You are on page 1of 13

ĐẶt VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CUỘC CHIẾN CÔNG NGHỆ MỸ VÀ TRUNG QUỐC CÓ HAY


KHÔNG
1.1 Cuộc chiến công nghệ Mỹ và Trung có thể được hiểu như thế nào?
1.2 Thực trạng cuộc chiến công nghệ hiện nay
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CUỘC CHIẾN CÔNG NGHỆ MỸ TRUNG DƯỚI
GÓC NHÌN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
2.1 Tác động của cuộc chiến công nghệ đến nền kinh tế
2.2 An ninh và chính trị toàn cầu dưới ảnh hưởng của cuộc chiến Trung- Mỹ
2.3 Việt Nam trong cuộc chiến công nghệ Mỹ- Trung
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CHIẾN TRANH LẠNH CÔNG NGHỆ MỸ -TRUNG QUỐC
CÓ HAY KHÔNG?
1.1. Chiến tranh lạnh công nghệ là gì?
Chiến tranh lạnh là thuật ngữ được biết đến khi nói tới quan hệ giữa Liên Xô và
Hoa Kỳ vào những năm 1947 và 1989 để chỉ trạng thái xung đột giữa những quốc gia
mà không liên quan trực tiếp đến quân sự.Quan hệ Mỹ - Trung hiện nay thường được
miêu tả như “Chiến tranh lạnh kiểu mới” . Và có thể nói chiến tranh lạnh công nghệ là
một trong những phát động gần đây của hai nền kinh tế Mỹ -Trung. Mỹ- Trung liệu có
cắt đứt hoàn toàn về công nghệ?

1.2 Nguồn gốc và thực trạng chiến tranh công nghệ gần đây giữa Mỹ và
Trung Quốc.
Mỹ và Trung vốn có quan hệ hợp tác trên nhiều mặt, khoa học công nghệ và
bao gồm các nghành công nghệ cao là một phần hợp tác không thể thiếu. Quá trình
toàn cầu hóa diễn ra đã cho phép các doanh nghiệp của Mỹ và phương Tây khai thác
lực lượng lao động dồi dào của Trung. Sau khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, Mỹ và
châu Âu nhận một đòn giáng nặng nề về kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế Trung Quốc
cũng như khoa học công nghệ có những bước phát triển mạnh mẽ.Mỹ dường như phải
đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Có thể nói,
ngay từ thời kỳ cựu thổng tống Obama, Mỹ đã thực hiện nhiều nỗ lực để ngăn chặn
các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào nghành công nghiệp bán dẫn của nước này,
ngăn chặn sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Các nhà phân tích
thường cho rằng kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc là chất xúc tác cho
cuộc chiến công nghệ Mỹ- Trung vốn đã nhú mầm từ lâu.

Có thể nói dưới thời kỳ chính quyền của cựu tổng thống Mỹ Donal Trump đã
đẩy quan hệ Mỹ- Trung từng bước leo lên căng thẳng, nhanh chóng rơi vào tình trạng
đối đầu từ thương mại dần lan sang các lĩnh vực khác ngày càng gay gắt, đặc biệt là
trên lĩnh cực công nghệ. Một cường quốc công nghệ như Mỹ khó có thể hòa giải trước
sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung – một quốc gia có hệ thống chính trị và hệ tư tưởng
hoàn toàn khác biệt. Mỹ đã áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế nhằm vào kế
hoạch phát triển các nghành sản xuất công nghệ cao “Made in China 2025” của Trung
Quốc. Mỹ cho rằng sự phát triển trong khoa học và công nghệ của Trung làm tổn hại
lợi ích trong thương mại của Mỹ, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người
Mỹ.”Made in 2025” đặt ra một mối đe dọa cơ bản với Mỹ khi họ tin rằng nếu Trung
Quốc vượt trội trong đổi mới công nghệ, Mỹ sẽ không có bất kỳ lợi thế nào trong
thương mại song phương với Trung Quốc. Bên cạnh đó Mỹ còn chủ trương thực hiện
mạng lưới hành động “ Mạng lưới sạch” (Clean network), mở rộng phạm vi phong tỏa
các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Trung Quốc loại các doanh nghiệp và phần
mềm ứng dụng được cho là không dáng tin cậy của Trung Quốc ra khỏi Mỹ.Và công
nghệ 5G là đại diện đầu tiên trong cuộc chiến này và Huawei, một gã khổng lồ viễn
thông tượng trưng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc hay là con tốt thí trong cuộc chiến
quyền lực Mỹ-Trung.

