You are on page 1of 39

Thành viên tham gia:

Trần Minh Quang 2121006314

Nguyễn Đào Huyền Trân 2121006404

Nguyễn Thị Thảo Uyên 2121006504

Ngô Thị Ái Xuân 2121006334

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

 Môi trường kinh doanh:

Để tiếp tục thu hút đầu tư, kinh doanh, Kiên Giang chú trọng tạo lập môi
trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư
thực hiện dự án. Hàng năm, tỉnh tổ chức họp mặt doanh nghiệp để tổ chức đối
thoại, gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư; tôn vinh, khen thưởng những tổ
chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho tỉnh. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cùng
các cơ quan, chính quyền địa phương thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các
doanh nghiệp, nhà đầu tư để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp trong thực hiện dự án đầu tư.
Hình 1: Kiên Giang huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và
phát triển đô thị.

Về hoạt động xúc tiến đầu tư, đồng chí Nguyễn Duy Linh Thảo - Giám đốc
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang cho biết, thời
gian tới trung tâm tăng cường các hoạt động xúc tiến thông qua ứng dụng công
nghệ chuyển đổi số, mạng internet, tập trung thông tin, quảng bá trên 3 website:
www.kitra.com.vn; www.kiengiangpromotion.vn; http://kiengianginvest.com
bằng 2 ngôn ngữ Việt, Anh và các phương tiện truyền thông khác nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động xúc
tiến đầu tư, thương mại và du lịch, cơ hội giao thương, danh mục dự án kêu gọi
đầu tư, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, thông tin sự kiện hội nghị, hội chợ,
triển lãm, thị trường trong và ngoài nước; thông tin nhu cầu doanh nghiệp tham
gia kết nối chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020 với các doanh nghiệp địa
phương có khả năng cung ứng sản phẩm hàng hóa ra thị trường, đặc biệt là tại
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Triển khai kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng doanh
nghiệp cho hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp, doanh nghiệp
mới thành lập, cá nhân có nhu cầu. Tiếp tục hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp,
hợp tác xã xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa, nghiệp vụ
ngoại thương, kỹ năng xâm nhập thị trường, hội nhập kinh doanh quốc tế…
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối của kế hoạch 5 năm giai
đoạn 2016-2020 và là năm chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Thời điểm chuyển giao quan trọng này tỉnh tập trung xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, đầu tư công. Các sở, ban, ngành và địa phương tiếp tục rà
soát, điều chỉnh, bổ sung để tham mưu, kiến nghị cấp thẩm quyền trong việc ban
hành các cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới cho phát
triển.
Xác định nhiệm vụ cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh, ngay từ những tháng đầu năm 2020, Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tham mưu các giải pháp cho Ủy ban
nhân dân tỉnh để phấn đấu sớm vào nhóm các tỉnh dẫn đầu về chỉ số PCI gắn với
công tác đối thoại doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát
triển doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư với hình thức xúc tiến tại chỗ, có
trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc. Thu hút các dự án đầu tư có chất lượng, ưu
tiên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp xanh, hạ tầng đô thị, du lịch dịch
vụ, các dự án đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế
biến nông - lâm - thủy sản; các ngành công nghiệp phụ trợ thân thiện với môi
trường. Tiếp tục quảng bá, đưa các mặt hàng có chứng nhận an toàn, có chỉ dẫn
xuất xứ hàng hóa vào các hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối; hỗ trợ doanh
nhân tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
(FTAs).

Ngoài ra, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch cùng các sở,
ban, ngành và địa phương tham mưu lãnh đạo tỉnh chú trọng khai thác tối đa các
tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa cho phát triển du
lịch; hỗ trợ phát triển nhân lực du lịch. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành, đưa vào khai thác các khu, điểm du lịch.

 Trình độ phát triển cụm ngành

*Công nghiệp:

Tỉnh Kiên Giang quy hoạch phát triển cụm, ngành công nghiệp trên địa bàn
đến năm 2025, hình thành phát triển các cụm công nghiệp tập trung, nhằm tăng
giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa
phương.
Theo Sở Công thương Kiên Giang, đến năm 2025, tỉnh phát triển 14 cụm
công nghiệp, tổng diện tích 608 ha, trong đó đến năm 2020 phát triển 6 cụm
công nghiệp, diện tích 235 ha; tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 2.068 tỷ đồng,
tạo việc làm cho khoảng 17.625 lao động; phấn đấu 3 cụm công nghiệp đạt tỷ lệ
lấp đầy trên 60%, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các cụm công nghiệp còn lại 40 -
50%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các cụm công nghiệp từ 52 - 105
triệu USD/năm. Đến năm 2025, tiếp tục phát triển 8 cụm công nghiệp, tổng diện
tích 373 ha.

Các cụm công nghiệp này gồm: Hà Giang (TP. Hà Tiên), Vĩnh Hòa Hưng
Nam giai đoạn 1 và 2 (Gò Quao), Đông bắc Vĩnh Hiệp (TP. Rạch Giá), Bình An
(Châu Thành), Bình Sơn (Hòn Đất), Đông Hưng B và Thạnh Phú (An Minh),
Tân Hiệp (Tân Hiệp), Kiên Lương (Kiên Lương), Thạnh Hưng và Long Thạnh
(Giồng Riềng), Vĩnh Phong (Vĩnh Thuận), cụm công nghiệp sản xuất nước mắm
Khu II và Hàm Ninh (Phú Quốc). Các ngành nghề sản xuất như: chế biến nông -
lâm - thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; sản xuất hàng tiêu dùng; vật liệu xây dựng;
công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, giao thông vận tải, khai thác đánh bắt
thủy sản, sửa chữa tàu thuyền; chế biến thực phẩm, đồ uống; may mặc; chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp; sản xuất nước
mắm Phú Quốc và những sản phẩm hàng hóa truyền thống khác,…
Hình 2: Khu công nghiệp Thanh Lộc tỉnh Kiên Giang

Tỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa
nông nghiệp và nông thôn, gắn với hình thành, phát triển các cụm công nghiệp
tập trung trên địa bàn. Tỉnh tập trung đầu tư có trọng điểm công nghiệp chế
biến, là nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, các ngành nghề công nghiệp
phục vụ nông - lâm nghiệp, thúc đẩy khu vực kinh tế nông thôn phát triển.

Cùng với đó, tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý nhà nước
về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thông qua việc định hướng đầu tư, phát
triển thị trường, xây dựng các chính sách, chế độ, môi trường ưu đãi đầu tư
thông thoáng, bình đẳng, thực sự hấp dẫn và khơi dậy tính năng động trong các
hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế trong, ngoài
nước. Phát triển các cụm công nghiệp theo hướng tổ chức phân bố lại các cơ sở
sản xuất công nghiệp một cách hài hòa giữa thành thị và nông thôn; giải quyết
đầu ra, nâng cao giá trị cho sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủy sản, khoáng sản,
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; gắn nhà máy với vùng nguyên liệu
và nguồn lao động; xử lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho công nghiệp, nông
nghiệp phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả.

Hình 3: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu


Theo quy hoạch phát triển này, mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của
tỉnh năm 2020 đạt hơn 62.000 tỷ đồng; năm 2025 đạt 118.443 tỷ đồng, tăng
trưởng 13,8%/năm (2021 - 2025); năm 2030 đạt hơn 221.362 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng 12,28%/năm (2026 - 2030). Giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn
lao động tại địa phương. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2020 hơn
21.634 tỷ đồng, năm 2025 trên 38.600 tỷ đồng và năm 2030 khoảng 64.000 tỷ
đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp đến năm 2030 khoảng
450.000 tỷ đồng.

