You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN ĐỂ BẢO
VỆ NGUỒN LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
BIỂN Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG

Họ và tên: Nguyễn Thảo Thanh GVHD: Lê Đình Quang Phúc


MSSV: 201120913256
Lớp: 46K13.2
Mã lớp học phần: LAW3095
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................................
II. NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUY ĐỊNH KHAI THÁC THỦY
SẢN VÀ GIỚI HẠN TRONG ĐÁNH BẮT......................................................................................................
1. Quy định pháp luật về khai thác hải sản giúp giảm thiểu các hành vi đánh bắt thủy hải
sản quá mức gây ảnh hưởng nguồn lợi và môi trường biển............................................................................
1.1. Khái niệm...........................................................................................................................................
1.2. Quy định pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác
thủy sản.....................................................................................................................................................
2. Thực trạng pháp luật trong khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.............................................
2.1. Bất cập trong khai thác thủy sản........................................................................................................
2.2. Bất cập trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản....................................................................................
III. KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ BẢO TỒN NGUỒN THỦY SẢN.......................................
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT TRONG
GIỚI HẠN KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG
SINH THÁI BIỂN Ở VIỆT NAM.....................................................................................................................
DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................................................................................

2
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lợi hải sản là có giới hạn. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi so với lịch sử lâu
dài của các sinh vật biển cả, con người ngày càng nghiên cứu phát triển các phương tiện khai
thác hiện đại thì hải sản dù ở bất cứ nơi đâu hầu như đều đã và đang bị con người săn bắt ráo
riết, các ngư trường được mở rộng ra khắp đại dương, mọi loài đã và đang được biết đều
được khai thác một cách triệt để, sản lượng khai thác không những không tăng mà ngược lại
có xu hướng giảm sút. Nhiều loài bị tổn thương nghiêm trọng. Khai thác thủy sản đang đứng
trước nhiều nguy cơ. Tuy vậy, dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng, nhu cầu về thuỷ sản ngày một
cao hơn lại càng là sức ép đè nặng lên nguồn lợi thuỷ sản vốn đang bị cạn kiệt nhanh chóng.
Nên để phát triển bền vững cần đặt ra những giới hạn trong đánh bắt hải sản.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lực lượng lao động trong ngành thủy sản ở Việt Nam là hơn 4 triệu người. Thủy sản
được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia: chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim
ngạch XK quốc gia. Đứng thứ 5 về giá trị XK (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép). 1
Trong chiến lược phát triển kinh tế của VN, ngành thuỷ sản được chú trọng đầu tư và phát
triển khá toàn diện, giá trị sản lượng liên tục tăng. Dữ liệu về sản lượng thủy sản VN theo
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản cho thấy sản lượng thuỷ sản nước ta đã tăng gấp hơn
6 lần trong giai đoạn 1995 – 2020, từ 1,3 triệu tấn trong năm 1995 lên 8,4 triệu tấn trong năm
2020. Trong năm 2021, bất chấp các khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây
ra, sản lượng thuỷ sản cả nước vẫn tăng trưởng gần 4% so với năm 2020 lên 8,73 triệu tấn.
Xét về cơ cấu, sản lượng khai thác thuỷ sản chiếm 44,5% và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
chiếm 55,5% tổng sản lượng thuỷ sản.2 Vào năm 2022, theo Trung tâm tin học và Thống kê
(Bộ Nông nghiệp và PTNT), tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9 triệu tấn, tăng 2,7% so với
năm 2021.3
Đối với hoạt động khai thác hải sản, Biển Đông là môi trường sinh sống của khoảng
2.000 loài cá, trong đó có tới 130 loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, cá ba sa…
Vùng biển ven bờ và vùng biển ngoài khơi nước ta đều có trữ lượng thuỷ hải sản rất lớn.
Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản nước ta trở thành một
trong những lĩnh vực mũi nhọn của quá trình phát triển kinh tế biển. 4 Nghề đánh bắt khai thác

1 Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam <https://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh>


2 Minh Anh (2022), Thực trạng hoạt động khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tạp
chí Công Thương
3 Thanh Thủy (2023), Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt trên 9 triệu tấn, Trang thông tin
điện tử Cục Thủy Sản
4 Minh Anh (2022), Thực trạng hoạt động khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tạp
chí Công Thương

