You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

NGHIỆP VỤ SALES LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN


INTERPLUS

Họ tên SV: Bùi Duy Quang


Mã SV: 84553
Lớp: KTN60DH
Nhóm: N09
Người hướng dẫn: T.s Nguyễn Quỳnh Trang

HẢI PHÒNG - 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU........................................iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU...................................................v

MỞ ĐẦU.........................................................................................................vi

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTIC, DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ


NGHIỆP VỤ SALES LOGISTICS.......................................................................1

1.1 Tổng quan về logistics........................................................................1

1.1.1 Khái niệm Logistics.....................................................................1

1.1.2 Phân loại Logistics.......................................................................2

1.1.3 Vai trò của Logistics....................................................................3

1.2 Dịch vụ Logistics................................................................................3

1.2.1 Nguồn luật điều chỉnh.......................................................................4

1.2.2. Ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam...........................................5

1.2.3 Quyền hạn và trách nhiệm của một công ty kinh doanh dịch vụ
logistics với khách hàng.................................................................................6

1.3 Tìm hiểu công việc của một nhân viên sales logistics............................7

1.3.1 Sales logistics là gì?..........................................................................7

1.3.2 Mô tả công việc................................................................................8

1.3.3 Yêu cầu công việc.............................................................................9

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTERPLUS...........10

2.1 Giới thiệu tổng quan..............................................................................10

2.1.1 Thông tin sơ lược............................................................................10

ii
2.1.2 Các dịch vụ kinh doanh..................................................................11

2.1.3 Nhiệm vụ đề ra..............................................................................12

2.2 Cở sở vật chất........................................................................................13

2.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................15

2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức......................................................................15

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban....................................16

CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ SALES LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN


INTERPLUS.......................................................................................................20

3.1 Quy trình sales logistics chung logistics tại Công ty Cổ phần Interplus.
.........................................................................................................................20

3.1.1 Tìm kiếm khách hàng.....................................................................22

3.1.2 Phân loại khách hàng.....................................................................23

3.1.3 Xác định thông tin khách hàng......................................................23

3.1.4 Liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch tàu....................................24

3.1.5 Lên báo giá để gửi cho khách hàng................................................24

3.1.6 Thương lượng lại về giá nếu khách hàng có yêu cầu....................25

3.1.7 Gửi booking cho hãng tàu..............................................................25

3.1.8 Chuyển giao công việc...................................................................26

3.1.9 Chăm sóc khách hàng hậu mãi......................................................26

3.2. Quy trình sales lô hàng dầu ăn xuất khẩu nguyên container của công ty
TNHH Gia Hưng HD.......................................................................................26

KẾT LUẬN.....................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................33

PHỤ LỤC........................................................................................................34

iii
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
STT Từ viết tắt Từ được viết tắt
01 Tp.HCM Thành phố Hồ chí Minh
02 LPI Chỉ số hiệu suất dịch vụ Logistics
03 FCL Full Container Load
04 LCL Less than Container Load
05 GTGT Giá trị gia tăng
06 TNCN Thu nhập cá nhân
07 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
08 PI Proforma Invoice
09 L/C Letter of Credit
10 T/T Telegraphic Transfer
11 DP Documents against payment
12 DN Doanh nghiệp
13 POL Port of Loading
14 POD Port of Discharging
15 SI Shipping Instruction
16 BL Bill of Lading
17 HBL House Bill of Lading
18 DO Delivery Order
19 ETA Estimated time of arrival
20 ETD Estimated time of departure
21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU

STT Tên hình/ bảng Số trang

01 Hình 2.1 Logo Công ty Cổ phần Interplus 10


HÌnh 2. 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần
02 15
Interplus
03 Hình 3.1. Tóm tắt nghiệp vụ sales logistics. 20
04 Hình 3. 2. Đóng gói Flexibag 28

vi
MỞ ĐẦU
“Học đi đôi với hành” đây là điều mà ông cha ta đã lưu truyền lại và dạy
cho con cháu đời sau. Chính vì vậy mà việc thực tập đối với sinh viên (đặc biệt
là sinh viên những năm cuối) lại càng trở nên ý nghĩa. Điều này là cơ hội giúp
cho sinh viên có thể làm quen dần với tác phong làm việc, các nghiệp vụ thực tế
cũng môi trường làm việc với đồng nghiệp…, tổng hợp các kĩ năng cần thiết để
làm hành trang cho công việc sau này.
Xuyên suốt một tháng được nhà hỗ trợ thực tập tại công ty Cổ phần
Interplus, em đã được học hỏi, khắc phục các mặt còn hạn chế của bản thân
trong môi trường chuyên nghiệp. Qua kì thực tập em đã học được rất nhiều thứ:
cách giao tiếp, cách cư xử, cách mà mọi người làm việc cùng nhau, phân chia
công việc cho nhau sao cho hợp lý nhất,... Ngoài ra, em còn được quan sát các
anh chị đồng nghiệp xử lý các lô hàng cụ thể hàng ngày mà công ty cần xử lý.
Phía công ty Cổ Phần Interplus đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ kiến thức và kinh
nghiệm, và giải đáp các thắc mắc của em. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy cô và các anh chị hướng dẫn tại Công ty Cổ phần Interplus đã tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em có một kì thực tập diễn ra suôn sẻ!
Sau khoảng thời gian học tập nghiệp vụ của quý công ty, em lựa chọn
nghiệp vụ sales Logistics là đề tài cho báo cáo thực tập của mình. Với năng lực
chuyên môn còn nhiều hạn chế, bài báo cáo của em có thể còn nhiều sai sót. Em
rất mong nhận được lời góp ý từ các thầy cô!
Em xin chân thành cảm ơn!
Bài báo cáo của em gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Logistics, dịch vụ Logistics và nghiệp vụ sales
Logistics
Chương 2: Giới thiệu về công ty Cổ phần Interplus
Chương 3: Tìm hiểu về nghiệp vụ sales Logistics tại công ty Cổ phần
Interplus

vii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTIC, DỊCH VỤ LOGISTICS
VÀ NGHIỆP VỤ SALES LOGISTICS
1.1 Tổng quan về logistics
1.1.1 Khái niệm Logistics
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hóa về
vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát
đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay
người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. (trích
Logistics and Supply Chain Management, Ma Shou, tài liệu giảng dạy của
Worls Maritime University, 1999)
Còn giáo sư Martin Christopher lại cho rằng: “ Logistics là quá trình quản
trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm (và dòng chảy thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh
phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lại thông qua
việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”
Theo quan điểm “7 đúng” (“7 Right”) thì: “ Logistics là quá trình cung cấp
đúng sản phẩm, đúng số lượng đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện
và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm.”
Chắc chắn cùng với sự phát triển của logistics sẽ xuất hiện thêm nhiều khái
niệm mới về nó, nhưng ở thời điểm hiện tại quan điểm được lêu trong Logistics
Supply Chain Management là quan điểm được công nhận nhiều nhất.
Trong quan điểm trên có những điểm cần chú ý như sau:
Từ “quá trình”: Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một
chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống qua các bước nghiên cứu,
hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện.
Logistics không chỉ liên quan đến nguyên vật liệu mà còn liên quan tới tất
cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm, dịch vụ
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên ở đây không chỉ
bao gồm: vốn, vật tư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết
công nghệ…
Cốt lõi của logistics là tối ưu, hiệu quả về địa điểm/ vị trí, về thời gian vì
trong nền kinh tế tính “đúng lúc”, “đúng thời điểm” có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.
1.1.2 Phân loại Logistics
Trong thực tế, logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới
đây là một số cách phân loại phổ biến:
a) Phân loại theo các hình thức logistics
Cho đến nay thế giới có các hình thức sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): người chủ sở hữu
hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu
của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải,
kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động
logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): người cung cấp
dịch vụ logistics bên thứ 2 là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ
trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh
toán,..) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.
Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng
không, công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan,…
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) là người thay mặt chủ
hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.
3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn
trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… và có tích hợp vào dây chuyền cung ứng của
khách hàng.
- Logistics bên thứ 4 (4PL – Fourth Party Logistics) là người tích hợp các
nguồn lực, tiềm năng, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với khách
2
hàng để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu
trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền
cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics…
- Logistics bên thứ năm (5PL) quản lý chuỗi cung ứng trên nền tảng
thương mại điện tử.
b) Phân loại theo quá trình
Phân loại theo quá trình thì logistics bao gồm 3 loại:
- Logistics đầu vào (Inbound logistics) là các hoạt động bảo đảm cung ứng
tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí,
thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (Outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo đưa
thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi
phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược (Reverse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm,
phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình
sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
1.1.3 Vai trò của Logistics
a) Đối với nền kinh tế
Logistics hỗ trợ chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể
phát triển đồng bộ khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
b) Đối với doanh nghiệp
Vai trò của logistics đối vói doanh nghiệp được thể hiện:
- Giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào một cách hiệu quả.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Góp phần giảm chi phí thông qua tiêu chuẩn hóa chứng từ.
- Công cụ để đạt lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung.
- Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing.

