You are on page 1of 10

1.

Rủi ro về chất lượng


1.1. Nhận diện rủi ro
1.1.1. Rủi ro trong quá trình nuôi thủy sản
Mặt hàng thủy hải sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
nhưng chất lượng lại không ổn định dẫn đến việc nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về
nước vì không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình nuôi thủy sản là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, các hàm lượng chất dinh dưỡng có
trong thủy sản. Các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản xuất khẩu phải đối mặt với
nhiều rủi ro trong ngay từ khâu nuôi trồng đến từ chính sự thiếu hiểu biết và nhận
thức chưa tốt của doanh nghiệp và đến từ các nguyên nhân khách quan. Các rủi ro
phát sinh trong quá trình nuôi trồng có thể bao gồm:
- Rủi ro do hệ thống nuôi trồng thủy sản không đạt chất lượng: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-
BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản
thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh
thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT). Ngoài ra, còn có nhiều tiêu
chuẩn chứng nhận đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam như: SQF, GlobalGAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP,...
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng nhận biết được
những tiêu chuẩn này để tuân thủ và quy trình cấp giấy xác nhận, chứng
nhận, thủ tục liên quan đến xác định vùng nuôi trồng thủy sản còn rườm rà
nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiêu chuẩn cũng
như chính quyền khó kiểm soát được.
- Rủi ro do thức ăn thủy sản không đạt chất lượng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 01-190: 2020/BNNPTNT quy định hàm lượng tối đa cho phép các
chỉ tiêu an toàn và quy định quản lý nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
và thức ăn chăn nuôi. Thực tế lại cho thấy trên thị trường hiện có khoảng
5.000 loại sản phẩm thức ăn hỗn hợp, 3.000 loại sản phẩm thức ăn bổ sung
và khoảng 3.000 loại chế phẩm xử lý môi trường đang lưu hành nhưng các
cơ quan chức năng chỉ kiểm tra được khoảng 100 loại sản phẩm. Ngoài ra,
giá của thức ăn nuôi trồng thủy sản cũng thường xuyên dao động, vì vậy,
nếu doanh nghiệp ham thức ăn giá rẻ hay không có hiểu biết về thị trường
thì sẽ dễ mua nhầm thức ăn giả, kém chất lượng.
- Rủi ro do nguồn nước: Quy chuẩn về nguồn nước sử dụng trong nuôi trồng
thủy sản cũng được quy định trong Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về các
tiêu chuẩn như nguồn nước, độ mặn, độ trong, hàm lượng NH3, mật độ vi
sinh vật…. Tuy nhiên, trong một số thời điểm quan trắc, nhiều thông số vẫn
vượt ngưỡng cho phép (theo QCVN 08-MT2015/BTNMT) và lượng oxy có xu
hướng giảm thấp không phù hợp với nuôi thủy sản vào thời điểm tháng 11-
2019. Các doanh nghiệp thường không có thiết bị kiểm tra riêng và những
ảnh hưởng từ khu vực gần đó đến nguồn nước cũng làm cho chất lượng
nước khó kiểm soát.
- Rủi ro do dịch bệnh thủy sản: Thủy sản nuôi là cả quần thể dưới nước, nếu bị
bệnh, tốc độ sẽ lan nhanh và khó điều trị triệt để. Một số loại bệnh thường
gặp ở thủy hải sản ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam có thể kể đến như bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND),
