You are on page 1of 20

I.

Nền kinh tế thế giới

II. Vấn đề toàn cầu hiện nay và tác đông của nó tới Việt Nam
1. Chiến tranh, xung đột

1.1.Khái niệm
Đây là một khái niệm phức tạp, thể hiện bằng các biểu hiện cực đoan, xâm lược, phá hủy
và chết chóc, sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên. Khái
niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị
chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không
bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến
dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công
trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu
quân sự trực tiếp.

1.2.Tác động của chiến tranh đối với các quan hệ quốc tế
 Chiến tranh có thể làm xuất hiện hoặc biến mất các chủ thể quan hệ quốc tế (QHQT). Sau
chiến tranh, có thể xuất hiện các quốc gia mới do giành được độc lập hay được mở rộng.
Nhưng cũng có chủ thể QHQT có thể biến mất bởi bị thôn tính và sáp nhập.

 Chiến tranh có thể làm tăng hoặc giảm quyền lực của quốc gia trong QHQT. Sau chiến
tranh, quốc gia bại trận thường bị suy giảm quyền lực, các nước thắng trận thường tăng
quyền lực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nước thắng trận bị suy giảm quyền lực
bởi sự tàn phá trong chiến tranh và không hiếm các cuộc chiến tranh mà cả hai bên đều là
kẻ thua cuộc.

 Chiến tranh thường dẫn đến sự thay đổi trong các cân lực lượng – yếu tố quan trọng để
đảm bảo an ninh và ổn định trong QHQT. Theo đó, chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh giữa
các cường quốc chủ yếu, có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống quốc tế – sự thay đổi lớn
nhất trong QHQT. Sự thay đổi cán cân lực lượng sau chiến tranh dẫn đến sự thay đổi phân
bố quyền lực của hệ thống quốc tế. Cơ cấu quyền lực thay đổi dẫn đến hệ thống quốc tế
cũng thay đổi. Một trong các hậu quả quan trọng của chiến tranh là tính chất quan hệ giữa
các chủ thể cũng bị thay đổi. Hoặc từ xung đột sang nô dịch như các cuộc chiến tranh xâm
lược, hoặc từ nô dịch sang bình đẳng như các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc từ
xung đột sang phụ thuộc như các cuộc chiến giành quyền lực…

1.3.Các cuộc chiến tranh gần đây và ảnh hưởng của chúng tới Việt Nam
1.3.1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
a. Tóm lược diễn biến
 Ngày 6/7/2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức “khai hỏa”
chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế quan 25% đối với các mặt
hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc thiết bị điện tử
và công nghệ cao.
 Phía Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng cách áp thuế tương ứng 34 tỷ USD đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng nông sản. Tiếp theo đó là một loạt
các đợt áp thuế và trả đũa đến từ cả hai bên.

 Từ thời điểm đó đến nay, cuộc đối đầu “không khoan nhượng” giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động đến nền kinh tế toàn cầu, kéo
theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

 Ngày 5/9/2019, Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán thương mại
thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington.

b. Tác động đối với Việt Nam


 Xét về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt
thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ USD năm 2017. Những mặt hàng Mỹ đánh
thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Như
vậy, đây có thể là cơ hội tốt để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần. Mặt khác, khi đồng USD
tăng giá, NDT giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì VND
chủ yếu neo theo giá USD. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ
đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại.

 Bên cạnh tác động tích cực, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc như: Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ
mở lớn, lại phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai
đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt Nam. Do đó, khi 2 đối tác lớn xảy ra xung
đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa và có thể đổ về thị
trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt
khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn, bởi vì Trung
Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa.

1.3.2. Chiến tranh Nga - Ukraine


a. Tóm tắt
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành một cuộc xâm lược quân sự quy mô lớn
nhắm vào Ukraine. Chiến dịch này bắt đầu sau một thời gian dài tập trung quân đội
cùng sự công nhận độc lập của Nga đối với hai nước cộng hòa tự xưng là Cộng hòa
Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk trong những ngày trước cuộc xâm
lược, sau đó là việc Lực lượng vũ trang Nga tiến vào khu vực Donbass thuộc miền
Đông Ukraine.
Khoảng 06:00 giờ Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một "chiến
dịch quân sự đặc biệt" với mục tiêu "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraine.
Vài phút sau, các cuộc tập kích bằng tên lửa bắt đầu tại nhiều khu vực trên khắp
Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev. Lực lượng Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine qua các
hướng Nga, Belarus và Krym. Biên phòng Ukraine báo cáo các đồn của họ tại biên giới
với Nga và Belarus bị tấn công. Hai giờ sau, lực lượng mặt đất Nga tiến vào Ukraine.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phản ứng bằng cách ban hành thiết quân
luật, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga đồng thời ban bố lệnh tổng động viên toàn
quốc. Cuộc xâm lược chịu sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, bao gồm nhiều
lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga và một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp
Quốc kêu gọi nước này ngay lập tức rút quân, trong khi các cuộc biểu tình phản đối
chiến tranh diễn ra hàng loạt tại Nga cùng nhiều nước khác.

b. Tác động đối với Việt Nam


- Tác động tiêu cực:
 Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Nga và Ukraine với lượng hàng hóa
không lớn nhưng lại có sự lan tỏa tới khu vực thị trường liên minh Á - Âu) là khu vực Việt
Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA). Do đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tác
động đến cả những thị trường liên đới khác, liên quan đến các giao dịch thanh toán với các
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt
gãy nguồn cung nguyên vật liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán. Xung đột Nga -
Ukraine gây ra sự sụt giảm đột ngột và kéo dài trong hoạt động xuất khẩu lương thực của
Ukraine và Nga, tiếp tục gây áp lực lên giá hàng hóa quốc tế, gây bất lợi cho các nước dễ
bị tổn thương về kinh tế. Việc chặn kết nối SWIFT của hệ thống tài chính Nga (nghĩa là
cấm các ngân hàng của Nga tham gia các giao dịch quốc tế) khiến việc hợp tác về thương
mại với Nga gặp khó khăn, ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần
lớn là các dự án điện, dầu khí và ảnh hưởng đến thương mại song phương Việt - Nga trong
thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng Euro.