3
1.2 Dịch vụ Logistics
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí ban hành Nghị định
163/2017/NĐ-CP (30/12/2017). Theo Điều 3 của nghị định nàydịch vụ logistics
được chia thành 17 nhóm bao gồm:
- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Dịch vụ chuyển phát.
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi
giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng
lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý
hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải hàng không.
- Dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
- Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách
hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
1.2.1 Nguồn luật điều chỉnh
a) Luật Việt Nam
- Căn cứ vào Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015 quy định về tàu biển,
thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải.
4
- Căn cứ vào Luật Hải quan Việt Nam 2014 quy định về hải quan đối với tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, hàng hoá, phương tiện vận tải được
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong lãnh thổ hải quan.
- Căn cứ vào Luật thương mại 2005 quy định về điều kiện kinh doanh dịch
vụ logistics.
- Căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2001.
- Căn cứ vào Nghị định số 49/2006/NĐ-CP về thủ tục đăng ký tàu biển.
- Căn cứ vào Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch
vụ vận tải biển.
- Căn cứ vào Nghị định Số: 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh
doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics.
- Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
- Nghị định 153/2017/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc
giai đoạn 2018-2022.
- Nghị định 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương giai đoạn 2019-2022.
b) Luật quốc tế
- Căn cứ vào Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn
đường biển, ký tại Brussels ngày 25/08/1924.
- Căn cứ vào Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển 1978.
- Căn cứ vào Công ước quốc tế vận tải đa phương thức 1980.
- Căn cứ vào Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
- Căn cứ vào Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số
quy tắc về vận đơn đường biển (Nghị định thư Visby 1968).

5
- Căn cứ vào Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương
thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số phát hành
48, đã có hiệu lực từ 01- 01-1992. Bản quy tắc là một quy phạm pháp luật tuỳ ý
nên khi sử dụng các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng.

1.2.2. Ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam


Từ vị trí thứ 64 năm 2016, Việt Nam đã tăng lên vị trí thứ 39 trên toàn cầu
trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu suất dịch vụ logistics (LPI) năm 2021 theo công
bố đầu tháng 8 năm 2021
Chỉ số LPI của Việt Nam năm nay đứng trên các nền kinh tế có quy mô lớn
trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Việt Nam có hiệu suất dịch vụ
logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương, World Bank
đánh giá.
Tại Việt Nam, logistics đang trên đà phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu
tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 668,54
tỉ đô la Mỹ trong năm 2021. Khối lượng hàng hóa vận tải trong năm 2021 đạt
hơn 703 triệu tấn tăng 2% so với năm 2020.
Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến sản xuất mới với chi phí thấp của
các doanh nghiệp nước ngoài, khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng. Các
hoạt động đầu tư vào ngành logistics tại Việt Nam diễn ra sôi động.
Việt Nam có tới gần 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Đây là một con số khá lớn nhưng trên thực tế đa phần lại là những doanh nghiệp
nhỏ và rất nhỏ. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản,
không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước
ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải
thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia. Điều này dẫn đến đa số các
doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các
đối tác nước ngoài có mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt
động vận tải đa phương thức.

6
1.2.3 Quyền hạn và trách nhiệm của một công ty kinh doanh dịch vụ logistics
với khách hàng
a) Trách nhiệm của công ty logistics, forwarder
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây
(Điều 175 Luật Thương Mại 2005, 14/06/2005).
- Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa,
giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.
- Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại
lý;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định
của pháp luật.
- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng
mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ.
- Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối
với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua
bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp
có lỗi do mình gây ra.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt
động đại lý với bên giao đại lý.
- Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao
kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch
vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

b) Quyền lợi của công ty logistics, forwarder


Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, công ty forwarder có các
quyền sau đây (Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, 30/12/2017)
- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường
hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này.

7
- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại
tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện
khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với
đại lý bao tiêu.
- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý
mang lại.
1.3 Tìm hiểu công việc của một nhân viên sales logistics
1.3.1 Sales logistics là gì?
Sales logistics là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ việc bán hàng, thuật ngữ
này chỉ một quy trình mua và bán sản phẩm, dịch vụ. Thông qua các nhân viên
sales logistics trong công ty, liên hệ với các nhà cung cấp và đáp ứng như cầu
khác nhau về vận chuyển, vận tải hàng hóa, dịch vụ kho bãi, các dịch vụ giá trị
gia tăng… của khách hàng.
Có thể hiểu nhân viên sales logistics là một nhân viên bán hàng trong các
công ty logistics, forwarder hiện nay. Công việc chủ yếu của họ là kết nối khách
hàng với bên vận chuyển, kho bãi, đảm báo hàng hóa vận chuyển an toàn, đúng
thời gian, địa điểm cho khách hàng có nhu cầu vận chuyển.
Sales logistics là nhân viên giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển
hoạt động kinh doanh của chính công ty. Ngoài ra, qua việc kết nối chủ hàng với
các đơn vị vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics khác giúp khách hàng
giảm thiểu chi phí logistics, từ đó gián tiếp làm tăng lợi nhuận cho họ. Vị trí này
khá giống với nhân viên kinh doanh trong các ngành dịch vụ khác những điểm
đặc biệt của nó là sản phẩm bán cho khách hàng là dịch vụ liên quan đến vận tải
hàng hóa như: vận chuyển, kho bãi, bao gói, chằng buộc, khai thuê hải quan…
1.3.2 Mô tả công việc.
Nhìn chung công việc của một nhân viên sales logistics sẽ gồm những
hoạt động dưới đây:
8
- Nắm bắt rõ nguồn tài nguyên công ty: khách hàng, đối tác, các dịch vụ
công ty cung cấp. Xác định lợi thế, hạn chế của công ty. Việc nắm bắt nguồn
tài nguyên công ty sẽ gúp nhân viên sales có được danh sách khách hàng tiềm
năng. Xác định lợi thế công ty sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tư vấn dịch vụ cho
khách hàng.
- Xác định khách hàng mục tiêu: Trong phòng kinh doanh của một công
ty logistics thường được chia làm ba bộ phận:
 Sales FCL – sales hàng nguyên container
 Sales LCL – sales hàng lẻ
 Sales Oversea – sales dịch vụ cho các công ty ở nước ngoài
Việc chia nhỏ thành các bộ phận đã chỉ ra rõ rằng khách hàng mục tiêu của cá
bộ phận là khác nhau, hướng đến các dịch vụ mà họ cần cũng sẽ có sự khác biệt
nhất định. Xác định đúng khách hành mục tiêu ngay từ ban đầu giúp tỉ lệ sales
thành công cao hơn, nhanh chóng hơn.
- Khai thác dữ liệu, tìm kiếm khách hàng: Để tìm kiếm khách hàng, nhân
viên sales thường sử dụng 2 cách sau:
 Tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ vận
chuyển hiện nay.
 Tìm kiếm nguồn khách hàng trên yêu tố, mặt hàng, mùa, thị trường tiêu
thụ hàng hóa.
- Xác định thông tin khách hàng: Khai thác được càng nhiều thông tin từ
khách hàng thì càng dễ dàng tư vấn cho họ các dịch vụ phù hợp, có những sắp
xếp thích hợp nhất cho khách hàng của mình.
- Phân loại khách hàng: Sau khi đã tiếp cận và lấy được thông tin khách
hàng, công việc tiếp theo là phân loại khách hàng. Chia thành nhóm khách hàng
tiềm năng và khách hàng không tiềm năng, từ đó có những chiến thuật tiếp cận,
phụ vụ và tư vấn tốt nất cho khách hàng tiềm năng của công ty.
- Liên hệ các hãng vận chuyển: Sau khi tư vấn thành công, nhân viên sales
cần liên hệ hãng tàu để hỏi lịch và xin giá vận chuyển cho lô hàng.
9
- Báo giá với khách hàng: Sau khi liên hệ với hãng vận chuyển và nắm
được giá cả cho lô hàng của khách, nhân viên sales sẽ liên hệ lại để báo giá với
khách. Nội dung báo giá như sau:
 Giá vận chuyển lô hàng
 Thời gian vận chuyển
 Địa điểm trung chuyển (nếu có)
 Lịch tàu chạy cố định như thế nào
 Các phụ phí có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển
 Các thông tin, vấn đề cần lưu ý
- Theo dõi hành trình vận chuyển của hàng hóa: nhân viên sales cần theo
dõi hàng hóa của khách trong quá trình vận chuyển để đảm bả sự an toàn trong
quá trình vận chuyển của khách hàng. Nếu hàng vận chuyển bị trì trệ, nhân viên
sales cần gọi điện thúc dục để đảm bảo đúng thời gian cho khách.
- Chuyển giao công việc: Thực hiện chuyển giao đơn hàng đến bộ phận
chứng từ, bộ phận nghiệp vụ để làm các thủ tục liên quan đến lô hàng.
- Chăm sóc khách hàng hậu mãi: Để giữ chân khách hàng, cần thực hiện
chăm sóc khách hàng hậu mãi, biến họ thành khách quen thường xuyên sử dụng
dịch vụ của công ty.
1.3.3 Yêu cầu công việc
Một nhân viên logistics cần có những kĩ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp tốt, giọng nói dễ nghe và ngoại hình ưu nhìn là một lợi
thế khi làm việc với khách hàng, kỹ năng ứng biến xử lý tình huống.
- Am hiểu các tiêu chuẩn an toàn trong vận tải hàng hóa.
- Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc. Điều này rất cần thiết trong
việc sắp xếp lịch trình cho khách hàng, đảm bảo thời gian giao hàng đúng yêu
cầu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.
- Giao tiếp được bằng nhiều ngôn ngữ là lợi thế lớn.