vi bào tử trùng (EHP), đốm trắng (WSSV) trên các mẫu tôm, bệnh hoại tử
thần kinh (VNN) trên cá biển, ký sinh trùng Perkinsus Sp trên các mẫu
nhuyễn thể, bệnh Tilv trên các mẫu cá rô phi…. Đây cũng là nguyên nhân
dẫn đến việc những lô hàng thủy sản Việt Nam đầu năm 2021 xuất khẩu
sang Trung Quốc bị từ chối và trả về khi một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm
của Việt Nam dù đã xử lý nhiệt nhưng lại bị phát hiện dương tính với bệnh
hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV).
1.1.2. Rủi ro liên quan tới bao bì
Trong mua bán quốc tế, yếu tố bao bì rất quan trọng vì là vật liệu cần thiết để bảo
vệ hàng hóa khỏi tác động lý hóa từ môi trường xung quanh. Đối với hàng thủy sản
xuất khẩu, bao bì đóng gói có nhiều tiêu chuẩn riêng biệt cho từng loại hàng, từ
bao nhựa tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa cho đến các loại thùng carton đá bảo
quản hàng hóa. Không thiếu các trường hợp vì bao bì không phù hợp, cách thức
đóng gói không hợp chuẩn, bao bì hư hỏng trong lúc vận chuyển đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng hàng thủy sản tươi sống. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
cần phải lưu ý đến những rủi ro liên quan đến:
- Quy cách đóng gói không phù hợp: TCVN 5512 - 1991 do Trung tâm KCS
Thuỷ sản xuất khẩu và Vụ kỹ thuật Bộ Thuỷ sản biên soạn, Tổng cục Tiêu
chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước
ban hành đưa ra những tiêu chuẩn về thùng carton chứa thủy sản đông lạnh
xuất khẩu, trong đó bao gồm quy định về số lớp giấy, cấu tạo của thùng….
Ngoài ra, các loại thủy sản khác nhau sẽ có những loại bao bì khác nhau,
cách sắp xếp hàng hóa vào bao bì, quy cách hút chân không khác nhau.
Nếu như có sai sót xảy ra trong vấn đề về quy cách đóng gói, bao bì sẽ khó
đảm bảo được khả năng bảo vệ hàng hóa khỏi va đập, thay đổi nhiệt độ, và
chất lượng hàng hóa cũng sẽ giảm sút.
- Hàm lượng chất trong bao bì không đúng quy định: Đối với những thị trường
có tiêu chuẩn kiểm định thực phẩm khắt khe, hàm lượng các chất có trong
bao bì cũng phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp kinh doanh thủy sản ở Việt Nam có nhận thức tương đối thấp
về tầm quan trọng của vấn đề này, dẫn đến những lô hàng thủy sản bị từ
chối nhập khẩu. Ví dụ như đối với các sản phẩm đóng hộp, hàm lượng kim
loại và thủy ngân được kiểm soát nghiêm ngặt, đối với bao bì nhựa, Ủy ban
châu Âu còn ban hành danh sách các loại bao bì nhựa được sử dụng không
gây hại.
1.1.3. Rủi ro chất lượng bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển
Thủy sản là một mặt hàng có chất lượng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại
cảnh và các loại thủy sản tươi tương đối nhạy cảm về thời gian. Vì vậy, quá trình
vận chuyển loại hàng hóa này cũng có những quy định, lưu ý nhất định để tránh
tổn hại đến chất lượng sản phẩm trước khi đến được nước người nhập khẩu. Thủy
sản, đặc biệt là hàng tươi sống, có những yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ kho chứa,
cách vận chuyển thùng hàng,.... Tuy nhiên, có nhiều loại rủi ro có thể phát sinh
trong các khâu vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa ở đất liên và cả trên chặng vận tải