3
hải sản là sinh kế truyền thống, lâu đời gắn với một bộ phận lớn dân cư nước ta tại các vùng
ven biển, đảo. Thị trường khai thác hải sản của VN diễn ra khá sôi nổi và năng động nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong những hoạt động khai thác quá mức nguồn lợi và môi trường
sinh thái biển. Nguồn lợi hải sản ngày càng suy giảm và cạn kiệt. Môi trường sống của các
loài thủy sản đang bị hủy hoại nhanh chóng, cường độ khai thác cao, hình thức khai thác thủy
sản không theo đúng quy định, ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân chưa mạnh. Bên
cạnh những vấn đề về tình trạng khai thác không đúng mức nguồn lợi thủy sản, VN còn phải
đối mặt với nhiều vấn đề khác như: Với lực lượng kiểm ngư mỏng khiến tình trạng khai thác
bất hợp pháp vẫn luôn diễn ra, việc kiểm soát các nghề khai thác bất hợp pháp hay các khu
vực cấm khai thác còn chưa đáp ứng đúng yêu cầu, ngư dân không báo cáo đúng số lượng
đánh bắt và không theo quy định; một số ngư dân không tự giác tuân thủ quy định của pháp
luật về khai thác thủy sản do nhận thức hoặc vì lợi ích kinh tế. Tại 28 tỉnh, thành phố ven
biển VN, tình trạng đánh bắt các loài sinh vật biển kiểu "hủy diệt" vẫn đang tồn tại, một bộ
phận ngư dân sử dụng những hình thức khai thác hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc, xung
điện, lưới mắt nhỏ hoặc các nghề có hại như te đẩy, lưới đăng, đáy càng làm cho nguồn lợi
trở nên cạn kiệt và khó phục hồi hơn. Nhiều loài trước đây rất phổ biến nhưng hiện nay đã trở
nên khan hiếm như cá đé (Ilisha elongata) hay cá sủ (Otolithes biauritus). Nếu không kịp thời
ngăn chặn và đưa ra những biện pháp nguồn lợi biển trong tương lai sẽ cạn kiệt, "chẳng còn
cá tôm để đánh bắt" như nhận xét của PGS.TS Chu Hồi - chuyên gia hàng đầu về tài nguyên,
môi trường biển Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi hải sản suy giảm.
Trong đó xuất khẩu thủy sản và nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng cao khiến áp lực khai thác
tăng cao (bao gồm cả số lượng tàu thuyền, công suất máy, năng lực khai thác, máy móc thiết
bị). Thứ hai là vấn đề ngư cụ khai thác có mức độ tận diệt, xâm hại nguồn lợi cao như lưới
kéo đáy, lờ bát quái, lưới điện. Thứ ba là tình trạng khai thác vào khu vực bãi đẻ, bãi ương,
vào mùa sinh sản. Thêm nữa, các hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, rừng ngập mặn, bãi
cỏ biển nơi thường là bãi đẻ và bãi sinh trưởng của cá biển bị suy giảm độ phủ và diện tích so
với trước đây do quá trình phát triển, đô thị hoá, xây dựng các công trình ven biển và các đầm
nuôi trồng thuỷ hải sản góp phần làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống của các loài hải sản.
Bên cạnh đó còn là vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ trong
việc bảo tồn và phát triển số lượng các loài thủy sản. Những vướng mắc, thách thức đó đã vô
hình khắc chế việc phát triển bền vững trong khai thác thủy sản. Trong tình trạng nguồn lợi
và nghề khai thác đều có những bất cập như trên, việc quản lý khai thác lại chưa chặt chẽ, đặc
biệt là thiếu chiến lược quản lý và phát triển nghề cá bền vững. Hiện tại, việc thiếu các chính
sách quản lý phù hợp và kịp thời vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm. Đã có nhiều văn bản

4
về quản lý nguồn lợi được ban hành nhưng một số còn trùng lặp và không rõ ràng. Hơn nữa
cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể, phù hợp cho những văn bản luật nói trên. Công tác
kiểm tra giám sát việc thực hiện những văn bản luật còn yếu cả ở trung ương và địa phương.
II. NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUY ĐỊNH KHAI THÁC THỦY
SẢN VÀ GIỚI HẠN TRONG ĐÁNH BẮT
1. Quy định pháp luật về khai thác hải sản giúp giảm thiểu các hành vi đánh bắt
thủy hải sản quá mức gây ảnh hưởng nguồn lợi và môi trường biển
1.1. Khái niệm
Khai thác thủy sản bất hợp pháp là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện bởi
tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà
không được phép, hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ
của quốc gia đã ký thỏa ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái
với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu
treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc tàu cá vi
phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa vụ quốc tế của các
quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan.
Khai thác thủy sản không báo cáo là hoạt động khai thác thủy sản không báo cáo hoặc báo
cáo không đầy đủ cho cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, trái với luật pháp và quy định của
Việt Nam; được thực hiện trong khu vực thuộc thẩm quyền của một tổ chức quản lý nghề cá
khu vực liên quan, không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, trái với quy trình thủ tục báo
cáo của tổ chức đó.
Khai thác thủy sản không theo quy định là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện trong
khu vực hoạt động của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan bởi các tàu cá không
quốc tịch, tàu cá treo cờ của quốc gia không thuộc tổ chức, hay bởi bất kỳ một thực thể khai
thác thủy sản nào khác theo cách thức không nhất quán hay trái với các biện pháp bảo tồn và
quản lý của tổ chức đó hoặc được thực hiện bởi các tàu cá trong khu vực hay khai thác loài
thủy sản không phải là đối tượng áp dụng của các biện pháp bảo tồn hay quản lý liên quan
theo cách thức không nhất quán với trách nhiệm của quốc gia về bảo tồn nguồn sinh vật biển
trong luật pháp quốc tế.
1.2. Quy định pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai
thác thủy sản
13 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản:
Tại Điều 7 Luật Thủy sản quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản như
sau: Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực

5
thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản. Cản trở trái phép
đường di cư tự nhiên của loài thủy sản. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
khu bảo tồn biển. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh
hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân
khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt
động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất
khả kháng. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây
gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy
sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương
mại. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp,
phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản. Sử
dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu
tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác,
trừ trường hợp bất khả kháng. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất
khả kháng. Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại. Sử dụng kháng
sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản được
phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản. Phá hủy, tháo dỡ gây hư hại, lấn chiếm
phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xả chất thải không
đúng nơi quy định trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Lợi dụng việc
điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử
dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật.
14 hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp:
Theo Điều 60 Luật Thủy sản, 14 hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao
gồm: Khai thác thủy sản không có giấy phép; Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác,
trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài
thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm; Khai thác
trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; Khai thác thủy sản
trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia
và vùng lãnh thổ khác; Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá
hạn ghi trong giấy phép; Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan
đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực

6
hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp,
trừ trường hợp bất khả kháng; Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận
hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định; Không có Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; Tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có
nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp; Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng,
không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định; Sử dụng tàu cá không
quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản
trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu
vực; Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý
nghề cá khu vực. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định nêu trên thì tùy theo mức độ vi
phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản: Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban
hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy
sản. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp thì
tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
Quy định về hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản vi phạm quy định
về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với chủ tàu cá có hành vi vi phạm như: Không
trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24
mét theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; Không duy trì hoạt
động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều
lần, trừ trường hợp bất khả kháng; Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua
chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái
phạm hoặc vi phạm nhiều lần; Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về
khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không
chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai một cách nghiêm
trọng đối với quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong
vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực; Khai thác thủy sản quá hạn
mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép. Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề

7
cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm. Việc ban hành Luật cũng như các Quy định,
Nghị định liên quan đến hoạt động khai thác và đánh bắt thủy hải sản nhằm bảo vệ nguồn tài
nguyên biển, giúp giảm thiểu các hành vi đánh bắt quá mức nhằm duy trì và phát triển bền
vững môi trường biển.
2. Thực trạng pháp luật trong khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
2.1. Bất cập trong khai thác thủy sản
Việc thực hiện các quy định về báo cáo khai thác và ghi nhật ký khai thác trên thực tế
còn mang tính hình thức và đối phó, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Các số liệu thống kê
được qua việc ghi nhật ký khai thác và báo cáo khai thác chưa thể làm căn cứ tin cậy cho việc
thống kê sản lượng khai thác thủy sản, xác định ngư trường khai thác và đánh giá hiện trạng
của nguồn lợi thủy sản. Việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản cho ngư dân đã được các tỉnh
thực hiện nhưng chưa thực sự mang lại lợi ích quản lý như mong đợi, chưa kiểm soát được
hạn mức cấp phép khai thác cho từng vùng biển, từng đội tàu, dẫn đến có khả năng dư thừa
năng lực khai thác thủy sản, đặc biệt là khai thác ở vùng biển ven bờ. Số lượng giấy phép
khai thác thủy sản được cấp hiện nay chưa xuất phát từ thực trạng nguồn lợi thủy sản và quy
hoạch phát triển đội tàu mà mới chỉ đáp ứng yêu cầu của người dân. Mặt khác, do tổ chức và
năng lực hoạt động của thanh tra chuyên ngành thủy sản bị hạn chế nên chưa quản lý được
tàu cá có hoạt động đúng như nội dung ghi trong Giấy phép khai thác hay không dẫn tới việc
quản lý nghề và vùng khai thác cũng bị hạn chế theo. Việc cấp văn bản chấp thuận đóng mới,
cải hoán tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản chưa đạt hiệu quả như mong đợi, hầu hết các
địa phương vẫn triển khai thực hiện mang tính hình thức bởi còn thiếu các căn cứ để thực
hiện thủ tục này. Khai thác thủy sản xa bờ đã được quan tâm phát triển từ rất lâu. Tuy nhiên,
đầu tư phát triển nghề khai thác xa bờ không những đòi hỏi có kinh phí lớn để trang bị các
thiết bị khai thác hiện đại, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá mà còn đòi hỏi ngư dân phải
am hiểu ngư trường, kỹ thuật khai thác và khả năng áp dụng khoa học công nghệ. Trong khi
đó hoạt động khuyến ngư trong khai thác thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, Nhà nước
đã có một số chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân đi khai thác xa bờ nhưng hiệu quả khai thác
xa bờ còn nhiều hạn chế. Khai thác thủy sản gần bờ đã vượt quá giới hạn cho phép, nguồn lợi
thủy sản ven bờ đang giảm xuống và có nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, khai thác nguồn lợi ven
bờ vẫn là hoạt động của rất nhiều ngư dân, hộ ngư dân để kiếm sống, mưu sinh hàng ngày.
Bên cạnh đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát còn mỏng, kinh phí cấp cho lực lượng này còn hạn
nên công tác tuần tra, kiểm soát không được tiến hành thường xuyên liên tục dẫn đến tình
trạng vi phạm chưa được ngăn chặn kịp thời. Công tác quản lý vùng khai thác còn hạn chế và
là việc khó thực hiện, có 18/28 tỉnh ven biển đã phân chia được ranh giới trên biển với các