10
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTERPLUS
2.1 Giới thiệu tổng quan
2.1.1 Thông tin sơ lược
Công ty Cổ phần Interplus là một trong những công ty vận tải tuy tín được
thành lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có mạng lưới rộng lớn
với 300 văn phòng trên toàn thế giới.

Hình 2.1 Logo Công ty Cổ phần Interplus


(Nguồn ảnh: https://interplus.vn/ )
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN INTERPLUS.
Tên giao dịch Quốc tế: INTERPLUS JOINT STOCK COMPANY.
Tên công ty viết tắt: INTERPLUS JSC
Mã số thuế: 0201906002
Ngày hoạt động: 10/06/2018
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài nhà nước
Trụ sở chính: Phòng 802, tòa nhà TM, số 8A, lô 28 Lê Hồng Phong, quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Các chi nhánh:
 Hà Nội: Tòa nhà NTS, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội.
 Đà Nẵng: 118 Nguyễn Hoàng, Thanh Khê, Đà Nẵng
 Tp.HCM: 14A, Sông Đà, Quận 2, Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: (+84) 2258 830 528

11
Fax: (+84) 2258 830 529
Website: https://interplus.vn
Email: infor@interplus.vn
Fanpage: Interplus.vn Logistics & Freight Forwarding
2.1.2 Các dịch vụ kinh doanh
Interplus JSC cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ đa dạng và tiện
tích như:
- Vận tải quốc tế: cước biển, cước hàng không.
- Chuyển phát nhanh.
- Đại lý Hải quan.
- Vận chuyển nội địa: xe container, xe tải.
- Đóng gói, chằng buộc hàng hóa
- Hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng.
- Bảo hiểm hàng hóa.
- Kho vận.
- Quản lí chuỗi cung ứng
a) Cước biển
Trên cơ sở hợp đồng dài hạn với nhiều hãng tàu và mạng lưới đại lý toàn
cầu như ZIM, EVERGREEN, MEARSK, HAPAG-LLOYD, WANHAI…,
INTERPLUS - NVOCC (Hãng vận tải chung không khai thác tàu), cung cấp các
dịch vụ vận chuyển đường biển từ cửa đến cửa (door-to-door) với mức giá cước
biển cạnh tranh nhất so với thị trường. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin
của lô hàng cần vận chuyển. Công ty sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá, từ đó
đưa ra những tư vấn và giải pháp phù hợp và chi tiết nhất dành cho khách hàng.
Interplus logistics đã có nhiều kinh nghiệm cho việc xây dựng lên kế
hoạch cho từng chuyến hàng cụ thể với chi phí đã được tính toán nhằm giảm
thiểu tối đa chi phí đường biển, thời gian, thủ tục và lợi nhuận cho lô hàng . Với
một chuỗi quản lý hoạt động riêng, Interplus đã mở rộng dịch vụ và chi nhánh
quản lý hậu cần đến hầu hết các cảng biển lớn tại VIệt Nam như Hải Phòng, Hồ
12
Chí Minh, Cái Mép, Đà Nẵng...Hơn thế nữa, khách hàng còn được lựa chọn với
nhiều giá cước đường biển được cung cấp từ nhiều hãng tàu, phù hợp kế hoạch,
thời gian để vận chuyển lô hàng.
Các dịch vụ cước biển:
- Dịch vụ hàng FCL và LCL
- Dịch vụ door - to door
- Xếp dỡ hàng hóa
- Thủ tục hải quan
- Đóng gói và dán nhãn
- Sắp xếp kiểm định và bảo hiểm hàng hóa
b) Cước hàng không
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển đường hàng không,
INTERPLUS có điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng dịch vụ
chất lượng cao với chi phí thấp nhất từ Việt Nam đến quốc tế lớn sân bay trên
thế giới, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ 24/7. Ngoài ra, INTERPLUS đảm
bảo dịch vụ vận chuyển được nhanh nhất, tiết kiệm và an toàn nhất dựa trên hệ
thống quản lý thông minh và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có nhiều kinh
nghiệm.
Dịch vụ đường hàng không
- Giao nhận hàng không
- Vận chuyển Door-to-door
- Thông quan hải quan
- Bảo hiểm hàng hóa
- Xuất khẩu hàng lẻ đường hàng không
- Tách rỡ hàng nhập đường hàng không
- Sắp xếp kiểm định hàng hóa
2.1.3 Nhiệm vụ đề ra
Interplus Logistic luôn cung cấp cho mọi khách hàng với chất lượng dịch
vụ tốt nhất, nhiệt tình, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Đồng thời trong
13
quá trình vẩn chuyển công ty luôn tích hợp các giải pháp hậu cần hiện đại cùng
với sự chuyên nghiệp, sáng tạo và tối ưu hóa liên tục các nguồn lực thông qua
đội ngũ được đào tạo chất lượng và cẩn thận có nghiệp vụ cao. Interplus chính
là biểu tượng của sự luôn trung thực, chăm chỉ, tận tâm và không ngừng học hỏi
để đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
 Cung cấp dịch vụ khách hàng có trách nhiệm với môi trường
 Cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc hấp dẫn.
 Trở thành một đối tác cộng đồng tích cực Duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao.
 Liên tục thức đẩy cải tiến.
 Đào tạo đội ngũ chuyên môn cao
2.2 Cở sở vật chất
Công ty Cổ phần Interplus hiện có 300 văn phòng trên toàn thế giới, 4 cơ
sở tại Việt Nam, trong đó:
Trụ sở chính: Phòng 802, tòa nhà TM, số 8A, lô 28 Lê Hồng Phong, quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Các chi nhánh:
 Hà Nội: Tòa nhà NTS, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội.
 Đà Nẵng: 118 Nguyễn Hoàng, Thanh Khê, Đà Nẵng.
 Tp.HCM: 14A, Sông Đà, Quận 2, Tân Bình, TP. HCM.
Trong phạm vi bài báo cáo, xin được tập trung về cơ sở vật chất của trụ sở
chính đặt tại thành phố Hải Phòng.
Interplus Logistic là loại hình công ty forwarder, logistics chỉ môi giới
cước vận chuyển, không sở hữu tài sản hữu hình (đội xe, kho bãi…) nhưng công
ty có những kiên kết riêng với các đối tác để đảm bảo cung cấp tốt dịch vụ kho
bãi, vận tải bộ khi khách hàng có nhu cầu.

