You are on page 1of 5

Lê Quốc Dương – 35221021334 – LT27.

Bài tập cá nhân

Top các Quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới năm 2022 :
Xuất khẩu:

Tổng giá trị xuất khẩu trên


thế giới năm 2022 đạt 25
nghìn tỷ USD. Với sự phát
triển của thương mại quốc tế,
tác động của toàn cầu hóa và
tiến bộ khoa học công nghệ,
thương mại toàn cầu đã tăng
khoảng 300% trong 20 năm
qua. Theo biểu đồ WTO:

Đứng đầu là Trung Quốc với


3,6 nghìn tỷ USD, tương
đương 14% tổng kim ngạch
xuất khẩu của thế giới, Đất
nước này đã trở thành nước
xuất khẩu lớn nhất thế giới kể
từ năm 2009. Trung Quốc
được xem là công xưởng của thế giới.

Năm 2022, các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu từ Trung Quốc tính theo giá trị là điện
thoại (bao gồm điện thoại thông minh), máy tính, đầu đọc quang, mạch tích hợp, diot
năng lượng mặt trời và chất bán dẫn. Hai đối tác thương mại chính của Trung Quốc là
Nhật Bản và Hàn Quốc.

Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ khiến Trung Quốc mất vị thế là đối
tác thương mại lớn nhất của Mỹ mà thay vào đó là Mexico, sự thay đổi này là một
phần nổ lực của Mỹ mong muốn nhập khẩu từ các nước láng giềng gần nhà, giảm sự
phụ thuộc vào các đối thủ địa chính trị.

Hoa kỳ là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới với 2 nghìn tỷ USD hàng năm, Canada là
nước mua hàng xuất khẩu lớn của Mỹ vào năm 2022, chiếm 17% tổng kim ngạch
xuất khẩu, tiếp theo là Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản và Vương Quốc Anh, các mặt
hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ là dầu mỏ tinh chế, khí đốt, dầu thô, ô tô và mạch
tích hợp.

Nhập khẩu:

Mỹ dẫn đầu trong danh sách các


nước nhập khẩu lớn nhất trên thế
giới năm 2022 chiếm tỷ trọng đến
14% trên thế giới, tiếp theo là
Trung Quốc chiếm 11% tỷ trọng
thế giới. Năm 2022, Mỹ nhập siêu
nhiều hơn xuất siêu, do người tiêu
dùng Mỹ chuộng mua hàng nhập
khẩu nhiều, Mỹ thực hiện chính
sách không phụ thuộc vào Trung
Quốc kể từ đời Tổng Thống
Trump, nên các nước như Mexico, Canada, Viet Nam, Taiwan bị thâm hụt thương
mại so với Mỹ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu điển
hình trên thế giới năm 2022
1. Tình hình hậu Covid-19 và chiến dịch Zero Covid của Trung Quốc:

Sau 1 năm đại dịch diễn ra, giai đoạn đầu năm 2022 hầu như các quốc gia đã phủ
vacin cho người dân, xem như đã kiềm chế được một phần đại dịch, nhưng con số ca
bệnh vẫn tăng không ngừng do một số nước vẫn chưa đáp ứng đủ vacin. Trong khi
đó, Trung Quốc với nền tảng dân số đông, nên chính phủ Trung Quốc vẫn thắt chặt
các ngõ ra – vào quốc tế, hạn chế người dân ra đường, tạm dừng hoạt động một số
thành phố lớn, họ đang theo đuổi mục tiêu Zero-Covid, mang lại nhiều ảnh hưởng
đến đời sống người dân trong nước họ, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất xuất khẩu
và thương mại quốc tế.

2. Chiến tranh Nga – Ukraine bắt đầu từ 26/02/2022 đã gây ra cuộc khủng
hoảng tài chính Nga.

Được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái toàn cầu,
cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina đã làm ảnh hưởng thương mại đến các nước
Châu Âu, do Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Châu Âu vì lệnh cấm vận quốc tế,
Châu Âu buộc phải mua năng lượng từ các nước như Mỹ, UAE,….do hạn chế
khoảng cách quá xa nên giá năng lượng bán cho Châu Âu rất cao. Chính phủ các
nước Châu Âu khuyến cáo người dân nên tiết kiệm, hạn chế mua những sản phẩm
không cần thiết, điều này đã làm giảm số lượng hàng hóa xuất khẩu sang các nước
Châu Âu, từ đó các đơn hàng sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh,
Trung Quốc,….bị cắt giảm, dẫn đến nhiều công ty tại các quốc gia sản xuất cắt giảm
nhân sự. Các tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa qua các khu vực như Nga,
Ukraina bị hạn chế do chiến tranh.

3. FED tăng và hạ lãi suất nhiều đợt trong năm 2022

Các đợt tăng lãi suất của FED trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 nhanh và mạnh
nhất trong vòng hơn 40 năm trở lại đây, kể từ khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu năm
1980. Lãi suất USD tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế của nhiều
quốc gia đang phát triển. FED luôn hành động theo các công thức mà họ đã đặt ra, sử
dụng công cụ lãi suất để kiềm chế và giữ lạm phát ở mức cho phép và ổn định nền
kinh tế. Ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga và Ukraina, làm cho giá năng lượng leo
thang gây ra lạm phát tại các quốc gia Châu Âu, và ảnh hưởng đến Mỹ nên trong năm
2022 đã có 3 đợt FED tăng lãi suất, việc tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá, gây
ra ảnh hưởng đến việc thanh toán trong thương mại quốc tế, khiến nhiều quốc gia hạn
chế nhập khẩu do giá cả nhập khẩu tăng lên và chi phí vận chuyển cũng tăng theo do
giá năng lượng.

4. Sự cạnh tranh giữa các nước lớn vẫn tiếp tục

chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, Tổng Thống Joe Biden vẫn duy trì
biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư đã áp đặt trước đó đối với Trung Quốc, bổ
sung và gia tăng các biện pháp mới đối với thiết bị bán dẫn và chip của nước này vào
tháng 10-2022. Bên cạnh đó, việc Mỹ có thể đưa ra ngay các biện pháp trừng phạt
kinh tế sau mỗi lần gia tăng căng thẳng với Nga cho thấy chính quyền Tổng thống
Mỹ Joe Biden đã chuẩn bị sẵn sàng “kho vũ khí kinh tế” để trừng phạt các đối thủ.
Theo một khảo sát của Công ty tư vấn McKinsey (Mỹ) vào tháng 12-2022, nhân tố
xung đột địa - chính trị được đánh giá là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định của nền
kinh tế thế giới.

5. Kinh tế Trung Quốc suy giảm

Được biết là công xưởng quốc tế, mức tăng trưởng thấp của kinh tế Trung Quốc đã
tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của
hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, với mức tăng trưởng thương mại hàng hóa năm
2022 đạt 7,7%. Đây là năm thứ sáu liên tiếp Trung Quốc đứng đầu thế giới về tăng
trưởng thương mại hàng hóa. Điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu
của thế giới năm 2022, chính sách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc cũng là nguyên
do một phần gây ra sự tăng trưởng chậm này.

You might also like