Tỉnh Kiên Giang chủ động hợp tác và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị,
mạng lưới sản xuất công nghiệp của vùng, miền, cả nước, khu vực và quốc tế.
Đầu tư chiều sâu, hướng vào xuất khẩu đối với các nhóm ngành, lĩnh vực công
nghiệp trên địa bàn có lợi thế về tài nguyên như sản xuất xi măng, chế biến
nông, lâm, thủy sản và về nguồn nhân lực như dệt may, da giày. Phát triển
mạnh, đầu tư có trọng điểm đối với nhóm công nghiệp hạ tầng điện, nước, môi
trường,… công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu; thu hút đầu tư công
nghiệp hóa dược, hóa dầu. Phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề
tiểu thủ công nghiệp phù hợp với thế mạnh của mỗi tiểu vùng.

Theo đó, tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên phát triển công nghiệp khai thác
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ các ngành nông và ngư
nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến tinh nông, thủy sản theo hướng xuất
khẩu,… Tiểu vùng Tây sông Hậu phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy
sản, ưu tiên thu hút công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày,
lắp ráp cơ - điện tử,… Tiểu vùng U Minh Thượng phát triển công nghiệp phục
vụ nghề cá, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, ưu tiên phát triển công
nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án điện khí và khí áp thấp. Tiểu vùng
hải đảo ưu tiên phát triển công nghiệp gắn với kinh tế biển và du lịch, trọng tâm
là công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp hỗ trợ ngành dầu khí.
Thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, tỉnh tranh thủ tối đa
nguồn vốn ngân sách Trung ương, các chương trình, đề án quốc gia về khoa học
công nghệ, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính,
biến đổi khí hậu,…; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và huy động nhiều
nguồn lực tài chính hợp pháp khác.

*Nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp hiện nay trên cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang
nói riêng phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia
tăng còn thấp, cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn chuyển dịch còn chậm.
Nông nghiệp và nông thôn phát triển còn yếu, môi trường ngày càng ô nhiễm;
năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và
tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm
chưa bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Từ
thực trạng đó, nhiệm vụ của chúng ta là làm thế nào để phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Trong 5
năm tới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền
vững”. Để đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh
vừa ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông
thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030. Theo đó quan điểm và mục tiêu cụ thể là: Tập trung
khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng sinh thái cho phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, có năng suất, chất
lượng và khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm chủ lực là lúa gạo và thủy
sản. Đồng thời, chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, chất
lượng cao với các mô hình sản xuất luân canh lúa - màu, lúa - tôm, lúa - cá. Xây
dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao theo mô hình cánh đồng
lớn. Phát triển vùng cây ăn trái, sản xuất rau màu, đặc biệt là rau sạch ở các
vùng ven đô thị, khu du lịch. Địa bàn Phú Quốc tập trung phát triển các mô hình
nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao để tạo cảnh quan du lịch.

Hình 4: Hội nghị chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản

Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm
làm giảm chi phí, tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Tổ chức sản
xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông
nghiệp, tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nâng
cao hiệu quả hoạt động và không ngừng phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã và
kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp, làm chủ thể để liên kết với các
doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân và chất lượng nguồn nhân
lực. Chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ ven biển, giữ ổn định diện tích
rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng, khu
vực Hòn Chông - Kiên Lương; tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng,
nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa
chức năng; tăng cường trồng cây phân tán để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp - nông thôn đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao
giá trị gia tăng các mặt hàng nông thủy sản và phát triển bền vững. Đồng thời,
phải phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và suy giảm nguồn
nước ngọt. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại theo hướng tạo giá trị gia tăng
cao và phát triển bền vững, dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh gắn nhu
cầu thị trường nội địa và xuất khẩu; áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản
phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu
đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; nâng cao
hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời
sống của nông dân. Mục tiêu từ nay đến năm 2020 đó là: Tốc độ tăng giá trị sản
xuất (GTSX) theo giá so sánh năm 2010: Toàn ngành 5,6%/năm, nông nghiệp
3,6%/năm, lâm nghiệp 1,7%/năm, thủy sản 8,1%/năm. Trong nội bộ ngành nông
nghiệp: Trồng trọt 2,2%/năm, chăn nuôi 9,4%/năm, dịch vụ khoảng 8,5%. Cơ
cấu GTSX: Nông nghiệp 49,1%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản 50,4%; trồng trọt
67,4%, chăn nuôi 15,3% và dịch vụ nông nghiệp 17,2%. Năm 2020, sản lượng
lương thực đạt 5,1 triệu tấn, trong đó, sản lượng lúa đạt khoảng 5 triệu tấn. Sản
lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 755.505 tấn, trong đó: Nuôi
trồng thủy sản đạt khoảng 265.505 tấn, riêng nuôi tôm đạt 80.000 tấn. Giá trị sản
lượng (GTSL) bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 130
triệu đồng, trong đó: GTSL bình quân trồng trọt đạt 100 triệu đồng/ha. Tiếp tục
hoàn thiện các xã, huyện đã đạt tiêu chí, tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 50%
(59/118 xã) và xây dựng thêm 02 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.
Các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%. Tầm nhìn
đến năm 2030: Tốc độ tăng GTSX: Toàn ngành 4,5-5,0%/năm, nông nghiệp
3,5%/năm, lâm nghiệp 2,0-2,5%/năm, thủy sản 6,0-6,5%/năm; trồng trọt 1,7-
2,0%/năm, chăn nuôi 5,0-5,5%/năm, dịch vụ nông nghiệp 8,0-8,5%. Cơ cấu
GTSX: Nông nghiệp 41,1%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản 58,4%; trồng trọt
65%, chăn nuôi 16% và dịch vụ nông nghiệp 19%. Năm 2030, sản lượng lương
thực đạt khoảng 5,0 triệu tấn, trong đó, sản lượng lúa đạt khoảng 4,96 triệu tấn.
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 800.000-840.000 tấn,
trong đó: Nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 320.000-340.000 tấn, riêng nuôi tôm
nước lợ đạt khoảng 150.000-155.000 tấn. GTSL bình quân trên 01 ha đất sản
xuất nông nghiệp đạt khoảng 170-200 triệu đồng, trong đó: GTSL bình quân
trồng trọt đạt 140-150 triệu đồng/ha. Cơ bản hoàn thành Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 11-12%. Để thực
hiện đạt các chỉ tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra các giải pháp thực hiện,
đó là:

Một là, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa: Tổ chức sản xuất theo
không gian lãnh thổ: Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo điều kiện của
từng vùng sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn gắn
với sự tham gia của các doanh nghiệp để liên kết trong sản xuất, thu mua và tiêu
thụ sản phẩm. Tái cơ cấu tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp: Chú trọng phát
triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể theo mô hình hợp tác xã kiểu mới; liên kết
các hộ nông dân sản xuất thành các câu lạc bộ, tổ hợp tác và hình thành hợp tác
xã để có thể liên kết tốt với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và thu mua sản
phẩm đầu ra. Riêng đối với hoạt động khai thác thủy sản cần tổ chức lại sản xuất
trên vùng biển ven bờ và vùng lộng; tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi; tổ
chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản. Tăng cường liên doanh, liên
kết và sự tham gia của “04 nhà” và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông
nghiệp. Trong đó chỉ đạo, phối hợp để tăng cường liên kết vùng theo Quyết định
số 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự tham gia của “04 nhà” trong
từng ngành hàng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường liên kết và nâng cấp chuỗi
giá trị ngành hàng, trong đó cần củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và
liên kết dọc. Không ngừng xây dựng và nâng cấp chuỗi khép kín nhằm xây dựng
hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, tiến đến hình thành thương hiệu hàng hóa.
Hai là, công tác bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch: Vận
dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ để không ngừng thu hút doanh
nghiệp chế biến đầu tư cơ sở chế biến và hệ thống kho chứa lương thực, kho
lạnh thủy sản ở các vùng nguyên liệu gắn với các khu, cụm công nghiệp nhằm
kịp thời thu mua, chế biến, bảo quản nông thủy sản cho người dân. Đối với lúa
gạo mục tiêu là giảm tổn thất sau thu hoạch xuống còn 5-6% vào năm 2020. Tập
trung nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất các giống lúa có năng suất, chất
lượng và ít bị rơi rụng trong quá trình thu hoạch. Áp dụng cơ giới hóa các khâu
làm đất, gieo cấy, chăm sóc, bảo vệ thực vật. Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy
đạt 80% vào năm 2020. Khuyến khích đầu tư các loại lò sấy, đảm bảo năng lực
sấy lúa hè thu ở tỉnh đạt từ 70% trở lên; chú trọng việc đầu tư các hệ thống sấy
tiên tiến, gắn với các cơ sở xay xát, dự trữ lương thực lớn. Đối với thủy sản, xây
dựng các ao nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hạn chế các rủi ro do
tác động của môi trường. Cải tiến công nghệ bảo quản đông cho những nhóm
thương phẩm có giá trị cao, công nghệ bảo quản sản phẩm tươi sống bằng
phương pháp sục oxy và cho ngủ đông. Xây dựng hệ thống kho ngoại quan,
phục vụ cho xuất khẩu.