14
a) Đội xe vận tải đường bộ
Interplus hiện hợp tác với 10 đối tác cung cấp đội xe tải, bao gồm cả xe
tải và xe đầu kéo. Đảm bảo liên hệ được xe cho khách hàng trong khoảng 30
phút kể từ khi khách yêu cầu.
Interplus sử dụng đội xe của riêng mình, với các kích thước và công suất
khác nhau để đảm bảo cung cấp an toán và hiệu quả cho nhiều loại hàng hóa, từ
nguyên liệu thô đến bán thành phẩm, thành phẩm. Tất cả các xe tải đều được
trang bị hệ thống GPS để kiểm sát tốc độ đồng thời theo dõi mọi lúc vị trí của lô
hàng.
b) Thiết bị văn phòng
- 15 chiếc máy tính
- 5 chiếc máy in
- 1 chiếc máy photo
- 15 bộ bàn ghế văn phòng
- 1 bộ bàn ghế tiếp khách
d) Phần mềm hỗ trợ quản lý
- Phần mềm kế toán Misa
- Phần mềm truyền tờ khai hải quan VNACCS
- Phần mềm khai báo hải quan ECUS
- Phần mềm Excel 2016

15
2.3 Cơ cấu tổ chức
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ban giám
đốc

P. Kế toán P. Kinh
P. Chứng từ P. Nghiệp vụ
Nhân sự doanh

Team hàng
Import Kế toán NB Tờ khai
FCL

Kế toán Team hàng


Export Vận tải
Thuế FCL

Team hàng
Nhân sự
Oversea

Hình 2. 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Interplus


(Nguồn: https://interplus.vn/ )
Do đặc trưng của công việc nên Công ty Cổ phần Interplus đã phân bổ các
phòng ban theo tính chất của công việc. Việc phân bổ này để kịp thời xử lý các
công việc theo chuyên môn của từng nhân viên và phát huy được các ưu điểm
của cơ cấu chức năng là chuyên sâu nghiệp vụ.
- Ban giám đốc: 2 người
- Phòng chứng từ: 3 người
- Phòng kế toán- nhân sự: 3 người
- Phòng nghiệp vụ: 3 người

16
- Phòng kinh doanh: 12 người

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban


a) Ban giám đốc
Ban giám đốc là những người có quyền điều hành cao nhất mọi hoạt động
của Công ty và chịu trách nhiệm trước Pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ.
Tổ chức bộ máy và trực tiếp điều hành cơ cấu hoạt động kinh doanh sao
cho đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu bảo toàn và phát triển công ty
theo phương hướng và kế hoạch đã đặt ra.
Ban giám đốc cũng là người đại diện kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn
bản giao dịch với các cơ quan chức năng phù hợp với pháp luật hiện hành, thực
hiện mọi chế độ chính sách và luật pháp của nhà nước.
b) Phòng Kế toán- Nhân sự
Kế toán thuế
Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu trong mọi loại hình của doanh
nghiệp, tuy nhiên công việc của kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp không
quá phức tạp vì gần như mọi việc đều phải làm theo quy định của Luật thuế.
Các công việc chính:
- Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
- Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ
quan thuế (nếu có).
- Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế
GTGT,thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo
thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
Kế toán nội bộ

17
Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là phải bạn phải tập hợp được tất cả các
phát sinh thực tế của Doanh nghiệp kể cả những phát sinh không có hóa đơn
chứng từ, từ đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp.
Các công việc chính:
- Phát hành, kiểm ra tính hợp pháp của chứng từ.
- Hoạch toán chứn từ kế toán nội bộ, lưu giữ chứng từ khoa học, cẩn thận.
- Phối hợp với các phòng ban khác, thực hiệ công việc theo quy trình kế
toán.
- Lưu lại chứng từ, làm báo cáo hàng tuần, hàng thàng, theo quý, năm.
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của ban giám đốc, thống kê,
phân tích tình hình tài chính, hướng giải quyết trong những tình huống cụ thể
cho cấp trên.
Bộ phận Nhân sự
Nhân sự là bộ phận trong công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, sàng lọc, tuyển
dụng và đào tạo nhân viên mới cũng như quản lý các phúc lợi của người lao
động.
Các công việc chính:
- Tiến hành phân công tổ chức, điều hành công việc mà Giám đốc đã thông
qua, điều phối nhân sự trong công ty.
- Thực hiện tuyển dụng, lên kế hoạch đào tạo cho các nhân viên công ty.
Khuyến khích thi đua, tổ chức khen thưởng, kỷ luật nhân sự trên cơ sở quy định
của công ty.
- Xây dựng chương trình tập huấn kĩ năng cho nhân viên.
- Rà soát, lưu trữ hồ sơ sổ sách, hồ sơ nhân viên.
- Quản lý tài sản phục vụ làm việc của Văn phòng công ty.
c) Phòng chứng từ
Các công việc mà bộ phận này phải làm là:

18
- Hỗ trợ sales làm chứng từ như Sales Contract, PI, kiểm tra L/C, lên kế
hoạch book tàu và hỗ trợ phòng nghiệp vụ trong việc khai hải quan/nộp thuế
thông quan.
- Làm bộ chứng từ yêu cầu trả tiền từ khách hàng để gửi Sales theo phương
thức T/T hay LC, DP…
- Hỗ trợ việc hoàn thiện chứng từ lưu trữ, các chứng từ cần thiết khác và
làm việc theo yêu cầu lãnh đạo.
d) Phòng nghiệp vụ
Nhân viên khai báo hải quan.
Công việc thường xuyên phải chạy ngoài hiện trường, kho bãi.
- Lấy lệnh từ hãng tàu / co-loader
- Nhận & kiểm tra bộ hồ sơ từ bộ phần chứng từ trước khi nộp Hải quan
- Thực hiện các bước từ tiếp nhận đến ký Hải quan giám sát
- Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan, thủ tục tại
cảng cho hàng hóa xuất nhập khẩu
- Phối hợp với đồng nghiệp để thực hiện công việc theo quy trình của Công
ty.
Nhân viên điều phối xe
Công việc phải làm:
- Giải quyết các phát sinh nếu có, tương tác với các bộ phận kế toán khách
hàng, giao nhận xuất nhập khẩu để sắp xếp và điều động kế hoạch vận chuyển
hàng ngày.
e) Phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh của Interplus bao gồm ba team nhỏ, đảm nhận nhiệm vụ
tìm kiếm và phục vụ các khách hàng, hàng hóa với nhu cầu vận chuyển khác.
Bao gồm: team hàng FCL, team hàng FCL, team hàng oversea. Nhìn chung
điểm giống nhau của các team là:
- Tìm kiếm nguồn khách hàng.
- Xác định thông tin khách hàng.
19
- Phân loại khách hàng.
- Liên hệ các hãng vận chuyển.
- Thực hiện báo giá với khách hàng theo nhu cầu.
- Theo dõi hành trình vận chuyển của hàng hóa.
- Chuyển giao công việc với phòng chứng từ, phòng nghiệp vụ.
- Chăm sóc khách hàng hậu mãi.
Ngoài những điểm chung như trên thì các team lại có những công việc
khách nhau, phục vụ cho những nhu cầu vận chuyển khác nhau của từng loại
hàng hóa và theo yêu cầu của khách hàng.
Team hàng FCL
Team hàng FCL làm nhiệm vụ sales hàng nguyên container. Đây thường là
những lô hàng có kích thước, khối lượng lớn, các mặt hàng đồng nhất (giống
nhau), đủ đóng trong một hoặc nhiều container. Khi đó, chủ hàng sẽ sử dụng
cách thức gửi hàng nguyên cont (FCL) vì đây là phương án hiệu quả kinh tế
nhất.
Đối tượng khách hàng chủ yếu thường là các công ty xuất- nhập khẩu lớn
như xuất khẩu gạo, gỗ, thủy hải sản, may mặc, da giày…
Các khách hàng của Interplus trong lĩnh vực này có thể kể đến một vài cái
tên sau:
- Công ty TNHH Gia Hưng HD: xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng sang các
thị trường châu Âu, Singapore, Sirilanca…
- Wood Industrial and Processing Warnta: một công cy xuất khẩu khẩu của
Lào
- Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Ánh Trang: Xuất khẩu dầu
ăn đã qua sử dụng sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản…
- …
Team hàng LCL
Team hàng LCL - Less than container load là nghiệp vụ sales vận chuyển
hàng lẻ. Khi người chủ hàng có 1 kiện hàng nhỏ, không đủ để đóng vào một
20
container. Interplus sẽ đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng lẻ như vậy, đóng
chung vào một container giúp tiết kiệm chi phí cho chủ hàng.
Đối tượng khách hàng chủ yếu thường là các công ty xuất- nhập khẩu nhỏ
lẻ…
Các khách hàng của Interplus trong lĩnh vực này có thể kể đến một vài cái
tên sau:
- Công ty TNHH Đầu tư Xuất-Nhập khẩu Nam Việt
- Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Châu Phong Phúc Lộc
- …
Team hàng oversea
Sales oversea là việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài để hợp tác kinh
doanh và xử lý hàng hóa. Một số đối tác của Interplus như là
- NinhBo Dashing International Logistics CO., LTD
- Nonstop Express INT’L INC
- Maurice Ward Logistics S.R.L
- …