 Nga và Ukraine có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu. Nga là
nhà cung cấp lớn trên thị trường toàn cầu với nhiều mặt hàng. Sự gián đoạn trong quá trình
sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm dẫn đến phá vỡ chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến giá
nhiều mặt hàng quan trọng. Khi xung đột xảy ra, giá các mặt hàng thế mạnh của Nga như
lúa mì, phân bón, than, thép, các kim loại cơ bản đều đã tăng vọt. Nga và Ukraine là hai
nhà cung cấp lớn về niken, neon, krypton, nhôm và palladium - những vật liệu quan trọng
để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử. Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế
hoặc đình trệ về nguồn cung hàng hóa từ Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị
điện tử. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng điện, điện tử. Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục
vụ cho sản xuất. Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng.

 Nga có vai trò quan trọng trong việc cung cấp xăng dầu và khí đốt cho thế giới, nhất là cho
khu vực EU. Các lệnh trừng phạt Nga đã khiến giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt, đẩy
mặt bằng giá cả của các hàng hóa tăng cao, đe dọa tới tính liên tục của hoạt động sản xuất
và sức cầu tiêu dùng, gia tăng lạm phát.

- Tác động tích cực:


Bên cạnh một số bất lợi, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn mang cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài rời đi, bỏ lại những thị phần có thể tiếp cận.
Khi căng thẳng Nga và phương Tây nổ ra, thị trường tại các nước này tiềm ẩn rủi ro, nhiều
nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung ứng, dòng vốn
đầu tư, tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Đây là điểm thuận lợi cho Việt Nam với tình hình
chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được
cải thiện.
Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi thị trường Nga, bỏ lại thị phần để
doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận. Việt Nam có cơ hội tốt để tăng cường thâm nhập
thị trường EU, chủ yếu trong lĩnh vực nông phẩm và lương thực thay thế hàng từ Nga và
Ukraine.
Nhìn rộng hơn, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi từ việc EU có thể dời hoạt động kinh doanh
tại khu vực bất ổn địa chính trị, đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Vì vậy,
thời gian tới, FDI có thể sẽ chuyển hướng vào khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á.

2. Đại dịch

2.1.Khái niệm

- WHO định nghĩa “đại dịch” là “sự lây lan toàn cầu của một bệnh mới”.

- Trong khi đó, theo Từ điển Dịch tễ học, “đại dịch là một dịch bệnh xảy ra trên toàn thế giới
hoặc một khu vực rất rộng, vượt qua các ranh giới quốc tế và thường ảnh hưởng đến nhiều
người”. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng đưa ra định
nghĩa tương tự, “đại dịch là một dịch bệnh đã lan rộng tại một vài quốc gia hoặc lục địa,
thường ảnh hưởng đến nhiều người”. Cũng theo CDC, khác với “đại dịch”, khái niệm “dịch
bệnh” đề cập đến sự bùng phát bệnh ở khu vực nhất định thay vì lan rộng trên toàn cầu.
Khi dịch bệnh bùng phát, số ca bệnh thường tăng đột ngột, cao hơn mức dự đoán.

2.2.Các đại dịch

2.2.1. Cúm A/H1N1

Lần gần đây nhất WHO công bố đại dịch là cách đây 10 năm, sau khi các nhà nghiên cứu phát
hiện một chủng cúm chưa từng xuất hiện trước đó trong cơ thể người. Đó là virus cúm A/H1N1
gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cúm A/H1N1. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất
cao và lan nhanh trong cộng đồng. Khác với cúm mùa thông thường, virus cúm A/H1N1 có
khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được
điều trị kịp thời

Chủng virus cúm A/H1N1 này được phát hiện lần đầu vào tháng 4-2009 tại Mỹ và nhanh
chóng lây lan khắp thế giới. Hai tháng sau, WHO đã công bố bùng phát đại dịch cúm toàn cầu.
Sau khi đại dịch này chính thức chấm dứt vào tháng 8-2019, cúm A/H1N1 được coi là bệnh
cúm mùa thông thường và đã có thuốc, vaccine phòng ngừa.

CDC ước tính, Mỹ đã ghi nhận gần 61 nghìn ca nhiễm và gần 12.500 ca tử vong do cúm H1N1,
trong khi thế giới có đến 575.400 người tử vong vì đại dịch này.

Vào năm 1918, thế giới cũng từng hứng chịu đại dịch cúm do một chủng virus H1N1 gây ra,
còn gọi là “cúm Tây Ban Nha”. Có tới 500 triệu người, tương đương 1/3 dân số thế giới lúc
bấy giờ, mắc bệnh và khoảng 50 triệu người đã tử vong trong đại dịch này. Đáng chú ý, tỷ lệ
tử vong ở người trưởng thành rất cao. Ban đầu, đại dịch bùng phát tại châu Âu, Mỹ và một số
khu vực ở châu Á, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.
2.2.2. HIV/AIDS

HIV là một loại virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Trường
hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Cộng hòa Congo vào năm 1976. HIV lây truyền
chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh,
qua dùng chung kim tiêm với người nhiễm và lây từ mẹ sang con: trong giai đoạn mang thai,
khi sinh hoặc khi cho con bú.

