You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI NHẬN XÉT VÀ PHẢN BIỆN NHÓM 3

PHÂN TÍCH VỤ VIỆC “TRANH CHẤP VỀ VIỆC HUỶ HỢP ĐỒNG


MUA BÁN VÌ VẬN ĐƠN KHÔNG PHÙ HỢP”

Giảng viên : PGS.TS Trần Văn Nam


Cô Phạm Thanh Nga

Thành viên nhóm 4 : Lê Hồng Ngọc - MSV 11193770

Mai Thị Linh Ngân - MSV 11193681

Nguyễn Nam Phong - MSV 11196309

Lớp học phần : Luật Hàng hải quốc tế_01

Lớp chuyên ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 61

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

PHẦN 1: NHẬN XÉT VỀ PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 3 .................................... 2

1.1. Nội dung trình bày ............................................................................................................ 2


1.2. Hình thức trình bày ........................................................................................................... 2
PHẦN 2: PHẢN BIỆN ..................................................................................................... 3

2.1. Ý kiến bổ sung ................................................................................................................... 3


2.2. Câu hỏi phản biện và gợi ý ................................................................................................ 4
Câu hỏi thứ nhất ................................................................................................................... 4
Phần trả lời của nhóm bạn .................................................................................................... 4
Nhận xét câu trả lời và phản biện cho câu hỏi thứ nhất ....................................................... 6
Câu hỏi thứ hai ..................................................................................................................... 6
Câu trả lời của nhóm bạn...................................................................................................... 7
Nhận xét và phản biện........................................................................................................... 8
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 10


LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cả hai bên cần
đặc biệt lưu ý đến vận đơn vì đây là một chứng từ vận tải hết sức quan trọng. Nó vừa
là một chứng từ sở hữu hàng hóa, vừa là một xác nhận của người chuyên chở là đã
nhận hàng để xếp lên tàu. Ngoài ra đây cũng là một chứng từ quan trọng lập nên bộ
chứng từ thanh toán tiền hàng. Trên thực tế, đã có nhiều tranh chấp xảy ra giữa các
bên tham gia quá trình mua bán hàng hóa quốc tế bởi những sai sót hay nhầm lẫn trên
vận đơn, mà vụ việc mà Nhóm 3 đã đảm nhiệm phân tích là một ví dụ. Theo như đã
được phân công, sau khi lắng nghe phần trình bày của Nhóm 3, nhóm chúng em -
Nhóm 4 có trách nhiệm nhận xét và phản biện lại bài phân tích của Nhóm 3. Do điều
kiện dịch bệnh phức tạp, quá trình phản biện đã diễn ra online ở buổi học trước và nội
dung sẽ được trình bày chi tiết tại báo cáo này. Báo cáo bao gồm 2 phần chính: nhận
xét và phản biện.

1
PHẦN 1: NHẬN XÉT VỀ PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 3
1.1. Nội dung trình bày
Trong quá trình lắng nghe Nhóm 3 phân tích vụ việc, Nhóm 4 thấy rằng các
bạn đã có sự đầu tư tìm hiểu sâu về kiến thức cũng như những tình huống thực tiễn
xoay quanh vấn đề. Nhóm 3 đã đưa ra những cơ sở pháp lý cũng như phân tích vụ
việc khá chi tiết và logic. Tuy nhiên, có một số mục trình bày mà nhóm cảm thấy hơi
“thừa” và không liên quan đến việc phân tích tình huống, ví dụ như “ Đặc điểm của
hợp đồng mua bán quốc tế”, “Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” hay
phần “Phân loại vận đơn”..vv. Đây là các nội dung mở rộng, và với thời gian thuyết
trình hạn chế thì Nhóm 3 nên tiết chế lại những mục không cần thiết để tập trung hơn
vào phân tích và bình luận vụ việc, cũng như những vận dụng từ tình huống vào thực
tế.