21
CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ SALES LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN INTERPLUS
3.1 Quy trình sales logistics chung tại Công ty Cổ phần Interplus.
Nhìn chung công việc của một nhân viên sales logistics tại Interplus
Logistics sẽ bao gồm 9 hoạt động chính dưới đây:

B1: Tìm kiếm khách B2: Phân loại khách B3: Xác định thông
hàng. hàng tin khách hàng

B6: Thỏa thuận giá B5: Lập báo giá gửi B4: Liên hệ hãng tàu
cả với khách hàng khách hỏi giá, lịch tàu

B7: Gửi Booking cho B8: Chuyển giao B9: Chăm sóc khách
hãng tàu công việc. hàng hậu mãi.

Hình 3.1 Tóm tắt nghiệp vụ sales logistics.


(Nguồn: tự tổng hợp dưới sự hướng dẫn của Mentor tại Interplus)
Trước khi thực hiện nghiệp vụ thực tế, hoạt động đầu tiên của một nhân viên
sales khi mới đến làm việc tại Interplus là xác định lợi thế cạnh tranh của
công ty.
Đối với một nhân viên sales việc xác định lợi thế cạnh tranh của công ty
mình là rất quan trọng. hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ
sẽ giúp các nhân viên sales biết được nên khai thác mảng nào, tuyến vận chuyển
nào…và hạn chế những mảng là điểm yếu của công ty. Nhờ đó tập trung khai
thác một cách triệt để những điểm là lợi thế cạnh tranh, tránh sales dàn trải và
không tập trung.
Để làm được việc này, ta có thể tham khảo các nhân viên cũ của công ty
để xác định dễ dàng hơn. Khi xác định được thế mạnh cạnh tranh của công ty,
nhân viên sales sẽ vạch ra đâu là khách hàng tiềm năng để sales hiệu quả hơn.
Công ty Cổ phần Interplus là một công ty trẻ với quy mô nhỏ, có nhiều
kinh nghiệm tuyến Châu Á hơn vì đơn giản, dễ làm, giá cả phải chăng, lượng
khách hàng đông; còn tuyến Âu, Mỹ, Úc có giá cao điều này yêu cầu công ty
phải có nguồn vốn lớn và ổn định; bên cạnh đó các tuyến này còn thường xuyên
thay đổi giá, nhiều phụ phí phát sinh, luật xuất - nhập khẩu hàng hóa khắc nghiệt
nên cần cẩn thận khi đi những tuyến này. Ngoài ra, Interplus còn có kinh
nghiệm và thế mạnh về hàng container hơn so với hàng lạnh, hàng lỏng và hàng
rời…

Việc thứ hai, trước khi chính thức tiến hành nghiệp vụ là xác định khách
hàng mục tiêu.
Khách hàng mục tiêu, tiếng Anh là target customer hay target market , là
thuật ngữ dùng để diễn tả một tập hợp các khách hàng có cùng thuộc tính mà
doanh nghiệp của sẽ tập trung nguồn lực và thời gian để phục vụ. Xác định
khách hàng mục tiêu là việc phân tách và xác định các đặc điểm của đối tượng
mục tiêu ở mức độ chi tiết.
Đối với Interplus có ba nhóm khách hàng mục tiêu là khách hàng sử dụng
dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container (FCL), khách hàng sử dụng dịch vụ
vận chuyển hàng lẻ (LCL) và khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng
không (Air). Đối với mỗi một nhóm khách hàng, Interplus lại có những nhân
viên chuyên làm việc, phục vụ nhóm khách đó. Việc chuyên môn hóa nghiệp vụ
như vậy sẽ giúp hoạt động sales không bị tràn lan, kém hiệu quả.
Ví dụ: nhân viên sales LCL sẽ hiểu rõ nghiệp vụ gom hàng lẻ của các
khách hàng khác nhau lại như thế nào, hàng sẽ được sắp xếp đến kho CFS để
23
đóng chung vào một container như thế nào là hiệu quả và tiết kiệm chi phí, họ
cũng nắm rõ giá cước cho loại dịch vụ này; tuy nhiên một nhân viên sales LCL
thì không thể nắm rõ các chặng vận chuyển hàng không, hãng hàng không và
cước vận chuyển hàng không được như nhân viên sales Air. Như vậy, nếu không
xác định đúng đối tượng khách hàng mà một nhân viên sales LCL lại tư vấn,
phục vụ cho một khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không thì
họ không thể có những tư vấn chuyên nghiệp, chính xác để thuyết phục khách
hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
3.1.1 Tìm kiếm khách hàng.
Sau khi đã khoanh vùng xác định thị trường sẽ chuyên sâu, nhân viên sales
bắt đầu thực hiện tìm kiếm thông tin khách hàng, tức đối tượng mà mình sẽ
hướng đến. Trong bước này là cần làm hai việc:
a) Thu thập thông tin khách hàng
Ta có thể thu thập thông tin khách hàng từ các nguồn sau:
- Từ các mối quan hệ thân quen có sẵn. Thông qua bạn bè, đông nghiệp,
người quen, ta có thể biết được một số đối tượng đang hoặc có thể sẽ có nhu cầu
sự dụng dịch vụ vận chuyển, kho bãi….Nguồn thông tin này thường kém phổ
biến hơn, song cũng có khi có ích đối với salesman.
- Tập trung khai thác các tuyến và hàng hóa riêng biệt. Ví dụ như: Công ty
đang có thế mạnh tuyến Trung Quốc, Hongkong, Singapore. Ở các nước này
Việt Nam thường xuyên nhập các thiết bị linh kiện điện tử viễn thông, chỉ cần
gõ từ khóa bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều thông tin của các công ty trên mạng
internet từ nhiều nguồn dựa ví dụ Yellowpages, website danh bạ các cty xuất -
nhập khẩu của Việt Nam…
- Tiếp cận thông tin trực tiếp từ hiện trường: Khu công nghiệp, hội chợ
triển lãm….
- Khách hàng cũ, khách hàng quen thuộc của công ty. Nếu công ty phục vụ
và duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ từ công