Huawei với doanh thu 123 tỉ đô la Mĩ , Huawei nổi tiếng với giá cả vô cùng
cạnh tranh và sự tận tụy đôi với các mục tiêu phát triển công nghiệp của giới lãnh đạo
Trung Quốc.Từ năm 2018, Mỹ đã đưa Huawei vào cuộc tấn công pháp lý, biến nó trở
thành tâm điểm trong cuộc chiến công nghệ này. .Lệnh cấm mới nhất nhằm vào các
nhà cung ứng chip bán dẫn cho Huawei được xem là đòn chí mạng vì nó ảnh hưởng
đến Huawei với tư cách nhà cung cấp thiết bị 5G. Thậm chí, chính quyền cựu thổng
thống Trump còn gây áp lực lên các nước khác nhằm cấm Huawei tham gia phát triển
mạng 5G. Chính phủ Anh tuyên bố cấm dùng Huawei trong mạng 5G của nước này,
đồng thời lên kế hoạch loại bỏ các thiết bị đang sử dụng của Huawei vào trước năm
2027. Hiện tại, Canada là quốc gia duy nhất trong liên minh Fire Eyes – bao gồm Mỹ,
Anh, Australia, New Zealand, Canada – chưa đưa ra lập trường về Huawei.Trước
Huawei, ZTE cũng là một mục tiêu của Mỹ. Tháng 4/2018, Bộ Thương mại Mỹ cho
biết, ZTE lừa dối quan chức Mỹ về việc trừng phạt các nhân viên vi phạm lệnh cấm
vận của Mỹ với Triều Tiên và Iran. Mỹ cấm công ty trong nước bán linh kiện cho
ZTE, đồng thời cấm ZTE mua chip và kính màn hình từ các nhà cung ứng chính. Tuy
nhiên, đến tháng 7/2018, chính quyền Trump dỡ lệnh cấm vì ZTE đồng ý chịu giám
sát. Mặc dù vậy, Huawei là công ty lớn hơn nhiều so với ZTE. Bên cạnh đó, vì dịch
Covid-19, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, không
dễ gì để Huawei cúi đầu và khuất phục dù đến thời điểm này công ty đã chịu tổn thất
không nhỏ vì chiến dịch tẩy chay của Mỹ.
Như một kết quả từ sự quyết liệt từ Mỹ, các công ty Trung Quốc nói chung
đang phải đối mặt với rất nhiều bất ổn trong việc mở cửa và duy trì thị trường ở Mỹ và
các quốc gia là đồng minh đối tác lớn của Hoa Kỳ.

Sau khi Huawei bị chặn mua chip của Mỹ và tập đoàn sản xuất chất bán dẫn lớn nhất
Trung Quốc SMIC bị hạn chế mua công nghệ của Mỹ vì cáo buộc liên kết với quân
đội Trung Quốc, Bắc Kinh đã tăng cường tập trung vào việc đạt được khả năng tự
cung cấp chất bán dẫn.Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ ngành chip trong nước với
chính sách thuận lợi, từ các khoản giảm thuế đến trợ cấp của nhà nước để thúc đẩy sự
phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp bán dẫn. Tổng thống Mỹ Biden tiếp tục
gây áp lực lên công nghệ Trung Quốc và đặc biệt là đối với trường hợp của Huawei.
Vào tháng 3, Bộ Thương mại Mỹ đã hạn chế hơn nữa sản phẩm các công ty Mỹ có thể
bán cho Huawei, với các lệnh cấm rõ ràng hơn đối với việc xuất khẩu các thành phần
như chất bán dẫn, ăng-ten và pin có thể được sử dụng trong thiết bị Huawei 5G. Một
ngày sau, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ đã chỉ định 5 công ty công nghệ
Trung Quốc, bao gồm Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hikvision và Dahua, là
"rủi ro không thể chấp nhận được" đối với an ninh Mỹ.Bên cạnh các biện pháp trừng
phạt đối với các công ty công nghệ riêng lẻ của Trung Quốc, Tổng thống Biden cũng
đã cam kết tăng hơn gấp đôi số tiền đầu tư vào khoa học và công nghệ, tập trung vào
các lĩnh vực như AI và điện toán lượng tử.

CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ MỸ TRUNG DƯỚI GÓC


NHÌN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
2.1 Chiến tranh công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế của
Mỹ- Trung cũng như những ảnh hưởng với nền kinh tế toàn cầu ?
Trong một phát biểu ngày 16/4/ 2020, một quan chức cấp cao của quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) cho rằng nếu Mỹ, Trung Quốc thậm chí liên minh châu Âu EU tách rời
về khoa học công nghệ tác động về nền kinh tế toàn cầu thậm chí có thể cao hơn cuộc
chiến thương mại. Theo tính toán của IMF, tách rời về khoa học công nghệ có thể gây
ra tổn thất tương đương 5% GDP ở nhiều quốc gia, gấp khoảng 10 lần tổn thất ước
tính do cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung gây ra. Ông Berge chỉ rõ hiện nay mức độ hòa
nhập toàn cầu khá cao, nếu các quốc gia lớn xảy ra chiến tranh lạnh thì ảnh hưởng gây
ra là không hề nhỏ. Như cuộc chiến thuế quan giữa MỸ và Trung tiếp tục kéo thụt lùi
tăng trưởng kinh tế ước tính khoảng 0,4% GDP.

Báo cáo của Ngân hàng Deutsch Bank dự tính giá của chiến tranh công nghệ sẽ
lên tới hơn 3.500 tỷ USD trong 5 năm tới. Tuy nhiên, lãnh đạo cả hai nước đều đang
đẩy nhanh việc phát triển công nghệ nội địa và coi đây là vấn đề an ninh quốc gia.
2.2. Mỹ -Trung thông qua chiến tranh công nghệ muốn xác lập ảnh
hưởng với thế giới?
Có thế nói cuộc chiến công nghệ, cùng với chiến tranh thương mại , sẽ làm ảnh
hưởng lớn và trực tiếp đến Trung Quốc- Hoa Kỳ , ảnh hưởng đến quan hệ và sự ổn
định chiến lược toàn cầu. Mối quan hệ giữa hai nước sẽ bị suy yếu một cách nghiêm
trọng. Bằng sự đối nghịch gay gắt với Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã tăng đầu tư
vào quốc phòng và chế tạo vũ khí, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới như không gian
mạng hay trí tuệ nhân tạo. Chính điều này đã làm gia tăng bất ổn toàn cầu khi các
nước tham gia vào cuộc chạy đua này. Chính quyền các nước đã không chỉ coi đây là
cuộc chiến công nghệ mà còn là an ninh quốc gia. Vào năm 2019, chính quyền cựu
tổng thống Mỹ Donal Trump đã ký một sắc lệnh “ American AI Initiavtive”và một
tóm tắt về chiến lược trí tuệ nhân tạo của Bộ Quốc Phòng Mỹ đã được phát hành ngay
sau đó.Vì vậy có thể nói, cuộc chiến này đã khơi mào cho một vòng chạy đua vũ trang
mới giữa các cường quốc toàn cầu dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung làm trở ngại hợp tác kinh
tế giữa hai nước và tác động gián tiếp đến sự phát triển của khu vực cũng như toàn
cầu. Bằng các biên pháp ngoại giao, chính trị hya những biện pháp khác, Mỹ đã hạn
chế không gian thị trường của các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc.Dường
như Mỹ và Trung đang bỏ qua sự hợp tác cùng có lợi đối với hai nước về mặt khoa
học không nghệ và sự suy giảm trong mối quan hệ này đã làm suy yếu vai trò của hợp
tác kinh tế song phương hay mở rộng hơn nó có thể dẫn đến một thế giới suy yếu về
quan hệ song phương cũng như đa phương. Khi tương lai đang tiến dần đến hợp tác
cùng phát triển mối quan hệ giữa Mỹ-Trung như một bước thụt lùi về cả chinh trị và
kinh tế. Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã cản trở sự hợp tác giữa các
doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu của hai nước về công nghệ cao. ???? Suy yếu
hợp tác giữa hai nước có là cơ hội cho sự vươn lên của các nền kinh tế khác hay là
đưa các nền kinh tế toàn cầu cùng rơi vào thụt lùi và chậm phát triển.

