You are on page 1of 10

TỔNG QUAN NGÀNH THUỶ SẢN

1.Sản xuất thuỷ sản của Việt Nam:


a) Đặc điểm:
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện
tích khoảng 3,448,000 km², có bờ biển dài 3,260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226,000
km², vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km² với hơn 4,000 hòn đảo, tạo nên 12
vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1,160 km² được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển
Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm
sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11,000 loài sinh vật đã
được phát hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài
rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

b)Sản xuất thuỷ sản năm 2019:


- Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 6,25% so với
năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9% trong đó sản lượng khai thác
đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu
ước đạt 8,6 tỷ USD.
- Cả năm 2019, diện tích nuôi tôm đạt 720 nghìn ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750
nghìn tấn bằng 98,3% so với năm 2018, trong đó tôm sú ước đạt 270.000 tấn, tôm chân trắng
là đạt 480.000 tấn.
- Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 ước đạt 6,6 nghìn ha, tăng 22,2% so với năm 2018. Sản
lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,9 tỷ
USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018.
- Đối với khai thác thủy sản, nhờ thời thuận lợi, trong năm 2019 các tàu cá nghề lưới kéo,
lưới vây, lưới chụp hoạt động nhiều, hiệu quả khá; tàu nghề lưới rê nhiều địa phương hoạt
động cầm chừng, hiệu quả thấp.
c)Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thuỷ sản:
2. Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản của Việt Nam
a)Nuôi trồng:
- Con giống: Đóng vai trò rất quan trọng là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy
sản, nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng
hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
+ Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ thấp,
chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống. Hiện nguồn cá tra
giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ kỹ
thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.
+ Đối với tôm, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện lượng tôm
giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự
nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất cập
ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. 
- Thức ăn: Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn
thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ
sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ
thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu
để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid
amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.
- Hoạt động:
+ Với lợi thế về địa lí cùng với việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng thủy sản của thế giới nên
ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam cũng linh hoạt trong nghiên cứu và phát triển các
cách thức nuôi trồng thủy sản để thu được hiệu quả cao.
+ Từ các hệ thống nuôi cấy quy mô nhỏ thì đến nay ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
đã phát triển đa dạng hoá các hoạt động nuôi trồng để có thể đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở
mức độ siêu thâm canh.
+ Không chỉ đạt được mức tăng trưởng về giá trị và chất lượng thủy sản mà ngành nuôi trồng
thủy sản của Việt Nam còn đảm bảo được yêu cầu phát triển bền vững. Với việc chuyển từ
khai thác tài nguyên thiên nhiên sang nuôi trồng trên mặt nước hiện có với lực lượng lao
động tại chỗ, vừa thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất mà vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên
biển.

