You are on page 1of 1

1/ Khái niệm Giao dịch thương mại quốc tế:

Là quá trình thực hiện một chuỗi các hoạt động bao gồm: thiết lập mối quan hệ,
đàm phán giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng trong thương mại quốc tế
nhằm đạt được mục tiêu mà các bên đặt ra.
2/ Các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế: chính phủ, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
3/ Các rủi ro trong GDTMQT
 Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh từ biến động của tỷ giá hối đoái trên thị
trường- rủi ro giao dịch, rủi ro kế toán, rủi ro kinh tế
 Rủi ro thương mại: rủi ro phát sinh do người mua mất khả năng thưucj
hiện hợp đồng(rủi ro từ phía người mua)
 Rủi ro vận tải và sản xuất: rủi ro trong quấ trình sản xuất hàng xuất khẩu,
vận chuyển và giao hàng, rủi ro hàng hóa,...
 Rủi ro tài chính: rủi ro đi kèm các khoản vay, các khoản hỗ trợ tài chính
mà nhà XK nhận được
 Rủi ro chính trị: rủi ro khi bị kiềm chế bởi chính sách của chính phủ nước
sở tại, xung đột, chiến tranh,...
 Rủi ro pháp lý: rủi ro khi một sự kiện pháp lý bất ngờ thay đổi hoặc một sự
việc bất ngờ xảy đến làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế
4/ Doanh nghiệp thủy sản VN gặp khi xuất khẩu hàng sang Châu Âu
 Thuận lợi:
- Việt Nam là nước có khí hậu và môi trường thuận lợi phù hợp với việc
nuôi trồng thủy hải sản
- Các nước châu Âu không thể tự nuôi trồng thủy hải sản=> không có rào
cản kỹ thuật cũng như sự cạnh tranh trong ngành+ nhập khẩu từ các nước
khác
- Việt Nam luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm=> sản phẩm thủy sản
đạt chất lượng tốt+ chi phí nhân công rẻ, nguồn nhân công dồi dào, chăm
chỉ
 Khó khăn:
- Việt Nam còn yếu và chưa chú trọng vào tiếp thị bán hàng: chưa quan
tâm đến thói quen và thị yếu của người tiêu dùng Châu Âu
- Lợi nhuận bị san sẻ: hầu hết các nước Châu Âu sẽ nhập thủy sản chưa
chế biến với giá thấp=> sau đó chế biến và bán với giá cao. Vì thế lợi
nhuận mà doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhận được thấp

You might also like