hai
bên.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 04 bản gốc tiếng
Anh có cùng giá trị, mỗi bên giữ 02 bản.
● Nhận xét

Đối với điều khoản chung, hợp đồng cần bổ sung thêm là dựa trên phiên bản
Incoterms nào. Bên cạnh đó, hai bên cũng nên quy định rõ hợp đồng được lập bằng
hình thức fax, telex hay viết tay,… Chẳng hạn như “Hợp đồng có chữ ký được gửi
đi bằng fax sẽ được coi như bản gốc”

Nhận xét chung về hợp đồng:


Hợp đồng được ký kết ngày 09/01/2019 giữa hai bên chủ thể là CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI PURESUN và CÔNG TY TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ
VINH thể hiện ý chí tự do và tự nguyện giữa hai bên mua và bên bán, đồng thời đáp
ứng đủ bốn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Bộ
luật Thương mại Việt Nam
● Chủ thể hợp đồng có đủ tư cách pháp lý.
● Đối tượng của hợp đồng hợp pháp.
● Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp.
● Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp.
Ngoài ra, bên cạnh một số phần đã quy định chi tiết, đầy đủ tuy nhiên vẫn
còn nhiều thiếu sót và quy định không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn và tranh cãi. Vì vậy,
hợp đồng nên bổ sung thêm những điều khoản quy định trách nhiệm của các bên
cũng như cơ sở để giải quyết tranh chấp, khiếu nại khi rủi ro xảy ra. Cụ thể như sau:
● Điều khoản về trường hợp bất khả kháng.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

21
● Điều khoản khiếu nại: thời hạn khiếu nại, bộ hồ sơ khiếu nại, cách thức giải
quyết khiếu nại.
● Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP


ĐỒNG
2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa
2.1.1 Chuẩn bị hàng hóa

Đây là công việc bắt buộc đối với bên xuất khẩu. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số liệu, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký
hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc
tế. Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung: Tập trung hàng xuất
khẩu và tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa.

a. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:

Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng, phù hợp
về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí.

Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp, cách thức tác động đến nguồn hàng
để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa cho doanh
nghiệp xuất khẩu. Để tập trung hàng xuất khẩu nhà quản trị quản trị phải đưa ra các
quyết định:

 Hàng xuất khẩu được tập trung từ các nguồn hàng nào

 Hàng xuất khẩu được tập trung bằng phương thức nào

 Hàng xuất khẩu được tập trung vào thời điểm nào, với số lượng là bao nhiêu

Đối với Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh, công ty tự sản xuất trực tiếp
hàng hóa và xuất khẩu sản phẩm của mình. Để tập trung hàng xuất khẩu, căn cứ vào
yêu cầu về hàng xuất khẩu được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, công ty phải

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

22
lập kế hoạch sản xuất: chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc
để tiến hành sản xuất, đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng chủng loại và thời
gian giao hàng để tiến hành giao hàng cho người mua.

b. Bao bì đóng gói hàng hóa

Đóng gói bao bì hàng hóa xuất khẩu nhằm đảm bảo phẩm chất, chất lượng và
số lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp, di chuyển, giao nhận hàng. Tùy
từng loại hàng hóa, yêu cầu cách thức đóng gói trong hợp đồng đã ký, doanh nghiệp
phải thực hiện đúng theo quy định. Tránh xa tình trạng đóng gói sai quy cách dẫn
đến bên nhập khẩu từ chối nhận hàng, yêu cầu giảm giá hàng xuất khẩu,... từ chối
thanh toán bằng tiền hàng.

Đối với sản phẩm xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh là
thạch dừa nguyên liệu, công ty đã cho đóng vào những thùng nhựa chắc chắn để
đảm bảo an toàn và giữ được chất lượng tốt cho hàng hóa trong quá trình vận
chuyển.

c. Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu

Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi
bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ,
vận chuyển, và bảo quản hàng hóa.

2.1.2 Kiểm tra, giám định hàng hóa

Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa
so với yêu cầu đề ra trong hợp đồng thương mại quốc tế. Trước khi giao hàng,
người bán phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa về chất lượng, số lượng, quy cách
đóng gói,… Kiểm tra hàng hóa giúp đảm bảo uy tín của người xuất khẩu, ngăn chặn
kịp thời các hậu quả xấu xảy ra dẫn đến tranh chấp khiếu nại. Bên cạnh đó, kiểm tra
hàng hóa xuất khẩu sẽ giúp đơn vị xuất khẩu giảm chi phí sửa chữa, khắc phục hậu
quả và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.

Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực hiện ở 2 cấp:

Kiểm tra ở cơ sở :

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

23
 Kiểm tra về chất lượng: Chỉ những hàng hóa đủ tiêu chuẩn chất lượng theo
hợp đồng quy định được phép xuất khẩu
 Kiểm tra số lượng: Số lượng, trọng lượng của mỗi kiện hàng, tổng số lượng
và trọng lượng của lô hàng
Việc kiểm tra ở cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành
Kiểm tra ở cửa khẩu :
Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu phải kiểm tra lại
hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa có thể do các lý do:
 Thẩm định kết quả kiểm tra ở cơ sở
 Theo yêu cầu của người mua, người bán phải mời các cơ quan giám định độc
lập: Vinacontrol, Food control,…
 Hàng hóa còn phải thông qua kiểm tra nhà nước về phẩm chất hàng xuất
khẩu. Khi đó, người kiểm tra là người theo như quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, ví dụ như là một công ty giám định của nhà nước
- Các thủ tục cần thực hiện:
+ Viết đơn xin kiểm tra
+ Cung cấp giấy chứng nhận phẩm chất cơ sở
+ Xuất trình hàng hóa để kiểm tra lấy mẫu
+ Nộp phí
=> Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sẽ ghi “hàng hóa
phù hợp với những tiêu chuẩn và quy định xuất khẩu”
2.1.3 Thuê tàu
Theo điều khoản CFR trong Incoterms, nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải thuộc về
người bán. Quy trình thuê tàu được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Ký hợp đồng thuê tàu
 Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh xem xét các điều kiện của hàng hóa
và tìm đơn vị vận chuyển. Sau khi tìm được tàu phù hợp, công ty TNHH MTV
Trương Phú Vinh đàm phán với chủ tàu về điều kiện của hợp đồng. Sau đó,
Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và hãng tàu tiến hành ký hợp đồng thuê
tàu.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

24
 Sau khi ký kết hợp đồng, xác định thời gian, địa điểm bốc hàng, công ty
TNHH MTV Trương Phú vinh thông báo cho Công ty TNHH Thương mại
PURESUN về tình trạng giao hàng, thông tin cần thiết để người mua có thể nhận
hàng.
 Thông tin về hành trình cụ thể là
+ Ngày khởi hành: 14/02/2019
+ Tên và số hiệu tàu: 041A ST BLUE
+ Cảng bốc: Cảng Cát Lái, Việt Nam
+ Cảng dỡ: Cảng Kaohsiung, Đài Loan

Bước 2: Trả cước tàu

Do hợp đồng được áp dụng điều kiện CFR Incoterms, công ty TNHH MTV
Trương Phú Vinh tự thuê tàu, thỏa thuận và trả cước phí vận chuyển. Công ty
TNHH MTV Trương Phú Vinh phải trả cước cho hãng tàu tại cảng bốc. Sau khi
công ty đã thanh toán cước phí thì hàng hóa mới được đưa lên tàu

Nội dung vận đơn:

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

25

Hình 1: Vận đơn

2.1.4 Thông quan xuất khẩu hàng hóa và giao hàng

 Thông quan xuất khẩu hàng hóa

Thông quan hàng hóa là một trong những khâu quan trọng nhất trong việc xuất
nhập khẩu hàng hóa. Khi xuất khẩu hàng hóa, muốn đi qua biên giới quốc gia phải
làm thủ tục hải quan. Trước đây, các doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan bằng
giấy, nhưng hiện tại thì hình thức làm hải quan điện tử đã phổ biến hơn. Để làm
được thủ tục hải quan điện tử thì mỗi doanh nghiệp trước hết phải download phần
mềm làm thủ tục hải quan, trả phí và đăng ký mã số để khai hải quan điện tử

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

26
Quy trình làm thủ tục hải quan gồm các bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký tờ khai hải quan: Khai báo hải quan online bằng phần mềm, kết
hợp với việc mang các chứng từ đến xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền

Để lên tờ khai hải quan, người khai hải quan cần chuẩn bị các chứng từ như:

 Sale Contract (Hợp đồng ngoại thương)


 Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
 Packing List (Phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết)
 Booking Note (thỏa thuận lưu khoang)
 Phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng
 Các loại giấy phép khác tùy loại mặt hàng

Căn cứ theo số liệu trong bộ chứng từ nêu trên, doanh nghiệp xuất khẩu vào phần
mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu, lên tờ khai hải quan.

Bước 2: Kiểm tra hàng hóa (nếu có): Sau khi những thông tin đã khai được truyền
về tổng cục hải quan thì hệ thống phần mềm quản lý rủi ro hải quan sẽ phân tích để
xem xét nguy cơ rủi ro của lô hàng. Căn cứ vào mức độ rủi ro hải quan, người ta
tiến hàng phân lô hàng vào 1 trong 3 luồng dưới đây:

 Luồng xanh (tương ứng với mã phân loại kiểm tra là số 1): Nếu lô hàng
được phân luồng xanh thì chúng được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và
miễn kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ. Đây là luồng mà doanh nghiệp mong lô hàng
của mình được phân vào.

 Luồng vàng (tương ứng với mã phân loại kiểm tra là số 2): Nếu lô hàng
được phân luồng vàng thì lô hàng được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa,
nhưng phải kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ (tức là doanh nghiệp phải xuất trình các
chứng từ liên quan để cán bộ hải quan kiểm tra). Nếu kiểm tra thấy bộ hồ sơ
có vấn đề thì cán bộ hải quan sẽ phân lô hàng vào luồng đỏ để tiếp tục kiểm
tra thực tế hàng hóa. Còn nếu không có vấn đề gì thì lô hàng được phép
thông quan.