Ba là, khoa học và công nghệ: Tập trung nâng cao năng lực hoạt động và
đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự cho Trung tâm Giống Nông Lâm
Ngư nghiệp, Trung tâm Khuyến nông làm đối tác liên kết với các cơ sở nghiên
cứu khoa học bên ngoài; thực hiện khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn,
chuyển giao, hướng dẫn các tiến bộ khoa học cho người dân ứng dụng vào sản
xuất. Tập trung nghiên cứu, chuyển giao các giống mới phù với điều kiện sinh
thái từng tiểu vùng, đồng thời có chính sách hỗ trợ giá giống xác nhận để kịp
thời chuyển giao đến người sản xuất. Xây dựng, trình diễn và chuyển giao các
mô hình nông nghiệp hiệu quả, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, thúc
đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng tạo giá
trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Điều chỉnh lịch thời vụ thích hợp với
điều kiện từng vùng thông qua sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng phù
hợp. Khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác an toàn sinh học, quy trình sản
xuất sản phẩm hữu cơ, đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ
cao.

Bốn là, đầu tư đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông
thôn mới: Hoàn thiện các quy hoạch và các dự án đầu tư các vùng sản xuất cây
con tập trung như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, vùng
sản xuất lúa - màu, vùng sản xuất lúa - tôm, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng
sản xuất rau, các vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung, vùng nuôi tôm công
nghiệp và đặc biệt vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung. Ưu tiên
đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất cây, con tập trung, bao gồm: Hệ thống
thủy lợi, trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, hệ thống điện, hệ thống giao thông
phục vụ máy móc cơ giới lưu thông và vận chuyển sản phẩm. Đầu tư hệ thống
kho chứa, lò sấy, cơ sở chế biến công nghiệp hiện đại gắn với vùng sản xuất cây,
con tập trung. Lồng ghép các chương trình trong tổ chức đầu tư xây dựng hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn; nhất là tăng cường đầu tư thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo lộ trình đã xác
định trong phần định hướng xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư
hạ tầng vào các địa phương dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn
mới trước, sau đó mới đến các địa phương khác, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng
phí trong khi nguồn lực bị hạn chế.

Năm là, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây
dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm: Tăng cường liên kết, liên
doanh giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ nông
sản. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở mang thị trường. Hỗ trợ
xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa chủ lực như lúa gạo, thủy hải sản. Gắn nâng cao chất lượng sản phẩm,
hạ giá thành và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn
Globalgap và Viet GAP. Thực hiện chế độ thưởng xuất khẩu, khuyến khích phát
triển mạng lưới hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng liên kết, liên
doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bên ngoài vào kinh doanh hàng xuất
khẩu. Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường. Tăng cường vai trò quản
lý Nhà nước đối với thị trường và nâng cao trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng
hóa của các doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng các chợ nông sản và mạng lưới chợ
nông thôn...

Sáu là, đào tạo nguồn nhân lực: Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, đào
tạo lại đội ngũ cán bộ, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát
triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật; hình thành đội ngũ
chuyên gia nông nghiệp nghiên cứu thị trường tại các đơn vị chuyên môn cấp
tỉnh, cấp huyện. Tăng cường phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế
trong việc đào tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
Tập trung thực hiện có hiệu quả, thiết thực chương trình đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên đối tượng đào tạo là nông dân, đào tạo
theo nhu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại. Đồng thời, đào
tạo nghề mới để chuyển đổi nghề ngay trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch
cơ cấu lao động sang công nghiệp, dịch vụ. Có chính sách khuyến khích doanh
nghiệp thực hiện đào tạo nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.

Bảy là, về vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông lâm
nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2015-2020 khoảng 77.510 tỷ đồng, trong đó
cho phát triển nông nghiệp khoảng 33.000 tỷ đồng, lâm nghiệp khoảng 510 tỷ
đồng và thủy sản 44.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2030: Khoảng 144.500 tỷ
đồng, trong đó cho phát triển nông nghiệp khoảng 58.000 tỷ đồng, lâm nghiệp
khoảng 500 tỷ đồng và thủy sản khoảng 86.000 tỷ đồng. Ngoài các giải pháp
thực hiện trên còn thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế chính
sách ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn; điều chỉnh, bổ sung và tăng
cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, về môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.

 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù còn khó khăn nhiều mặt, nhưng hoạt
động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát
triển ổn định, duy trì được đà tăng trưởng với mức tăng khá, đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước
tính đạt 51.697 tỷ đồng, tăng 148,27 % so với đầu nhiệm kỳ (năm 2015); tốc độ
tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,20%/năm, thấp hơn
mức tăng trưởng bình quân 10,01%/năm của giai đoạn trước 2011-2015 và chưa
đạt so với mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra.

Ngành công nghiệp của tỉnh hiện đang phát triển theo chiều rộng, chưa tập
trung phát triển theo chiều sâu nên chưa khai thác triệt để tiềm năng và chưa thật
sự bền vững. Một số nhóm ngành không tăng trưởng như mục tiêu đề ra mà còn
có xu hướng chững lại, có nguy cơ giảm quy mô phát triển. Cơ cấu, chất lượng
hàng hóa tuy có được nâng lên, nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp nhu cầu
ngày càng cao của thị trường.

Để ngành công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng nền kinh tế Kiên
Giang, trong giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xây
dựng Kế hoạch số 40/ KH-UBND ngày 23/2/2022 thực hiện Chương trình hành
động của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-
2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Kế hoạch), với mục tiêu chung: Phấn
đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp trở thành ngành kinh tế đóng góp quan
trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh. Phát triển công nghiệp
theo hướng công nghệ cao, công nghiệp sạch, an toàn thân thiện với môi trường.
Khuyến khích phát triển công nghiệp nhỏ và vừa để tận dụng nguồn nguyên
liệu, lao động tại chỗ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế
biến, gia công, tái chế và sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng
trong sản xuất công nghiệp.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
tăng bình quân 8%/năm; Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt trên
15%; Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp tăng bình quân 7%/năm;
Khuyến khích hỗ trợ phát triển mới khoảng 100 doanh nghiệp công nghiệp, tăng
13% so với giai đoạn 2015-2020.

Phấn đấu đến năm 2025, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành 02 khu công
nghiệp: KCN Thạnh Lộc (giai đoạn 2) huyện Châu Thành, KCN Thuận Yên,
thành phố Hà Tiên và 03 cụm công nghiệp: CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện
Gò Quao; CCN Bình An, huyện Châu Thành; CCN Hàm Ninh, thành phố Phú
Quốc. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt trên 65% và cụm công nghiệp đạt
trên 40%.