8
tỉnh lân cận; 8/28 tỉnh mới thực hiện phân chia được một phần ranh giới với các tỉnh lân cận
và vẫn còn một số tỉnh chưa thực hiện phân chia ranh giới với các địa phương lân cận, đặc
biệt là vùng biển ven bờ như: Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, ý thức của người
dân về khai thác theo vùng, tuyến chưa cao. Nhiều tàu khai thác xa bờ vẫn đánh bắt tại vùng
biển ven bờ và vùng lộng.
Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do các quy định quản lý về khai thác thủy
sản chưa thực sự phù hợp với hiện trạng nghề cá quy mô nhỏ của Việt Nam. Về lý thuyết,
việc đưa ra các chuẩn khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý, song với việc
đưa ra nhiều chuẩn như nói trên khó có thể tạo ra mối liên kết giữa các lĩnh vực quản lý với
nhau nhất là trong thời điểm hiện nay, hoạt động thủy sản luôn gắn với hoạt động bảo vệ chủ
quyền quốc gia, đồng thời gây ra những phức tạp trong công tác quản lý thống kê. Các chuẩn
này còn không đồng nhất với các thống kê nghề cá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên hiệp quốc và các nước trong khu vực. Đây là vấn đề cần xem xét vì khó có thể hội nhập
với nghề cá các nước.
2.2. Bất cập trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Cho đến nay việc đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản, định kỳ điều tra trữ lượng
nguồn lợi thủy sản, xây dựng bản đồ nguồn lợi thủy sản chưa được cơ quan có trách nhiệm
triển khai thực hiện thường xuyên, bài bản. Việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản mới chỉ
được quan tâm và tiến hành ở trên biển mà chưa được thực hiện tại các vùng nước nội địa.
Do vậy, chưa có số liệu đủ tin cậy về trữ lượng nguồn lợi thủy sản để cấp giấy phép khai
thác, cũng như hoạch định các chính sách phát triển khai thác thủy sản. Biện pháp bảo tồn,
bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản (cấm khai thác, phương thức khai thác) chưa được áp dụng
đồng bộ, có hiệu quả tại các địa phương. Tình trạng ngư dân khai thác các loài cấm, loài thủy
sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như san hô, cá heo, rùa biển... vẫn xảy ra. Hầu hết các
địa phương chưa bố trí kinh phí thỏa đáng cho công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản. Công tác
tái tạo nguồn lợi thủy sản tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa được
thực hiện định kỳ và thường xuyên. Việc bảo vệ, kiểm soát sau khi thả giống chưa được thực
hiện ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do nguồn kinh phí và năng lực điều tra,
đánh giá nguồn lợi thủy sản còn hạn chế. Nhận thức về công tác bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi
thủy sản của ngư dân còn thấp; đời sống ngư dân còn nghèo; lực lượng kiểm tra, kiểm soát
còn mỏng; việc bố trí kinh phí và đầu tư cho hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực
thủy sản còn hạn chế; chế tài xử lý chưa đầy đủ; công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
chưa được thực hiện triệt để.