 Luồng đỏ (tương ứng với mã phân loại kiểm tra là số 3): Nếu lô hàng được
phân luồng đỏ thì lô hàng phải được kiểm tra cả thực tế hàng hóa và chi tiết

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

27
bộ hồ sơ. Mục đích của công tác kiểm hóa là để xác định xem hàng hóa trên
thực tế có giống như đã khai báo trong hồ sơ hay không. Nếu giống thì coi
như hoàn thành bước này. Nếu khác thì khả năng là phải sửa lại tờ khai (sai
sót nhỏ), có thể bị phạt hành chính (nếu sai lớn), và có trường hợp không
được xuất (lỗi nghiêm trọng). Các doanh nghiệp thường sợ lô hàng của mình
được phân vào luồng đỏ bởi vì việc làm thủ tục hải quan sẽ mất nhiều thời
gian và phải chuẩn bị nhiều nhân công, dụng cụ để phục vụ cho việc kiểm tra
của cán bộ kiểm hóa.

 Trong luồng đỏ lại có 2 mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa là kiểm tra xác
suất (người ta chỉ kiểm tra 10% số kiện hàng) và kiểm tra toàn bộ (áp dụng
kiểm tra với tất cả các kiện hàng). Nếu kiểm tra xác suất mà phát hiện vấn đề
thì cán bộ sẽ áp dụng kiểm tra toàn bộ để xác định mức độ vi phạm của chủ
hàng.

Bước 3: Nộp thuế và phí hải quan: Nếu được thông quan thì doanh nghiệp sẽ tiến
hành làm thủ tục đóng thuế, phí hải quan, sau đó tập hợp, kiểm tra bộ hồ sơ (hay
còn gọi là phúc tập hồ sơ) và lưu tại chỗ.

Trong vòng 5 năm kể từ ngày thông quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu
doanh nghiệp phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan nếu cơ quan hải quan phát
hiện ra vấn đề.

Nhận xét

Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh thực hiện khai báo hải quan thông quan
phần mềm khai hải quan điện tử, nội dung cơ bản của tờ khai hải quan như sau:

 Mã số hàng hóa: 21069099


 Mã phân loại: Luồng xanh => miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và miễn
kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ
 Đơn giá tính thuế: 13.896 VND/KGM
 Trị giá tính thuế (S): 225.115.200 VND
Sau khi nhận được phản hồi về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ
kiểm tra thực tế của hàng hóa, công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh cần thực

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

28
hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) để tiến hành thông quan xuất
khẩu. Ở đây công ty Trương Phú Vinh lựa chọn hình thức nộp thuế theo loại A, tức
là không thực hiện chuyển khoản mà nộp tiền luôn.

Hình 2: Tờ khai hải quan

Giao hàng

Theo Incoterms , với điều khoản CFR, bên xuất khẩu phải ký kết hợp đồng và
thanh toán toàn bô ̣ chi phí để đưa lô hàng đến địa điểm cảng được hai bên thống
nhất từ trước. Người bán phải cung cấp cho người mua các thông tin cần thiết giúp
người mua có thể dùng các biện pháp thông thường để nhận hàng. Theo đó, công ty
TNHH MTV Trương Phú Vinh phải giao hàng, chứng từ theo thoả thuận trong hợp
đồng.
Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những
khiếm khuyết không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp
thông thường; và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó mà không
thông báo cho bên mua. Bên bán cũng có nghĩa vụ giao chứng từ hàng hóa cho bên
mua như: hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa, phiếu đóng gói, vận đơn,

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

29
giấy chứng nhận xuất xứ,… Việc giao chứng từ là cơ sở để bên mua thực hiện thanh
toán đúng hạn và là cơ sở để bên mua căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra hàng hóa.
 Nếu các bên có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ
giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn, tại địa
điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
 Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên
quan đến hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến
hàng hóa cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có
thể nhận được hàng. Thời điểm và địa điểm hợp lý đó có thể là cùng với thời
hạn và địa điểm giao hàng
 Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì bên bán có thể
giao chứng từ cho bên mua sau khi hàng hóa được giao cho người vận
chuyển, nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua

Sau khi hoàn tất quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa, công ty TNHH MTV
Trương Phú Vinh thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Việc giao hàng được thực hiện bởi
bên thứ 3 là Yang Ming Shipping (Viet Nam)

 Quy cách: Hàng nguyên Container


 Sau khi đóng hàng xong, container được di chuyển đến Cảng theo hướng dẫn
trên Booking Note, sau khi container được hạ bãi và đóng tiền hạ container
đầy, lấy mã vạch và tờ khai thông quan để đến quầy để vào số tàu, hoàn
thành thủ tục xuất khẩu
 Hạ container ở Cát Lái, đóng tiền trên Eport, sau khi đóng tiền, xuất phiếu
dưới đây, cho tới khi có số đăng ký thì được hạ container

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

30

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

31

2.2 QUY TRÌNH THANH TOÁN


2.2.1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)

Phương thức thanh toán được hai bên công ty thỏa thuận áp dụng là phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Dưới đây là tổng quan về phương thức tín
dụng chứng từ:

a. Khái niệm

• Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một Ngân
hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở
thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số
tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