Định hướng đến năm 2030 : Tập trung đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp có thế mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP của tỉnh; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh và bền
vững. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân từ
8,0-8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt trên 18%; tỷ lệ lấp
đầy các khu công nghiệp đạt trên 85% và cụm công nghiệp đạt trên 60%.

Để hoàn thành mục tiêu và định hướng trên, ngành Công Thương của tỉnh
tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển công nghiệp

2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch để đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp có thế mạnh và sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công
nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 theo hướng cơ cấu lại ngành
công nghiệp có thế mạnh tại các vùng như: phát triển công nghiệp khai thác
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông - ngư nghiệp vùng
Tứ giác Long Xuyên; phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản, công
nghiệp sử dụng nhiều lao động vùng Tây Sông Hậu; phát triển công nghiệp phục
vụ nghề cá, chế biến nông - thủy sản vùng U Minh Thượng; phát triển công
nghiệp gắn với kinh tế biển và du lịch vùng biển, hải đảo.

- Đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án đầu tư phát triển điện gió, điện năng
lượng mặt trời vào quy hoạch điện lưới quốc gia theo sơ đồ VIII. Quan tâm điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp để phát triển công nghiệp năng
lượng trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhất là các dự án đầu tư phát
triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió, điện năng lượng mặt trời,...
tại các địa bàn có đủ điều kiện theo quy định.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, để định hướng khai thác, chế
biến và phát triển công nghiệp khai khoáng, bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm,
hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Tổ chức
công khai quy hoạch tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

- Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đồng bộ với quy hoạch phát triển
đô thị, dịch vụ. Trong đó, thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm
công nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2025,
định hướng đến 2030.

- Xây dựng phương án phát triển công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch
của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tập trung đầu tư
phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực theo Quyết định số 937/QĐ-
UBND, ngày 08/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở Quy hoạch của
tỉnh được phê duyệt, cần khẩn trương tiến hành việc xác định tọa độ, ranh giới
và cắm mốc thực địa các khu vực quy hoạch phát triển công nghiệp để quản lý
và triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, hỗ trợ tạo điều
kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện 26 dự án đầu tư với tổng vốn dự kiến
là: 85.249 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động, trong đó một số
dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn như: dự án Chế biến khí Kiên Giang 69.765
tỷ đồng, dự án Mở rộng dây chuyền 2 sản xuất ximăng INSEE 7.100 tỷ đồng, dự
án Chế biến tôm xuất khẩu 6.059 tỷ đồng, dự án Mở rộng dây chuyền sản xuất
xi măng VICEM 3.000 tỷ đồng, dự án Sản xuất túi xách xuất khẩu 317,64 tỷ
đồng,...

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

- Xây dựng và triển khai Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh giai đoạn
2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, ưu tiên, lựa chọn nhà đầu tư hạ
tầng công nghiệp và nhà đầu tư sản xuất công nghiệp thực sự có năng lực, có
công nghệ hiện đại. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, để khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại, công nghệ cao.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hình thức xúc tiến đầu tư, tổ chức các
hội nghị chuyên đề về kêu gọi đầu tư, nhằm thu hút các doanh nghiệp có điều
kiện, năng lực về tài chính tham gia đầu tư phát triển công nghiệp theo quy
hoạch. Xây dựng và phát hành ấn phẩm xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu
kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh.

- Tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
trong và ngoài nước. Tích cực triển khai đẩy mạnh các chương trình, kế hoạch
về xúc tiến đầu tư, thương mại trong và ngoài nước. Tổ chức thực hiện các chính
sách về phát triển thị trường, phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp
tham gia các hội chợ trong và ngoài nước.

4. Tích cực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tạo môi trường
đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển công nghiệp
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa, với nhiều quy định ưu đãi, ủng hộ doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong việc sản xuất, kinh doanh. Tạo lập môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực
công nghiệp, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án,
đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.

- Tổ chức triển khai cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ sở sản
xuất công nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh hiểu rõ chủ trương đầu tư phát
triển công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp gắn với các chính sách đầu tư xây
dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, coi trọng công tác bảo vệ môi trường, hiệu quả
sử dụng đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương trong hoạt động
sản xuất kinh doanh công nghiệp.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, nhất là cơ chế về hỗ trợ
đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật và
khả năng của tỉnh. Thực hiện việc giao đất cho các nhà đầu tư tại các cụm công
nghiệp theo Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ.

- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu và xúc
tiến thương mại của các doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu sản phẩm tiêu
biểu, doanh nghiệp tiêu biểu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp,
đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh.

- Quan tâm phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công tác khuyến
công cơ sở. Xây dựng và khôi phục các làng nghề truyền thống, gắn với đào tạo
nghề và phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, làm cơ sở để
phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn đi đôi với việc hình thành, phát triển
các ngành nghề, sản phẩm mới, tạo ra chuỗi liên kết, hợp tác trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn
gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
5. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo
đột phá để phát triển công nghiệp

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030 do ngân sách tỉnh đảm bảo, phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương.

- Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung
hoặc xây dựng mới các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng các khu, cụm công
nghiệp phù hợp khả năng ngân sách Trung ương và địa phương. Chú trọng cơ
chế ứng vốn để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các khu, cụm công
nghiệp để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiềm năng tham gia đầu tư
phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.

- Huy động các nguồn lực (kể cả nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ngoài
ngân sách) đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
các dự án đầu tư phát triển công nghiệp. Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển hạ
tầng giao thông, hạ tầng cấp điện, cấp thoát nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản
xuất tại các khu, cụm công nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Bộ Công
Thương có chủ trương, cơ chế tài chính về huy động các nguồn lực đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Trong điều kiện ngân
sách của tỉnh, tiếp tục đề xuất cơ chế, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, đáp ứng
yêu cầu phát triển của tỉnh.

- Vận dụng tốt các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư
xây dựng hạ tầng 05 khu công nghiệp với diện tích 548,80 ha và 14 cụm công
nghiệp với tổng diện tích 608 ha theo quy hoạch. Giai đoạn 2021-2025, huy
động vốn từ ngân sách, vốn các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng 02 khu công nghiệp: KCN Thạnh Lộc (giai đoạn 2) huyện Châu Thành
100ha, KCN Thuận Yên, thành phố Hà Tiên 133,95ha và 03 cụm công nghiệp:
CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao 70ha; CCN Hàm Ninh, thành phố
Phú Quốc 59,14ha; CCN Bình An, huyện Châu Thành 30ha). Sau 2025, tiếp tục
huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công
nghiệp còn lại theo quy hoạch được phê duyệt.

- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống lưới điện
đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các cơ sở sản xuất
công nghiệp.Tiếp tục đầu tư phát triển lưới điện (xóa các vùng lõm) tại các
huyện, nhằm đạt tiêu chí nông thôn mới. Tranh thủ sự quan tâm của Chính phủ,
Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để triển khai dự án kéo điện
lưới quốc gia ra 02 xã đảo An Sơn, Nam Du của huyện Kiên Hải,

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư
phát triển điện gió, điện năng lượng mặt trời gắn với phát triển các loại hình sản
xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh. Ưu tiên đầu tư các dự án
phát triển năng lượng tái tạo khu vực biên giới, ven biển và hải đảo theo Chỉ thị
số 07/CT-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các dự án điện năng
lượng mặt trời kết hợp tại các khu nuôi tôm công nghiệp, các hồ nước và các dự
án điện gió trên biển.

6. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển
công nghiệp

Nâng cao công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành về công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, đầu mối là Sở Công Thương có trách
nhiệm tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, công bố các thông tin
liên quan đến phát triển ngành và kịp thời phát hiện các vấn đề cần tháo gỡ; thực
hiện kiện toàn tổ, chức bộ máy, nhân sự đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối
với hoạt động phát triển các khu, cụm công nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất Trung
ương có cơ chế phân cấp, ủy quyền, giao trách nhiệm nhiều hơn cho Sở Công
Thương và phòng chuyên môn về quản lý Công Thương cấp huyện để các cơ
quan này đủ công cụ, điều kiện thực hiện vai trò, chức năng là cơ quan đầu mối
quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.

7. Phát triển công nghiệp gắn với quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh trật tự,
phòng chống cháy nổ, an toàn phòng chống dịch bệnh phục vụ phát triển công
nghiệp

- Thực hiện thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên, các loại khoáng sản
trên địa bàn tỉnh, xây dựng đề án, kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả
tài nguyên, khoáng sản theo quy định. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương khi cấp phép khai thác khoáng
sản và có chế tài hợp lý để kiểm tra, giám sát sau khi đã cấp phép khai thác. Khi
cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản, phải yêu cầu chủ đầu tư sản xuất ra
sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng hoá có chất lượng cao. Các tổ chức, cá nhân khi
tham gia khai thác tài nguyên khoáng sản phải thực hiện nghiêm các quy định,
nhất là về phục hồi môi trường sau khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và triển khai mạnh mẽ
Chương trình sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; có chính
sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng
lượng, thân thiện môi trường. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra trách
nhiệm quản lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất
công nghiệp; cần giám sát đặc biệt đối với các khu vực đang là điểm nóng, bức
xúc về môi trường nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát môi trường. Kiên
quyết xử lý nghiêm các dự án không thực hiện đúng cam kết, không hiệu quả,
tiêu hao nhiều năng lượng, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu có
nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát
triển công nghiệp; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về khoa học và công
nghệ
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh đến năm 2025, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, nhất là nguồn nhân
lực cho các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh. Quan tâm đào tạo đối với
cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, thu hút cán bộ và lao động có trình độ cao
cho một số ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, để tạo ra các sản phẩm
công nghiệp chủ lực của tỉnh.

- Xây dựng đề án hình thành và phát triển thị trường lao động, tăng cường
hoạt động dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, từng
bước chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nhất là lao động nông thôn.

- Đổi mới chương trình đào tạo nghề, bảo đảm đồng bộ về quy mô, cơ cấu
ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành hàng
trong lĩnh vực công nghiệp. Tích cực xây dựng và triển khai các biện pháp nâng
cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo, dạy nghề gắn với thị trường lao
động có sự tham gia của doanh nghiệp. Đẩy mạnh hướng nghiệp phân luồng học
sinh sau trung học cơ sở, nhằm định hướng và tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh
chuyển sang học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp, cao đẳng nghề.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc đào tạo nhân
lực theo nhu cầu lao động của đơn vị. Đào tạo nghề gắn chặt với giải quyết việc
làm cho lao động qua đào tạo, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc
làm trong quá trình thu hồi đất tại các dự án đầu tư.

- Triển khai đề án ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình tái cơ cấu
ngành Công Thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Khuyến khích các
tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ
vào sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp.

- Nâng cao năng lực của các tổ chức hoạt động khoa học - công nghệ, đồng
thời hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới, chuyển giao công nghệ. Xây
dựng các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và hướng đến xuất
khẩu.

- Phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong
phát triển công nghiệp, nhất là hạ tầng kết nối số đảm bảo an toàn, đồng bộ, đáp
ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

 Hạ tầng văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội

*Văn hoá

Kiên Giang có một hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
tương đối phong phú, đa dạng. Đây là những tiềm năng to lớn giúp ngành kinh
tế du lịch Kiên Giang phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ở Kiên Giang, hệ thống di sản văn hóa bao gồm các di tích lịch sử văn hóa,
danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán khá phong phú, là nguồn tài
nguyên nhân văn có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Theo số liệu thống kê
ban đầu, toàn tỉnh có hơn 160 di tích với nhiều loại hình phong phú. Số lượng di
tích được xếp hạng tính đến nay là 56 di tích gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt,
22 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh, trong đó có: Loại hình lịch sử 38
di tích, loại hình kiến trúc nghệ thuật 7 di tích, loại hình danh lam thắng cảnh 9
di tích, loại hình khảo cổ học 2 di tích. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở
Kiên Giang như: Đình Nguyễn Trung Trực, căn cứ địa cách mạng U Minh
Thượng, Nhà tù Phú Quốc, Nhà lưu niệm thi sỹ Đông Hồ, khu di tích Huỳnh
Mẫn Đạt, Di chỉ khảo cổ học Giồng Xoài, Đá Nổi, Nền Chùa. Di tích kiến trúc
nghệ thuật chùa Quan Đế, chùa Phật Lớn, Khu di tích danh thắng Chùa Hang -
Hòn Phụ Tử v.v… Trải qua hàng trăm năm tồn tại, hệ thống di tích - danh thắng
Kiên Giang phải chống đỡ với sự tàn phá của thời gian và thiên nhiên khắc
nghiệt, nhưng vẫn được bảo vệ và tôn tạo chu đáo.
Gắn liền với các di tích và danh thắng, trên địa bàn tỉnh diễn ra hàng chục
lễ hội trong năm, tiêu biểu như: Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của AHDT
Nguyễn Trung Trực, Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương, Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh
Các, Lễ hội Nghinh Ông Kiên Hải v.v...

Hình 5: Di tích LSVH Chùa Tam Bảo –TP. Rạch Giá

Các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang đều hàm chứa và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và
lòng tự hào của dân tộc. Đó là những tài nguyên di sản văn hóa rất quý giá, có
vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, cũng là động
lực để phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh Kiên Giang.

Thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã chỉ đạo công tác kiểm kê khoa
học các di tích danh thắng toàn tỉnh. Từ đó đã xây dựng quy hoạch tu bổ, tôn
tạo, phân cấp quản lý cho các địa phương nhằm động viên mọi nguồn lực phục
vụ cho công tác trùng tu tôn tạo, gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích danh
thắng. Tỉnh đã quy hoạch tổng thể một số di tích để đầu tư xây dựng khai thác
du lịch bước đầu đã phát huy được hiệu quả rất tích cực. Bằng nhiều nguồn vốn
và nhiều lực lượng, các hoạt động tu bổ tôn tạo di tích được quan tâm đầu tư tu
bổ chống xuống cấp, phục hồi tôn tạo ở các mức độ khác nhau. Từ đó đã phát
huy được giá trị truyền thống của từng công trình.
Việc phát triển du lịch trên cơ sở khai thác giá trị của các di tích, thắng
cảnh được chú trọng hơn trước. Nhiều di tích ngày càng thu hút nhiều du khách
đến tham quan. Di tích lịch sử Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc,
sau khi được quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo, đến nay trở thành một điểm đến
không thể thiếu đối với du khách khi đến Phú Quốc. Di tích lịch sử đình Nguyễn
Trung Trực được tu bổ, tôn tạo cả về vật thể lẫn phi vật thể, từ một lễ hội bình
thường trở thành một trong những lễ hội lớn trong khu vực với hàng triệu lượt
khách về tham dự.