1.2. Hình thức trình bày


Slide của Nhóm 3 đẹp và bắt mắt nhưng hơi nhiều chữ. Tuy nhiên sau khi nhận
được góp ý từ thầy, nhóm bạn đã chỉnh sửa lại bố cục của slide tinh gọn hơn nhiều.
Nhóm 4 đánh giá cao tinh thần lắng nghe và sẵn sàng thay đổi của nhóm bạn.
Về cách thức thuyết trình, tất cả các thành viên của nhóm bạn đã truyền tải được thông
tin một cách nhanh gọn và đầy đủ nhất. Tuy thời gian thuyết trình không nhiều nhưng
nhóm 4 đã thể hiện bao quát về tình huống cũng như phân tích một cách chi tiết vụ
việc rất dễ hiểu.

2
PHẦN 2: PHẢN BIỆN
2.1. Ý kiến bổ sung
Sau khi phân tích vụ việc, Nhóm 3 đã đưa ra lời bình luận, lời khen và phê bình xoay
quanh chủ đề “Tranh chấp về việc hủy hợp đồng mua bán quốc tế vì vận đơn không
phù hợp”. Việc phân tích những vụ việc không chỉ để hiểu hơn về cách áp dụng những
nguồn luật hay xử lý tranh chấp như thế nào, mà còn là bài học, ví dụ điển hình để
tham khảo và vận dụng vào thực tiễn. Từ những gì Nhóm 3 đã trình bày, nhóm chúng
em muốn bổ sung thêm một số lưu ý dành cho các bên tham gia để tránh những tranh
chấp xảy ra như tình huống trên.

 Đối với hãng tàu:


Ở đây, hãng tàu đã chấp nhận cho phía công ty B - người xuất khẩu nợ cước
vận chuyển mặc dù hợp đồng được ký theo điều khoản CFR, tức là người bán chịu
chi phí trong chặng vận chuyển quốc tế. Để tránh rủi ro nợ cước không đòi được như
trong vụ việc, hãng tàu nên thu trước cước phí của người xuất khẩu đối với nhóm C,
D. Với nhóm E, F thường thu phí sau đối với người nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần tìm
hiểu uy tín công ty/doanh nghiệp book space. Có thể chấp nhận thu cước sau với
những khách hàng trường thống/uy tín lâu dài, nhưng cần thu cước trước đối với khách
hàng lần đầu tiên.
Ngoài ra, hãng tàu cũng cần đảm bảo trách nhiệm cung cấp B/L của người vận chuyển:
là đơn vị nắm quyền phát hành vận đơn hoặc ủy quyền cho đại lý ký phát vận đơn sau
khi nhận hang từ người gửi hàng. Trong vụ việc trên, mặc dù B/L không do hãng tàu
phát hành nhưng họ vẫn chấp nhận vận chuyển lô hàng, điều này đã khiến họ phải
chịu rủi ro như đã đề cập.

 Đối với người mua


Có thể thấy trong trường hợp trên, phía người mua đã không tìm hiểu kỹ về đối
tác. Việc này đã tạo điều kiện cho bên B - bên bán lợi dụng để sử dụng vận đơn không

3
phù hợp và có hành vi lwufa đảo trắng trợn. Bởi vậy, khi tham gia quá trình mua bán
hàng hóa quốc tế, người mua hay nhà nhập khẩu cần lưu ý:
1. Tìm hiểu kỹ uy tín của đối tác
2. Theo dõi lịch trình lô hàng của mình, liên hệ ngay người bán nếu phát hiện sự
chậm trễ hoặc sai sót
3. Có thể yêu cầu người bán gửi scan bộ chứng từ trước khi gửi tới ngân hàng

 Đối với Ngân hàng bên nhập khẩu (ngân hàng phát hàng L/C)
Khi nhận Bộ chứng từ từ Ngân hàng phía xuất khẩu, cần kiểm tra kỹ, đối chiếu
và xác thực thông tin của bộ chứng từ trước khi thanh toán. Như trong tình huống
trên, không chỉ ngân hàng phát hành L/C mà cả phía ngân hàng bên xuất khẩu đã
không kiểm tra kỹ bộ chứng từ (trong đó có B/L) khi chuẩn bị tiến hành thanh toán.