9
III. KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ BẢO TỒN NGUỒN THỦY SẢN
Na Uy là quốc gia thuộc vùng Bắc Âu, được bao quanh bởi vùng biển giàu tài nguyên
và có truyền thống lâu đời về khai thác tài nguyên biển. Nghề cá đóng vai trò quan trọng như
là một nguồn thu nhập chính trong các cộng đồng ven biển của Na Uy. Mỗi năm, Na Uy khai
thác khoảng 80 loài thủy sản khác nhau, trong đó có 28 loài cỏ giá trị kinh tế. Mô hình quản
lý khai thác hải sản ở Na Uy có những quy định chặt chẽ với hạn ngạch và các yêu cầu về
giấy phép.
Australia được bao quanh bởi cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có nghề cá khá
phát triển và đóng vai trò quan trọng. Nghề cá thương mại Australia với khoảng 200 loài
đánh bắt, với tổng số 19.000. người làm việc trong ngành thủy sản, khoảng 14 250 người
tham gia hoạt động khai thác cá biển (75%) với hơn 7.000 tàu thuyền. Phần lớn các văn bản
pháp lý về quản lý nghề cá hiện nay của Australia đều dựa trên các nguyên tắc phát triển bền
vững hệ sinh thái và do đó không chỉ quản lý các loài mục tiêu mà còn cả các vấn đề quản lý
hệ sinh thái rộng lớn hơn, bao gồm hoạt động đánh bắt, tác động đối với các loài quý hiếm
hoặc đe dọa môi trường biển. Quản lý nghề cá thương mại của Australia được thế giới đánh
giá là khá hiệu quả. Cơ quan Quản lý nghề cá của Australia chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp
quản lý nghề cá bền vững về mặt sinh thái “Chính sách biển Australia” được ban hành năm
1998 đã cung cấp khung quản lý, quy hoạch tổng hợp và dựa trên hệ sinh thái cho các vùng
biển thuộc quyền tải phản quốc gia của Australia. Quốc gia này đang nỗ lực sử dụng các biện
pháp nhằm loại bỏ việc đánh bắt quá mức để không vượt quá ngưỡng bền vững về phương
diện hệ sinh thái. Việc áp dụng cơ chế tự huy động vốn cho phát triển thủy sản được thực
hiện thông qua các khuyến khích về mặt kinh tế, như: Thực hiện chương trình phát triển ở
quy mô thương mại cho nghề khai thác thủy sản ở phía nam vào năm 1999 nhằm làm cho
nghề khai thác có hiệu quả về mặt kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được môi trường và nguồn lợi
bền vững; Thành lập một nhóm thương thảo giữa chính quyền và các doanh nghiệp liên quan
để tìm ra một chương trình phát triển kinh doanh cho ngư trường không lưới phía bắc;
Chương trình Đánh giá lại chính sách cạnh tranh đã thực hiện đánh giá toàn diện các quy định
và pháp luật nghề cả đến tháng 7 năm 1999, để các thủ tục gọn nhẹ hơn và giảm tối đa các chi
phí liên quan đến hoạt động kinh doanh nhỏ; và tiếp tục chi phí cho chính sách phục hồi nghề
cá và không đánh thuế các hoạt động sử dụng tài nguyên bền vững. Các thủ tục quản lý và
quy hoạch vùng tổng hợp sẽ bao gồm các cơ chế để giải quyết các vấn đề phân bổ nguồn tài
nguyên trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản, đây được xem như một nội dung quan trọng của
phương pháp tiếp cận dựa trên hệ sinh thái. Ngoài ra, Chính phủ Australia đã đầu tư hỗ trợ
thành lập mạng lưới cán bộ thủy sản góp phần đẩy mạnh hoạt động đánh bắt cá thân thiện với

10
môi trường. Điều này hỗ trợ cho các sáng kiến hợp tác của Hội đồng Các ngành kinh tế hai
sản Australia. Hội đồng Giám sát biển và Bảo tồn biển Australia được thực hiện hiệu quả
Hoa Kỳ “Chính sách biển của Hoa Kỳ" được xây dựng và đưa vào thực hiện từ năm
1969 và được cập nhật, điều chỉnh năm 2004. Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Luật Biển
năm 2000, Ủy ban Hoa Kỳ về chính sách biển được thành lập để đưa ra các kiến nghị cho
chính sách biển quốc gia toàn diện và có tính phối hợp. Các khuyến nghị của Ủy ban nhằm
cải thiện quản lý nghề cá có thể được chia thành các lĩnh vực: Nhấn mạnh lại vai trò của khoa
học trong quá trình quản lý, củng cố cơ cấu tổ chức trong Hội đồng quản lý nghề cá cấp khu
vực (RFMC) và làm rõ thẩm quyền của họ; mở rộng việc áp dụng các quyền sử dụng và khai
thác nguồn lợi chuyên ngành, nâng cao việc thực thi pháp luật; áp dụng cách tiếp cận quản lý
dựa trên hệ sinh thái và tăng cường quản lý quốc tế. Để tăng cường liên kết giữa khoa học và
quản lý nghề cá bền vững, RFMC phải dựa vào những kiến nghị của Ủy ban Khoa học và
Thống kê (SSC), đặc biệt trong việc xây dựng các hạn mức đánh bắt. RFMC không được
phép thông qua bất cứ kế hoạch khai thác nào vượt quả sản lượng đánh bắt cho phép theo
khuyến cáo của SSC. Do tầm quan trọng của SSC trong quá trình thực hiện, RFMC sẽ đề cử
các thành viên của SSC vào Ban Lãnh đạo Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển Hoa Kỳ
(NOAA) để bổ nhiệm thành các đầu mối của lĩnh vực này. Nếu có xung đột lợi ích thì sẽ xin
ý kiến của bên thứ ba. Các chương trình nghiên cứu mở rộng đã được thực hiện nhằm lôi kéo
sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng ngư dân nhằm đáp ứng các nhu cầu của nhà quản lý.
Để ngăn chặn các hành vi khai thác không bền vững đối với nguồn lợi thủy sản, các nhà quản
lý nghề cả đã xây dựng và thực hiện các quyền sử dụng đặc biệt để thúc đẩy việc bảo tồn và
giảm bớt cường lực khai thúc, Quốc hội giải quyết vấn đề dư thừa cường lực khai thác một
cách trực tiếp thông qua việc rà soát các chương trình trợ cấp cho nghề cá ở quy mô liên bang
cũng như làm việc với NOAA để xây dựng các chương trình giải quyết triệt để vấn đề dư
thừa cường lực khai thác trong nghề cá. Việc thực hiện các quy định quản lý trong nghề cả
phải liên tục được củng cố thông qua việc áp dụng các công nghệ tốt hơn, chẳng hạn như hệ
thống giám sát tàu thuyền, hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan liên bang, bang và tăng cường hỗ
trợ cho cơ sở hạ tầng, nhân sự và các chương trình hỗ trợ thực hiện chính sách quản lý nghề
cá. Quản lý nghề cá cần theo hướng tiếp cận quản lý dựa trên hệ sinh thái để cải thiện tính
hiệu quả và giảm xung đột giữa các thành phần kinh tế - xã hội và tính bền vững sinh học.
Phương thức này đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ môi trường sống thiết yếu của các loài cá
và giảm tác động của việc đánh bắt không chủ đích. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cần phối hợp với
các quốc gia khác trong việc phê chuẩn và thực thi các thỏa thuận liên quốc gia ở cấp độ toàn

