You are on page 1of 11

Nguồn: THE-HKNEWS

THƯƠNG CHIẾN, HUAWEI VÀ TRUNG QUỐC

Thế giới những năm gần đây chứng kiến nhiều biến động mang tính lịch sử của các nền kinh
tế. Điển hình là cuộc đối đầu thương mại ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc làm
đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu. Trên danh nghĩa, nguyên nhân chính của Thương chiến
Mỹ - Trung liên quan đến những vấn đề mà Trump cho rằng phải “ngăn chặn những hành vi
thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ” của Trung Quốc. Chính vì
thế, Mỹ đã áp đặt các hạn chế sâu rộng đối với Huawei và đang gây sức ép buộc các đồng
minh của mình làm điều tương tự.
Huawei là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm
Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Huawei được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi,
một cựu kỹ sư của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Huawei tập trung vào sản xuất
thiết bị truyền thông cho thị trường tiêu dùng, xây dựng mạng viễn thông với tham vọng trở
thành thương hiệu smartphone số 1 thế giới cũng như dẫn đầu về thiết bị 5G và tất yếu trở
thành một trong những viên ngọc quý của ngành công nghiệp Trung Quốc, có mặt ở 170
quốc gia và là nhà cung cấp thiết bị lớn nhất trên thế giới. Công ty này đã trở thành biểu
tượng của sự hồi sinh kinh tế của đất nước Trung Quốc, trở thành doanh nghiệp do chính
phủ chỉ đạo và nhận vốn trực tiếp từ chính phủ, luôn có một cơ hội lớn để phát triển và
vươn lên chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thay thế Mỹ.

1 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
Huawei đang đảm bảo vững chắc vị trí dẫn đầu 5G trong ngành, nhờ sự đầu tư mạnh mẽ và
liên tục cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cùng với hệ thống sản phẩm, giải pháp
5G tổng thể, đầy đủ nhất, từ hệ thống chipset, các thiết bị mạng lõi, mạng truyền dẫn, đến
hệ thống anten, các trạm phát C-band, mmWave, thiết bị đầu cuối đặt tại địa điểm của
khách hàng (CPE), hệ thống đảm bảo năng lượng cho 5G đến các thiết bị đầu cuối,
smartphone 5G… Tính đến năm 2019, Huawei đã ký được 40 hợp đồng thương mại 5G trên
toàn cầu, chuyển giao hơn 70.000 trạm phát sóng 5G đến với các khách hàng.
Đầu năm 2020, mặc cho lệnh cấm siết chặt, Huawei vẫn đã kí kết được 91 hợp đồng thương
mại 5G, trong đó hơn một nửa (47 hợp đồng) ở châu Âu, 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp
đồng ở các nước khác. 1 Công nghệ 5G của Huawei được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, châu Á
và nhiều khu vực khác. Trong đó, Anh và châu Âu là thị trường 5G trọng điểm của Huawei.
Tại thị trường Hoa Kỳ, Huawei có khá ít khách hàng và chủ yếu nằm ở vùng nông thôn.
Tầm ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu đã khiến Huawei bị rơi vào "tầm ngắm" của giới chức
Mỹ trong những năm gần đây. Công nghệ Huawei đang sở hữu có ý nghĩa lớn với tương lai
mạng 5G, một công nghệ mà Mỹ rất muốn chiếm ưu thế. Mỹ muốn đảm bảo các công ty
viễn thông của Mỹ luôn đứng đầu về công nghệ mới.
Đặc biệt, cuộc chiến thương mại giữa hai nước kéo dài hơn hai năm nay, và Huawei bị mắc
kẹt trong đó. Huawei có thể là một con bài đàm phán hữu hiệu trong cuộc chiến hai nước.
Đi cùng với đó là khả năng kiểm soát của chính phủ Trung Quốc càng khiến cho Huawei trở
thành mối nguy hại của Mỹ. Huawei bị vây quanh bằng hàng loạt câu hỏi về sự liên quan của
Trung Quốc trong hoạt động và việc ra các quyết định. Các vấn đề về ăn cắp tài sản trí tuệ
Mỹ và vi phạm thương mại, quan hệ giữa Huawei với Iran càng làm trầm trọng thêm mối
quan hệ này, đưa căng thẳng giữa Washington và tập đoàn công nghệ Trung Quốc lên cao,
Mỹ đã tung ra những đòn trừng phạt vô cùng nặng nề.