Theo số liệu do WHO công bố cuối năm 2019, kể từ khi dịch HIV/AIDS bùng phát, 75 triệu
người đã nhiễm HIV và khoảng 32 triệu người đã tử vong vì virus gây chết người này. Tính
đến cuối năm 2018, thế giới có 37,9 triệu người đang phải chung sống với HIV. Ước tính, hiện
có khoảng 0,8% người ở độ tuổi 15-49 trên toàn cầu nhiễm HIV. Châu Phi là khu vực chịu
nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Cứ trong 25 người trưởng thành tại châu Phi
thì lại có một người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV tại “lục địa đen” chiếm hơn 2/3 tổng số
ca nhiễm trên thế giới.

Đến nay, HIV vẫn là vấn đề y tế cộng đồng lớn của toàn thế giới. Tuy nhiên, nhờ có các biện
pháp ngăn chặn, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV hiệu quả, thế giới có thể
kiểm soát tốt hơn đại dịch này và người nhiễm HIV có cơ hội sống khỏe mạnh và lâu hơn. Dù
vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm cho người nhiễm HIV nhưng các nhà nghiên
cứu đã sáng chế loại thuốc ARV có khả năng làm giảm sự sinh sôi, nảy nở của HIV trong cơ
thể người.

2.2.3. Bệnh tả

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tả là căn bệnh của thế kỷ 19, tuy nhiên, WHO cho rằng điều này
chỉ đúng với các quốc gia có thu nhập cao. Ở nhiều nước khác, bệnh tả vẫn chưa được đẩy lùi.
Đại dịch tả lần thứ bảy (bùng phát từ năm 1961 và kéo dài đến nay) đã trở thành đại dịch dai
dẳng nhất trên thế giới.

Năm 2017, các đợt bùng phát bệnh tả đã làm rung chuyển hàng loạt nước châu Phi như Congo,
Djibouti, Ethiopia, Kenya, Tanzania, Uganda, Zimbabwe... Mỗi năm có khoảng 2,9 triệu
người mắc bệnh tả và 95 nghìn người tử vong vì bệnh này. Hiện, bệnh tả vẫn xuất hiện tại hơn
47 quốc gia trên thế giới. Riêng tại châu Phi, hơn 40 triệu người đang sống trong các điểm
nóng về bệnh tả, tức là những nơi dịch tả thường xuyên xảy ra. WHO đã đưa ra các nguyên
nhân khiến bệnh tả bùng phát nhiều lần, trong đó có: biến đổi khí hậu, xung đột kéo dài, di cư
bắt buộc, quá trình đô thị hóa, dân số tăng, hạn chế trong tiếp cận y tế. Nhưng về cơ bản, bệnh
tả là hậu quả của việc thiếu nước nước sạch và không bảo đảm vệ sinh.

2.2.4. Cúm châu Á

Theo CDC, một chủng virus cúm A mới đã xuất hiện tại Đông Á vào năm 1957, sau đó virus
này làm bùng phát đại dịch cúm A/H2N2, hay còn gọi là “cúm châu Á”. Virus "cúm châu Á"
được phát hiện lần đầu tại Singapore vào tháng 2-1957 và hai tháng sau được ghi nhận tại
Hồng Công (Trung Quốc) và tại các thành phố ven biển của Mỹ vào mùa hè năm 1957. WHO
ước tính, bệnh này đã cướp đi tính mạng của khoảng hai triệu người trên toàn thế giới và riêng
tại Mỹ là 69.800 nghìn người.
2.2.5. Bệnh dịch hạch

Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều lần dịch hạch bùng phát, tuy nhiên, đại dịch xảy ra vào
thế kỷ 14 thường được biết đến với tên gọi “cái chết đen” là đợt bùng phát kinh hoàng nhất
với đỉnh điểm là tại châu Âu từ năm 1346 đến 1351. Dịch bệnh bắt nguồn từ châu Á, sau đó
mầm bệnh theo đoàn người di cư, thương nhân và các đoàn lữ hành đi về phía tây rồi nhanh
chóng lây lan sang khắp châu Âu và châu Phi. Từ năm 1346 đến 1353, ước tính có khoảng 75
đến 200 triệu người tại châu Á, châu Âu và châu Phi chết vì bệnh này.

Trong cuốn "Cái chết đen, 1346-1353: Lịch sử hoàn chỉnh" (Nhà xuất bản Boydell Press
(Anh), năm 2018), tác giả Ole Jorgen Benedictow ước tính 50-60% dân số châu Âu đã bị xóa
sổ trong "cái chết đen", cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1/3 thường được nhắc đến. Cũng theo tác
giả Benedictow, bệnh này tiếp tục tấn công châu Âu, Trung Đông trong bốn đợt dịch tiếp theo
(năm 1361-1363, 1369-1371, 1374-1375, 1390), và thậm chí trong bốn thế kỷ tiếp theo, cứ
sau chu kỳ 10-20 năm, dịch bệnh lại quay lại một lần.

Theo trang LiveScience, khi các nhà sử học thảo luận về bệnh dịch hạch, họ thường nhắc tới
bệnh dịch hạch thể hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Bệnh dịch hạch lây truyền chủ
yếu từ động vật gặm nhấm (chuột, thỏ...) sang người qua vật trung gian là bọ chét.

2.2.6. Covid-19

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) xuất hiện vào
tháng 12/2019 và đến ngày 31/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng
y tế khẩn cấp mang tính toàn cầu.

Tính đến ngày 9/10/2022 thế giới ghi nhận 626.510.810 ca mắc và 6.560.796 trường hợp tử
vong.

Nhìn chung, dịch bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng
nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất - kinh doanh.

