You are on page 1of 15

Phân tích tình hình Chiến Tranh Thương Mại Mỹ - Trung dựa trên video youtube: America v

China: why the trade war won't end soon (The Economist)

(https://www.youtube.com/watch?v=ErwIlvQ_RVk )

1. Giới thiệu về cuộc chiến tranh Trung- Mỹ:

1.1 Khái niệm về chiến tranh thương mại


Chiến tranh thương mại là một loại hình xung đột thương mại giữa hai hay nhiều
quốc gia, trong đó các quốc gia tham gia thực hiện các biện pháp như áp đặt thuế
quan, hạn chế nhập khẩu, giới hạn đầu tư nhằm gây áp lực và trừng phạt lẫn nhau.

Các hình thức của chiến tranh thương mại bao gồm:

 Chiến tranh tiền tệ: Đây là khi các quốc gia cố gắng giành lợi thế bằng cách
giảm giá trị của đồng tiền của họ so với ngoại tệ của các quốc gia khác. Khi
tỉ lệ hối đoái giảm, hàng hóa xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn trong khi
hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
 Chiến tranh thuế quan: Các quốc gia tăng thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu
từ các quốc gia khác, làm tăng giá cả của hàng hóa này do phải chịu thêm
chi phí thuế. Điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa
nhập khẩu so với sản phẩm trong nước không phải chịu thuế.
 Cấm vận kinh tế: Đây là hình phạt thương mại và tài chính mà một hoặc
nhiều quốc gia áp dụng lên một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, không chỉ
để trừng phạt kinh tế mà còn vì các mục đích khác như chính trị, quân sự và
xã hội.
 Chiến tranh kinh tế: Là chiến lược kinh tế nhằm vào việc làm suy yếu nền
kinh tế của đối thủ. Trong một cuộc chiến tranh kinh tế, các biện pháp được
áp dụng nhằm phong tỏa, thu giữ, kiểm soát và phá hoại các nguồn lực kinh
tế quan trọng của đối thủ để làm yếu đi khả năng chiến đấu của họ.

Từ video trên có thể thấy: Sau khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp cải cách
kinh tế và mở cửa thị trường của mình vào cuối thập kỷ 1970 và đầu thập kỷ 1980,
Mỹ đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung
Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
2001 đã mở ra cơ hội mới cho việc tăng cường hợp tác thương mại giữa hai quốc
gia nhưng do về cuộc đua để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới nên cuộc chiến
tranh thương mại giữa Mỹ và Trung đã diễn ra, ở đó hai quốc gia đã áp đặt thuế
quan và các biện pháp trừng trị lẫn nhau để bảo vệ công nghiệp nội địa, đòi hỏi sự
thay đổi trong chính sách thương mại của đối phương.

1.2 Tóm tắt về diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối
với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, nhằm mục đích là để ngăn chặn
những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài
sản trí tuệ.
Để đáp trả lại hành động của Mỹ 2/04/2018, Trung Quốc đã áp đặt thuế cao đối với
các mặt hàng của Mỹ cụ thể nhất là đậu nành với thuế suất là 25%.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn,
khi Trung Quốc hủy đơn hàng mua đậu tương của Mỹ và Trung Quốc đã cảnh báo
rằng, tất cả các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ bị vô
hiệu, nếu Mỹ thiết lập các biện pháp trừng phạt thương mại.
Từ khi chiến tranh thương mại diễn ra ở hai quốc gia thì mức thuế quan trung bình
của Trung Quốc tăng gấp 2 lần còn của Mỹ tăng gấp 3.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến
hai quốc gia này mà còn đặt ra những thách thức lớn cho thương mại quốc tế và
ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu

1.3 Mục tiêu của báo cáo:

Cung cấp cái nhìn tổng quan và phân tích sâu về cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc. Nhóm sẽ tìm hiểu các động thái của hai bên và phân tích các biện pháp thương mại được
áp dụng bởi cả hai bên như thuế quan, hạn chế đầu tư và các biện pháp trừng phạt khác. Bài báo
cáo cũng sẽ đánh giá tác động của cuộc chiến tranh thương mại lên kinh tế, chính trị và an ninh
của cả hai quốc gia và các quốc gia khác. Nhóm cũng sẽ đề xuất các phương pháp giải quyết mâu
thuẫn thương mại và cách tiếp cận để xây dựng một môi trường thương mại quốc tế ổn định và
bền vững. Cuối cùng, báo cáo sẽ tóm tắt những cơ hội và thách thức mà cuộc chiến tranh thương
mại mang lại cho các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp, cũng như cho các nhà quản lý
chính sách và đề xuất các hướng tiếp cận và chiến lược trong tương lai để quản lý mối quan hệ
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc một cách hiệu quả và cân nhắc.

2. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Trung-Mỹ:

 Các nguyên nhân sau đây dẫn đến sự leo thang của mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc.
Cân bằng thương mại không công bằng: Mỹ đã lâu nay bày tỏ bất mãn với cân
bằng thương mại không công bằng với Trung Quốc, khi Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ
Trung Quốc nhiều hơn so với việc Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ.
Thách thức về quyền sở hữu trí tuệ: Mỹ cho rằng Trung Quốc vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ của họ thông qua việc sao chép sản phẩm và công nghệ của Mỹ một
cách trái phép.
Bảo hộ thị trường và hạn chế truy cập: Mỹ cũng phản đối các biện pháp bảo hộ thị
trường của Trung Quốc và hạn chế truy cập thị trường của Mỹ đối với các sản
phẩm Trung Quốc.
Cạnh tranh về công nghệ và quốc phòng: Cả hai quốc gia đang cạnh tranh để đạt
được ưu thế trong lĩnh vực công nghệ và quốc phòng, với Mỹ lo ngại rằng sự tiến
bộ nhanh chóng của Trung Quốc có thể đe dọa sự ưu việt của họ.

3. Các Biện Pháp Cụ Thể:

3.1 Trình bày các biện pháp cụ thể mà Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt lên nhau trong cuộc chiến
tranh thương mại.
 a. Thuế quan:
 · Mỹ:
 - Đánh mức thuế dao động từ 10% đến 25% trên từng sản phẩm của
Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD.
 - Danh sách hàng hóa chịu thuế bao gồm: thiết bị viễn thông, linh kiện
điện tử, hàng dệt may, đồ chơi,...
 · Trung Quốc:
 - Đáp trả bằng cách áp thuế lên các mặt hàng của Mỹ trị giá 34 tỷ USD.
 - Mức thuế giao động từ 5% đến 25%.
 - Danh sách các hàng hóa chịu thuế bao gồm: nông sản, xe hơi, hóa chất,
máy bay,...
 b. Hạn chế đầu tư:
 · Mỹ:
 - Hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực an ninh quốc gia và
công nghệ cao.
 - Siết chặt quy trình xem xét các thương vụ mua bán công ty Mỹ của
Trung Quốc.
 - Đưa Huawei vào danh sách đen thương mại.
 - Cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện cho Huawei.
 · Trung Quốc:
 - Cấm các công ty Trung Quốc mua bán công nghệ cốt lõi và bản quyền
công nghệ cho các công ty của Mỹ.
 - Tăng cường kiểm soát đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực nhạy cảm.
 - Phản đối các biện pháp của Mỹ đối với Huawei.
 Phân tích hiệu quả và tác động của các biện pháp này đối với các bên liên quan.


 · Đối với toàn cầu:
 - Thương mại toàn cầu giảm
 - Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại
 - Giá cả các mặt hàng tăng cao.
 - Các nước khác bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm toàn cầu.
 - Gây bất ổn cho thị trường tài chính.
 · Đối với Mỹ:
 - Giá cả hàng hóa tăng.
 - Mất việc trong một số ngành.
 - Tăng trưởng kinh tế chậm lại.
 - Lạm phát tăng.
 - Làm tăng chi phí các công ty Mỹ khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung
Quốc.
 · Đối với Trung Quốc:
 - Tăng trưởng kinh tế chậm lại.
 - Mất đi thị trường xuất khẩu lao động.
 - Giá cả hàng hóa tăng.
 - Chi phí nhập khẩu các mặt hàng từ Mỳ tăng.
 · Đối với doanh nghiệp:
 - Doanh nghiệp đa quốc gia đối mặt với nhiều thách thức.
 - Bị ảnh hưởng bởi thuế quan và các biện pháp hạn chế.
 - Phải tìm cách thích nghi với môi trường biến động.