2.2. Câu hỏi phản biện và gợi ý


Câu hỏi thứ nhất
NH (ngân hàng) bên B xuất trình bộ chứng từ cho NH V phát L/C bên A, thì
NH V có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ (bao gồm vận đơn), nếu phù hợp mới tiến
hành thanh toán. NH V đã xác nhận bộ chứng từ phù hợp rồi, tức là sẽ tiến hành thanh
toán. Trong án lệ có đề cập là "đình chỉ việc thanh toán”, tức là khả năng trong
trường hợp này là thanh toán trả chậm. Vậy trách nhiệm NH V trong vụ tranh chấp
này là gì? Nếu trong TH thanh toán trả ngay (đã trả tiền rồi), trách nhiệm của NH V
có khác gì so với tình huống này không?

Phần trả lời của nhóm bạn

Trong sự việc trên, trước khi Công ty A thanh toán tiền hàng cho Công ty B,
Ngân hàng V đã xác nhận bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với L/C cũng như UCP
600.

4
Tuy nhiên, khi kiểm tra vận đơn trong thanh toán L/C, ngân hàng V đã mắc phải một
số lỗi như:
Ngày vận đơn phát hành không hợp lý (sớm hơn 2 ngày so với ngày tàu xếp hàng)
Chấp nhận thanh toán chứng từ khi chữ ký của người vận chuyển không có đủ tư
cách pháp lý (Người vận chuyển không tiến hành ký phát vận đơn)
Cho dù vậy, công ty A không thể hủy ngang L/C được do Điều 2 và Điều 4 UCP 600
đã quy định:
Điều 2 UCP 600:

Tín dụng thư là một sự thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, là không
thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh
toán khi xuất trình chứng từ phù hợp.

Điều 4 UCP 600:

Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các hợp
đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc
bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp
đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng để thanh toán hoặc thương lượng
thanh toán... không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành
tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ
hưởng.

Do vậy, trong trường hợp này ngân hàng V có trách nhiệm cùng các có liên quan
bên khác như công ty A, công ty B và ngân hàng xuất trình vận đơn làm việc để đi
tới thống nhất hủy bỏ L/C, miễn trách nhiệm thanh toán tiền lô hàng cho công ty A.

Nếu trong trường hợp công ty A đã thanh toán tiền hàng rồi, căn cứ theo mặt khách
quan, công ty B đã có đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, căn cứ theo
khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

5
Về mặt hành vi: Công ty B đã đưa ra các thông tin giả (vận đơn giả) nhằm chiếm
đoạt tài sản của Công ty A

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Gần 1.000.000 USD

Vì vậy, trong trường hợp này, ngân hàng V cần hỗ trợ đưa ra các bằng chứng, thông
tin có liên quan tới vụ việc nhằm hỗ trợ Công ty A tố cáo Công ty B, đòi lại quyền
lợi.

Nhận xét câu trả lời và phản biện cho câu hỏi thứ nhất
Về cơ bản, Nhóm 4 đồng tình với quan điểm mà nhóm bạn đưa ra. Thêm vào
đó, nhóm có đóng góp thêm như sau: Nếu bộ chứng từ có lỗi nhưng ngân hàng phát
hành (ngân hàng V) không phát hiện ra thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro xuất phát
từ việc nhà nhập khẩu từ chối thanh toán cho ngân hàng. Theo nhóm 4 đã tìm hiểu,
trên thực tế, trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế bằng phương thức thanh toán
L/C, khi ngân hàng nhận bộ chứng từ, luôn yêu cầu bên mua xác nhận có đồng ý thanh
toán cho bộ chứng từ hay không rồi mới thực hiện thanh toán. Bên mua có thời gian
để kiểm tra chứng từ nên hiếm khi xảy ra trường hợp ngân hàng thanh toán cho bộ
chứng từ có vận đơn sai hoặc làm giả, trừ khi ngân hàng mở L/C cố tình tiếp tay cho
bên XK lừa đảo. Ngoài ra, bên nhập khẩu cũng có thể yêu cầu phía xuất khẩu scan
trước bộ chứng từ để kiểm tra, tránh những rủi ro như trong vụ việc trên.

Câu hỏi thứ hai


Người bán trong trường hợp không phản hồi thông tin như trên thì sẽ xử lý tình
huống này như nào?