• LC – Letter of credit còn gọi là thư tín dụng được một tổ chức tài chính
mở, do người mua hàng yêu cầu. LC có tác dụng cam kết thanh toán cho người bán
một khoản thanh toán tiền nhất định với điều kiện người bán xuất trình bộ chứng từ
phù hợp theo quy định trong L/C. Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng
của phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không mở thư tín dụng thì phương thức
thanh toán này không thể xác lập được và người xuất khẩu sẽ không giao hàng cho
người nhập khẩu.

b. Vai trò của L/C

•Thư tín dụng là một văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để Ngân
hàng quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người
mua có trả tiền cho Ngân hàng hay không. Ngoài ra thư tín dụng là một công cụ
hiệu quả trong việc cụ thể, chi tiết, hoàn thiện hoá những nội dung mà hợp đồng
chưa bàn tới, khắc phục những sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợp
đồng nếu xét thấy việc huỷ hợp đồng là có lợi.

• Thư tín dụng có vai trò rất quan trọng như vậy vì tuy rằng được thành lập
trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở nó hoàn toàn độc lập với hợp

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

32
đồng mua bán. Điều này có nghĩa là khi thanh toán, các ngân hàng chỉ căn cứ vào
các bộ chứng từ phù hợp mà thôi. Tính chất độc lập tương đối của thư tín dụng đã
chi phối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán, quy định toàn bộ nghĩa vụ của
các bên tham gia.

• Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với những
phương thức khác, song nó không phải là phương thức đảm bảo tránh được rủi ro
cho các bên tham gia, trong đó có Ngân hàng.

c. Nội dung của L/C

Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng
mua bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua
bán. Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau:

(1) Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C

(2) Loại LC

(3) Tên và địa chỉ các bên liên quan, người yêu cầu mở L/C, người hưởng
lợi,...

(4) Số tiền, loại tiền: Số tiền của L/C vừa được nghi bằng số, vừa được ghi
bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ
ràng.

(5) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao tiền

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C.

Thời hạn giao hàng: ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời
hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.

(6) Nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR.), nơi gửi và nơi giao
hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng. Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng,
trọng lượng, bao bì...

(7) Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn
thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm (nếu có), chứng nhận xuất xứ... Những

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

33
chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then chốt của L/C, bởi
vì bộ chứng từ quy định trong LC là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng
minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy
định của L/C. Do vậy, Ngân hàng phải tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu
bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong LC.

(8) Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: đây là nội dung cuối cùng của
LC. Nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng cam kết

sẽ trả tiền khi người xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ.

(9) Những điều khoản khác.

(10) Chữ kí của Ngân hàng mở L/C: LC thực chất là một khế ước dân sự, do
vậy, người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý
để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật.

d. Quy trình mở và thanh toán L/C

(1) Người nhập khẩu mở L/C tại ngân hàng của mình, yêu cầu ngân hàng mở
L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.

(2) Ngân hàng người nhập khẩu phát hành L/C và gửi bản chính L/C cho ngân
hàng người xuất khẩu.

(3) Ngân hàng người xuất khẩu xác nhận bản chính L/C và gửi bản chính L/C
cho người xuất khẩu.

(4) Căn cứ vào nội dung L/C, người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người
nhập khẩu.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

34
(5) Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu phải hoàn chỉnh bộ chứng từ
hàng hóa và hối phiếu gửi cho ngân hàng mình, yêu cầu họ trả tiền.

(6) Ngân hàng người xuất khẩu nhận và kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì
thanh toán cho người xuất khẩu.

(7) Ngân hàng của người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng người
nhập khẩu.

(8) Ngân hàng người nhập khẩu nhận được bộ chứng từ, kiểm tra và chuyển

tiền cho ngân hàng người xuất khẩu.

(9) Ngân hàng người nhập khẩu thông báo người nhập khẩu rằng đã trả tiền
cho người xuất khẩu và yêu cầu người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng, sau đó lấy
bộ chứng từ để nhận hàng.

e. Ưu, nhược điểm của thanh toán bằng L/C

* Ưu điểm

a. Đối với người nhập khẩu

Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp
hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy
tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm
tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt
tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký
quỹ mở LC cũng được hưởng lãi theo quy định.

b. Đối với người xuất khẩu

Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc
thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến
hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể
trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu
hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.

c. Đối với ngân hàng phát hành

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

35
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục,
ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi
thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như
cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thông qua
nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được
củng cố và mở rộng.

* Nhược điểm

a. Đối với người nhập khẩu

Vì tín dụng thư khi được phát hành ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân
hàng phát hành cũng không chịu trách nhiệm kiểm tra về hình thức, nội dung, hiệu
lực pháp lí, tính thật giả, chính xác, của bất kì chứng từ nào trong bộ chứng từ người
xuất khẩu lập mà chỉ kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều
khoản của L/C hay không thì sẽ thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan
tâm xem chất lượng hay hàng hóa có được giao đúng, đủ như trong hợp đồng mua
bán ngoại thương (hợp đồng cơ sở) hay không.

b. Đối với người xuất khẩu

Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà
không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của tín dụng thư hoặc xuất
trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối
thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.

c. Một số giải pháp kiến nghị để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ

Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham
gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không
được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự
khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro trong thanh
toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên; người bán, người mua, các ngân
hàng.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

36
Trong thanh toán tín dụng chứng từ, có rất nhiều loại rủi ro khác nhau. Một số
loại rủi ro điển hình mà chúng ta hay gặp trong phương thức này đó là: Rủi ro kỹ
thuật, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái, rủi ro đạo đức. Dưới đây là một số giải pháp
kiến nghị để phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ:

* Đối với nhà nước:

- Cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng
từ của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại.

- Cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tính dụng

ngân hàng nhà nước (CIC)

* Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu:

- Nên có cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu đã được đào tạo nghiệp vụ
ngoại thương, am hiểu về pháp luật pháp trong thương mại quốc tế thanh toán quốc
tế, có năng lực và có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.

- Giữ chữ tín, thực hiện đúng cam kết với đối tác và với ngân hàng, thực hiện
đúng chỉ dẫn của ngân hàng về LỰC, phối hợp khi có tranh

chấp

- Chú ý đến các điều kiện để được thanh toán, đặc điểm của từng loại chứng
từ, kiểm tra hàng hóa, mở L/C đúng quy định

- Cần lường trước những bất lợi khi có tranh chấp và bị khởi kiện ở nước
ngoại.

* Đối với Ngân hàng thương mại:

- Chú trọng công tác thẩm định đánh giá khách hàng

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

- Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro

- Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

37
- Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng

Nhận xét:

Phương thức thanh toán này bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Tuy vẫn còn
những nhược điểm, nhưng nó cũng giúp cho cả 2 bên xuất - nhập khẩu phải cẩn
thận hơn khi thực hiện hợp đồng, không được tự ý sửa đổi nội dung thanh toán nếu
không có sự đồng ý của bên còn lại.

2.2.2 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

Các bên trong quy trình thanh toán này:

• Người yêu cầu mở L/C = Applicant (PURESỤN TRADING CO., LTD)

• Ngân hàng Mở L/C = Opening Bank = Issuing Bank (TAIWAN BUSINESS


BANK. TAINAN BRANCH)

• Ngân hàng Thông báo L/C = Advising Bank = Notifying Bank


(INDUSTRIAL COMMERCIAL BANK OF VIETNAM. BENTRE BRANCH)

• Người thụ hưởng = Beneficiary (MR.TRUONG PHÚ VINH/DIR)

Bước 1: Người xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán ngoại
thương thỏa thuận thanh toán theo phương thức thư tín dụng.

ARTICLE 2:

Term of payment By L/C through Industrial Commercial Bank of Viet Nam

Loại L/C: L/C không hủy ngang, trả ngay.

• Tên người hưởng lợi: người bán CÔNG TY TNHH 1TV TRUONG PHU

VINH.

• Trị giá L/C: 100% giá trị hàng hóa.

Phương thức thanh toán bằng LC có nhiều ưu điểm:

 Đối với người bán (Người Xuất khẩu): Thanh toán bằng IC đảm bảo chắc

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

38
chắn thu được tiền hàng, là hình thức thanh toán có lợi nhất đối với người
bán.

 Đối với người mua (Người Nhập khẩu): Thanh toán bằng L/C đảm bảo

rằng việc trả tiền chỉ được thực hiện một khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ
chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó.

Công ty TNHH Thương mại PURESỤN yêu cầu ngân hàng của mình
(TAIWAN BUSINESS BANK) mở L/C. Ngân hàng TAIWAN BUSINESS BANK
mở L/C và thông thường sẽ gửi trước cho người Nhập khẩu xem/kiểm tra, sau đó
người Nhập khẩu sẽ gửi cho người xuất khẩu thông qua Ngân hàng Thông Báo
(Ngân hàng VietinBank).

L/C thường là bản bằng mã điện SWIFT.

Bước 2: Ngân hàng Thông báo kiểm tra LC và chuyển LC cho người xuất
khẩu.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

39
 Công ty TNHH MTV TRƯỜNG PHÚ VINH không nhận LC và làm việc
trực tiếp với ngân hàng TAIWAN BUSINESS mà làm việc thông qua ngân
hàng VietinBank.
 Ngân hàng VietinBank có trách nhiệm hỗ trợ người bán kiểm tra L/C.

Bước 3: Người Xuất khẩu giao hàng cho người Nhập khẩu theo L/C quy
định.

Kể từ thời điểm nay, người XK/người NK sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình
(giao hàng và thanh toán) theo L/C và còn các trách nhiệm khác thì vẫn thực hiện
theo hợp đồng giữa hai bên.

Bước 4: Người Xuất khẩu lập bộ chứng từ của lô hàng và giao cho Ngân
hàng Thông báo.

Công việc này sẽ được trình bày ở phần Chuẩn bị bộ chứng từ khi sử dụng
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - L/C.

Bước 5: Ngân hàng VietinBank kiểm tra và gửixuất trình bộ chứng từ cho
Ngân hàng TAIWAN BUSINESS.