 4. Tác Động Kinh Tế:

4.1 Tác động của chiến tranh thương mại đến nền kinh tế của Trung
Quốc.
+ Giảm lượng hàng hóa xuất khẩu: Một phần đáng kể của nền kinh tế
Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác.
Chiến tranh thương mại đã làm suy giảm khả năng xuất khẩu của Trung
Quốc và tạo ra áp lực lên các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Để giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, Trung
Quốc đã phải tăng cường cơ cấu kinh tế nội địa và quan tâm đến thị
trường tiêu dùng trong nước. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh và thích ứng
từ phía các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc.
+ Sự không chắc chắn đầu tư: Chiến tranh thương mại đã tạo ra một môi
trường đầu tư không chắc chắn và rủi ro cao. Các doanh nghiệp nước
ngoài có thể có ý định giảm đầu tư vào Trung Quốc hoặc chuyển dịch sang
các quốc gia khác để tránh các biện pháp trả đũa và rủi ro kinh doanh.
4.2 Tác động của chiến tranh thương mại đến nền kinh tế của Mỹ:
Nông nghiệp: Nông dân Mỹ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc chiến
thương mại với Trung Quốc sau khi nước này ngừng mua một lượng lớn nông sản, đặc
biệt là đậu tương từ Mỹ.
Lạm phát và giá cả: Mức thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump
đối với 360 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ban đầu tập trung
vào các mặt hàng máy móc và tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp và dần
dần mở rộng sang các mặt hàng tiêu dùng.

Thương mại song phương: Sau nhiều thập kỷ gia tăng thương mại giữa
hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thương mại Mỹ-Trung đã có bước lùi lớn.
Giá trị xuất khẩu của Mỹ với Trung Quốc đã giảm hơn 100 tỷ đô la. Thâm
hụt thương mại trong hàng hóa, một trong những mục tiêu của chính
quyền Tổng thống Trump, cũng giảm, nhưng chỉ 60 tỷ đô la.

Xuất khẩu sang Mỹ giảm sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ở các thành
phố cảng ở Trung Quốc. Các công ty nhỏ sẽ phải ngừng hoạt động trong
khi các nhà phân phối lớn hơn sẽ phải tìm đường giảm chi phí hoặc mức
giá sản phẩm sẽ được tăng đối với khách hàng Mỹ. Đầu tư: Đầu tư trong
nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như chững
lại trong nửa đầu năm 2018 và tiếp tục thấp yếu tại thời điểm giữa năm
2019.

Nancy McLernon, Chủ tịch Tổ chức đầu tư quốc tế, đại diện cho các công
ty đầu tư xuyên quốc gia cho biết các công ty quốc tế nói chung đã trở nên
lưỡng lự khi đầu tư vào Mỹ do lo ngại về căng thẳng thương mại.

Việc làm: Các nhà máy ở cả Mỹ và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng lớn trong
bối cảnh thương mại và đầu tư toàn cầu đi xuống. Các hoạt động công
nghiệp trên toàn thế giới đã sụt giảm và các nhà máy ở Mỹ không là một
ngoại lệ.

4.3 Tác động của chiến tranh thương mại đến nền kinh tế của các nước
trên thế giới.
Các nước trên toàn thế giới đều chịu ảnh hưởng nhất định đối với cuộc
chiến tranh thương mại của Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia có những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khác nhau nhưng nhìn chung đều cùng bị
ảnh hưởng bởi 2 yếu tố sau:
+ Toàn cầu hóa thương mại bị ảnh hưởng: Chiến tranh thương mại đã gây
ra sự không chắc chắn và lo ngại trong hệ thống thương mại toàn cầu. Các
quốc gia khác cũng chịu những tác động lớn từ việc xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa.
+ Tác động địa chính trị: Chiến tranh thương mại gây căng thẳng trong
quan hệ địa chính trị giữa các quốc gia. Các quốc gia liên quan có thể phải
đối mặt với sự lựa chọn giữa việc ủng hộ Mỹ hoặc Trung Quốc trong cuộc
chiến thương mại, và điều này có thể gây căng thẳng và chia rẽ trong quan
hệ quốc tế.
4.4 Phân tích các yếu tố kinh tế như tăng trưởng GDP, thương mại, và đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
- GDP
Theo dự báo của các nhà kinh tế thì đến năm 2030, GDP danh nghĩa của
Trung Quốc có thể sẽ vượt Mỹ. Song tính theo giá cả ngang bằng sức mua
(PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Mỹ . Mỹ và Trung Quốc
cũng chính là hai quốc gia có quan hệ thương mại rất lớn với nhau. Nhưng
những năm gần đây, khi Trung Quốc đang dần bộc lộ tham vọng thay thế
Mỹ ở vị trí thống lĩnh trên mặt trận chính trị thế giới đã làmtình hình cạnh
tranh giữa hai quốc gia này càng trở nên gay gắt hơn.

