You are on page 1of 3

Tác động, ảnh hưởng

1. Ukraine
a. Kinh tế
Sản lượng kinh tế của Ukraine hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với mức trước chiến
tranh. Trong năm đầu tiên của cuộc xung đột, đất nước đã mất 30-35% GDP. Điều
này dẫn đến cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử Ukraine . GDP của nước này được
dự đoán sẽ tăng vào năm 2023, dù chỉ 0,5% .

b. Xã hội
Đối với người dân Ukraine, thu nhập đã giảm mạnh . Tỷ lệ nghèo đói ở nước này đã
tăng vọt từ 5,5% dân số lên 24,2% vào năm 2022 . Chiến tranh đã đẩy thêm 7,1 triệu
người vào cảnh nghèo đói, hủy hoại 15 năm tiến bộ.

Cho đến nay, cuộc chiến đã buộc hơn sáu triệu người phải chạy trốn khỏi Ukraine .
Đại diện cho khoảng 15% dân số Ukraine trước chiến tranh, họ để lại một lỗ hổng lớn
trong lực lượng lao động quốc gia. Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc di cư
này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng .
2. Nga

Tổng sản lượng sản xuất của Nga không thay đổi nhiều: chỉ giảm 1,7% so với cùng
kỳ từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2023.
Lấp đầy vị trí của nó là sự gia tăng lớn trong việc sản xuất các sản phẩm được sử
dụng trong chiến tranh, chẳng hạn như kim loại, dệt may và hàng hóa y tế. Ngay cả
khi đối mặt với những hạn chế thương mại khắc nghiệt, Nga vẫn có nguồn lực và khả
năng dồi dào để tiếp tục sản xuất những sản phẩm tương đối đơn giản.

3. Thế giới

a. Kinh tế
kinh tế toàn cầu suy thoái. Cuộc xung đột Nga - Ukraine cùng những biện pháp trừng
phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga không chỉ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh tế của Nga và Ukraine, mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Theo tạp chí The Fortune (Mỹ, tháng 10/2022), cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến
nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.800 tỷ USD dưới nhiều dạng: lạm phát, giá
nhiên liệu và lương thực tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành du lịch tê liệt và nhiều
hệ lụy khác.
-Lương thực
-An ninh năng lượng
-Chuỗi cung ứng
-Lạm phát

b. Trật tự thế giới


Trật tự thế giới đang trong quá trình chuyển đổi sâu sắc. Tháng 6/2022 - bốn tháng
sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine - Tổng thống Nga V. Putin
tuyên bố: “Trật tự thế giới đơn cực đã kết thúc!”. Đó chính là trật tự thế giới đã được
định dạng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; Mỹ được coi là “cực” duy nhất sau cuộc
đối đầu gay gắt kéo dài suốt gần nửa thế kỷ với Liên Xô

c. An ninh- chính trị


Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng, đối đầu trên thế giới và đẩy
thế giới vào tình trạng “đa cực hỗn loạn”. Tháng 12/2022, Đại diện cấp cao của EU
về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell từng nhấn mạnh: “Chúng ta đã
chuyển sang một thế giới đa cực hỗn loạn, nơi mọi thứ như năng lượng, dữ liệu, kết
cấu hạ tầng, di cư đều là vũ khí. Địa - chính trị là điểm mấu chốt, mọi thứ giờ đây đều
liên quan địa - chính trị”, trong đó, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là những trung tâm
quyền lực đang nổi lên có một vị trí đặc biệt, không chấp nhận bị loại ra ngoài lề hệ
thống an ninh toàn cầu

d. Khối liên kết mới hình thành


Cục diện thế giới đang chuyển dần từ trật tự “đa cực hỗn loạn” sang “lưỡng cực”
theo hướng sức mạnh thế giới chuyển từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Các
khu vực Trung Á, Cáp-ca-dơ, Balkan, châu Phi, Mỹ La-tinh và châu Á - Thái Bình
Dương đang trở thành những trận địa cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng của các
nước lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nga và EU.

e. Quan hệ giữa các nước lớn


Quan hệ Mỹ - Trung Quốc lún sâu vào khó khăn. Hai bên bất đồng sâu sắc xung
quanh nguồn gốc và nguyên nhân của cuộc xung đột này. Hơn thế, Mỹ nhiều lần
khẳng định, xung đột Nga - Ukraine không thay đổi nhận định về việc Trung Quốc là
đối thủ chiến lược chủ yếu nhất của Mỹ

Quan hệ Nga với Mỹ và các nước phương Tây leo thang căng thẳng. Cuộc xung đột
đã đẩy quan hệ Nga - Mỹ, Nga - các nước phương Tây rơi vào trạng thái tồi tệ nhất kể
từ sau Chiến tranh lạnh. Các bên bước vào cuộc xung đột ngoại giao gay gắt khi liên
tục đưa ra các đòn đáp trả quyết liệt.

Quan hệ Nga - Trung Quốc xích lại gần nhau. Cuộc xung đột Nga - Ukraine là một
trong những lý do để Mỹ, EU và NATO tăng cường liên kết, nhưng cũng thúc đẩy
Nga - Trung Quốc tăng cường quan hệ nhằm đối phó với sức ép của Mỹ và các nước
phương Tây.
4. Việt Nam
Hoạt động thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bị đình trệ
Giá dầu cao khiến chi phí hậu cần và vận chuyển tăng
Giá cả tăng cao gây áp lực lạm phát

You might also like