You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


--------o0o--------

BÀI TẬP GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thanh Thuỳ


Mã sinh viên: 19050520
Lớp: QH-2019-E KTPT 2
Mã học phần: INE3158
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Quốc Lâm

Hà Nội – Tháng 11 năm 2022


SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THÁI BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/TTr-SoKHDT Thái Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2022

TỜ TRÌNH

ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN


HUYỆN TIỀN HẢI GIAI ĐOẠN 2022 – 2030 TẦM NHÌN ĐẾN 2045

Kính gửi: Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thái Bình

Căn cứ vào:

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26 tháng 07 năm 2022 về việc phê duyệt Đề
án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm
kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030;

- Nghị quyết số 35/2020/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ


yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 do tỉnh Thái Bình ban hành;

- Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 08 tháng 07 năm 2014 về việc phê


duyệt đề án phát triển kinh tế biển và khu vực ven biển tỉnh Thái Bình giai
đoạn đến năm 2020.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Thái Bình lập tờ trình kính đề nghị Ủy ban
Nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế biển huyện Tiền
Hải với nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2030, phấn đấu đưa Thái Bình trở thành một tỉnh mạnh; đạt cơ bản các
tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển;
chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô
nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục
hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng.

2. Mục tiêu cụ thể

❖ Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:


a) Về kinh tế biển:

- Phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; gắn sản
xuất với bảo quản, chế biến, xuất khẩu theo chuỗi giá trị.

- Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP của tỉnh.

- Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc gia;
kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái
biển.

- Giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ và nuôi trồng thủy sản ven
bờ gắn với bảo vệ rừng phòng hộ.

- Xây dựng Khu kinh tế ven biển của tỉnh theo quy chế khu kinh tế ven biển
Quốc gia, đưa vùng ven biển trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp cho các sở, ban, ngành liên quan về việc chỉnh sửa các
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế biển.

b) Về xã hội:
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, giảm nghèo và nâng cao mức sống người dân; bảo vệ môi trường sinh
thái và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc,
giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn vùng biển.

- Thu hút mạnh mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường,
phòng, chống thiên tai, khai thác tài nguyên biển một cách bền vững, nâng
cao đời sống nhân dân vùng biển.

c) Về khoa học - công nghệ phát triển nguồn nhân lực biển:

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa
học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao.

- Tập trung phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển theo hướng sản xuất
hàng hóa, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

d) Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng.

- Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ
và cập nhật…

- Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm
nhập mặn, xói lở bờ biển.

❖ Tầm nhìn đến năm 2045: Thái Bình trở thành một tỉnh biển mạnh, phát triển
bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng
vào nền kinh tế của toàn tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh ta thành một tỉnh công
nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có
trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại
dương.
II. Nội dung

Từ năm 2022 đến năm 2030 các nội dung chính của kế hoạch hành động bao gồm
các hoạt động sau:

1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, chương trình, đề án để nâng cao
phát triển kinh tế biển

- Tổ chức triển khai nhiều chương trình, đề án. Điển hình là: Chương trình bảo
vệ và phát triển nguồn thuỷ sản giai đoạn 2021-2025; chương trình phát triển
nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030…

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức toàn dân tầm quan trọng của kinh
tế biển đặc biệt là trong điều kiện vừa hội nhập, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh
như hiện nay.

2. Quai đê lấn biển, phát triển quỹ đất

- Triển khai lập quy hoạch chung xây dựng vùng ven biển, xác định các khu
vực và lộ trình quai đê lấn biển, phát triển quỹ đất.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư quai đê lấn biển theo
hướng đổi đất lấy hạ tầng, lộ trình từng bước vững chắc để đảm bảo an toàn
tài sản và tính mạng người dân.