- Thương mại
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể
đến hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và toàn cầu. Xuất khẩu và
nhập khẩu bị ảnh hưởng trên nhiều quốc gia làm số lượng hàng hóa trên
thị trường không ổn định. Các nhà đầu tư trì hoãn và hạn chế đầu tư vào
các nước trên thế giới do sự bất ổn của nền kinh tế. Những điều này làm
thương mại thế giới bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng.

5. Tác Động Xã Hội và Chính Trị:


Chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến tình hình xã hội và chính trị các
nước: Nó làm rối loạn, gây xôn xao dư luận với những tin tức tiêu
cưc đồng thời ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của quốc gia, các
quy định về lao động và môi trường khắt khe hơn.
Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sự sản xuất hàng hóa của cả hai
nước tiến dần đến mức tự cung tự cấp (để đáp ứng những nhu cầu
tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập khẩu hạn chế). Nhiều nhà
kinh tế học cho rằng những sự bảo hộ nhất định (bảo hộ đối với một
số ngành nhất định) hao tốn tiền của hơn những sự bảo hộ khác, bởi
nó có thể gây ra chiến tranh thương mại. Ví dụ, nếu một quốc gia
tăng thuế nhập khẩu, quốc gia đối lập có thể trả đũa bằng biện pháp
tương tự. Nhưng sự tăng trợ cấp rất khó để trả đũa. Những nước
nghèo dễ tổn thương hơn những nước giàu trong chiến tranh mậu
dịch; khi tăng sự bảo hộ chống lại sự bán phá giá của những sản
phẩm giá rẻ, chính phủ nước đó có nguy cơ làm cho sản phẩm quá
đắt đối với người tiêu dùng nội địa.