Thời gian Sắc lệnh

16/5/2019 - Bộ Thương mại Mỹ đưa công ty Huawei cùng 68 chi nhánh tại hơn 20 quốc
gia vào danh sách đen thương mại "Entity List", đồng nghĩa với việc cấm
Huawei mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ 2.
- Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
và cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng các thiết bị và dịch vụ được chế tạo và
cung cấp từ "những chính phủ thù địch", đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ 3

1 Huawei secures 91 5G commercial contracts around the world,


<https://www.chinadaily.com.cn/a/202002/20/WS5e4e7c2aa31012821727914c.html>
2 Department of Commerce Announces the Addition of Huawei Technologies Co. Ltd. to the Entity List,

<https://www.commerce.gov/news/press-releases/2019/05/department-commerce-announces-addition-huawei-
technologies-co-ltd>
3 Executive Order on Securing the Information and Communications Technology and Services Supply Chain

<https://www.whitehouse.gov/presidential-actions/executive-order-securing-information-communications-technology-
services-supply-chain/>

2 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
13/5/2020 Tổng thống Mỹ Donald.J Trump gia hạn Sắc lệnh hành pháp ngày 16/5/2019
thêm một năm.

15/05/2020 Tổng thống Mỹ Donald Trump ngăn chặn bán thêm vật liệu bán dẫn cho
Huawei, cấm tất cả các nhà sản xuất trên thế giới sử dụng công nghệ Mỹ để
sản xuất chip do Huawei thiết kế 4
=> Lệnh trừng phạt mới nhất được công bố, được xem là “đòn cực hiểm”

17/8/2020 Chính phủ Mỹ thêm 38 chi nhánh của công ty này vào "danh sách đen"
=> tiếp tục thu hẹp tầm ảnh hưởng của Huawei. Mục đích là ngăn Huawei tiếp
cận chip và công nghệ sản xuất chip, khiến công ty Trung Quốc không thể mua
sản phẩm bán dẫn hay bất kỳ loại chip nào được sản xuất bằng phần mềm
hoặc công nghệ Mỹ nếu không có giấy phép đặc biệt.

Bảng tóm tắt diễn biến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei từ năm 2017 - 2020

Các lệnh trừng phạt được ban hành dựa trên hàng loạt các cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Các cáo buộc nhắm vào nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới với tội gián điệp
mạng, trộm cắp tài sản trí tuệ và vi phạm thương mại5
Các chuyên gia an ninh mạng của Hoa Kỳ đã báo cáo về sự tấn công liên tục của Trung Quốc
vào mạng máy tính trong các năm gần đây. “Huawei có tham vọng thống trị thị trường 5G.
Không có cách nào chặn họ khỏi tất cả mọi nơi”. Nếu điều này thật sự xảy ra, sẽ là thảm hoạ
đối với nền an ninh mạng Hoa Kỳ và thế giới. Bởi vậy, trọng tâm của mối quan tâm của Mỹ
vẫn là 5G và Mỹ có kế hoạch tự vệ hệ thống nội địa khỏi bị kẻ thù và tội phạm tấn công
mạng. Huawei còn bị cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ, bắt đầu từ vụ kiện năm 2003 của Cisco
và Motorola. Đến năm 2017, Huawei cáo buộc phạm tội ăn cắp tài sản trí tuệ từ T-Mobile -
đánh cắp thông tin thiết kế của Robot Tappy do tập đoàn T-Mobile chế tạo vào năm 2006 6.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tiếp tục đưa những cáo buộc liên quan đến các vi phạm thương mại của
Huawei, khi Huawei có mối quan hệ làm ăn với công ty Skycom của Iran, và các hành vi lừa
đảo các ngân hàng và cản trở công lý trong quá trình điều tra. 7

4 US Department of Commerce, Commerce Addresses Huawei’s Efforts to Undermine Entity List, Restricts Products Designed
and Produced with U.S. Technologies, <https://www.commerce.gov/news/press-releases/2020/05/commerce-addresses-
huaweis-efforts-undermine-entity-list-restricts>
5 Lindsay Maizland and Andrew Chatzky, Huawei: China’s Controversial Tech Giant,

<https://www.cfr.org/backgrounder/huawei-chinas-controversial-tech-giant>
6 Chinese Telecommunications Device Manufacturer and its U.S. Affiliate Indicted for Theft of Trade Secrets, Wire Fraud,

and Obstruction Of Justice, <https://www.justice.gov/opa/press-release/file/1124996/download>


7 Bản cáo trạng từ Tòa án liên bang ở Brooklyn, New York về “Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei và Giám đốc Tài

chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị buộc tội gian lận tài chính”
<https://www.justice.gov/opa/pr/chinese-telecommunications-conglomerate-huawei-and-huawei-cfo-wanzhou-meng-
charged-financial>
<https://www.justice.gov/opa/press-release/file/1248961/download>

