You are on page 1of 2

TRẦN THỊ NGỌC HIỀN - 21140353

1. NHẬN XÉT:
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm
2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh
hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất,
xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp,
ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ
tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...
Đây là một điều đáng khen. Tuy nhiên, còn nhiều thử thách, khó khăn đang đợi sắp
tới như quy mô sản xuất còn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu ngành chưa
hợp lý,đâu tư cho hạ tầng chưa đồng bộ, giá trị gia tăng thủy sản thấp, việc bảo vệ
ngành nguồn lợi thủy sản còn hạn chế, vốn đầu tư cho ngành còn khó khăn, chính
sách phát triển thủy sản nhiều bất cập, việc khai thác trái phép tại các vùng biển
nước ngoài vẫn diễn ra…
2. BIỆN PHÁP:
Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế
biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm; trọng tâm là khai thác
biển, nuôi tôm nước lợ, cá tra, ba sa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; tạo sự gắn kết, chia
sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến thủy
sản.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và
phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát
triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn
Quốc… Ngoài ra, phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị,
khu dân cư lớn...

Thứ ba, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển
sản xuất. Xây dựng trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản tại
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để
đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Thứ tư, tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản.
Có dự báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động
sản xuất trên biển.
Thứ năm, bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đẩy
mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm
thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành
thủy sản.
Thứ sáu, có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn
giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng
tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản....

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản
lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương.

Thứ tám, tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực
khai thác, nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với
các nước trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước trong
khu vực về khai thác thủy sản tại các vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên
vùng biển các nước ASEAN; bảo đảm cho ngư dân tránh trú bão trong vùng biển
nước ngoài khi thiên tai, phối hợp tuần tra kiểm soát chung trên biển, bảo đảm an
toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.
3. ĐỀ XUẤT:
Nhà nước cần có các chính sách tạo nguồn nhiên liệu trong khi nguồn tài nguyên
ven bờ ở nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất, chỉ còn tiềm năng đánh
bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Đầu tư số lượng tàu thuyền, trang thiết bị hiện đại
Nhà nước cần tạo nguồn vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt việc
nghiên cứu thị trường, xác định cung cầu dài hạn, chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Các doanh nghiệp cần cải tiến chất lượng an toàn vệ sinh, chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm

You might also like