Tác động của chiến tranh thương mại đến các lĩnh vực xã hội và chính
trị của Mỹ, Trung Quốc và các nước trên thế giới:
- Tác động đối với Mỹ:
+ Chính quyền Mỹ đã nhiều lần nêu lên những quan ngại về
việc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Chính quyền Mỹ phê
phán Trung Quốc thao túng tiền tệ qua cách mà Chính phủ
Trung Quốc điều hành thị trường ngoại hối. Tỷ giá đồng
nhân dân tệ được giữ tương đối ổn định so với đồng USD
và khi cần thiết, Chính phủ Trung Quốc có thể điều chỉnh tỷ
giá hối đoái bằng cách mua hay bán USD trên thị trường
ngoại hối. Việc các chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại
hối không phải việc bất hợp pháp, và rất nhiều quốc gia sử
dụng công cụ này để điều chỉnh tỷ giá đồng tiền của mình.
+ Phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ
giúp tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Mỹ, vốn đang ở tình
trạng thâm hụt sâu. Vào thời điểm phát động cuộc chiến
tranh thương mại với Trung Quốc năm 2018, ngân sách của
Mỹ thâm hụt 779 tỷ USD, tương đương 3,9% GDP. Nợ công
của Mỹ ở mức 78% GDP, cao nhất kể từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai(30).
+ Cuộc chiến này không thuần túy là về thương mại. Không chỉ
cản trở Trung Quốc về thương mại Mỹ còn muốn ngăn chặn
sự trỗi dậy nói chung của Trung Quốc. Nếu 25 năm qua, 2
đảng ở Mỹ đồng thuận cần tích cục hợp tác với Trung Quốc,
thì đến nay, họ vẫn đông thuận, nhưng để cạnh tranh cứng
rắn hơn với Trung Quốc. Sự trỗi dạy của Trung Quốc đã gây
ra lo ngại cho an ninh quốc gia Mỹ, bởi việc Trung Quốc mở
rộng ảnh hưởng đến một ngày nào đó sẽ lật đổ vị thế thống
trị của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương nói riêng, trên thế
giới nói chung.
- Tác động đối với Trung Quốc:
+ Dư luận Trung Quốc liên tục đưa tin về sự việc này, Hãng
BBC đưa tin, ngày 3/6/2018, Trung Quốc đã cảnh báo rằng,
tất cả các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và
Washington sẽ bị vô hiệu, nếu Mỹ thiết lập các biện pháp
trừng phạt thương mại. Với đó Bộ Thương mại Trung Quốc
cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại
và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với
hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018.
+ Đằng sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là
cuộc chiến về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ số.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tri thức
và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Các quốc gia đều đang nỗ lực chạy đua xây dựng hạ tầng
công nghệ và năng lực sản xuất cho tương lai. Từ một kẻ
bắt chước vĩ đại, Trung Quốc đang dần chuyển mình thành
một quốc gia sở hữu những công nghệ hàng đầu thế giới
hiện nay.
+ Chính phủ Trung Quốc muốn công dân của mình trở nên
giàu có hơn thông qua trợ cấp rất nhiều cho các doanh
nghiệp về công nghiệp như Huawei và các doanh nghiệp
công nghệ cao hùng mạnh.
- Tác động tới Việt Nam và các nước khác:
+ Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo tiền
đề để các nước khác làm theo trong bối cảnh kinh tế các
nước đều có xu hướng quay về chủ nghĩa bảo hộ và đề cao
chủ nghĩa dân tộc.
+ Các chuyên gia cảnh báo rằng "bùng nổ chiến tranh thương
mại" hiện nay dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu
và đầu tư quốc tế, tăng trưởng bền vững của Việt Nam sẽ
phải đối mặt với những thách thức dài hạn. Chỉ riêng trong 5
tháng đầu năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung
Quốc vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt 2 tỷ USD, trong đó
chế biến và sản xuất chiếm 85%.
Điều này có nghĩa là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có
thể tăng trong tương lai, nhưng lợi ích thực sự không phải là
doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, các nhà quản lý Việt
Nam cũng cần kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư từ
Trung Quốc để tránh những tác động bất lợi lâu dài đối với
môi trường khi sử dụng các công nghệ lạc hậu và ô nhiễm
môi trường. Có những lo ngại rằng, các công ty Trung Quốc
sẽ nhập khẩu các công nghệ lỗi thời và gây ô nhiễm vào
Việt Nam, gây ra áp lực và thiệt hại to lớn cho môi trường.
+ Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại này buộc Chính phủ
Việt Nam phải chú trọng vào chính sách lãi suất, chính sách
tiền tê, tỷ giá ngoại tệ trong quá trình đầu tư của các nhà
đầu tư nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ tốt các đường biên
giới.

 6. Đánh Giá tổng hợp và một số giải pháp nhằm xoa dịu chiến tranh thương mại này:

6.1 Những luận điểm rút ra được từ của mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung và tác động dài
hạn.
 Do sự bất ổn trong thương mại Mỹ-Trung, các quốc gia khác đã tìm
cách tăng cường sự đa dạng trong chuỗi cung ứng của họ để giảm
thiểu rủi ro và phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.

 Cuộc chiến tranh thương mại đã thúc đẩy các quốc gia cạnh tranh
nhau để nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ, nhằm cải
thiện sự cạnh tranh toàn cầu.

 Cuộc chiến tranh thương mại đã đặt ra thách thức đối với các quy tắc
thương mại toàn cầu hiện tại, khiến các quốc gia phải xem xét và
điều chỉnh các hiệp định thương mại của họ để đáp ứng với sự biến
động trong thị trường.

 Sự căng thẳng trong thương mại Mỹ-Trung có thể thúc đẩy các quốc
gia trong khu vực tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế khu vực để
giảm thiểu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại.

Tác động tích cực:


 Đa dạng hóa thị trường: Việt Nam có cơ hội giảm phụ thuộc vào thị trường
Trung Quốc và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác.
 Tăng xuất khẩu vào Mỹ: Áp thuế của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc tạo cơ
hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là trong nông sản và
thủy sản.
 Giá nguyên liệu giảm: Giá nguyên liệu đầu vào giảm có thể giúp Việt Nam
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tác động tiêu cực:

 Giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Cuộc chiến thương mại làm giảm tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng bị ảnh
hưởng trực tiếp.
 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng
hóa của Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến này.
 Mất lợi thế cạnh tranh: Rào cản thuế quan từ cả Mỹ và Trung Quốc khiến
sản phẩm Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
 Khó khăn trong quản lý nguồn gốc hàng hóa: Nguy cơ tranh chấp về nguồn
gốc hàng hóa, đặc biệt khi hàng hóa có thành phần từ Trung Quốc.