3 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
Trước những cáo buộc gay gắt của Mỹ, Bắc Kinh phản đối hành động làm mất uy tín của các
công ty Trung Quốc như Huawei và nói rằng Mỹ “đã lạm dụng quyền lực quốc gia với danh
nghĩa an ninh quốc gia”. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp
cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, đồng thời
phản ứng gay gắt thông qua việc lên tiếng tiếng bác bỏ các cuộc của Mỹ chống lại tập đoàn
viễn thông Huawei trong động thái làm leo thang căng thẳng ngay trước cuộc đàm phán
thương mại song phương. Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại trước
việc Huawei chịu hàng loạt cáo buộc của Mỹ và Bộ này yêu cầu Washington ngừng "đàn áp
vô lý" các công ty của Trung Quốc, yêu cầu hủy lệnh bắt giữ đối với giám đốc tài chính
Huawei Mạnh Vãn Chu - con gái của nhà sáng lập Huawei. Liên quan đến những cáo buộc
này, ông Nhậm phản biện kiểu chất vấn : "Chúng tôi lựa chọn lên tiếng ở thời điểm này, vì
chính phủ Mỹ coi chúng tôi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Họ phải có bằng chứng.
Mọi người trên thế giới đều đang nói về an ninh mạng và họ chỉ nhằm vào Huawei. Vậy còn
Ericsson? Cisco? Chẳng lẽ họ không có các vấn đề an ninh mạng?".

Động cơ của Mỹ
Trên danh nghĩa, Mỹ dường như đang làm tất cả để ngăn cản một Trung Quốc “trộm cắp tài
sản trí tuệ và thương mại không công bằng”. Tuy nhiên, trên thực tế, những gì diễn ra cho
thấy hành động của Mỹ được thúc đẩy bởi các động cơ khác.
Thứ nhất là khi phân tích dưới góc độ của chủ nghĩa hiện thực (Realism)8, Mỹ dường như
đang tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình thông
qua việc làm suy yếu đối thủ cạnh tranh và giành lại càng nhiều quyền lực càng tốt. Trung
Quốc đang nổi lên như một cường quốc kinh tế công nghệ với tốc độ phát triển nhanh và
đang thách thức vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ từ sau thế chiến thứ II 9, tham vọng nâng cao
quyền lực, củng cố sức mạnh, làm lu mờ ảnh hưởng của Mỹ một cách rõ nét, gây ảnh hưởng
đối với khu vực và thế giới. Do đó,Trung Quốc đã vạch ra một chiến lược gắn kết và tổng thể
nhằm khẳng định vị thế cường quốc về kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị và ý thức hệ.
Trung Quốc cũng đã công khai thách thức bằng các chiến lược “viết lại” luật chơi quốc tế và
tham vọng thiết lập lại trật tự thế giới và chiếm lĩnh vai trò lãnh đạo toàn cầu. Từ nhiệm kỳ
thứ 2, Chủ tịch Tập Cận Bình đã không còn thực hiện đường lối đối ngoại “giấu mình chờ
thời”, mà tuyên bố và thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc với tầm nhìn
“giấc mơ Trung Hoa”, chiến lược “sáng kiến vành đai, con đường” và “Made in China 2025”.
Trong đó, “Made in China in 2025” với công nghệ 5G đột phá hướng đến mục tiêu chiếm
lĩnh thị trường thế giới và sắp xếp lại mô hình sản xuất toàn cầu, thể hiện quyền lực lớn của
Trung Quốc10.
Để đối trọng lại những tham vọng, chiến lược của Trung Quốc, Tổng thống D. Trump đã
tuyên bố và thực hiện tầm nhìn “Đưa Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” với khẩu hiệu “Nước Mỹ là trên

8 Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Kinh tế chính trị quốc tế, Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa
QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013), <http://nghiencuuquocte.org/2015/09/26/kinh-te-chinh-tri-quoc-te-ipe/>, tham
khảo ngày 26/08/2020.
9 “Liệu Trung Quốc có trở thành cường quốc hình mẫu thế kỷ 21” , nguyên cứu Biển Đông, theo Viện quan hệ quốc tế Pháp

( IFRI), tháng 10/2018.<http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/7114-lieu-trung-quoc-co-tro-thanh-cuong-


quoc-hinh-mau-cua-the-ky-21>.
10 Đánh giá kế hoạch ‘ Made in China 2025’ , nghiên cứu quốc tế, biên dịch: Trần Quang,

<http://nghiencuuquocte.org/2019/03/20/danh-gia-ke-hoach-made-in-china-2025/>.