24
ty rất có thể khách hàng sẽ giới thiệu công ty với những người họ biết cũng đang
có nhu cầu vận chuyển…
b) Tiếp cận khách hàng
Nắm được thông tin khách hàng chỉ là bước đầu tiên trong quá trình Sales,
để được khách hàng biết đến và phản hồi phải có sự tương tác giữa nhân viên
sales và khách hàng hay nói cách khác đó là tiếp cận để chào hàng.
- Telesales (Giới thiệu dịch vụ qua điện thoại): Đây là cách tiếp cận phổ
biến nhất. Từ với giới thiệu dịch vụ qua điện thoại, nhân viên sales sẽ cố gắng
xin được thông tin Email của khách hàng để sau này có thể gửi email marketing.
- Emailmarketing (Chào dịch vụ qua Email): Việc gửi mail cần được thực
hiện liên tục, update giá các tuyến thường xuyên nhằm nắm giữ được khách
hàng bất cứ khi nào họ có nhu cầu vận chuyện.
- Gặp khách hàng trực tiếp.
3.1.2 Phân loại khách hàng
Sau khi đã tiếp cận và lấy được thông tin khách hàng, việc tiếp theo mà
nhân viên sales logistics cần phải làm là phân loại khách hàng thành hai nhóm:
- Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng đang thật sự có nhu cầu, và
thuộc trong vùng khách hàng mục tiêu của mình, khách hàng có lô hàng chuẩn
bị xuất hoặc nhập, chủ hàng có hàng cần vận chuyển đều đặn…
- Khách hàng không tiềm năng: là những khách hàng không có nhu cầu, đã
có đối tác, những khách hàng xuất nhập khẩu một số mặt hàng không nằm trong
sự hiểu biết và khó kiểm soát rủi ro. Ví dụ những khách hàng xuất nhật khẩu
một số mặt hàng nguy hiểm như: than sọ dừa, thủy hải sản, trái thanh long, …
những mặt hàng mà thường rất khó tìm được hãng tàu nhận vận chuyển. Hàng đi
tuyến qua những nước vùng xa xôi, ít hoạt động, hoặc những nước đang có hỗn
loạn, chiến tranh….
3.1.3 Xác định thông tin khách hàng.
Sau khi đã tiếp cận được với khách hàng mục tiêu, cần trò chuyện và khai
thác thông tin từ họ. Khai thác được càng nhiều thông tin từ khách hàng thì càng
25
dễ dàng tư vấn cho họ các dịch vụ phù hợp, có những sắp xếp thích hợp nhất cho
khách hàng của mình. Một số thông tin cần khai thác là:
- Loại hàng, tính chất hàng hoá: Hàng gì ? Khô hay lạnh?
- Lượng hàng (Volume): Nếu hàng container thì là container bao nhiêu? Số
lượng thường xuất (nhập); nếu hàng lẻ thì cần hỏi số khối (CBM), kích thước,
hàng biển hay hàng hàng không ?
- Địa chỉ cảng xuất – nhập hàng : POL, POD
- Các yêu cầu về thời gian vận chuyển : ETD
- Các yêu cầu về đại lý handle hàng tại cảng xuất.
- Đối với lô hàng mua giá EXW thì phải biết chính xác địa chỉ của shipper
để thông báo cho đại lý nước ngoài và yêu cầu báo giá FOB charges hoặc giá
vận chuyển (trong trường hợp sử dụng giá của đại lý).
- Khách hàng cần giá hay cần chất lượng dịch vụ.
- Một số nhu cầu đặc biệt về thủ tục và giấy tờ trong quá trình xuất nhập
hàng.

Ở Việt Nam, vì thói quen sử dụng nhập CIF, bán FOB của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong nước nên tùy thuộc vào từng loại ta cần xác định
những thông tin khác nhau.
3.1.4 Liên hệ với hãng tàu để hỏi giá và lịch tàu
Tùy thuộc vào từng loại hàng, từng vào phương thức vận chuyển đường
biển hay đường hàng không, tùy tuyến vận chuyển ta sẽ liên hệ với nhà vận
chuyển phù hợp để xin giá vận chuyển cho lô hàng. Tốt nhất nên tập trung vào
một số hãng cố định để được trở thành khách hàng quen thuộc để nhận được ưu
đã về giá. Là một nhân viên mới vào nghề, em được các anh chị trong công ty
gợi ý nên kiểm tra giá từ 2 hãng vận chuyển trở lên để có sự lựa chọn tốt nhất.
Để hỏi được giá và lịch tàu có hai cách cơ bản như sau:

26
- Một là: gửi email cho hãng tàu sau đó gọi điện trực tiếp để xác nhận xem
bên hãng tàu đã nhận được email của mình chưa, nếu họ nhận được rồi thì ta đề
nghị họ phản hồi lại về email của mình.
- Hai là: nhân viên sales chủ động tìm kiếm trên website công khai của
hãng tàu, trên đó sẽ có đầy đủ thông tin về tuyến đường, cước biển, local charge
tại cảng đi, cảng đến, số chuyến, lịch tàu, số hiệu tàu,…. Sau khi nắm được
thông tin, nhân viên sales vẫn phải gọi điện tới hãng tàu để xác định lại thông tin
một cách chắc chắn trước khi báo lại cho khách hàng
3.1.5 Lên báo giá để gửi cho khách hàng.
Sau khi có giá từ hãng tàu về tuyến và lượng hàng theo nhu cầu của khách
hàng, nhân viên sales tiến hành lập báo giá. Việc báo giá có thể gửi qua Email
hoặc gửi file báo giá cho khách hàng, khuyến khích gửi Quotation bằng file báo
giá được trình bày gọn gàng , chi tiết để tăng sức thuyết phục.
Những nội dung cần có trong báo giá :
- Giá vận chuyển lô hàng từ điểm xuất phát đến điểm đến (cảng tại nước
đến, kho của người nhận,… ) : Tùy thuộc vào lượng lợi nhuận của công ty và
tùy vào kiểu khách hàng, mà công ty có thể báo chênh lệch với giá mà công ty
nhận được từ hãng tàu. Đối với khách hàng chú trọng chất lượng dịch vụ, giá có
thể chênh lệch so với giá hãng tàu rất cao bù vào đó chất lượng sẽ được nâng
cao, và ngược lại.
- Thời gian vận chuyển hàng: Đối với những chuyến khác nhau sẽ có thời
gian vận chuyển khác nhau. Và tùy vào hãng tàu sẽ có sự chênh lệch thời gian,
tuy nhiên chênh lệch không đáng kể.
- Địa điểm trung chuyển: Hàng vận chuyển đến những nơi xa như Châu
Mỹ, Châu Phi,… sẽ phải có nơi trung chuyển giữa đường, hoặc đối với những lô
hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng
đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng
đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác
(reload) trước khi đi tiếp. Điều này gây mất thời gian và tổn hại đến hàng hóa,
27
khách hàng cần phải biết điều này để chuẩn bị bảo quản hàng hóa tốt hơn, đặc
biệt đối với hàng tươi sống và hàng dễ vỡ.
- Lịch tàu: Hàng hóa sẽ được vận chuyển theo lịch cố định của hãng tàu
hoặc sân bay. Có tuyến đi thứ 2, thứ 4, có tuyến đi thứ 3, thứ 5, … Tùy thuộc
vào lịch mà hãng tàu và hãng hàng không đưa ra.
- Phụ phí liên quan: Phụ phí biến động giá nhiên liệu, phụ phí biến động
tỷ giá ngoại tệ, phụ phí mùa cao điểm, phụ phí xếp dỡ tại cảng,…
3.1.6 Thương lượng lại về giá nếu khách hàng có yêu cầu
Sau khi báo giá cho khách, có thể xảy ra các trường hợp sau: khách hàng
đồng ý báo giá, ủy quyền cho công ty làm đại lý vận chuyển, gửi Booking hoặc
khách hàng phản hồi giá cao hơn các bên khác và chưa muốn hợp tác hoặc sau
ghi nhận báo giá khách hàng không có phản hồi.
Trong trường hợp thứ hai, ta cần hỏi thêm thông tin khách hàng xem giá
của bên mình cao hơn ở phần nào, phần cước biển, cước hàng không hay phần
EXW…, từ đó có thể hẹn khách hàng sẽ thương lượng với hãng tàu hoặc agent
để báo lại giá cho khách hàng tốt hơn. Đặc biệt có thể yêu cầu khách hàng đưa
ra giá mà họ mong muốn từ đó đưa ra báo giá hợp lý.
Trong trường hợp khách hàng không có phản hồi, cần gọi điện lại hỏi
khách hàng và hỏi tại sao chưa được phản hồi và xử lý như trường hợp thứ hai.
3.1.7 Gửi booking cho hãng tàu
Sau khi chốt sales thành công với khách hàng, nhân viên sale sẽ tiến hành
gửi email chốt giá kèm Booking note cho hãng tàu. Trong Booking note phải
đầy đủ các thông tin về cảng đi, cảng đến, loại cont, số lượng, yêu cầu về chỗ
cấp cont rỗng- hạ cont…
Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành công gửi lại xác nhận
đặt chỗ - Booking Confirmation. Trong bản xác nhận đặt chỗ chứa đựng những
thông tin cần thiết sau: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading),
cảng giao hàng (port of delivery), cảng chuyển tải (port of discharge (nếu có)),
bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng (closing time)…Sau khi có
28
booking confirmation của hãng tàu, nhân viên sales sẽ gửi booking này cho
khách hàng để họ sắp xếp đóng hàng và làm thủ tục thông quan.
3.1.8 Chuyển giao công việc
Sau khi nhận được Booking Confirmation từ hãng từ thì công việc của
Sales Logistics đã hoàn thành 80%, các phần còn lại bộ phận chứng từ, chăm
sóc khách hàng và giao nhận sẽ đảm nhiệm để đưa hàng đến nơi quy định, theo
đúng những nhu cầu mà khách đã đề nghị.
Bộ phận chứng từ sẽ liên hệ với người gửi hàng hoặc người nhập hàng để
lấy một số chứng từ liên quan như packing list, invoice, giấy chứng nhận xuất
xứ, … Và sẽ phát hành một số chứng từ như House bill, D/O, … phục vụ cho
quá trình làm việc giữa bộ phận giao nhận với hải quan, và giữa công ty với
khách hàng.
Bộ phận giao nhận : Đến ngày xuất, nhập hàng, cầm tất cả các giấy tờ,
chứng từ liên quan ra cảng, kho, bãi, tiến hành làm thủ tục xuất, nhập hàng,
chuyển giao hàng cho người nhận hàng.
3.1.9 Chăm sóc khách hàng hậu mãi
20% còn lại đối với nhân viên sales là tìm cách giữ chân khách hàng sau
đó. Cần chăm sóc họ thật tốt, đưa họ trở thành khách hàng trung thành của công
ty. Ở Interplus có dịch vụ tư vấn nghiệp vụ miễn phí giúp cho đối tác của mình
khi gặp khó khăn trục trặc với hải quan, thông quan, giảm thuế,…
3.2. Quy trình sales lô hàng dầu ăn xuất khẩu nguyên container của công ty
TNHH Gia Hưng HD.
Nhân viên sales của Interplus của rất nhiều nguồn khai thác, tìm kiếm
khách hàng như: từ bạn bè người quen, từ các khách hàng cũ từng sử dụng dịch
vụ của công ty, qua các hội nhóm chung về Logistics trên Facebook, Zalo…
Trong khi đang tìm kiếm các khách hàng tiềm năng trên facebook, anh
Danh – nhân viên sales FCL đã thấy một bài đăng tìm một container 20 feet đi
từ Cái Mép sang Rotterdam trên nhóm công khai “ Logistics Việt Nam”. Sau đó