11
cầu nhằm thúc đẩy hoạt động thủy sản bền vững, trong đó có Bộ quy tắc ứng xử đối với nghề
cả có trách nhiệm của FAO.
Hàn Quốc nằm ở khu vực Đông Á, chủ yếu được bao bọc bởi biển, với 2.413 km
đường bờ biển. Để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản, chính sách của
Chính phủ Hàn Quốc là giảm số lượng tàu đánh bắt, chuyển đổi nghề sang nuôi trồng thủy
sản, từ năm 1994-2010 có hơn 16.000 tàu chuyển đổi nghề, mục tiêu đến năm 2020 tiếp tục
cắt giảm 7.500 tàu khai thác, số lượng tàu cắt giảm sử dụng thiết bị đánh cá có tính chất hủy
diệt và không chọn lọc. Hàn Quốc là một thành viên của Tổ chức Quản lý thủy sản khu vực
cá ngừ (RFMO), Hàn Quốc cũng đã ký kết các thỏa thuận về đánh bắt song phương với một
số quốc gia, bao gồm Papua New Guinea, Nga, quần đảo Solomon và Tuvalu. Cảnh sát biển
Hàn Quốc có nhiệm vụ giám sát và thực thi pháp luật. Bộ và chính quyền địa phương Thủy
sản và Biển cùng chính quyền địa phương có trách nhiệm chung trong việc giám sát, thực thi.
Bộ và chính quyền địa phương có trách nhiệm giám sát và xử lý việc đánh bắt cá bất hợp
pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, trong khi Cảnh sát biển của Hàn Quốc chủ yếu xử lý các
hoạt động đánh bắt cả của những người ngư dân nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế.
Lĩnh vực khai thác hải sản của Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời. “Chính sách
biển của Trung Quốc" được ban hành năm 1998 để thúc đẩy phát triển thủy sản, Trung Quốc
đã tuân thủ nguyên tắc đẩy nhanh tốc độ phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ
và sử dụng khôn khéo các nguồn lợi hải sản xa bờ, tích cực mở rộng ngư trường khai thác ra
khơi, ra các vùng biển sâu, chủ trọng phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản, củng cố hệ
thống pháp lý, Với điều kiện thực tế của nguồn lợi hải sản, Trung Quốc đã tích cực điều
chỉnh cơ cấu phát triển của lĩnh vực khai thác hải sản theo hướng điều chỉnh cường lực khai
thác sang hướng bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi hải sản xa bờ. Đồng thời tích cực
đầu tư cho việc tìm kiếm các nguồn lợi hải sản mới và các ngư trường khai thác mới để định
hướng chuyển dịch nghề khai thác hải sản sang thích nghi với các thay đổi trong cơ cấu và
đặc điểm nguồn lợi. Song song với việc mở rộng khai thác xa bờ và ở vùng biển sâu, tăng
cường hợp tác quốc tế trong khai thác hải sản. Trung Quốc còn quan tâm đến việc bảo vệ môi
trường sinh thái biển bằng việc áp dụng nguyên tắc “công bằng, đôi bên cùng có lợi, phát
triển hợp lý việc khai thác nguồn lợi tái tạo và tránh làm phương hại đến quyền lợi của quốc
gia khác", tích cực hợp tác phát triển nghề cá với các quốc gia khác. Trung Quốc đã thể hiện
sự quan tâm lớn tới việc bảo vệ nguồn lợi hải sản và thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn các
nguồn lợi này cũng như để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển biển bền vững, như thành
lập các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi hải sản và thiết lập hệ thống kiểm soát, cấm
sử dụng các ngư cụ và phương pháp khai thác hủy diệt, quy định về mắt lưới và tỷ lệ khai