6.2 Các biện pháp đã đề ra nhằm giải quyết mâu thuẫn thương mại cho 2 nước.

 Theo dõi diễn biến thị trường: Chính phủ cần theo dõi và phản ứng kịp thời
với diễn biến thị trường, cùng việc tăng cường thông tin cho các doanh
nghiệp.
 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sang các
thị trường khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.
 Chuẩn bị các biện pháp ứng phó: Xây dựng kế hoạch và biện pháp ứng phó
để hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại.

7. Kết Luận:

 Tóm tắt các điểm chính và nhấn mạnh về sự phức tạp của chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung.
 -Chiến tranh thương mại đã tạo ra sự bất ổn và không chắc chắn trong thị
trường toàn cầu. Cả hai bên đã áp đặt các biện pháp trừng phạt thuế quan lên
hàng hóa của nhau, làm tăng giá thành và làm suy yếu sự tin tưởng của các
nhà đầu tư và doanh nghiệp.
 -Mặc dù có nhiều cuộc đàm phán, tuy nhiên, việc đạt được một thỏa thuận
giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chậm trễ. Sự căng thẳng và sự không thoả hiệp
đã làm gia tăng rủi ro cho các quốc gia và doanh nghiệp trên toàn cầu.
 -Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, công nghệ, và sản xuất đã phải
đối mặt với những áp lực từ chiến tranh thương mại này. Các doanh nghiệp
đã phải điều chỉnh chiến lược cung ứng và thị trường để thích nghi với tình
hình không chắc chắn.
 -Chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn đặt ra
những thách thức cho mối quan hệ địa chính trị giữa hai quốc gia. Nó có thể
tạo ra những căng thẳng mới trong các lĩnh vực như an ninh quốc gia và hòa
bình toàn cầu.
 -Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây ra những biến động lớn trên thị
trường toàn cầu. Các quốc gia và khu vực khác, đặc biệt là các nền kinh tế
nổi tiếng về xuất khẩu như châu Âu, cũng phải đối mặt với ảnh hưởng của
các biện pháp bảo hộ thương mại.

Tổng thể, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tạo ra một môi trường kinh doanh
không ổn định, đầy thách thức và không chắc chắn cho cả hai quốc gia và toàn cầu.
Việc tìm ra giải pháp hòa bình và bền vững cho mối quan hệ thương mại giữa hai
quốc gia là một ưu tiên quan trọng đối với cộng đồng quốc tế.

Nguồn: https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/13615-chien-tranh-
thuong-mai-mytrung-va-mot-so-tac-dong-den-viet-nam
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4094-nguon-
goc-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-duoi-goc-nhin-chien-luoc-
dia-kinh-te.html
https://trungtamwto.vn/file/17885/4.%20Nhung%20tac%20dong
%20cua%20chien%20tranh%20thuong%20mai%20My%20Trung
%20Quoc%20den%20Viet%20Nam.pdf
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-
my-va-anh-huong-doi-voi-viet-nam-69628.htm

https://vietnamnet.vn/interactive/toan-canh-thuong-chien-khoc-liet-my-trung/
index.html
http://vepr.org.vn/533/news-detail/1799669/vepr-tren-bao-chi/thuong-mai-my-trung-cuoc-dau-
giua-donald-trump-va-tap-can-binh-day-trung-quoc-ve-dau-.html

https://cafef.vn/25-chuyen-gia-phac-thao-4-kich-ban-tuong-lai-quan-he-my-
trung-quoc-moi-thu-deu-am-dam-188240123190240581.chn
https://tapchitaichinh.vn/nhung-tac-dong-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-
trung.html

https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/13615-chien-tranh-thuong-mai-
mytrung-va-mot-so-tac-dong-den-viet-nam

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_th
%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i

https://vnexpress.net/topic/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-23412

https://vietnambiz.vn/chien-tranh-thuong-mai-trade-war-la-gi-loi-ich-va-tac-hai-
cua-chien-tranh-thuong-mai-20191002120057026.htm

https://mgmresearch.com/china-vs-united-states-a-gdp-comparison/

https://vov.vn/the-gioi/kinh-te-my-anh-huong-nhu-the-nao-tu-cuoc-chien-thuong-mai-voi-trung-
quoc-1000234.vov

You might also like