*Giáo dục đào tạo:

Tỉnh Kiên Giang hiện có 4 trường cao đẳng, 1 trường đại học (Trường Đại
học Thủy sản Nha Trang chi nhánh Kiên Giang), 1 trường trung cấp nghề và 8

trung tâm dạy nghề đang hoạt động, đào tạo nhiều ngành nghề. Bình quân hàng
năm, hệ thống đào tạo nghề của tỉnh đáp ứng nhu cầu học nghề cho khoảng
24.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 6,06% năm 2001 lên 15,4%
năm 2008. Dự kiến đến năm 2015, sẽ đáp ứng nhu cầu học nghề cho khoảng
401.837 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên trên 40,7%. Nhìn
chung, hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh có bước phát triển mạnh, cơ sở vật
chất trường lớp được đầu tư, đến nay giảm tỷ lệ phòng học cây lá xuống còn
4,3% và không còn phòng học ca 3.

Hình 6:Ngày hội giáo dục được tổ chức thường xuyên ở Kiên Giang
*Y tế:

Đến nay, mạng lưới y tế của tỉnh đã được củng cố và hoàn thiện, phủ khắp
100% các xã, công tác y tế dự phòng, dân số kế hoạch hóa gia đình được tập
trung thực hiện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Các trạm y tế đảm bảo thường trực 24/24h để phục vụ sơ cứu, cấp cứu, số trạm y
tế đạt chuẩn năm 2009 là 120/145 xã, phường, đạt 84,5% tổng số trạm y tế.
Toàn tỉnh hiện có 130 trạm y tế, 15 phòng khám đa khoa, 14 bệnh viện. Ngoài
ra, còn có 1.455 cơ sở hành nghề y dược, trong đó bệnh viện tư nhân Bình An đi
vào hoạt động với 200 giường với máy móc thiệt bị hiện đại, góp phần nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

 Hạ tầng kỹ thuật

*Giao thông:

Kiên Giang có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng
không nối liền các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, tạo thuận lợi
cho việc giao lưu phát triển kinh tế tỉnh nhà. Hiện nay, một số dự án xây dựng
đường giao thông đang và sẽ triển khai đồng loạt như: dự án đường hành lang
ven biển phía nam, dự án đường Hồ Chí Minh, dự án đường quanh đảo Phú
Quốc, dự án đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án nâng cấp tuyến quốc lộ
61… Ngoài ra, Kiên Giang có 2 sân bay: sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc
đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các nhà đầu tư, hàng ngày có các tuyến
bay từ TP. Hồ Chí Minh đến Rạch Giá, Phú Quốc và ngược lại.

Ông Lê Việt Bắc - Giám đốc Sở GTVT Kiên Giang cho biết, nhằm tiếp tục
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông “đi trước một
bước với tốc độ nhanh hơn, bền vững” tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.
Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giữa các
trung tâm kinh tế lớn, giữa các đầu mối giao thông cửa ngõ sẽ góp phần tái cơ
cấu phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải tại địa phương.

Hình 7:Công tác rà soát giao thông được tổ chức thường xuyên chặt chẽ

Về lĩnh vực giao thông đường bộ, tỉnh đã phối hợp và đầu tư xây dựng mới
và nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường huyết mạch có tính chiến lược lan tỏa
thông suốt góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH như: Tuyến QL.80, 61, 63, N1,
đường hành lang ven biển phía Nam, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các tuyến
đường tỉnh, các tuyến đường giao thông nông thôn từ các huyện, thị, thành phố
về trung tâm xã, ấp cũng đạt 100% nhựa hóa, bê tông hóa.

Về giao thông đường thủy nội địa, đã thường xuyên nạo vét thông thoáng
sông ngòi, luồng lạch, đảm bảo kỹ thuật an toàn cho tàu thuyền qua lại 24/24h
cả trục ngang lẫn trục chính. Tuyến TP HCM đi Kiên Giang qua các tỉnh
ĐBSCL, Đồng Tháp Mười và tuyến ven biển luôn được đảm bảo; Hiện đại hóa
các hệ thống phao tiêu đối với các tuyến đường thủy quốc gia trên địa bàn; xây
dựng cảng Hành khách Rạch Giá, cảng thủy nội địa Thạnh Lộc, cụm cảng Hà
Tiên đáp ứng nhu cầu hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy nội địa trong và
ngoài tỉnh.

Với hàng hải, đã xây dựng hoàn thành cảng An Thới, xây dựng cảng Hành
khách quốc tế Phú Quốc; sửa chữa, cải tạo bến Bãi Vòng (Phú Quốc), Nam Du
(Kiên Hải) đáp ứng cho khoảng 4 nghìn lượt hành khách mỗi ngày ra vào trên
các đảo.
Về hàng không, củng cố duy trì sân bay Rạch Giá, tiếp tục kêu gọi các hãng
hàng không đưa vào khai thác các loại máy bay cỡ nhỏ, phục vụ khách du lịch ở
tầm bay ngắn; đã hoàn thành đưa vào sử dụng sân bay quốc tế Phú Quốc với tiêu
chuẩn kỹ thuật cấp 4E (theo tiêu chuẩn ICAO) với khoảng 40 chuyến/ngày đi
các tỉnh, thành trong nước và quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay
hiện đại như Boeng 777, 747 - 400 và tương đương.

*Điện:

Các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có điện chiếu sáng.
Nguồn cung cấp điện chủ yếu là từ điện lưới quốc gia và một số nhà máy có phụ
tải điện chuyên dùng có nguồn phát điện riêng ở đất liền như: Công ty Xi măng
Sao Mai, Công ty Xi măng Hà Tiên 2. Trong tương lai, tỉnh sẽ xây dựng trung
tâm nhiệt điện tại huyện Kiên Lương để bổ sung nguồn điện cung cấp trong
nước và có thể xuất khẩu qua các nước bạn.

*Nước:

Toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất thiết kế
60.700m³/ngày đêm, trong đó, Thành phố Rạch Giá công suất đạt
34.000m3/ngày đêm. Trước mắt, nước sạch đã đáp ứng được 87,3% nhu cầu sử
dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

Hình 8: Nước sạch được cung cấp đầy đủ đến từng hộ dân

*Bưu chính - viễn thông:

Mạng lưới bưu chính - viễn thông của tỉnh có tốc độ phát triển khá nhanh,
đi đôi với đầu tư phát triển điện, giao thông… Mạng lưới bưu cục, các điểm bưu
điện văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đến tận các vùng sâu, vùng xa và các hải đảo.
100% các xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại cố định. Các loại hình dịch
vụ như: điện thoại di động, internet băng thông rộng đã được phủ khắp các xã,
phường, thị trấn trong tỉnh.

 Chính sách tài khoá, đầu tư, tín dụng, cơ cấu kinh tế

*Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên
Giang là các yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế của khu vực này:

Chính sách tài khóa: Tình hình tài khóa của tỉnh Kiên Giang được quản lý
để hỗ trợ các hoạt động phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư
nghiệp. Chính phủ tỉnh cân nhắc việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để
đảm bảo các dự án quan trọng như cải thiện hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực
và hỗ trợ cho các ngành kinh tế chính.

Chính sách đầu tư: Tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
đầu tư trong các lĩnh vực quan trọng như ngư nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp
thực phẩm và du lịch. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được khuyến
khích đầu tư vào tỉnh này thông qua các ưu đãi về thuế và các cơ hội kinh
doanh.

Chính sách tín dụng: Tình hình tín dụng đang được quản lý cẩn thận để
đảm bảo sự ổn định và sự phát triển của nền kinh tế. Người dân và doanh nghiệp
có khả năng tiếp cận các nguồn vốn để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và đầu
tư.

Cơ cấu kinh tế:

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 10% thời kỳ 2011 - 2015. Riêng năm
2015, tổng sản phẩm (theo giá so sánh 2010) đạt 48.693,8 tỷ đồng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông
nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 38,26%, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng lên 26,23 % và khu vực dịch vụ tăng lên 35,52%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 400,81 triệu USD. Kim ngạch
nhập khẩu 60 triệu USD.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế biến giai đoạn 2011 - 2015 đạt
11,4%/năm .trong đó, nông lâm thủy sản 6,7%; công nghiệp xây dựng 10,7% và
dịch vụ 14,9%.