Triển vọng hợp tác trong quản trị khoa học và công nghệ toàn cầu giữa hai
nước ngày cang mờ nhạt. Trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng quốc tế đang cần quy tắc
chung liên quan đến sự phát triển nhanh chóng đầy mới mẻ trong khoa học và công
nghệ từ đó có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình phát
triển công nghệ đối với sự phát triển ộn định và bền vũng toàn cầu. Cuộc chiến công
nghệ giữa hai nước lớn như Hoa Kì và Trung Quốc có thể dẫn đến sự suy yếu hoặc trì
hoãn nghiêm trọng các nỗ lực cần thiết trong quản trị toàn cầu vấn đề này. Sự phát
triền không lường trước được của trí tuệ nhân tạo AI cùng với sự cạnh tranh của các
cường quốc trong lĩnh vực này sẽ tạo ra những ảnh hưởng không lường trước được về
kinh tế và an ninh.Khi các quốc gia lớn có thể xêm nhẹ sự an toàn và độ tin cậy. AI là
một lĩnh vực tương lai quan trọng khi nó được kỳ vọng có thể điều khiển cả trong lĩnh
vực thương mại và quân sự. Ví dụ như vũ khí tấn công tự vận hành như máy bay
không người lái những vũ khí quân sự như vậy có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng
giữa các quốc gia. Hệ thống quốc tế hiện có thiếu các biên pháp phòng ngừa các
trường hợp như vậy có thể xảy ra. Là hai quốc gia quan trọng trong nghiên cứu, sản
xuất và xuất khẩu và máy bay không người lái , Trung Quốc và Hoa Kỳ nên đảm nhận
trách nhiệm dẫn đầu việc thiết lập hệ thống kiểm soát máy bay không người lái quốc
tế nói riêng và AI nói chung. Nhưng thực trạng đối đầu về công nghệ giữa hai nước
hiện nay khiến những điều này trở nên càng khó khăn và trắc trở hơn, quan hệ Mỹ
Trung càng suy yếu những công nghệ đầy tiên tiến hiện đại này càng có khả năng
mang lại thảm họa không thể khắc phục được cho xã hội loài người.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ McKinsey & Co, các luồng dữ liệu trên
“không gian ảo” ngày càng giúp củng cố cho hoạt động thương maij hàng hóa ngoài
đời thật, trở thành động lực tăng trưởng cho các chuỗi giá trị toàn cầu cũng như các
công nghệ mơi: AI, blockchain,… Song điều đáng chú ý là các nguyên tắc thương mại
toàn cầu lại gần như không thay đổi từ những năm 1990. Có người chỉ ra rằng, nền
kinh tế thế giới đang cố sức chạy một phần mềm có nền tảng đám mây hiện đại trên
một chiếc máy tính với hệ điều hành Windows 95 vậy. Thế nên trong bối cảnh này thế
giới đang thiếu các bộ nguyên tắc chung về dòng chảy dữ liệu, chính vì vậy chính phủ
các nước đã tự thiết lập, xây dựng ra những phiên bản vá lỗi khác nhau, nhằm điều tiết
dữ liệu. , bảo vệ an ninh quốc gia và quyền riêng tư của công dân. Ví dụ như Nguyên
tắc Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) được EU thực hiện vào năm 2018, luật an ninh
mạng của Trung Quốc hay luât bảo vệ dữ liệu số mà Ấn Độ xây dựng. Theo dữ liệu
của OECD, số lượng bộ nguyên tắc về quản lý dữ liệu trên thế giới đã tăng 5 lần trong
2 thập niên qua cùng với đó là mức độ kiểm soát dữ liệu nói chung cũng tăng gấp đôi
trong 10 năm qua. Cụ thể hơn, kể từ đầu tháng 7/2020, không chỉ riêng Mỹ ra sắc
lệnh chống lại Tiktok và WeChat, Ấn Độ cũng cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc,
trong khi tòa án tối cao của EU kích hoạt chế độ Bảo vệ Quyền riêng tư đối với
Facebook và Twitter. Đồng thời, Mỹ cũng đang vướng phải tranh chấp pháp lý về việc
đánh thuế dữ liệu số với một số quốc gia châu Âu…Thực tế cho thấy, do các quy định
và bộ nguyên tắc về quản lý luồng dữ liệu số được xây dựng độc lập bởi các quốc gia
khác nhau, nên đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp công
nghệ, tạo ma sát trong lợi ích giữa các quốc gia. Tuy nhiên, có thể thấy rằng để có thể
xây dựng một cơ chế quản trị dữ liệu số đa phương tiện , cần thiết có sự tham gia của
Mỹ và Trung Quốc khi cả hai đều sở hữu những công ty rất lớn về công nghệ. Mỹ
Trung