12
thác cả con. Nỗ lực kiểm soát nghề cá của Trung Quốc bao gồm: Thống nhất các biện pháp
và nỗ lực quản lý thủy sản địa phương để tránh tạo ra không gian cho đánh bắt cá quá mức do
sự khác biệt trong khu vực; Tăng cường thực thi pháp luật và thiết lập mô hình giám sát toàn
diện hơn; Tăng cường năng lực thực thi pháp luật của bộ phận giám sát nghề cá, phát huy đầy
đủ các điều kiện thuận lợi do khoa học công nghệ hiện đại cung cấp và thông qua nhật ký
đánh bắt cá điện tử, định vị vệ tinh, video giám sát; Thiết bị và các phương tiện tiến hành
giám sát nghiêm ngặt hơn các hoạt động của tàu cá để đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản
tuân theo các quy định pháp lý và mang tính khoa học; Tăng cường công tác truy xuất nguồn
gốc thủy sản và tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin.
Indonesia là quốc gia có đóng góp lớn trong việc sản xuất các sản phẩm thủy sản từ
hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Để theo dõi và đánh giá việc thực hiện cách tiếp
cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá (EAFM) ở Indonesia, một bộ tiêu chí đã được thiết lập
với sự tham vấn của các bên liên quan chính trong quản lý nghề cá, bao gồm các tiêu chí về:
Hệ sinh thái (môi trường sống); Nguồn lợi thủy sản; Nghề cá; Xã hội; Kinh tế, và Thể chế.
Bộ tiêu chí này được sử dụng để tiến hành đánh giá sơ bộ việc thực hiện EAFM tại các vùng
quản lý đánh bắt, sau đó, các đánh giá được mở rộng để kiểm tra các khu bảo tồn biển và hoạt
động đánh bắt dựa vào loài.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT
TRONG GIỚI HẠN KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN LỢI VÀ
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI BIỂN Ở VIỆT NAM
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để
ngăn chặn sự suy giảm, từ đó bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản thì cần kiện toàn, nâng cao
năng lực hệ thống quản lý nhà nước. Phải giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực thủy sản của các lực lượng trên đường thủy
nội địa, trên biển; kịp thời xử lý nhanh chóng các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh thực hiện đồng
bộ quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc áp dụng các biện
pháp xử lý tàu thuyền vi phạm chưa đủ sức răn đe, hiệu quả hoạt động của các lực lượng chấp
pháp trên biển chưa cao. Biện pháp chủ yếu mà Việt Nam áp dụng là xua đuổi, hoặc bắt giữ,
xử phạt vi phạm hành chính sau đó phóng thích tàu nước ngoài. Trong thời gian tới, các cơ
quan có thẩm quyền nên tăng cường việc áp dụng các biện pháp đủ tính răn đe, trừng phạt
nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm, tránh gia tăng các trường hợp tái phạm như tăng tiền
phạt, tăng các khoản tiền bảo lãnh, áp dụng thường xuyên các hình phạt bổ sung như tịch thu
tàu vi phạm, tịch thu giấy phép hoạt động, tạm đình chỉ dự án. Cần gắn trách nhiệm người

13
đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tại địa phương để xảy ra tình trạng vi phạm. Tiếp tục
tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển để ngăn chặn, xử lý tàu
cá vi phạm
Về thực thi pháp luật, xử lý vi phạm: Lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm
chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu
hiện khai thác quá số lượng thủy sản. Các lực lượng chức năng của tỉnh tăng cường công tác
phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng của các Bộ: Quốc phòng, Công an,
Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo thực hiện triệt để, đồng bộ, thống
nhất trong công tác điều tra, xử lý các hành vi khai thác theo quy định của pháp luật, cụ thể:
xử lý và xử phạt 100% các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp và công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.. Thanh tra, kiểm
tra xử lý các nghiêm các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, các doanh nghiệp và tổ
chức, cá nhân có liên quan nếu có vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ chống khai thác
quá mức số lượng thủy sản. Tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng và xử phạt nghiêm 100% hành vi khai thác thủy sản vượt
mức theo quy định. Xác minh, xử lý 100% các tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát
hành trình theo quy định. Cập nhật 100% kết quả xử phạt hành vi vào hệ thống phần mềm
theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác: Ứng dụng công
nghệ thông tin, chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc, đảm bảo số hóa quy trình nghiệp vụ
theo dõi, giám sát sản phẩm từ khai thác theo toàn bộ chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của
thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn
gốc thủy sản khai thác theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.
Rà soát các điểm tàu cá cập bến bốc dỡ thủy sản khai thác (bến cá, cảng cá,...) tổ chức giám
sát và truy xuất nguồn gốc 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ. Đảm bảo 100%
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên phải cập cảng chỉ định; thuyền trưởng phải
thông báo trước 01 giờ khi cập cảng và thực hiện ghi, nộp Nhật ký khai thác theo quy định;
kiểm tra đối chiếu thông tin trong Nhật ký khai thác đảm bảo phù hợp với dữ liệu giám sát
tàu cá. Bố trí đủ nhân lực thủy sản, kiểm ngư tại cảng cá và Văn phòng thanh tra, kiểm soát
nghề cá tại cảng cá đảm bảo kiểm tra, kiểm soát tàu cá, thủy sản từ khai thác trong nước,
nhập khẩu.