 Một số chỉ tiêu kinh tế phấn đấu đến 2020:

Giai đoạn 2015 - 2020, tinh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
đạt 8,5%/năm trở lên. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người 3.000 USD;

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm
2020, cơ cấu GRDP các ngành nông nghiệp- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ
tương ứng là 36,3%-23,4%-40,3%.

Một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh Kiên Gianh là phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển,
là cầu nối của ĐBSCL trong hội nhập kinh tế và giao lưu hợp tác quốc tế với các
nước trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến năm 2020 GRDP kinh tế biển, chiếm 74% GRDP toàn tỉnh.
Thu hút khách du lịch, tăng 57,6% so với năm 2015; tập trung đầu tư Khu kinh
tế Phú Quốc, trong đó: Xây dựng đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng biển-đảo hiện đại, cao cấp, tầm cỡ khu vực và quốc tế,…

Chiến lược sắp tới của tỉnh Kiên Giang có thể tập trung vào việc phát triển
các nguồn lực nông nghiệp và ngư nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
thiện hạ tầng giao thông và năng lượng, đầu tư vào nguồn nhân lực và đào tạo
kỹ thuật cho ngành nông nghiệp và du lịch. Ngoài ra, sự đầu tư vào các dự án
công nghiệp nhẹ và xây dựng thương hiệu du lịch Kiên Giang cũng có thể là
một phần quan trọng của chiến lược sắp tới để thu hút đầu tư và thúc đẩy sự
phát triển bền vững.

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

 Vị trí địa lí

Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông
Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km,
đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An
Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, diện
tích tự nhiên của tỉnh là 6.269 km2, trong đó đảo Phú Quốc rộng 573 km2.

Hình 9:Vị trí của tỉnh Kiên Giang trên bản đồ Việt Nam
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế – xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng
sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu
với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch,
thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…

 Tài nguyên thiên nhiên

Về tự nhiên, Kiên Giang là Tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng,
có tiềm năng phát triển các ngành nông lâm ngư, công nghiệp và du lịch. Nhìn
chung đất đai của Tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản.

*Đất đai

Về tự nhiên, Kiên Giang là Tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng,
có tiềm năng phát triển các ngành nông lâm ngư, công nghiệp và du lịch. Tổng
diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó:

+ Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng
đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp);

+Nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên;

+ Nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên;

+ Đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là chỉ tiêu quan sát không tính
vào diện tích đất tự nhiên).

Nhìn chung đất đai của Tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên để xây dựng công nghiệp, giao thông,
bố trí dân cư cần chú ý gia cố bồi đắp nền.

Về mặt thổ nhưỡng, Kiên Giang có các nhóm đất sau:

+ Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở vùng Tây sông Hậu. Đây là nhóm
đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể canh tác nhiều loại cây trồng (lúa
màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả). Đất có hàm lượng độ phì tương
đối cao và cân đối, ít có những hạn chế về mặt hóa học đất đối với sinh trưởng
của cây trồng, sa cấu mịn với thành phần cơ giới chủ yếu là đất sét, khả năng
đáp ứng với phân bón tốt, có mức thuần thục cao.

+ Nhóm đất phèn: phân bố ở vùng Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng
trung tâm Bán đảo Cà Mau. Đặc trưng của các loại đất phèn là hàm lượng độc tố
cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh chóng khi bị khô ráo. Có thể chia thành
các loại: đất phèn nặng, phèn trung bình và phèn nhẹ.

+ Nhóm đất mặn: phân bố dọc theo ven biển, chịu ảnh hưởng của sự xâm
nhập nước biển vào hệ thống sông rạch, thường được rửa mặn nhanh chóng ở
lớp đất mặt vào mùa mưa. Đất có độ phì tự nhiên khá lớn nhưng hạn chế chủ
yếu là hàm lượng muối cao trong mùa khô.

+ Các nhóm đất khác: đất xám, đất cát giồng, than bùn, đất đỏ vàng,…
chiếm diện tích rất nhỏ.

*Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng
10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn
nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch
Giá.

Ngoài ra ở đảo Phú Quốc còn có đá huyền và ở Hà Tiên có đá hoa cương,


thạch anh có thể làm hàng thủ công mỹ nghệ. Nguồn nước mặt khá dồi dào,
nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị
nhiễm phèn mặn, do là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu,
nhưng lại là tỉnh ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá.

Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60km), sông Cái Bé
(70km) và sông Giang Thành (27,5 km) chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao
thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô ở một số vùng như
huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, một phần Hà Tiên, Kiên Lương,
Hòn Đất, Gò Quao… Ngoài ra tỉnh có hệ thống kênh rạch, những kênh rạch này
có nhiệm vụ tiêu úng, sổ phèn, giao thông đi lại, bố trí dân cư đồng thời có tác
dụng dẫn nước ngọt từ sông Hậu về vào mùa khô phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.

Nguồn nước ngầm: Theo điều tra của Liên đoàn địa chất 8, tỉnh Kiên Giang
có 7 phức hệ chứa nước, trong đó chỉ có phức hệ chứa nước pleiston xen (QI -
III) là đối tượng trực tiếp cung cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống gồm các
huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, một phần huyện An Minh giáp với An
Biên, một phần huyện Giồng Riềng giáp với Châu Thành và một phần của
huyện Tân Hiệp.

*Tài nguyên rừng:

Rừng là một nguồn tài nguyên quí của Tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian
qua, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng được chú trọng nên diện tích rừng
ngày càng tăng.

Cơ cấu cây rừng gồm: cây gỗ lớn 38.500 ha chủ yếu trên đảo Phú Quốc,
cây mắm đước 2.237 ha tập trung ở ven biển, cây tràm 46.137 ha ở vùng Bán
Đảo Cà Mau, cây bạch đàn 25.711 ha tập trung ở vùng tứ giác Long Xuyên.

Rừng ở Kiên Giang có vai trò quan trọng trong giữ nguồn nước ngọt cho
đảo Phú Quốc, bảo vệ môi trường sinh thái cho bán đảo Cà Mau, có giá trị lớn
về mặt nghiên cứu động thực vật tự nhiên, lập các khu bảo tồn và phát triển du
lịch sinh thái.

Hiện nay ở Kiên Giang được quy hoạch và bảo tồn 2 vườn Quốc gia là
vườn Quốc gia U Minh Thượng (21.000ha) và Vườn quốc gia Phú Quốc (31.422
ha).

*Tài nguyên hải sản:


Vùng biển Kiên Giang là một bộ phận của biển Tây Nam (Kiên Giang và
Cà Mau) nằm trong vịnh Thái Lan chiếm khoảng 21% diện tích vịnh Thái Lan,
tương đương với 63.300 km2. Đường bờ biển của Kiên Giang kéo dài từ Hà
Tiên đến giáp Cà Mau gần 200km. Đây là vùng biển nhiều tiềm năng phát triển.

Vùng biển Kiên Giang là biển nông, độ sâu trung bình từ 50-55m, nơi sâu
nhất khoảng 80m. Đáy biển khá bằng phẳng và thoai thoải, chất đáy chủ yếu là
bùn và bùn cát. Độ sâu vùng biển Kiên Giang như sau:

+ Độ sâu từ 0-20m nước: diện tích khoảng 15.440 km2, chiếm 24,3%.

+ Độ sâu từ 20-50m nước: diện tích khoảng 33.960 km2, chiếm 22,9%.

+ Độ sâu trên 50m nước: diện tích khoảng 13.900 km2, chiếm 22,09%.

Hệ sinh vật biển Kiên Giang mang đặc điểm chung của hệ sinh vật biển
nhiệt đới: đa dạng về loài, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, chu kỳ sống ngắn
phổ thức ăn rộng, có sức sinh sản cao, diễn ra gần như quanh năm.