6
Câu trả lời của nhóm bạn

Về phía người mua, họ đã đưa vụ việc này lên VIAC để xét xử, người bán đã
không xuất hiện tại phiên xét xử cũng như chỉ gửi email có lập luận vu vơ. Nhóm
không rõ quá trình xét xử vụ án diễn ra như thế nào, nhưng trong tình huống đã đề
cập tới phán quyết của trọng tài là người bán phải bồi thường mọi thiệt hại cho người
mua. Thêm nữa là, việc thanh toán đã bị đình chỉ, nên người mua ko mất tiền
1000.000 USD cho lô hàng. Nên người mua chỉ mất thời gian kiện bên B thôi.

Còn về phía người thuê tàu: bên A và bên B thỏa thuận vận chuyển hàng hoá theo
điều kiện CFR, điều kiện nhóm C nên bên B là người thuê tàu và trả tiền cước. Thông
thường hãng tàu thu tiền cước trước nhưng trường hợp này thì tiền cước chưa được
thanh toán, trong tình huống có đề cập đến việc người vận chuyển sẽ bán phát mãi
lô hàng nếu người bán không thanh toán tiền cước nên là người vận chuyển không
liên lạc được với người bán thì họ vẫn sẽ xử lý theo như thỏa thuận đó là bán phát
mãi lô hàng. Nhóm không chắc người vận chuyển lỗ hay lãi nếu bán phát mãi lô
hàng vì trong tình huống chỉ đề cập đến việc lô hàng không phải là sắt vụn.

Tóm lại là nếu có không liên lạc được với B thì A vẫn giành lại được quyền lợi của
mình nhờ phán quyết của trọng tài và chủ tàu vẫn cầm hàng của B và vẫn bán phát
mãi cái lô hàng đó để thanh toán nợ bên B.

Về trường hợp bên B không phản hồi, nhóm thấy trọng tài vẫn đưa ra phán quyết
nên mình nghĩ là phán quyết của trọng tài có hiệu lực và bên B sẽ phải thi hành phán
quyết của trọng tài. Thêm vào đó, căn cứ theo điều 66. Quyền yêu cầu thi hành
phán quyết trọng tài của Luật Trọng tài thương mại: “Hết thời hạn thi hành phán
quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng
không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên
được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án
dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.”

7
Nhận xét và phản biện
Theo Nhóm 4, nhóm bạn cho rằng phía bên mua (bên A) chỉ mất thời gian kiện
cáo là chưa hoàn toàn hợp lý. Bởi vì chắc chắn rằng phía A mua lô hàng này về có thể
để tái sản xuất hay bán lại cho khách hàng của họ. Và việc không nhận được đúng lô
hàng có thể khiến bên A bị gián đoạn sản xuất hay mất uy tín với khách hàng và có
thể phải mất thêm chi phí. Bởi vậy, trong trường hợp này, tùy theo mục đích sử dụng
lô hàng của bên mua để họ đưa ra những cách giải quyết phù hợp nhất. Nếu như bên
A mua lô hàng về để sản xuất, họ cần nhanh chóng có kế hoạch điều chỉnh phù hợp,
liên hệ tìm nguồn cung ứng thay thế. Còn nếu bên A mua lô hàng về để bán lại hay
sản xuất ra thành phẩm cho khách hàng, cần liên hệ với đối tác để thương lượng về
thời gian giao hàng và đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Về phía hãng vận tải và liên hệ tư pháp phía bên nước người bán để thi hành cưỡng
chế, nhóm em đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn.

8
KẾT LUẬN

Vụ việc mà Nhóm 3 phân tích xoay quanh về vấn đề tranh chấp về việc hủy
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì vận đơn không phù hợp. Theo đánh giá khách
quan, các bạn đã hoàn thành phần trình bày và phân tích tốt, tuy nhiên vẫn còn một
chút ít thiếu sót mà nhóm bạn cần lưu ý mà Nhóm 4 đã đề cập ở trên. Sau quá trình
phân tích và phản biện, vụ việc trên sẽ là một lưu ý bổ ích, có ý nghĩa quan trọng đối
với vấn đề tranh chấp này, đặc biệt là đối với người vận chuyển hàng hóa đường biển
và người nhập khẩu.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật hàng hải, 2015


2. Bộ Luật dân sự 2015
3. Luật Thương mại 2005
4. UCP 600

10

You might also like