2.3 Liệu có giải pháp nào cho cuộc chiến công nghệ Mỹ Trung

Trong 1 thập kỷ qua, Mỹ, Trung, EU, Nga, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn
khác đã hội nhập sâu rộng và hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau và được hưởng lợi
rất nhiều từ chuỗi toàn cầu hóa này đông thời cũng đóng góp tích cực cho sự phát triển
bền vững của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trước sự phát nhiển nhanh chóng của Trung
Quốc trong lĩnh vực công nghệ cũng như những hoài nghi về an ninh quốc gia, điều
nay đã gây rạn nứt quan hệ giữa các nước mà đặc biệt trong đó là mối quan hệ giữa
Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến này diễn ra gay gắt dưới thời cựu tổng thống Mỹ
Donal Trump và dường như dưới chính quyền thổng thống Biden cuộc chiến này có
thể trở nên gay gắt hơn nữa. Tuy nhiên chính quyền Mỹ liệu có cân nhắc trước những
lời kêu gọi từ giới kinh doanh Hoa Kỳ và chính phủ các quốc gia khác để tiếp tục hợp
tác kinh doanh với Trung Quốc. Mặc dù căng thẳng và còn nhiều khúc mắc, nhưng
hợp tác song phương trong các ngành công nghệ cao vẫn còn cơ hội. Trong bối cảnh
này việc giảm bớt xích mích giữa hai quốc gia không chỉ có lợi mà còn là sự cần thiết
cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu và sự ổn định của thế giới.Trung
Quốc và Hoa Kỳ cần khám phá những cách tiếp cận mới để cải thiện hợp tác khoa học
công nghệ duy trì ổn định mối quan hệ song phương, cũng như của khu vực và toàn
cầu.

Một số biện pháp cụ thể bao gồm:

Mở rộng trao đổi cấp cao, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, ngăn chặn sự leo thang thù
địch đang gia tăng. Tinh thần hợp tác về khoa học và công nghệ sẽ được bồi dưỡng
trên cơ sở: hợp tác cùng phát triển, cạnh tranh lành mạnh.

Mỹ và Trung Quốc nên thúc đẩy sự đồng thuận về trật tự thế giới trong tương lại dù
có nhiều khó khăn nhưng tách rời về khoa học công nghệ sẽ làm tình hình trở nên khó
khăn hơn. Trung Quốc và Hoa Kỳ nên xây dựng niềm tin vững chắc.

Mặt khác Trung Quốc và Mỹ có thể tích cực tìm hiểu về khoa học công nghệ thông
qua thị trường của bên thứ 3 để thúc đẩy lợi ích chung hơn.