biển mà người xuất khẩu phải quan tâm, và những rủi ro có thể gặp phải như:
- Rủi ro trong quá trình vận chuyển nội địa: Gần như tất cả những lô hàng
thủy sản tươi sống xuất khẩu của Việt Nam đều được đóng trong container
lạnh và vận chuyển bằng tàu chợ đến những nơi khác. Vì đặc điểm này,
hàng thủy sản phải được vận chuyển trong nhiều chặng nội địa như từ kho
người bán sang bãi container, từ bãi container vận chuyển đến cảng đi, từ
cảng đến vận chuyển đến kho người nhận,.... Đối với những điều kiện giao
hàng FOB, CFR, CIF, người xuất khẩu đã giao hàng cho người giao nhận
nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm rủi ro hàng hóa cho đến khi hàng được đặt
lên boong tàu. Trong quá trình này có thể phát sinh những vấn đề nằm
ngoài kiểm soát của người bán như hàng hóa bị hư hỏng khi đóng vào
container, đơn vị giao nhận không cẩn thận làm ảnh hưởng đến hàng hóa
bên trong thùng, làm hư hỏng bao bì, cài đặt nhiệt độ container không
đúng….
- Rủi ro hàng hóa hư hỏng trong quá trình bốc dỡ, xếp đặt trong vận tải biển:
Công tác bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu và sắp đặt trên tàu cũng có thể
tác động đến hàng hóa được chứa bên trong. Với các dịch vụ tàu chợ hiện
nay, nghĩa vụ bốc dỡ hàng hóa thường thuộc về chủ tàu và công tác theo
dõi container trong suốt chặng đường biển thuộc về nhân viên trên tàu. Một
số sự cố nhà xuất khẩu không mong muốn có thể phát sinh như container
lạnh bị yếu nhiệt độ trong quá trình chuyên chở, hãng tàu không cắm điện
cho container lạnh,...
- Rủi ro thời gian giao hàng dài hơn dự kiến: Việc vận chuyển bằng đường
biển thường có thời gian dài (có thể tính bằng tuần) và thời gian đến có thể
dao động so với thời gian dự kiến vài ngày nếu có những sự cố ảnh hưởng
đến chuyến đi của tàu. Tuy nhiên, hàng thủy sản lại là mặt hàng tương đối
dễ hỏng nếu thời gian vận chuyển quá lâu mà không được đưa vào trong
kho bảo quản kịp thời. Trong khi đó, thời gian vận chuyển của tàu biển lại bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là ảnh hưởng của thời tiết,
sự cố hàng hải, tàu đi hướng khác vì vấn đề định vị, sự cố trên tuyến đường
thông thường.... Nếu trong quá trình vận chuyển hàng trên biển mà tàu gặp
phải bão hay biến động của biển khiến tàu phải thay đổi lộ trình hay trú ẩn,
thời gian mà tàu đến cảng có thể khó xác định. Ngoài ra, những sự cố hàng
hải khó lường trước như tàu đâm, va, mắc cạn không chỉ ảnh hưởng đến thời
gian tàu đến cảng mà còn có thể làm mất mát hàng hóa. Điển hình là sự cố
tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez từ ngày 23/3/2021 đến ngày
29/3/2021 làm tắc nghẽn tuyến đường hàng hải quan trọng nhất. Sự cố này
đã ảnh hưởng không chỉ tới con tàu bị kẹt, các chủ có hàng hóa trên tàu mà
còn hơn 400 tàu chở hàng khác không thể đi qua. Một số tàu quyết định đổi
hướng vòng qua mũi Hảo Vọng, một số quyết định neo lại để chờ vì chi phí
đổi tuyến đường quá lớn. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có
hàng trên những con tàu chờ đó phải chịu rủi ro tàu đến chậm hơn dự kiến
rất nhiều, và nỗi lo lắng thủy sản tươi sống sẽ hư hỏng nặng vì thời gian di
chuyển quá lâu.
1.2. Phân tích rủi ro
1.2.1. Rủi ro trong quá trình nuôi thủy sản
- Phân tích 5 Whys