29
anh đã chủ động nhắn tin cho khách hàng bằng messenger, hỏi xin email, số
điện thoại để tiện trao đổi thông tin
Bước 1: Xác định thông tin khách hàng
Sau bước đầu trao đổi thông tin với khách kết hợp với tìm hiểu là tự tra cứu
thêm thông tin về khách hàng qua internet, wibsite công ty…có thể xác định đây
là một công ty có thật, hoạt động hợp pháp và thực sự có như cầu sử dụng dịch
vụ vận tải. Các thông tin cơ bản vè khách hàng như sau:
Tên công ty: Công ty Trách hiệm hữu hạn Gia Hưng HD.
Tên quốc tế: Gia Hung HD Company Limited.
Địa chỉ trụ sở chính: Lô 3.3, khu đô thị Việt Hòa, Phường Việt Hòa, Thành
phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế Hải Dương.
Mã số thuế: 0801245890.
Ngày cấp: 22/03/2018.
Số điện thoại: +84912080210
Email: giahunguco@gmail.com
Hoạt động kinh doanh: Xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng.
Công ty chuyên thu mua dầu ăn đã qua sử dụng để xuất khẩu đi các thị
trường Châu âu, Sirilanca, Singapore. Đối tác tác ngoài của ông ty Gia Hưng
HD nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng về nhằm tổng hợp dầu Diesel sinh học
(Biodiesel) – nguồn nhiên liệu thay thế cho dầu mỏ. Công ty TNHH Gia Hưng
HD có một lượng khách hàng ổn định, thường xuyên. Đây là một khách hàng
đầy tiềm năng và có thể trở thành khách hàng thân thuộc của Interplus Logistics
nếu ta có thể cung cấp dịch vụ và chăm sóc tốt.

Bước 2: Khai thác thông tin lô hàng cần xuất khẩu từ Công ty TNHH Gia Hưng
HD.
Sau bước đầu xác thực thông tin khách hàng, việc tiếp theo là tiến hành
khai thác thông tin lô hàng mà khách hàng đang có như cầu vận chuyển. Hiểu rõ
30
về lô hàng là yếu tố quan trọng để có thể tìm cho khách hàng giải pháp vận
chuyển phù hợp và tiết kiệm.
Tên hàng (nằng Tiếng Anh): Used Cooking Oil.
Mã HS: 15180060
Tổng khối lượng: 2047.000 KGS
Thể tích: 22.000 CBM
Cách đóng gói: 1.0 Flexibag

Hình 3. 2. Đóng gói flexibag


(Nguồn ảnh: https://wary-int.com/portfolio-item/flexibag-cooking-oil/ )
Loại container: Container 20 DC
Nơi nhận hàng: Ho Chi Minh City, Viet Nam
Cảng xếp: Ho Chi Minh port
Cảng dỡ: Rotterdam
Ngày hàng lên tàu: trước ngày 31/07/2019
Điều kiện giao hàng: CIF HO CHI MINH (Incoterm 2010)
Giá trị lô hàng: 43500 USD/CIF
Thanh toán: Trả trước
Bước 3: Liên hệ hãng tàu để hỏi giá và lịch tàu.
Tại Interplus, khi khách hàng hỏi giá, nhân viên sales thường là đã có sẵn
giá cước biển của từng tuyến trong tay do đã khai thác được thông tin từ phía