Cuối cùng, Trung Quốc và Hoa Kỳ cần tham gia tích cực hơn vào khoa học toàn cầu
và quản trị công nghệ để đáp ứng những thách thức do tiến bộ công nghệ mới mang
lại đối với an ninh toàn cầu và con người
2.3 Việt Nam trong cuộc chiến tranh công nghệ Trung –Mỹ.
Khoa học và công nghệ đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế
xã hội của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Nhà nước ngày càng nâng cao chú trọng
từng bước thay đổi phát triển để quản lý về khoa học phù hợp với nền kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế... Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam trong
những năm gần đây liên tục tăng cao. Nhưng thực tế khi so sánh rộng ra với thế giới
trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chỉ có 0,44%
GDP dành cho nghiên cứu phát triển so với bình quân thế giới là 2,23% GDP thì đây
là một con số khá thấp.Các mục tiêu về đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao diễn ra còn chậm, đến nay vẫn “chưa phát triển
được nhiều sản phẩm có giá trị công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường
khu vực và quốc tế”.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ -Trung được chủ tịch phòng thương mại châu Âu tại
Trung Quốc- Wutte ví von giống như: “ khi hai con voi nhay múa, khó có thể đứng
bên ngoài mà không bị kéo vào”. Khi hai người khổng lồ Mỹ và Trung quay sang bất
kỳ nước nào và hỏi các anh có một lựa chọn: đi theo ai, chống lại ai?? Việt Nam cũng
không thể nào nằm ngoại lệ trong cuộc chiến công nghệ này. Phát triển khoa học -
công nghệ ở Việt Nam đứng trước một số cơ hội và thách thức nhất định
Sự điều chỉnh của các chuỗi giá trị và cung ứng công nghệ toàn cầu mang lại
cho các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam cơ hội nắm bắt và tham gia vào các chuỗi
này. Với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, chi phí sản xuất hợp lý, mạng lưới hội nhập
quốc tế sâu rộng với 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã thực thi, Việt Nam là
địa điểm sản xuất phù hợp với những sản phẩm công nghệ xuất khẩu. Trong đó, Việt
Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài nếu thu hút được các nhà máy
sản xuất máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị điện tử,... phục vụ lắp ráp, chế tạo các mặt
hàng công nghệ cao. Việt Nam cũng có điều kiện để thu hút các dự án đầu tư công
nghệ cao nếu giải quyết được những nút thắt về thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật cao, hạ
tầng công nghệ phù hợp và khuôn khổ pháp lý về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cạnh
tranh công nghệ và phân mảng công nghệ trên thế giới cũng tạo ra nhiều lựa chọn hơn
cho Việt Nam trong quá trình hợp tác nâng cấp hạ tầng và ứng dụng công nghệ. Quá
trình này phù hợp với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa về quan hệ đối ngoại
của đất nước. Sự đa dạng về loại hình công nghệ trên thế giới cũng tạo điều kiện để
Việt Nam lựa chọn hợp tác với các cường quốc hàng đầu về công nghệ, như EU, Nga,
Mỹ, Trung Quốc... theo hướng phù hợp với các mục tiêu phát triển và bảo đảm an
ninh quốc gia.

Một trong những vấn đề nổi lên trong cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc là vấn
đề an ninh, an ninh mạng và bảo mật thông tin..., nhìn rộng hơn là an ninh quốc gia
khi nhiều dịch vụ, kết cấu hạ tầng thiết yếu của xã hội hoạt động dựa trên các công
nghệ mới. Do đó, để tránh nguy cơ bị lệ thuộc công nghệ, ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần bảo đảm sự tự chủ ở mức độ nhất
định về công nghệ thông qua hợp tác với các đối tác phù hợp. Đây là thách thức rất
lớn do việc tự chủ công nghệ hoặc thậm chí là một phần công nghệ đòi hỏi phải có
nguồn lực đầu tư khá lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đứng trước thách thức cân
bằng giữa nhu cầu tạo thuận lợi, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và bảo đảm an ninh
quốc gia, tăng cường các quy định pháp lý cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư trong
lĩnh vực công nghệ.