Việc kiểm tra bộ chứng từ xem có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không
rất quan trọng. Vì về bản chất, lúc này, chính Ngân hàng của người mua là người
đang “sở hữu” lô hàng, nên họ kiểm tra rất gắt gao về Bộ chứng từ. Mặc dù, trước
đó, bên bán cũng đã gửi bản nháp/draft + scan bản gốc của Bộ chứng từ gửi cho
người NK kiềm. Người NK đã kiểm tra/xác nhận là chứng từ ổn, hợp lệ. Nhưng nếu
chứng từ chưa đúng như yêu cầu của Ngân hàng bên người NK thì Ngân hàng vẫn
từ chối thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng TAIWAN BUSINESS sẽ kiểm tra chứng từ.

Việc trả tiền này là chính Ngân hàng TAIWAN BUSINESS dùng tiền của
mình để trả cho Công ty TNHH PURESUN.

Bước 7: Ngân hàng VietinBank gửi thông báo tiền đã vào tài khoản cho CT
TNHH TRUONG PHÚ VINH

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

40
Bước 8: Ngân hàng TAIWAN BUSINESS sẽ xuất trình bộ chứng từ để
Công ty TNHH PURESUN kiểm tra và giao chứng từ cho Công ty nhận hàng.

Sau khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ và Ngân hàng đã hoàn thành việc
chuyển tài khoản cho Công ty thì nghĩa vụ thanh toán hoàn thành, quy trình thanh
toán bằng thư tín dụng LC được hoàn tất.

Việc trả tiền này là chính Ngân hàng TAIWAN BUSINESS dùng tiền của
mình để trả cho Công ty TNHH PURESUN.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

41

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN


4.1. Phiếu đóng gói hàng hóa

 Nội dung:

- Thông tin người mua, người bán:

+ Thông tin người bán: Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh, địa
chỉ: 384D, Đường Nguyễn Đình Chiểu, Phú Hưng, Bến Tre

+ Người nhận hàng: Theo yêu cầu của Ngân hàng Kinh Doanh Đài
Loan

+ Thông báo cho bên: Công ty Thương mại Puresun, Địa chỉ số 5F,
5-4 ngõ 10, 30 Tung An, Tainan, Taiwan

- Cảng xếp, dỡ hàng:

+ Cảng đi: Cảng Cát Lái, Việt Nam

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

42
+ Cảng đến: Cảng Kaohsiung, Đài Loan

- Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu: Tàu ST Blue 041A

- Thông tin hàng hóa

+ Tên mặt hàng: sáp dừa và chiết xuất từ dừa

+ Khối lượng tịnh từng thùng: 135 kg

+ Khối lượng cả bì từng thùng: 163 kg

+ Khối lượng tịnh đơn hàng ( bằng số và bằng chữ ) : 16 200

+ Khối lượng cả bì đơn hàng : 19 500

+ Đơn vị : thùng ( nhựa )

+ Số lượng ( bằng số và bằng chữ ) : 120 thùng

- Số liệu hợp đồng , ngày phát hành

+ Số liệu hợp đồng : TPV01-03 / EX

+ Ngày phát hành : 11/02/2019

- Điều kiện giao hàng : không đề cập đến

 Nhận xét:

- Thông tin trong đơn đóng gói do công ty Trương Phú Vinh cung cấp
tương đối đầy đủ , tuy nhiên có một số lỗi về mặt nội dung

+ Phiếu không đề cập đến điều kiện giao hàng, điều này có thể gây
ảnh hưởng đến các bên khi gặp vấn đề trong lúc trao đổi hàng hóa
trừ khi điều kiện này đã được 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

43
4.2. Hóa đơn thương mại

 Nội dung

- Người gửi hàng: Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh (kèm địa chỉ, số
điện thoại, fax)

- Số hóa đơn: TPV01-03/EX

- Ngày xuất: 11/02/2019

- Người nhận hàng: Theo yêu cầu của Ngân hàng Kinh Doanh Đài Loan.
Thông báo cho bên: Công ty Thương mại Puresun (kèm địa chỉ, số điện
thoại, fax)

- Điều khoản thanh toán: L/C

- Cảng xếp, dỡ hàng:

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

44
+ Cảng đi: Cảng Cát Lái, Việt Nam

+ Cảng đến: Cảng Kaohsiung, Đài Loan

- Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu: Tàu ST Blue 041A

- Điều kiện giao hàng: CFR

- Số lượng hàng hóa: 16.200 kg Thạch sáp dừa loại 1

- Tổng giá trị: 9720$ (Chín nghìn bảy trăm hai mươi đô la mỹ)

 Nhận xét

- Hóa đơn có đề cập chi tiết về những điều khoản cần thiết của hóa đơn
thương mại như: thông tin người mua, bán; phương thức giao hàng, thanh
toán; giá trị thành tiền của hàng hóa; xác nhận của người bán (chữ ký)
đảm bảo các chức năng thanh toán, khai giá hải quan và tính số tiền bảo
hiểm sau này

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

45
4.3. Vận đơn:

 Nội dung:

- Cảng xếp hàng : cảng Cát Lái , Việt Nam

- Cảng dỡ hàng : Cảng Kaohsiung , Đài Loan

- Tên và địa chỉ người gửi hàng: Công ty Trương Phú Vinh (kèm địa chỉ )

- Tên và địa chỉ người nhận hàng: Theo lệnh của Ngân hàng Thương mại
Đài Loan

- Đại lý, bên thông báo chỉ định : Công ty Thương mại Puresun ( kèm địa
chi )

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

46
- Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích: chỉ
bao gồm tên hàng và tổng trọng lượng cả bì .

- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn: Ngày 14/02/2019 tại cảng Cát Lái,
Việt Nam

- Số bản gốc vận đơn: YMLUI490353759

 Nhận xét:

- Bên bán Công ty Trương Phú Vinh ủy thác cho Yang Ming Marine
Transport Corp vận chuyển hàng bằng đường biển từ cảng Cát Lái

- Vận đơn có đề cập chi tiết về hàng hóa được vận chuyển cũng như thông
tin của bên mua và bên bán, theo hình thức được yêu cầu của một vận
đơn . Tuy nhiên , vận đơn này không đề cập đến các chi phí liên quan đến
quá trình vận tải, do đó có thể gây khó khăn cho đôi bên khi cần yêu cầu
bên kia hoàn lại khoản chi phí vận chuyển mà mình đã trả

4.4. Tờ khai hải quan

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

47

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

48

 Nội dung

- Đơn vị hải quan cửa khẩu : Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực I

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

49
- Mã loại hình : B11 - Xuất kinh doanh

- Công ty xuất khẩu : Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh

- Công ty nhập khẩu : Công ty TNHH Thương mại PURESUN

- Mã phương tiện vận chuyển : 9999 - thông tin cơ bản của phương tiện
chưa được đăng ký trong hệ thống

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu : ST BLUE 041A, số
container GVCU2265924

- Địa điểm lưu kho : 02CIS01 - Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

- Phương thức thanh toán : LC – Thư tín dụng

- Tên hàng : Thạch dừa nguyên liệu loại I ( 135kg / phi / net)

- Mã số hàng hóa : 21069099

- Khối lượng : 16200 kg ( net ) - 19560 kg ( gross )

- Trị giá hàng hóa xuất khẩu : 9720 USD

- Hình thức hóa đơn . A - Hóa đơn TPV01-03 / EX

- Phân loại giá hóa đơn : A - Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả

- Mã điều kiện giá hóa đơn: CFR (đơn vị tiền tệ USD)

- Phân loại nộp thuế : A - Không thực hiện chuyển khoản

- Thuế xuất khẩu : 225.115.200 VND ( Xuất ra trị giá tính thuế do hệ thống
tính toán ( S )

- Người nộp thuế Xuất khẩu : Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh ( do
áp dụng điều kiện CFR )

- Đơn giá tính thuế : 13896 VND / kg

- Đơn giá hóa đơn : 0,6 USD / kg

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

50
- Bảo hiểm : không

- Thời gian cho phép vận chuyển bảo thuế ( khởi hành ) : 11/02/2019

- Địa điểm dịch cho vận chuyển bảo thuế : Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

 Nhận xét

- Tờ khai hải quan này có dầy đủ thông thông đơn vị hải quan cửa khẩu ,
công ty xuất khẩu , công ty nhập khẩu , phương thức , phương tiện vận
chuyển hàng hóa xuất khẩu ; tên hàng , khối lượng , trị giá hàng hóa xuất
khẩu , nghĩa vụ thuế ; các chỉ thị của hải quan đối với lô hàng xuất
khẩu , ...

- Có thể thấy rằng , doanh nghiệp xuất khẩu đã khai báo hải quan qua phần
mềm khai báo hải quan ECUS . Việc khai báo điện giúp doanh nghiệp tiết
kiệm thời gian và chi phí khai báo , giảm áp lực giải quyết công việc khai
báo với quá các phần tính toán . nhiều nhân viên thủ tục doanh nghiệp
cho cơ quan hải quan , tăng độ chính xác ở các phần tính toán

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

51
4.5. Chứng nhận xuất xứ

 Nội dung

- Công ty xuất khẩu : Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh

- Công ty nhập khẩu : Puresun Trading Co. , LTD ( Đài Loan )

- Vận chuyển bằng tàu số hiệu ST BLUE 041A từ Cảng Cát Lái ( Việt Nam
) đi Cùng Kaohsiung ( Đài Loan )

- Container / Seal : GVCU2265942 / YMAD238650

- Tên hàng hoá : Thạch dừa nguyên liệu loại I

- Khối lượng tịnh : 16200 kg ~ 120 thùng phi

- Khối lượng : 19560 kg

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

52
- Số hóa đơn : TPV01-03EX ngày 11/01/2019

 Nhận xét

- Giấy chứng nhận xuất xứ có các thông tin về đơn vị xuất khẩu , đơn vị
nhập khẩu , phương tiện , phương thức vận chuyển , mô tả thông tin lô
hàng xuất khẩu

- Hàng hóa xuất khẩu đi Đài Loan, không được hưởng ưu đãi thuế quan
phổ cập, nên đây là C/O form B cấp bởi VCCI ngày 14/02/2019