Có bốn phương diện kinh tế và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp:

- Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động
toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư
không thể thông suốt và hiệu quả, do vậy kinh tế và thương mại quốc tế không thể hoạt
động bình thường chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng. Bên cạnh đó, nguy cơ rơi vào trì
trệ hoặc thậm chí suy thoái kinh tế có thể gia tăng;

- Đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, ảnh hưởng nhiều
nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những nền kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ
làm trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi
đại dịch này;
- Đại dịch Covid-19 hoành hành và diễn biến phức tạp, mặc dù một số quốc gia đã khẩn
trương phát triển tiến tới đưa vacxin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng đồng nhưng
vẫn làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại đẩy mạnh
hoạt động sản xuất - kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, thương
mại và đầu tư;

- Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác trên thế
giới bị ngưng trệ khi Chính phủ và các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế
ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác.

*) Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam trên 3 tác động chính gồm:
tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm
tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch.

Điều đáng mừng là trong thách thức đại dịch, Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm
hoi trên thế giới có mức tăng trưởng GDP dương (tăng 2,1% năm 2020 và 2,58% năm 2021).
Có thể tóm gọn lợi thế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 ở một số điểm như sau:

- Ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản: Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, kết quả
hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, với
tốc độ tăng trưởng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. Ngành Lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm và
ngành Thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm. Đây là ngành chủ đạo làm động
lực tăng trưởng của nền kinh tế.

- Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch dù có chững lại do dịch, nhưng vừa bớt dịch là
người dân lại mua sắm, du lịch, di chuyển với mức tăng được ghi nhận từ 28,1 đến 51,3%
trong quý III/2021.

- Ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với
mức tăng 42,75%; hoạt động tài chính - ngân hàng tăng 9,42%; ngành Thông tin và Truyền
thông tăng gần 6% (nguồn: moit.gov.vn).

Như vậy, với điểm tựa chắc chắn từ ngành Nông nghiệp, giúp Nhà nước và người dân không
phải lo lắng về an ninh lương thực. Đồng thời, nhờ sự tin tưởng vào các quyết định của Chính
phủ, nên việc hợp tác và ủng hộ của người dân với các quyết định này khá tốt, giúp Việt Nam
giảm thiểu sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh.

Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, đang sở hữu cơ cấu dân số vàng nên nếu có các quyết sách
đúng, tăng trưởng kinh tế sẽ mau chóng vực dậy và hồi phục. Việt Nam có lợi thế trong nhiều
ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, viễn thông,… nên khả năng các ngành lấy
lại đà tăng trưởng và tăng trưởng bứt phá sau thời kỳ bị phong tỏa vì đại dịch là rất lớn. Theo
đó, cơ hội để nền kinh tế phát triển cả về nguồn cung và sức cầu trong bối cảnh Chính phủ đã
xác định quan điểm “thích ứng, sống chung với COVID-19” là rõ ràng. Điều cần cân nhắc là
các gói chính sách, các giải pháp thúc đẩy kinh tế phục hồi đã và sẽ được ban hành tới đây
phải làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng cao nhưng kiểm soát tốt lạm phát.
3. Ô nhiễm môi trường

Đầu tiên, để có cái nhìn chung nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường chúng ta hãy cùng xem
video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=QQYgCxu988s
Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống của mỗi cá thể, trong đó có con
người. Tuy nhiên, môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng song song với sự phát
triển của kinh tế, xã hội. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các quốc
gia, các nền kinh tế trên thế giới. Bên cạnh đó các quốc gia còn gặp nguy cơ bị ô nhiễm do sự
di chuyển xuyên biên giới của các chất ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển hoặc ngược lại (nói cách khác là hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển xuyên biên giới
trái phép chất thải nguy hại)

3.1.Thực trạng ô nhiễm môi trường


Vấn đề ô nhiễm hiện nay trên thế giới chủ yếu xảy ra ở 3 loại môi trường: môi trường đất, môi
trường không khí, môi trường nước. Trong phần trình bày, nhóm sẽ trình bày ngắn gọn về thực
trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và đi sâu hơn về ô nhiễm môi trường không khí.

 Ô nhiễm môi trường đất


Tài nguyên đất trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn
như: Tác động của tự nhiên, ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước và phần lớn là do con người
gây ra.

Hiện nay tổng diện tích đất trên thế giới khoảng 14.777 triệu ha.Trong đó 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha không phủ băng. Theo một báo năm 2017, 1/3 diện tích đất trên
hành tinh đang bị suy thoái nghiêm trọng và 24 tỷ tấn đất màu mỡ đang bị mất đi mỗi năm.
Gần đây hơn nữa, theo một báo cáo vừa được Công ước Liên hợp quốc về Chống sa mạc hóa
(UNCCD) công bố ngày 27/4/2022, có tới 40% diện tích đất trên thế giới đã bị suy thoái, khiến
khoảng một nửa GDP toàn cầu, tương đương 44 nghìn tỷ USD, gặp rủi ro.

Bên cạnh đó nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã xác định diện tích lớn vùng đất bị ô
nhiễm. Cụ thể: Anh chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha, khoảng 30 đến 40
năm nữa có thể bị xóa sổ đôi phì nhiêu của đất nơi đây; Mỹ có khoảng 25.000 vùng; Hà Lan
6.000 vùng bị ô nhiễm cần xử lý.

 Ô nhiễm môi trường nước


Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn
có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục.
Hiện nay, hầu hết các con sông trên thế giới đều bị ô nhiễm nặng nề bởi hàm lượng chì,
asen,..và các chất hóa học khác quá cao. Đặc biệt là các con sông ở Châu Á có hàm lượng chì
cao gấp hơn 20 lần so với các châu lục khác. Theo báo cáo, số lượng vi khuẩn tại đây cao gấp
3 lần so với mức trung bình thế giới.
Không chỉ bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, môi trường nước còn bị ô nhiễm bởi các chất thải
công nghiệp. Ở những thành phố lớn và tập trung nhiều khu công nghiệp thì tình trạng ô nhiễm
môi trường nước lại càng đáng báo động. Lấy dẫn chứng Trung Quốc, chất lượng nước thải và
nước thải từ hoạt động công nghiệp ở các thành phố lớn tăng từ 23,9 tỷ m3 năm 1980 lên
73,1 tỷ m3 năm 2006. Gần 80% trong số các thành phố của Trung Quốc không có hệ thống xử
lý nước thải.

 Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các đặc tính tự nhiên của bầu không khí (trong nhà/ngoài
trời) bởi các tác nhân hóa học, vật lý và sinh học.

- Nguyên nhân
Có thể chia ra 2 nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí:
 Natural sources: cháy rừng, phun trào núi lửa, ...
 Man-made sources: chủ yếu từ các hoạt động đốt cháy nguyên, nhiên liệu trong nhà máy,
lò đốt, lò nung, ... các hoạt động đốt trong nông, lâm nghiệp; sử dụng các phương tiện giao
thông; bụi và hóa chất từ hoạt động khai thác nhiên liệu; ... Các hoạt động của con người
diễn ra thường xuyên và là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí của các quốc gia
nói riêng và toàn cầu nói chung.
- Thực trạng

Hình 3.1.1. AQI của các nước trên thế giới vào 18h ngày 12/10/2022. Nguồn: World's Air
Pollution: Real-time Air Quality Index

Có thể thấy đa số chỉ số trên bản đồ đều ở mức trung bình trở xuống điều này đồng nghĩa
với chất lượng không khí trung bình trên toàn thế giới chỉ ở dưới mức trung bình. Theo WHO,
99% dân số toàn cầu đang hít thở không khí vượt quá giới hạn an toàn của WHO, chứa hàm lượng
chất ô nhiễm cao
Trong số các chất gây ô nhiễm thường được đo tức thời, bụi mịn (PM2,5) hiện được biết
là có hại nhất đối với sức khỏe con người. Bụi PM2,5 được định nghĩa là các hạt bụi trong môi
trường không khí có kích thước chỉ 2,5 micron (µm). Kích thước siêu nhỏ của bụi PM2,5 cho phép
các hạt này được thâm nhập sâu vào máu khi hít phải, có khả năng gây ra những ảnh hưởng lâu
dài đến sức khỏe.

Hình 3.1.2. Nồng độ bụi mịn PM2,5 trên thế giới năm 2021. Nguồn: 2021 World Air Quality
Report. IQAir

Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir, các quốc gia và vùng lãnh thổ ở
châu Á là nơi có nồng độ PM2,5 trung bình hàng năm cao nhất tính theo dân số. Như những năm
trước, các địa điểm ở Nam và Đông Á nổi bật lên là những nơi ô nhiễm nhất trên toàn cầu.
Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có đến 49 trong số 50 thành phố ô nhiễm nhất trên
toàn thế giới.
Năm 2020, 2021 cũng chứng kiến một số sự kiện ô nhiễm không khí cực đoan gồm cháy
rừng và bão bụi liên quan đến sự biến đổi khí hậu. Các trận cháy rừng kỷ lục đã tàn phá Hoa Kỳ,
Úc, Siberia và Nam Mỹ. Trong khi đó, Indonesia và các khu vực của châu Phi cũng đã trải qua
những vụ cháy nông nghiệp tàn khốc. Những sự kiện trên đã dẫn đến ô nhiễm không khí trở nên
nghiêm trọng ở những khu vực này
Hình 3.1.3. Khói bụi cháy rừng ở phía Tây bay sang tận New York ở phía Đông. Nguồn: CAND

Hình 2.3.1.4. Khói cháy rừng ở Úc lan ra các thành phố. Nguồn: The Guardian

 Tại Việt Nam


Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm bụi tại các thành phố, đô thị lớn, các
khu vực công nghiệp. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm bụi mịn ở một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh vẫn xảy ra thường xuyên, trong đó Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng
đầu với nồng độ PM2,5 là trên 35µg/m3 theo số liệu 2021
Hình 3.1.5. Chỉ số PM2,5 tại Việt Nam 2021 và biểu đồ chỉ số PM2,5 tại 5 tỉnh ở Việt Nam trong
5 năm. Nguồn: 2021 World Air Quality Report. IQAir

Tuy vậy qua số liệu các năm có thể thấy nồng độ đang có xu hướng giảm từ sau 2019, một
phần nhờ giãn cách xã hội trong đại dịch Covid19 đồng thời cũng nhờ những biện pháp cải thiện
chất lượng không khí và định hướng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam

- Tác động
 Về khía cạnh kinh tế: theo báo cáo của IQAir, ước tính ô nhiễm không khí đã gây thiệt hại
cho nền kinh tế toàn cầu lên tới 2,9 nghìn tỷ đô la mỗi năm (3,3% GDP toàn cầu). Cũng
theo báo cáo này, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch dẫn tới ô nhiễm không khí đã gây ra
4,5 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, tiêu tốn 8 tỷ đô la mỗi ngày (con số này ước tính dựa
trên các chi phí con người bị mất đi do tuổi thọ giảm, sinh non, bệnh tật phải đến bệnh viện
và bỏ lỡ công việc, và gánh nặng tài chính do bệnh tật), gây ra cái chết cho 40.000 trẻ em
dưới 5 tuổi và khiến 1,8 tỷ ngày mất việc do các bệnh liên quan đến PM2.5. Bên cạnh đó
ô nhiễm không khí cũng là gánh nặng kinh tế khi chính phủ cũng phải có những khoản chi
để ngăn chặn ô nhiễm và cải thiện môi trường sống cho con người.