14
Xây dựng chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm với các mục tiêu cụ thể về khai
thác hải sản đối với từng vùng biển tương ứng với trách nhiệm của từng địa phương để làm
cơ sở cho việc tuần tra, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo kế hoạch đặt ra; đẩy mạnh
việc thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương ở các tỉnh, thành phố ven biển nhằm kiểm soát
chặt chẽ các hoạt động khai thác hải sản tại vùng ven bờ và vùng lộng. Xây dựng cơ chế phối
hợp liên ngành trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn, hệ thống thông tin trên
biển giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan. Xây dựng các nhà
máy, các điểm thu gom rác thải biển để xử lý và thu gom; thành lập các tổ, đội công nhân vệ
sinh khu vực biển đối với các địa phương có diện tích biển và vùng ven bờ. Các địa phương
quản lý chặt việc thực hiện hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định đối với nhóm tàu khai thác vùng khơi và của địa phương ban
hành đối với nhóm tàu khai thác vùng lộng và vùng ven bờ. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ sản
lượng khai thác được từ đội tàu theo quy định khi tàu cá cập cảng bốc dỡ sản phẩm. Ngăn
chặn, xử lý tàu không có giấy phép, giấy phép hết hạn, hoạt động sai với nội dung của giấy
phép tham gia vào khai thác thủy sản.
Về cơ chế, chính sách: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về lĩnh vực khai thác thủy sản, công tác đảm bảo chất lượng tàu cá, vùng hạn chế tàu cá được
phép hoạt động trên biển. Đặc biệt là quy định quản lý nghề cá giải trí gắn với việc phát triển
cộng đồng ngư dân. Ban hành chính sách về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi
thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản thân thiện với môi trường
hoặc chuyển ra ngoài lĩnh vực khai thác. Ban hành chính sách đào tạo nghề cho người lao
động chuyển đổi nghề từ khai thác hải sản ra các ngành nghề khác hoặc khai thác hải sản gắn
với các hoạt động dịch vụ khác.

15
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Chương Phượng (2022), Vì sao thực thi pháp luật trong ngành thủy sản còn nhiều vướng
mắc?, VnEconomy
2. Hưng Khánh (2017), Khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, Tạp chí Điện tử thương
hiệu và công luận
3. Kinh nghiệm phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm của một số quốc gia, tổ chức
khu vực trên thế giới
<http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/2103-kinh-nghi-m-
phat-tri-n-ngh-ca-b-n-v-ng-va-co-trach-nhi-m-c-a-m-t-s-qu-c-gia-t-ch-c-khu-v-c-tren-th-gi-i>
4. Luật Thủy Sản 2017
5. Lê Anh (2020), Góc nhìn đại biểu: Tích cực phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác
thủy sản bất hợp pháp, Cổng thông tin điện tử Quốc Hội
6. Minh Hiển (2023), Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, Báo Chính Phủ
7. Minh Anh (2022), Thực trạng hoạt động khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam, Tạp chí Công Thương
8. Một số kinh nghiệm của New Zealand về phòng, chống tham nhũng; phát triển kinh tế
biển; quản lý, phát triển văn hóa, xã hội
<https://hdll.vn/vi/chuong-trinh---de-tai/mot-so-kinh-nghiem-cua-new-zealand-ve-phong-
chong-tham-nhung;-phat-trien-kinh-te-bien;-quan-ly-phat-trien-van-hoa-xa-hoi.html>
9. Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản biển Việt Nam
<http://www.rimf.org.vn/baibaocn/chitiet/tinid-2170>
10. Thanh Thủy (2023), Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt trên 9 triệu tấn, Trang
thông tin điện tử Cục Thủy Sản
11. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam <https://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh>
12. TS. Nguyễn Minh Sơn (2017), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về
thủy sản, Nghiên cứu lập pháp
13. Trần Thúy Nhàn (2023), Giải pháp thực hiện đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải
sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái?, Thư viện pháp luật
14. Tăng cường các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp (2022)
<https://baotintuc.vn/thoi-su/tang-cuong-cac-bien-phap-chong-khai-thac-hai-san-bat-hop-
phap-20220926203309011.htm>

16

You might also like