Tỉnh Kiên Giang có ngư trường khai thác rộng khoảng 63.000km2 với hơn
100 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển mang theo nhiều
nguồn thức ăn phong phú, cung cấp thức ăn cho các loài hải sản.

Theo điều tra của viện nghiên cứu biển Việt Nam, trữ lượng cá, tôm chiếm
khoảng 200.000 tấn. Bên cạnh đó, vùng biển ở đây còn có nhiều loài hải sản có
giá trị kinh tế cao như: mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,…với trữ
lượng lớn, điều kiện nuôi trồng và khai thác thuận lợi.

Trên địa bàn tỉnh có trên 11.000 phương tiện khai thác và thu mua hải sản,
sản lượng đánh bắt hàng năm đạt trên 353.140 tấn, cung cấp nguyên liệu cho
nhà máy chế biến thủy sản hoạt động. Kiên Giang còn có những vùng nuôi tôm
công nghiệp và bán công nghiệp tập trung ở Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, An
Minh, Vĩnh Thuận…Hàng năm cung cấp trên 31.200 tấn nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến thủy sản hoạt động. bên cạnh con tôm tỉnh còn khuyến khích
nông dân mở rộng nuôi cá da trơn. Vì vậy thủy sản là ngành có lợi thế hơn các
tỉnh thành khác trong khu vực.

*Nguồn lợi mặt nước nuôi trồng thủy sản:

Kiên Giang có 200km bờ biển và một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng
chịt là điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Kiên
Giang có khả năng nuôi trồng nhiều loại thủy sản:

+ Nuôi cá nước ngọt trong ao, đầm, kết hợp nuôi cá trên ruộng, trong rừng
tràm.

+ Nuôi cá nước lợ ven biển.

+ Nuôi nghêu, sò huyết, cua biển dọc theo bờ biển, bãi bồi ven biển.

+ Nuôi cá lồng, bè trên biển, chủ yếu ở huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải.

+ Nuôi các loại đặc sản như: đồi mồi, ngọc trai, rong biển.

Kiên Giang không giàu khoáng sản, song trữ lượng một số loại đã phát hiện
rất có giá trị trong phát triển ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng và thủ công
mỹ nghệ.

* Đá vôi

Kiên Giang là Tỉnh duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguồn đá
vôi khá phong phú, không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn
tạo ra những hang động và những thắng cảnh có ý nghĩa du lịch.

Đá vôi Kiên Giang bao gồm hơn 20 ngọn núi, được phân bố kéo dài 35km
dọc bờ biển từ thị xã Hà Tiên đến huyện Kiên Lương.

Trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp
khoảng 245 triệu tấn. Chất lượng đá vôi tương đối tốt cho sản xuất xi măng. Cấu
tạo các mỏ đá không phức tạp, dễ khai thác.

*Đất sét
Đất sét để sản xuất xi măng phân bố trên diện rộng ở khu vực Kiên Lương -
Ba Hòn - Hòn Chông, có trữ lượng lớn, đảm bảo lâu dài cho sản xuất xi măng.

Đất sét làm gốm sứ chủ yếu trên đảo Phú Quốc ở các nơi thị trấn Dương
Đông, ấp Khu Tượng và ấp Đất Đỏ.

Đất sét làm gốm nhẹ lửa phân bố chủ yếu ở Hòn Me huyện Hòn Đất.

*Đá xây dựng và đá ốp lát:

Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở huyện Hòn Đất và Hà Tiên. Trữ lượng
khoảng vài chục triệu m3

 Quy mô địa phương

Quy mô kinh tế Kiên Giang vươn lên đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông
Cửu Long; năm 2022, Kiên Giang đạt 116 nghìn tỷ đồng (đứng sau tỉnh Long
An); dự kiến cuối năm 2023 đạt trên 129 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30 nghìn tỷ
đồng so năm 2020.

Nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong tình hình nhiều khó
khăn, biến động, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021-
2023, ước tăng 1,2%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn
2021-2023 tăng 11,33%.

Ngành du lịch phục hồi và phát triển khá, từ năm 2021 đến cuối tháng
6/2023, thu hút trên 15,2 triệu lượt khách du lịch, tăng bình quân 16,97%/năm,
trong đó khách quốc tế hơn 530 nghìn lượt.

Đến nay, tỉnh Kiên Giang thực hiện đạt mục tiêu tổng quát của Đại hội là
"duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng đồng bằng sông
Cửu Long". Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người ước năm 2023 đạt 74
triệu đồng, tăng 17 triệu đồng so năm 2020.

Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 108/116 xã, 5/15 huyện, thành phố đạt
chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; đang trình Hội đồng Trung ương
xét công nhận thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng lên.

Tuy nhiên, qua đối chiếu với Nghị quyết Đại hội, có 6 chỉ tiêu chủ yếu đạt
thấp, đạt dưới 50% Nghị quyết nhiệm kỳ. Các chương trình, kế hoạch, đề án
thực hiện Nghị quyết Đại hội chưa mang lại hiệu quả rõ nét, nhất là công tác cải
cách hành chính; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam và có quy mô
địa phương lớn. Dưới đây là thông tin về quy mô của tỉnh Kiên Giang:

 Diện tích: Kiên Giang có diện tích tự nhiên rất lớn. Tính đến năm 2021,
diện tích tổng cộng của tỉnh Kiên Giang là khoảng 6.299,7 km².

 Dân số: Tỉnh Kiên Giang có một dân số đáng kể. Tính đến năm 2020, tỉnh
này có hơn 1.8 triệu người sinh sống. Dân số đa dạng về tộc người và nền văn
hóa.

 Hành chính: Kiên Giang chia thành nhiều huyện, thành phố và hòn đảo.
Thành phố lớn nhất và trung tâm hành chính của tỉnh là Rạch Giá.

 Địa hình: Kiên Giang có địa hình đa dạng với biển cả, đồng bằng, rừng
núi, và đảo. Điều này tạo ra tiềm năng cho nhiều ngành kinh tế khác nhau, bao
gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.

 Đảo Phú Quốc: Tỉnh Kiên Giang bao gồm đảo Phú Quốc, đảo lớn nhất
của Việt Nam và một trong những địa điểm du lịch quan trọng. Đảo Phú Quốc
có diện tích khoảng 589,23 km² và nằm ngoài khơi bờ biển Kiên Giang.

 Tổng quy mô của tỉnh Kiên Giang, với diện tích rộng lớn và dân số đông,
tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế và văn hóa cho khu vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://investvietnam.gov.vn/vi/tin-tuc.nd/tinh-kien-giang-xay-moi-
truong-dau-tu-kinh-doanh-thong-thoang-minh-bach-thuan-loi.html

2. www.nhipcauviet.com.vn

3. http://doankhoi.ictkiengiang.vn/news.php?id=28

4. https://kiengiang.gov.vn/m/52/2935/Kien-Giang--Quy-hoach-phat-trien-
nganh-cong-nghiep..html

5. https://kiengiang.gov.vn/m/18/6222/Kien-Giang--Phat-trien-cum-cong-
nghiep.html

6. https://svhtt.kiengiang.gov.vn/Trang/TinTuc/ChiTiet.aspx?
nid=885&chuyenmuc=204

7. https://vioit.org.vn/vn/quy-hoach/dia-phuong/phat-trien-cong-nghiep-tinh-
kien-giang-giai-doan-2021-2025--dinh-huong-den-nam-2030-
5201.4102.html

8. https://kiengiang.gov.vn/m/10/1175/Kien-Giang-phat-trien-nong-nghiep-
ben-vung-den-nam-2020--dinh-huong-den-nam-2030.html

https://vukehoach.mard.gov.vn/atlas/thuyetminh/kien_giang.pdf

You might also like