 Về khía cạnh môi trường - xã hội:


Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Hít thở
không khí bị ô nhiễm và phơi nhiễm với bụi mịn làm tăng gánh nặng cho phổi, làm trầm
trọng thêm các chứng bệnh về đường hô hấp (đối với người đã mắc bệnh) hoặc gây nên
nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng đường hô hấp, gây đột quỵ, suy nhược thần
kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, các bệnh về mắt và da, ...
Ảnh hưởng xấu tới môi trường (động - thực vật): Ô nhiễm không khí gây ra những
tác hại sâu sắc đối với động vật và thực vật. Các hợp chất nguy hiểm như SO2, NO2, CO,
H2S, chì,… khi đi vào mọi sinh vật sống có thể gây tắc nghẽn khí quản từ đó làm suy giảm
hệ thống miễn dịch cũng như quá trình trao đổi chất của các sinh vật. Ngoài ra ô nhiễm
không khí còn gây ra các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, mưa axit gây ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường.

3.2.Tác động của ô nhiễm môi trường đến Việt Nam


Ô nhiễm môi trường đã và đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng,
những thiệt hại về kinh tế cũng như các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gây
ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất (tập trung vào ngành thuỷ sản, nông nghiệp, du lịch…) và thiệt
hại do chi phí cải thiện chất lượng môi trường.

a. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng


Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Như đã nói trên, ô nhiễm không khí gây ra những gánh nặng bệnh tật cho con người. Báo
cáo Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (IMHE, 2017) đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây tử vong và tàn
tật tại Việt Nam, trong đó ô nhiễm môi trường không khí đứng thứ 6, tăng 1 bậc so với năm 2007,
đứng sau các nguyên nhân như cao huyết áp, đường huyết, hút thuốc và sử dụng rượu bia. Theo
cập nhật mới nhất năm 2019, ô nhiễm không khí đã tăng thêm 1 bậc lên thứ 5 trong bảng xếp hạng
về nguy cơ gây tử vong và bệnh tật tại Việt Nam.

Tác động của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con
đường là uống phải nước bị ô nhiễm hay ăn các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong
nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, có khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn
nước và vệ sinh kém; Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những
nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước; 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém; khoảng 21% dân số đang
sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen.

Tác động của ô nhiễm đất và chất thải rắn đến sức khỏe con người
Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp
với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, còn các mối đe
dọa tiềm tàng lớn hơn từ sự xâm nhập của chất ô nhiễm trong đất vào tầng nước ngầm được sử
dụng cho con người. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.
Ngoài ra, tại các bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác
đạt tiêu chuẩn, hoá chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Việc tiếp xúc
trực tiếp với rác thải có thể gây ra bệnh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu
hóa.

b. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội


b.1. Thiệt hại kinh tế do gánh nặng bệnh tật
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chính xác về thiệt hại kinh tế do gánh
nặng bệnh tật có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường nói chung, tuy nhiên vẫn có những nghiên
cứu đưa ra những số liệu
Theo nghiên cứu về tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người và tác hại kinh
tế, trong đề tài của Chương trình kế hoạch quốc gia số 23 do Cục Y tế, Bộ GTVT, thực hiện 2011-
2012, kết quả xác định thiệt hại kinh tế do ÔNKK gây ra các bệnh đường hô hấp (chỉ tính đến chi
phí khám chữa bệnh và nghỉ việc do bị ốm hoặc chăm sóc người già, trẻ em ốm đau, chưa tính đến
thiệt hại kinh tế do mắc bệnh chết non vì ÔNKK) tính trung bình một người dân mỗi ngày ở Hà
Nội là 1.538 đồng, ở TP. Hồ Chí Minh là 739 đồng. Tính với 3 triệu dân nội thành Hà Nội thì mỗi
năm Hà Nội bị thiệt hại 76,550 triệu USD. Tính với 5 triệu dân nội thành TP. Hồ Chí Minh thì mỗi
năm TP. Hồ Chí Minh thiệt hại 61,305 triệu USD.

b.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy sản và nông nghiệp
Đây là ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường nước. ÔNMT nước ảnh hưởng lớn đến
các ngành kinh doanh thủy hải sản của người dân và làm cho người dân không có nguồn nước tưới
tiêu cho nông nghiệp. Một ví dụ cụ thể có thể kể đến là sự ô nhiễm nước tại dòng sông Cửu An.
Về mùa hanh khô, nước sông luôn trong trình trạng đen đặc, không thể sử dụng để làm nguồn nước
tưới cho cây vụ Đông. Nước ô nhiễm chảy đến đâu, cây cối chết ở đó. Ngay cả rau bèo trên sông
cũng bị nhiễm độc và chết.Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt sông Cửu An còn ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhiều người dân. Tại các xã dọc theo hai bên bờ sông,
nhiều hộ nông dân luôn trong tình trạng không có nước tưới. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đã có
hơn 30 ha nuôi thủy sản của xã Đa Lộc, hàng trăm ha đất nông nghiệp của các xã Bãi Sậy, Đa
Lộc… bị thiếu nước sản xuất vì dòng sông ô nhiễm.

b.3. Thiệt hại đối với hoạt động du lịch


Du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch
mới phát triển bền vững. Ô nhiễm môi trường đang có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch
của Việt Nam, gây ấn tượng xấu và giảm sức thu hút với du khách.
Sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra năm 2016 đã gây ra thiệt hại
lớn đối với ngành du lịch. Số liệu thống kê cho thấy, tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng (Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), tỷ lệ khách du lịch hủy tour khoảng 50%, công suất sử dụng
phòng giảm từ 40 đến 50% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, công suất sử dụng phòng tại các
địa phương của Hà Tĩnh chỉ đạt từ 10 - 20%.