b) Khai thác:
-Tính đến năm 2018, cả nước có 96.000 tàu cá trong đó có 46.491 tàu có chiều dài từ 6-
12m, 8.914 tàu có chiều dài từ 12-15m, 27.484 tàu có chiều dài từ 15-24m, 2.958 tàu có chiều
dài từ 24m trở lên. Tàu làm bằng gỗ chiếm 98,6%, còn lại là tàu làm bằng thép hoặc các vật
liệu mới.
-Số tàu lưới kéo đạt khoảng 19.170 chiếc, chiếm 20% tổng số tàu; số tàu lưới vây đạt 6.046
chiếc, chiếm 6,3%; có 31.688 tàu lưới rê, chiếm 33%; số tàu làm nghề câu là 13.258 chiếc,
chiếm 13,8%; số tàu cá ngừ đại dương là 2.433 tàu, chiếm 2,5%; số tàu khai thác mực là
2.873 tàu, chiếm 3%; tàu logistic đạt 3.175 tàu, chiếm 3,3%; tàu khai thác loại khác đạt
15.341 tàu, chiếm 16%.
-Đến nay, trên toàn quốc có 82 cảng cá đang hoạt động tại địa bàn của 27 tỉnh, thành phố
ven biển, đạt 65% so với quy hoạch, trong đó có 25 cảng cá loại I (20 cảng loại I kết hợp với
khu neo đậu tránh trú bão); có 57 cảng cá loại II (có 35 cảng cá loại II kết hợp với khu neo
đậu tránh trú bão, trong đó có 4 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng). Tổng số lượng hàng
hóa qua cảng thiết kế/năm khoảng 1,8 triệu tấn/ 9.298 lượt tàu/ngày, 9 cảng đáp ứng cho tàu
cá công suất lớn nhất là 1.000CV và 02 cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn nhất là
2.000CV cập cảng
-Trình độ khai thác hải sản có bước phát triển nhanh, đã thay thế dần những phương tiện
đánh bắt nhỏ sang các phương tiện đánh bắt có công suất lớn, trang bị hiện đại. Đã có bước
chuyển từ nghề cá thủ công quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu ở vùng biển ven bờ, sang khai
thác vùng lộng, vùng khơi với công nghệ và trang thiết bị hiện đại.
3. Ngành chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
a) Chế biến
*Vai trò của chế biến thuỷ sản
Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo,
giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp
các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan
trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.
Tăng trưởng các ngành kinh tế Việt Nam giai đoan 2016-2019
*Chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa và chế biến thuỷ sản xuất khẩu
-Theo Bộ NN&PTNT, sản lượng thủy sản chế biến XK và tiêu thụ nội địa khoảng 4,5 -5 triệu
tấn/năm; tiêu thụ dạng tươi, sống khoảng 2 triệu tấn. Có 636 cơ sở chế biến công nghiệp gắn
với XK và trên 3.000 cơ sở chế biến nhỏ gắn với tiêu thụ nội địa. Công suất kho lạnh bảo
quản đạt khoảng 600 nghìn tấn. Tổng công suất chế biến khoảng 2,5 triệu tấn sản phẩm/năm;
tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế chung là 65%.
-Cơ cấu sản phẩm: Sản phẩm đông lạnh: 80%; Sản phẩm khô: 7%; Sản phẩm dạng mắm: 5%;
Sản phẩm khác: 8%; tỷ lệ sản phẩm GTGT: trung bình khoảng trên 30% tùy loại sản phẩm
thủy sản; trong đó:
+ DN sản xuất thủy sản đông lạnh: 49,2%, tập trung ở Trung Bộ duyên hải Miền Trung,
Đông Nam Bộ, ĐBSCL
+DN sản xuất hàng khô: 8,1%, tập trung ở Trung Bộ-duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ, 
+DN sản xuất đồ hộp: 5,4%, tập trung ở Đông Nam Bộ
+DN chế biến sản phẩm thủy sản khác: 9,5%, phân bố tương đối đều trên phạm vi các tỉnh có
chế biến thủy sản
+DN sản xuất nước mắm: 27,8%, tập trung ở Trung Bộ-duyên hải Miền Trung, ĐBSCL
(Kiên Giang)
b) Xuất khẩu
- Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng
trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất  thế
giới, giữ vai  trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.
- Bắt đầu từ năm 2000, XK thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển
mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng).
Sau 12 năm, kim ngạch XK thủy sản tăng gấp hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000
lên 7,8 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, XK thủy sản gặp khó khăn do giá tôm giảm, đồng
USD tăng mạnh so với các tiền tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực cạnh tranh. Kim
ngạch XK thủy sản năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015. Năm 2017, mặc
dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình thanh
tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, XK thủy sản cả năm
2017 vẫn cán đích trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Năm 2018, XK thủy sản của
cả nước cán đích với kim ngạch trên 8,8 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2017.

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam( VASEP, 2018)


- Trong 5 năm qua, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số các mặt
hàng XK chủ lực, sau dệt may, da giầy và dầu thô.
- Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh về cả giá trị và sản
lượng trong giai đoạn 2001 – 2019. Năm 2019, sản phẩm thủy sản được XK sang 158 nước
và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU chiếm 15%, Mỹ 17% và Nhật Bản 17% và đang
có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (17%) và ASEAN (8%). Số nhà máy và công
suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2015. Khu vực
ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ
phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
- Năm 2019, giữa những bất lợi vì thuế CBPG cao, thẻ vàng IUU và giá trung bình XK giảm,
XK thủy sản của Việt Nam đã cán đích với kết quả không như mong đợi với gần 8,6 tỷ USD,
giảm 2,5% so với năm 2018. Hai sản phẩm thủy sản nuôi chủ lực là tôm và cá tra đều giảm
với mức tương ứng 7,1% và 8,5% so với năm trước, các mặt hàng hải sản cũng bị giảm mạnh
ở XK mực, bạch tuộc, bù lại cá ngừ, các loại cá biển khác và hải sản khác vẫn giữ tăng
trưởng dương nên kéo lại phần nào tỷ lệ sụt giảm trong tổng kim ngạch XK thủy sản của cả
nước. XK sang thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Australia và Canada đều giảm trong khi XK
sang Nhật Bản, Trung Quốc và các thị trường khác trong top 10 thị trường lớn nhất vẫn tăng
so với năm trước.
Nguồn: VASEP
4. Các vùng phát triển mạnh, tiêu biểu
- Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ. Để tận dụng
và phát huy tối đa thế mạnh của mình thì khu vực này tập trung vào nuôi trồng các đối tượng
chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng...
- Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với các
đối tượng chủ yếu là: cá rô phi, tôm các loại...
- Vùng Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và
TP.HCM: với đặc thù của vùng thì người dân nơi đây chủ yếu tập trung vào nuôi các loài
thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại....
- Vùng ven biển đồng bằng sông cửu long gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông
Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…
Đây là khu vực mà hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra sôi động nhất do đặc thù phù hợp
nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết,
nghêu và một số loài cá biển.
- Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch
khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang. Khu vực
này thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô phi, cá
chép…
5. Phân tích SWOT

Nguồn:
Tổng quan ngành - Vasep
báo cáo ngành thủy sản việt nam tổng quan ngành thủy sản ...

Thủy sản - Địa điểm đầu tư

You might also like