Rủi ro WHY 1 WHY 2 WHY 3 WHY 4 WHY 5

Rủi ro trong Hệ thống Chủ kinh Không hiểu Không chủ


quá trình nuôi trồng doanh biết về các động tìm
nuôi thủy thủy sản không thể tiêu chuẩn hiểu
sản không đạt kiểm soát
Không mua Giá các Giá cả trên
chất lượng chất lượng
các thiết bị thiết bị cao thị trường
kiểm tra không được
chuyên kiểm soát
dụng

Chủ kinh Việc tuân Quy trình Quy định


doanh cố thủ tốn đăng ký của chính
tình vi nhiều chi xác nhận phủ
phạm tiêu phí rườm rà,
chuẩn chất tốn chi phí
lượng giấy tờ

Thức ăn Thức ăn Chủ kinh Không chủ


thủy sản không phù doanh động tìm
không đạt hợp với loài không có hiểu
chất lượng nuôi hiểu biết
chuyên
môn

Mua phải Thức ăn Tâm lý


thức ăn kém chất thích giá rẻ
thủy sản lượng tràn
giả lan thị
trường

Nguồn Không kiểm Dựa vào Nhận thức


nước không tra chất kinh chưa tốt về
đạt yêu cầu lượng nước nghiệm tầm quan
thường quan sát trọng của
xuyên hơn là thực nguồn nước
nghiệm

Ô nhiễm Ảnh hưởng Lựa chọn vị Chưa tìm


nguồn nước từ những trí nuôi hiểu kỹ khu
khu vực trồng thủy vực
xung quanh sản không
phù hợp

Công tác Vệ sinh bè, Không biết Chủ kinh


Dịch bệnh phòng bệnh ao, hồ nuôi cách vệ doanh thiếu
thủy sản không tốt chưa tốt sinh hiểu biết

Công tác Chọn thuốc


tiêm phòng ngừa không
chưa tốt đúng, kém
chất lượng,
không đúng
thời điểm

Công tác Chữa bệnh Phát hiện Không kiểm


chữa bệnh không kịp bệnh chậm tra tình
không tốt thời trễ trạng thủy
sản thường
xuyên

1.2.2. Rủi ro liên quan tới bao bì

Rủi ro WHY 1 WHY 2 WHY 3 WHY 4 WHY 5

Rủi ro liên Quy cách


quan tới đóng gói
bao bì không phù
hợp

Hàm lượng
chất trong
bao bì
không đúng
quy định

1.2.3. Rủi ro chất lượng bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển

Rủi ro WHY 1 WHY 2 WHY 3 WHY 4 WHY 5

Rủi ro chất Hàng hư Người giao Ghi mã


lượng bị hỏng trong nhận thực hiệu, chỉ
ảnh hưởng quá trình hiện xếp dẫn không
trong quá vận chuyển hàng không đầy đủ
trình vận nội địa đúng cách
chuyển

Thiếu kinh
Quy định Không kiểm
Container nghiệm
sai trong tra lại hợp
không được xuất khẩu
hợp đồng đồng trước
setup nhiệt thủy sản
giao nhận khi ký
độ phù hợp

Người giao Người giao Lựa chọn


nhận cố ý nhận không người giao
tác động đáng tin nhận không
đến hàng uy tín
hóa

Hàng hư
hỏng khi
bốc dỡ, xếp
đặt trong
chuyến tàu
biển

Thời gian
giao hàng
lâu hơn dự
kiến

1.3. Đo lường rủi ro

Tần suất xuất hiện

Mức độ 1 2 3 4 5
nghiêm
1
trọng
2

Rủi ro
Rủi ro liên
trong quá
4 quan tới
trình nuôi
bao bì
thủy sản

5 Rủi ro xảy
ra trong
quá trình
vận chuyển

1.4. Đánh giá rủi ro


1.5. Ứng phó rủi ro
https://vanbanphapluat.co/tcvn-5512-1991-bao-bi-van-chuyen-thung-cactong-
dung-hang-thuy-san-xuat-khau
https://tienphong.vn/vi-sao-eu-gio-the-vang-voi-thuy-san-viet-nam-
post986016.tpo
http://daidoanket.vn/vi-pham-attp-nhieu-lo-hang-thuy-san-bi-tra-ve-556683.html

You might also like