b.4. Gây phát sinh xung đột môi trường


Mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT đang là nguyên nhân dẫn tới nhiều xung
đột môi trường. Đặc biệt xung đột môi trường trong các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
không khí và nước ngày càng phổ biến. Nhiều năm qua, các vụ việc xung đột xã hội có nguyên
nhân từ CTRSH vẫn thường xuyên diễn ra, chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động lưu giữ, vận chuyển
và xả thải, chôn lấp CTRSH, điển hình là những vụ việc gây ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh khi người dân bức xúc do tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở xử lý CTRSH.
Có thể kể đến vụ Người dân chặn đường tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (Hà
Nội)
Hình 3.2.1. Người dân Nam Sơn dăng bạt, làm lều chặn xe rác. Nguồn: moitruongvadothi.vn

Sau hàng chục năm chịu ảnh hưởng bởi mùi hôi, ô nhiễm từ khu xử lý chất thải Nam Sơn,
người dân Nam Sơn đã 6 lần tổ chức chặn xe vận chuyển, khiến nội thành Hà Nội ngập rác. Ngày
23 tháng 12 năm 2019, nhiều người dân xã Nam Sơn và xã Hồng kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tập
trung phía tỉnh lộ 35, cổng sau hướng vào bãi rác Nam Sơn để chặn đường không để cho xe chở
rác vào bãi rác này.
Hình 3.2.2. Rác thải ùn ứ tại Hà Nội. Nguồn: Báo Lao động

Đây là lần thứ 3 trong năm 2019 người dân chặn đường không cho xe vào đổ rác. Sau mỗi
lần chặn xe rác, nhiều quận nội thành bị ùn ứ, tồn động lượng rác lớn, chất thành đống ngổn ngang.
III. Trách nhiệm và vị thế của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu

1. Vị thế

Với 2 lần trúng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Họp Quốc 2008-
2009 và gần đây nhất là nhiệm kì 2020-2021 với số phiếu ủng hộ là 192/193. Với con số treen đã
thể hiện sự tin tưởng của các quốc gia trên toàn thế giới đối với Việt Nam, góp phần khẳng định
vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Theo đó là ba yêu tố quan trọng đã góp phần đưa vị
thế của Việt Nam lên cao.

Thứ nhất, những năm gần đây uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được thế giới hết sức ghi
nhận. Việt Nam liên tục đưa ra các sáng kiến, có những đóng góp mà nhiều quốc gia, nhiều tổ
chức quốc gia không thể nghĩ rằng Việt Nam đưa ra được. Ví dụ rõ nhất đó là việc Việt Nam tham
gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (2016) và tham gia rất hiệu quả.

Thứ hai, nền chính trị của Việt Nam ổn định, kinh tế phát triển liên tục, giữ được tốc độ phát triển
được thế giới ngưỡng mộ. Trải qua 3 thập kỷ, Việt Nam được toàn cầu công nhận là một thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã thông qua cơ chế thị trường, từ đó đạt
được hơn 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Tất cả thành tựu đó đạt được trong bối cảnh nền
kinh tế chính trị cơ bản của đất nước được giữ gìn nguyên vẹn.

Đáng chú ý, Việt Nam cho thấy sự vươn mình, hòa nhập với thế giới bằng việc trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.

Thứ ba, Việt Nam điều phối rất tốt các mối quan hệ quốc tế, có kinh nghiệm tổ chức thành công
các hội nghị quốc tế lớn như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017
tại Đà Nẵng. Đặc biệt đó là sự kiện, thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội đón Chủ tịch Triều Tiên
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam. Sự kiên trên cho thấy
sự tín nhiệm rất cao của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam và VIệt Nam có năng lực quản lý sự
kiện, năng lực quản lý rủi ro, năng lực xử lý các vấn đề toàn cầu.

Ngoài ra, với cương vị là ủy viên không thường của hội đồng Bảo an LHQ VIệt Nam đã thể hiện
vị thế của mình khi là nước thành công trong công cuộc chống dịch covid - 19 thông qua những
hành động chống dịch hiệu quả.

Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2 khi ghi
nhận ca lây nhiễm đầu tiên vào ngày 23/1/2020, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung
Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm dịch 21 ngày tại
tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập
cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo dõi
bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám
sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng; các hành vi như chia
sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.
Viết về công cuộc phòng chống đại dịch Tuần báo l’Obs của Pháp đánh giá cao các biện pháp
chống dịch của Việt Nam, trong đó khẳng định "Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi hàng đầu"
trong cuộc chiến này.

Tác giả bài viết, một người Pháp sống ở Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển với 93 triệu người, vừa thoát khỏi chiến tranh gần 50 năm trước, đang tiến hành các biện
pháp đơn giản song triệt để nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và đến nay chưa
có trường hợp tử vong nào vì COVID-19.

Bài viết điểm lại những biện pháp Việt Nam đã thực hiện như cách ly và điều trị người mắc
COVID-19 tại các bệnh viện được chỉ định, xét nghiệm và xác định những trường hợp có nguy cơ,
sau đó cách ly 14 ngày trong các doanh trại quân đội hoặc cơ sở của nhà nước. Đối với những
người dân khác, mọi người được khuyến khích ở nhà.

Hay đó là năm 2021 là một năm khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các
quốc gia trên thế giới do sự xuất hiện của các chủng virus mới với lây nhiễm nhanh đột biến.

Mặc dù vậy, với sự lãnh đạo của những người đứng đầu đất nước, năng lực của Chính phủ, sự hy
sinh của đội ngũ nhân viên y tế và sự đồng lòng cố gắng của người dân, dịch bệnh đã được ngăn
chặn hiệu quả.

Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị đều quan trọng trong việc đối phó với các bệnh truyền nhiễm
như COVID-19. Việt Nam chưa trực tiếp sản xuất được vaccine, nên trong năm 2020, Chính phủ
đã tập trung vào công tác phòng dịch và đã ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.

Sau đó đến năm 2021, để nâng cao tỉ lệ tiêm chủng trên toàn quốc, Chính phủ đã thông qua con
đường ngoại giao để kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo đủ số lượng vaccine
cần thiết cho toàn dân. Chiến dịch này đã thành công khi tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại Việt
Nam đạt mức cao.

Đề cập tới nỗ lực của Chính phủ Việt Nam thời gian qua, bà Rana Flowers nhận định, thực hiện
khẩu hiệu "Chống dịch như chống giặc", Việt Nam đã nỗ lực hết mình trong việc huy động sự
tham gia, ủng hộ của toàn hệ thống chính trị và nhân dân cho hoạt động ứng phó với COVID-19.

Nhiều biện pháp hữu hiệu được triển khai quyết liệt, như phát hiện sớm, truy vết nhanh, kiểm soát
chặt chẽ. Ngay sau khi có vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã kịp thời và chủ động thực hiện
các hành động để đảm bảo nguồn cung, cũng như quản lý nguồn vaccine trên toàn quốc.

Trưởng Đại diện UNICEF đề cao việc Chính phủ phân phối vaccine một cách an toàn và hiệu quả,
cũng như việc Việt Nam đã huy động được lượng vaccine cần thiết để tiêm cho người dân.

Cho đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh đã không còn nghiêm trọng như trước, nhưng Việt Nam
vẫn luôn thực hiện chủ chương phòng, chống dịch covid – 19 và bao phủ vaccine trên toàn quốc.

Qua tất cả cho thấy, vị thế của một nước là ủy viên không thường trực của hội đòng bảo an liên
hợp quốc. Hay cũng là vị thế của VIệt Nam trền trường quốc tế

2. Trách nhiệm
Về chính trị:

Một vấn đề cấp thiết đang được nhắc đến hiện nay đó là chiến tranh xung đột giữa Nga và Uraina

Dưới cương vị là thành viên của Liên Hợp Quốc,

Mới đây tại phiên họp khẩn cấp của Liên Hợp Quốc về Uraina 11/10 \, Đại sứ Đặng Hoàng Giang
đã nói:

“Niềm tin vào các nguyên tắc cơ bản này bắt nguồn từ chính lịch sử của Việt Nam. Đã phải trải
qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ và thống nhất Tổ quốc, Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa
bình và hợp tác. Tiếc thay, từ khi thành lập Liên Hợp Quốc, chúng ta đã nhiều lần phải chứng kiến
các hành động sai trái gây tàn phá cho nhiều quốc gia và dân tộc... Việt Nam một lần nữa kêu gọi
kiềm chế, dừng xung đột ngay lập tức và tránh mọi hành vi có thể làm gia tăng căng thẳng. Chúng
tôi cũng kêu gọi sớm nối lại đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình toàn diện được các bên
chấp nhận, trên cơ sở tính tới lợi ích và quan ngại chính đáng của các bên liên quan, phù hợp với
luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn và an ninh
của người dân và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, bao gồm các cơ sở hạt nhân, cũng là vấn đề quan
trọng.”

Qua đó, cho thấy

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tiến bộ của nhân loại không chỉ được đo bằng
những thành tựu của công nghệ mà trước hết phải là hòa bình và thịnh vượng và phải biết chắt
chiu, nắm lấy từng cơ hội dù nhỏ nhoi cho hòa bình. Tiếng nói của một nước nhỏ hay khát vọng
của những người yếu thế cần phải được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ. Đó là nền tảng cho phát triển
bền vững, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, là cơ sở của ổn định xã hội cũng như bảo
đảm quyền và phát huy sức sáng tạo của mỗi người.

Về ô nhiễm môi trường:

Việt Nam là một trong 10 quốc gia được đánh giá bị tổn thương lớn nhất do tác động của BĐKH
với biểu hiện rõ rệt là nước biển dâng và xâm nhập mặn. Trong những năm gần đây, do tác động
của BĐKH, tính chất cực đoan và tính dị thường của các hình thái thiên tai ngày càng phổ biến.
Việt Nam thường xuyên phải chống chịu với nhiều loại thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, hạn
hán, xâm nhập mặn, với những diễn biến hết sức bất thường. Suốt hơn 30 năm qua, trung bình mỗi
năm, thiên tai làm thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP. Lý do lớn nhất dẫn đến biến đổi khí
hậu đó chính là vì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, quá nhiều chất thải khiến
cho không khí, nguồn nước,..bị ô nhiễm nặng nề.
Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các giải pháp kìm
hãm tốc độ nóng lên của Trái đất. Vậy nên các cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Việt nam đã
được đưa ra.
Thứ nhất, ứng phó với BĐKH, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết
sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người
dân. Mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và động lực
phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ hai, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ
hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài
chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt
mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.

Thứ ba, tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng
để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Và “để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với
BĐKH, đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất”.

Không chỉ đưa ra các cam kết, Việt nam đã và đang có các hành động thiết thực và hiệu quả, góp
phần vào cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu. Việt Nam đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình
hành động ứng phó với BĐKH như: Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình mục tiêu ứng
phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris
về BĐKH; đề án quản lý phát thải khí nhà kính; Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng luật hóa các vấn đề ứng phó với BĐKH như: Luật Phòng chống thiên
tai, Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật
Bảo vệ Môi trường. Việt Nam cũng phát triển và nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa
trên hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng và dựa vào tự nhiên.

Về dịch bệnh:

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm,
quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch của các cấp, các ngành thì ý thức và tinh thần
trách nhiệm, sự tự giác… của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa, và ngăn
chặn dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.

You might also like