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

53

KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng khích lệ trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là về lĩnh vực
xuất nhập khẩu khi đã có những mặt hàng chất lượng cao và những thị trường
tiềm năng phù hợp để nước ta xuất khẩu hàng sang đó, đồng thời cũng tìm kiếm
và nhập khẩu những mặt hàng phù hợp nhu cầu, thị hiếu của nước ta, nhu vậy
vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước, vừa tạo được mối quan hệ bền vững với
các quốc gia bạn bè, đối tác trên thế giới. Nền kinh tế càng ngày càng phát triển,
đồng nghĩa với việc phải có những quy định pháp luật phù hợp cho những thủ
tục giấy tờ, những hợp đồng kinh tế cần có. Đứng trước vận hội mới, thách thức
mới, các công ty, doanh nghiệp nước ta đã chuẩn bị cho mình những hành trang
sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách để vươn lên và đạt được những mục tiêu
đã đặt ra.
Thông qua việc phân tích hợp đồng và quy trình thực hiện hợp đồng ngoại
thương và quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu lô hàng thạch dừa
nguyên liệu giữa công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và Công Ty TNHH
Thương mại PURESUN Đài Loan , nhóm sinh viên đã nắm bắt được việc soạn
thảo , thỏa thuận hợp đồng mua bán và các chứng từ liên quan của một giao
dịch trong thực tế cũng như nhận thấy được một số hạn chế trong việc soạn thảo
hợp đồng của hai công ty . Việc phân tích hợp đồng cùng các loại chứng từ liên
quan đã giúp nhóm gắn liền với nội dung giảng dạy và học tập của bộ môn Giao
dịch thương mại quốc tế và bổ sung thêm kiến thức về môn học thông qua tìm
hiểu tài liệu thực tế.

Kinh tế ngày càng hội nhập kéo theo cạnh tranh khốc liệt , mỗi một hợp đồng
đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng tới từng điều khoản điều kiện cũng như sự
phù hợp của các chứng từ . Kiến thức chuyên sâu về hợp đồng là vô cùng cần
thiết , nhất là đối với những nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngành
nghề , lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu . Như vậy để nền kinh tế luôn
được phát triển và vững mạnh, những doanh nhân không chỉ cần có cho mình

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

54
cái đầu linh hoạt, nhạy bén nắm bắt mọi cơ hội mà còn phải nắm chắc kiến thức
về hoạt động xuất nhập khẩu, những quy định của pháp luật và những yêu cầu
cơ bản của lĩnh vực này. Qua quá trình phân tích hợp đồng và tiếp xúc thực tế ,
nhóm đã tích lũy được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu về
chuyên ngành , đồng thời cũng thúc đẩy thêm được đam mê cho cả nhóm đối
với lĩnh vực xuất nhập khẩu .
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn ThS . Trần Bích Ngọc , giảng viên bộ
môn Giao dịch thương mại quốc tế đã luôn tận tình hướng dẫn , giải đáp thắc
mắc để nhóm tạo ra được kết quả nghiên cứu này . Do còn nhiều hạn chế về
điều kiện , kiến thức của bản thân cũng như thiếu các nguồn thông tin nội bộ
nên bài thực hiện không tránh khỏi sai sót , mong nhận được sự thông cảm và
giúp đỡ của thầy để giúp nhóm nghiên cứu có thể rút kinh nghiệm, hoàn thiện
bài tiểu luận cũng như về kiến thức chuyên môn cho công việc sau này .

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Use.infobelpro.com. 2021. Abuse. [online] Available at:
<https://use.infobelpro.com/taiwan/en/businessdetails/TW/0767134675> [Accessed
9 December 2021].

En.52wmb.com. 2021. Puresun Trading Co.ltd. Import Data And Contact. [online]
Available at: <https://en.52wmb.com/buyer/80132264> [Accessed 9 December
2021].

Yellowpages.vn. 2021. Công Ty TNHH MTV Trương Phú Vinh. [online] Available
at: <https://www.yellowpages.vn/lgs/1187809698/cong-ty-tnhh-mtv-truong-phu-
vinh.html> [Accessed 9 December 2021].

Vccinews.com. 2021. Thạch dừa Trương Phú Vinh: Niềm tự hào của đặc sản Bến
Tre. [online] Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam-Doanh nghiệp. Available at:
<https://vccinews.vn/news/6489/.html> [Accessed 9 December 2021].

Nghiepvuxuatkhau.com. 2021. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng ngoại thương.


[online] Available at: <https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/nhung-van-de-co-ban-
ve-hop-dong-ngoai-thuong.html> [Accessed 9 December 2021].

Customs.gov.vn. 2021. Quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu - Hải
quan Việt Nam :: Hải Quan Việt Nam. [online] Available at:
<https://www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?
List=74c6bc80%2Df976%2D4544%2Da90e
%2Da90f0cbefddc&ID=404&Web=c00daeed%2D988b%2D468d%2Db27c
%2D717ca31ae3ff> [Accessed 9 December 2021].

ICC - International Chamber of Commerce. 2021. Incoterms® 2020 - ICC -


International Chamber of Commerce. [online] Available at:
<https://iccwbo.org/resources-for-business/incoterms-rules/incoterms-2020/>
[Accessed 9 December 2021].

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

56

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

57

PHỤ LỤC

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)


lOMoARcPSD|14946581

Downloaded by Lê Ngân (ltkngan20102003@gmail.com)

You might also like