- Trước mắt quy hoạch và thu hút đầu tư triển khai một số dự án quai đê lấn
biển tại khu vực cồn Vành huyện Tiền Hải để mở rộng quỹ đất đưa vào khai
thác cho các mục đích nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, phát triển sản xuất
công nghiệp, du lịch…

3. Xây dựng khu kinh tế ven biển, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp ra
biển để đẩy mạnh phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững

- Tiếp tục đề xuất, kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập và hỗ trợ đầu tư xây
dựng, phát triển Khu kinh tế ven biển Thái Bình theo quy chế khu kinh tế ven
biển Quốc gia để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ biển, tạo động lực
mạnh mẽ phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tới.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào khu vực ven biển; ưu tiên thu hút các dự án đầu
tư quy mô lớn, công nghệ cao thuộc các ngành công nghiệp: Điện lực, đóng
tàu, chế biến thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, khai khoáng,
sản xuất phân đạm, hóa chất và chế biến các sản phẩm từ khí mỏ... Chú trọng
phát triển nghề và làng nghề tại các xã ven biển.

4. Tập trung phát triển kinh tế thuỷ sản, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven
biển

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả vùng bãi triều để đẩy mạnh nuôi trồng thủy,
hải sản theo chiều sâu để cung cấp nguyên liệu sạch cho tiêu dùng và xuất
khẩu.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sinh học vào nuôi trồng hải sản để đẩy
mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả theo hướng phát triển bền vững.

- Thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi và nghiên cứu đưa vào nuôi một số
giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm môi trường sinh
thái của tỉnh.

III. Giải pháp thực hiện

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với giữ vững an ninh quốc
phòng vùng ven biển.

- Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch để
định hướng đầu tư phát triển kinh tế biển. Triển khai lập quy hoạch chung xây
dựng và các quy hoạch chi tiết khu vực ven biển của tỉnh để định hướng phát
triển trong những năm tới.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế biển. Rà
soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách hiện hành của tỉnh về khuyến
khích phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển để phù hợp với
chủ trương phát triển kinh tế biển đến năm 2030. Nghiên cứu xây dựng các
cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư quai đê lấn biển, phát triển
quỹ đất, hỗ trợ cho ngư dân đầu tư phát triển tàu khai thác hải sản tầm trung
và xa bờ, khuyến khích đầu tư chế biến và tiêu thụ thủy hải sản …

- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển: Tăng
cường quản lý chất thải, chất ô gây nhiễm trước khi đổ ra biển từ các lưu vực
sông ven biển và từ các hoạt động kinh tế biển.

- Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng các vùng ven biển: hệ thống các
công trình điện phân phối, đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp…

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai lập quy hoạch
chung xây dựng khu vực ven biển của tỉnh; hoàn thiện Đề án thành lập Khu
kinh tế ven biển Thái Bình trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

- Rà soát, xây dựng các cơ chế chính sách của tỉnh khuyến khích phát triển các
ngành, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
Khu du lịch sinh thái Cồn Vành, Cồn Đen;

- Tham mưu huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển; bố trí nguồn
vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách tỉnh quản lý hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ
tầng kinh tế - xã hội vùng ven biển.
2. Sở Tài chính:

- Tham mưu với UBND Tỉnh quản lý ngân sách, thuế, phí, lệ phí và các nguồn
thu khác; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cân đối ngân sách,
huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản của tỉnh đến năm
2030; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư quai đê lấn biển, kết
hợp với trồng rừng phòng hộ ven biển, phát triển quỹ đất;

- Tham mưu chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế biển thuộc lĩnh vực nông lâm,
thuỷ sản, thuỷ lợi, đê điều theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Sở Công thương:

- Chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại;

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
các khu, cụm công nghiệp ở 2 huyện ven biển;

- Tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn khôi phục và phát triển công nghiệp
đóng tàu biển;

- Tham mưu chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế biển thuộc lĩnh vực công
nghiệp, thương mại theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì xây dựng chính sách khuyến khích phát triển và ứng dụng khoa học
công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến biển;

- Tham mưu đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và khoa học nhân văn
về biển, phục vụ quản lý biển và phát triển kinh tế biển của tỉnh.
6. Uỷ ban nhân dân huyện Tiền Hải

- Có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách khuyến
khích phát triển kinh tế biển thuộc thẩm quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện,
kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng khu vực ven biển thuộc địa phương quản lý; phối hợp với các sở,
ngành có liên quan của tỉnh đề xuất giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát
sinh.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Bộ Tài nguyên và môi trường
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh; Thuỳ
- Các sở, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, thành phố, tỉnh; Phan Thị Thanh Thuỳ
- Lưu: VT, CVTNMT.

You might also like