Thách thức đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ cũng phức tạp và đa dạng hơn
trước. Trong một thế giới mà ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng bị
xóa nhòa, ngoài chủ quyền là đường biên giới trên thực địa, xuất hiện cả chủ quyền
trong không gian mạng. Từ năm 2015, Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy việc đề ra
khái niệm “chủ quyền không gian mạng” và chủ động xác lập các quy định về quản trị
không gian mạng. Điều này đặt ra nhu cầu nghiên cứu sâu về vấn đề chủ quyền không
gian mạng và xây dựng khuôn khổ pháp lý trong nước cũng như tham gia đàm phán
các điều ước, thỏa thuận quốc tế đối với vấn đề này. Ngoài ra, sự phát triển của công
nghệ sẽ dẫn tới việc hình thành các loại hình vũ khí, khí tài mới có ưu thế vượt trội so
với những thế hệ vũ khí cũ, cũng đặt ra bài toán về nâng cấp vũ khí, khí tài quân sự để
bảo đảm quốc phòng - an ninh và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Trước thực trạng trên và trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và
Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, căng thẳng giữa hai nước nhiều khả năng
còn kéo dài trong những năm tới, việc xây dựng chiến lược phù hợp để tranh thủ các
cơ hội nhằm phục vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời giảm thiểu tối đa những
tác động tiêu cực có thể xảy ra có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam.Tiếp
tục bám sát triển khai đường lối của Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Đảng
về phát triển khoa học - công nghệ.Việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ
được coi là quyết sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước Việt Nam đánh giá sâu về tác
động thuận, nghịch do cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc mang lại cho một số
ngành sản xuất, công nghiệp phụ trợ và sản xuất linh kiện, lắp ráp các sản phẩm điện
tử của Việt Nam; Tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước đối với phát triển khoa học - công nghệ thông qua việc nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của khoa học -
công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoàn thiện chính
sách, luật pháp để thu hút mạnh đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài, nhất là đầu tư các
dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường; có chính sách hỗ trợ nhập khẩu công
nghệ cao; tăng cường công tác nghiên cứu, bám sát xu thế phát triển của công nghệ
trên thế giới, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những điều chỉnh chính sách
của Mỹ, Trung Quốc, cũng như các nước liên quan trong lựa chọn tiêu chuẩn công
nghệ áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, quốc phòng... làm cơ sở cho các
bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh chính sách phù hợp. Đa dạng hóa
đối tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ có trọng tâm, trọng
điểm, theo lĩnh vực ưu tiên; gắn kết giữa hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ với
hợp tác quốc tế về kinh tế; ... Đề xuất các chính sách ngoại giao phục vụ phát triển,
trong đó tập trung vào lĩnh vực công nghệ, như nghiên cứu, tổng hợp những điều
chỉnh chính sách của các nước do tác động cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung
Quốc, từ đó làm cơ sở tham khảo rà soát, điều chỉnh các kế hoạch, chính sách hiện có
về nghiên cứu và phát triển công nghệ phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam với
các tập đoàn công nghệ toàn cầu, đồng thời hợp tác với các quốc gia có tiềm lực mạnh
về khoa học - công nghệ theo hướng tăng cường tính tự lực, tự cường về sức mạnh
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và bảo vệ lợi ích quốc gia -
dân tộc.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


Chiến tranh lạnh công nghệ giữa Mỹ và Trung có thể gây ra những tác
động lâu dài đối với sự phát triển của Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể gây tác
động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu và sự ổn định chiến lược Cuộc chiến
công nghệ có thể tiêp tục diễn biến trong một vài năm tới trong tương lai và
những tác động tiêu cực của nó có thể lan sang các nước khác và tiếp tục phá
hoại trật tự kinh tế và chính trị hiện có. Trong bối cảnh này, giải quyết tranh
chấp và quản lý xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các vấn đề khoa học
công nghệ song phương, cùng với sự hợp tác của các nền kinh tế lớn để thúc
đẩy toàn cầu trong hợp tác công nghệ cao sẽ giúp ngăn chặn sự phân mảnh và
tái cấu trúc để duy trì ổn định chiến lược khu vực và toàn cầu.Nếu hai nền kinh
tế hàng đầu thích ứng và điều chỉnh mối quan hệ thì trật tự kinh tế chính trị
quốc tế mới từng bước được ổn định

You might also like