31
hãng hãng tàu từ trước đó, tuy nhiên giá cước phải được cập nhật liên tục vì các
hãng tàu thường xuyên thay đổi giá theo tình trạng thị trường.
Hiện nay việc tra cứu giá cả dễ dàng, nhanh chóng hơn nhiều. Anh Danh-
nhân viên đang phụ trách theo dõi lô hàng này, lên website công khai của hãng
tàu ONE tra cứu thông tin tuyến đường mà mình muốn khai thác (https://vn.one-
line.com/ )
a) Kiểm tra xem hãng tàu có tuyến vận chuyển mình cần không
- Trên màn hình hiển thị trang chủ của ONE, chọn quốc gia Việt Nam,
chọn mục “Sailing Schedules”- lịch trình tài chạy.
- Màn hình hiển thị cảng xuất: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Chọn
cảng xuất tại Hồ Chí Minh.
- Màn hình hiển thị cảng nhập: Nhật Bản, Mỹ/ Canada, Châu Phi, Châu Âu,
Úc/ New Zealand….Chọn cảng nhập tại Châu Âu
- Sau khi đã chọn xong nơi xuất nhập, sẽ có file Excel về các tuyến cụ thể
từ Tp. HCM đi Châu Âu. File hiện thị thông tin về tuyến đường từ tp.HCM đến
các cảng khác nhau của Châu Âu như: Rotterdam, Hamburg, Antwerp, London
Long Way; chuyến đi thẳng hay chuyển tải tại Singapore, thời gian vận chuyển
dự kiến. (Chi tiết xem ảnh số 1 - Phụ lục trang 34)
b) Lấy cước vận chuyển và local charge
Sau khi đã xác nhận hãng tàu có tuyến mình cần, nhân viên sales phải nắm
được giá cước và local charge mà hãng tàu sẽ thu cho tuyến đó.
- Vẫn trong mục Việt Nam, chọn mục “Local Charge và phí Dem/Det”.
- Sau đó màn hình hiển thị tên các loại phí: Local charge, phí Dem/Det, phí
cược container, cước vận chuyển đường biển.
- Chọn mục Local charge và màn hình sẽ hiển thị file báo giá. (Chi tiết xem
ảnh số 2.1 và 2.2 - Phụ lục trang 35 và 36)
 Phí cầu cảng (THC) 20-foot Dry Container: 2.300.000 VND/cont.
 Phí chứng từ (DOC): 850.000VND
 Phí niêm phong chì: 150.000VND/cont
32
 Phí B/L: 300.000 VND
- Chọn Cước vận chuyển đường biển => chọn Xuất khẩu, màn hình sẽ hiện
ra bảng giá cước biển tất cả các chuyến. (Chi tiết xem ảnh 3 - Phụ lục trang 27)
 Cước vận chuyển đường biển từ Cái Mép đi Rotterdam: 11.215
USD/ 20-foot dry container.
c) Lấy lịch tàu chạy
Việc tiếp theo nhân viên sales cần làm là kiểm tra lịch tàu để lựa chọn
chuyến phù hợp, không để chậm trễ tiến độ giao hàng của khách.
- Trong màn hình trang chủ của Hãng tàu ONE, ta sẽ thấy mục Schedules,
nhập tên cảng xuất, cảng nhập rồi chọn “View”. (chi tiết xem ảnh 4 -Phụ lục
trang 37)
- Màn hình hiển thị các chuyến tàu trong vòng một tháng tới từ Cái Mép tới
Rotterdam, thông tin về các chuyến được cung cấp đầy đủ và rõ ràng. (chi tiết
xem ảnh 5 - phụ lục trang 38).
Bước 4: Lập báo giá gửi khách hàng
Sau khi đã nắm được lịch tàu và cước phí, bước tiếp theo cũng là bước
quan trọng nhất trong nghiệp vụ của một nhân viên sales, đó là lập báo giá –
Quotation.
Nhân viên sales sẽ xin chỉ thị của giám đốc về việc nâng giá báo khách
hàng nên bao nhiêu để hưởng phần giá chênh lệch. ( Bảng báo giá trang 38
phần phụ lục).
Trong email báo giá gửi cho khách có cả biểu phí local charge cảng xuất –
cảng Cái Mép. Vì lô hàng được bán theo điều kiện CIF nên local charge tại cảng
nhập sẽ do khách hàng đầu bên kia trả.
Interplus thu phí local charge cảng Cái Mép như sau:
- Phí cầu cảng (THC): 120USD/container 20’
- Phí niêm phòng chì: 8USD/ container
- Phí chứng từ (DOC): 30USD/Ship
- Phí Telex (nếu có): 25USD/ship
33
Bước 5: Gửi Booking Request cho hãng tàu.
Sau khi gửi email báo giá cho khách, khách hàng chấp nhận báo giá đã
nhận, ủy thác vận chuyển cho Interplus. Khách hàng lựa chọn chuyến vận
chuyển, chuyển tải tại Singapore của hãng tàu ONE vì mức cước phí thấp nhất.
Nhân viên sales tiến hành gửi email Booking cho hãng tàu One. Booking bao
gồm những nội dung sau:
Vessel: MOL TRIUMPH 010W(FE2)
Place of Receipt: HO CHI MINH
Port of Loading: CAI MEP ETD: 20190724
Port of Transship: SINGAPORE
Port of Discharge: ROTTERDAM ETA: 20190823

Place of Delivery: ROTTERDAM


Delivery Term: CY/CY
Full return CY: ICD TAY NAM – ICD Tay Nam Tanamexco Truong Tho
Ward Thu Duc Dist HCHC
S/I cut off time: 17 Jul 19 10:00
VGM cut off time: 18 Jul 19 5:00
Container: 20’ Dry
Quantity: 01 cont
Commodity: Uses Cooking Oil
Shipper: INTERPLUS JOINT STOCK COMPANY.
Payer: INTERPLUS JOINT STOCK COMPANY.
Sau khi đã gửi email Booking cho hãng tàu, nhân viên sales phải gợi điện
thoại cho hãng tàu kiểm tra xem họ đã nhận được email của mình chưa. Nếu họ
đã nhận được thì nhắc họ phản hồi tin nhắn. Sau khi hãng tàu kiểm tra em mail
họ sẽ gửi lại cho mình Booking Confirmation qua email. Nhân viên sales sẽ
chuyển lại cho bộ phận chứng từ, Booking Confirmation (Chi tiết trong ảnh số

34
7- Phụ lục trang 39) sau này sẽ được dùng để chủ hàng đến cảng mượn
container rỗng.
Bước 5: Chuyển giao công việc cho các bộ phận khác
Sau khi chuyển giao Booking confirmation cho bộ phận chứng từ thì công
việc của nhân viên sales gần như đã hoàn thành. Phần việc còn lại bộ phận
chứng từ và giao nhận sẽ đảm nhiệm để đưa hàng đến nơi quy định, theo đúng
những nhu cầu mà khách đã đề nghị.
Bộ phận chứng từ sẽ xem xét một số chứng từ liên quan như packing list,
invoice, giấy chứng nhận xuất xứ, … Và sẽ phát hành một số chứng từ như
House bill (trang 8 phần phụ lục) , D/O, … phục vụ cho quá trình làm việc giữa
bộ phận giao nhận với hải quan, và giữa công ty với khách hàng.
Bộ phận giao nhận : Đến ngày xuất, nhập hàng, cầm tất cả các giấy tờ,
chứng từ liên quan ra cảng, kho, bãi, tiến hành làm thủ tục xuất, nhập hàng,
chuyển giao hàng cho người nhận hàng.

35
KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Interplus em đã được
giới thiệu về các dịch vụ logistics nói chung, quy trình xuất/ nhập của một lô
hàng FCL/LCL, nghiệp vụ sales logistics.... tại Interplus Logistics và được thầy
cô, anh chị chia sẻ nhiều tài liệu quý giá. Sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình từ các thầy
cô và quý công ty là điều em vô cùng trân quý và biết ơn.
Cơ hội thực tập lần này giúp em vận dụng những kiến thức đã được thầy cô
giảng dạy trên lớp, đề ra giải pháp để xử lí tình huống thực tế diễn ra đối với
từng lô hàng tại công ty. Kì thực tập tuy ngắn nhưng đã giúp em có được một cái
nhìn chân thực, rõ ràng hơn về ngành nghề và công việc em đang theo đuổi. Nhờ
đây mà em càng thêm hứng thú và yêu thích với ngành học của bản thân cũng
như có những định hướng cụ thể hơn cho tương lai của mình.
Đến đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, bộ môn đã đưa học phần
thực tập chuyên ngành vào trong chương trình học tập của chúng em, em mong
trong kì thực tập tốt nghiệp tới đây chúng em cũng sẽ nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ tận tình từ các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Quy tắc mẫu của Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế-FIATA. (n.d.).
2. Điều 174 Luật Thương Mại 2005. (14/06/2005).
3. Điều 175 Luật Thương Mại 2005. (14/06/2005).
4. Điều 18 Luật Hải Quan 2014. (23/06/2014).
5. Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005 . (14/06/2005).
6. Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP. (30/12/2017).
7. Sách "Cẩm nang Logistics" do Bộ Công thương pháthành. (2018).
8. Sách “Logistics và những vấn đề cơ bản”-tác giả Đoàn Thị Hồng Vân –
NXB Lao động và xã hội (2010)

37
PHỤ LỤC
1. Các tuyến vẫn chyển từ tp. HCM đi Châu Âu mà hãng tàu One phục vụ.

1.1.

38
2.1. Local Charge hãng tàu ONE thu của khách hàng cho dịch vụ xuất khẩu.

1.

39
2.2. Local Charge hãng tàu ONE thu của khách hàng cho dịch vụ xuất khẩu
(tiếp)

40
3. Biểu giá cước phí đường biển các tuyến vận chuyển có cảng xuất là cảng Cái
Mép mà hãng tàu ONE cung cấp.

4. Màn hình tra cứu lịch tàu chạy trên Website của hãng tàu ONE.

41
5. Lịch tàu chạy tuyến Cái Mép – Rotter dam

6. Bảng báo giá nhân viên sales lập để gửi cho khách

7.

42
7. Booking Receipt Notice

43
8. House Bill of Lading

44
9. Shipping Instruction MBL

45
10.Seaway Bill

46
11.1. Tờ khai hải quan

47
11.2.

48
11.3.

49
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Báo
cáo :
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
2. Đánh giá chất lượng Báo cáo (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trên các
mặt: lý
luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
50
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...
.............................................................................................................................
...

Hải Phòng, ngày tháng năm 2022


Điểm đánh giá của GVHD Giảng viên hướng dẫn

51

You might also like