4 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
hết”. Để dập tắt tham vọng thâu tóm quyền lực và thế chân vị trí bá quyền Mỹ của Trung
Quốc, Mỹ đã thúc đẩy thương chiến với Trung Quốc. Như vậy, có thể nói các tham vọng
công khai của Trung Quốc chính là nguồn gốc gây ra xung đột giữa hai quốc gia này.
Huawei – một công ty đi đầu về công nghệ của Trung quốc và là một trong những nhân tố
quyết định của Kế hoạch “Made in China in 2025 hiển nhiên đã trở thành con tốt trên bàn
cờ thương chiến, bị Mỹ cấm vận và đối mặt với hàng loạt các cáo buộc gay gắt của Mỹ. Thật
vậy, Mỹ đưa ra lập luận nhằm ngăn chặn sự phát triển mạng lưới 5G dựa trên việc Trung
Quốc đang tấn công mãnh liệt vào mạng máy tính chính là mối đe dọa với công nghệ độc
quyền và quyền sở hữu trí tuệ nhân tạo của quốc gia này. Hơn nữa, theo các chuyên gia an
ninh cho rằng:“ Huawei có tham vọng thống trị thị trường 5G. Không có cách nào chặn họ ở
tất cả mọi nơi”. Nếu điều đó xảy ra sẽ thảm họa đối với nền an ninh mạng Hoa Kỳ và thế
giới. Mỹ cho rằng Trung Quốc sử dụng Huawei như công cụ để thực hiện tham vọng thống
trị thị trường nên việc tấn công như các chuyên gia nói “ không có cách nào chặn họ ở tất cả
mọi nơi” như là một nguy cơ ảnh hưởng đến nền an ninh không chỉ Hoa Kỳ và cả thế giới để
kêu gọi đồng minh và mục tiêu duy nhất đó là kìm hãm sự trỗi dậy của 5G.
Thứ hai, dưới góc nhìn của chủ nghĩa trọng thương thì mục tiêu hàng đầu của Mỹ để đạt
được lợi ích quốc gia đó là tối đa hóa an ninh quốc gia và quyền lực, đồng thời xem hoạt
động kinh tế như là một phương tiện để đạt được mục đích này. Thực vậy, công nghệ 5G
nếu được xây dựng và phát triển toàn diện sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho con người,
đóng vai trò quan trọng với các công nghệ trong tương lai11. Tuy nhiên, các quốc gia vốn tập
trung quyền lực lớn như Mỹ lại không quan tâm đến việc sẽ tiến hành hợp tác sâu rộng với
Trung quốc để xây dựng công nghệ này hoàn thiện nhất, điều họ quan tâm là làm sao chiếm
lĩnh được nó để duy trì vị thế dẫn đầu của mình trên trường quốc tế, cũng như loại trừ nguy
cơ độc quyền sáng tạo thị trường của Trung Quốc. Báo cáo của Ủy ban đổi mới của Bộ Quốc
phòng Mỹ nhận định: "Thống trị mạng 5G sẽ có khả năng kiếm được hàng trăm tỷ USD
doanh thu trong vài thập kỷ tới, tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ không
dây”cũng như giúp Mỹ nắm giữ vị trí dẫn đầu như cách mà họ đã làm và thành công với
công nghệ 4G trước đó. Do đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra một phần cũng
nhằm ngăn chặn tiến trình phát triển công nghệ 5G đang ngày càng phủ sóng rộng khắp thế
giới của Trung Quốc tức là làm chậm sự ra đời về chuẩn chung công nghệ này, đồng thời
thực hiện chia tách thị trường đó.

Tác động đối với Huawei


Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng:
Lệnh cấm đã khiến Huawei không thể cung cấp các ứng dụng Google lên các điện thoại
trong tương lai, khiến loạt Mate 30 ra mắt rời rạc và không được hưởng ứng tại các quốc gia
ngoài Trung Quốc12.
Trong hơn một năm kể từ sắc lệnh cấm vận hồi tháng 5/2019 của Mỹ, chuỗi cung ứng chất
bán dẫn và chip của Huawei đã gặp nhiều khó khăn13. Bởi vì các đối tác trọng yếu của

11 What is 5G and what will it mean for you, BBC news, 28 january 2020,
<https://www.bbc.com/news/business-44871448>
12 Mark Manantan, Survive and prosper: Huawei’s quest for self-reliance, Southeast Asia Globe,

<https://southeastasiaglobe.com/huaweis-quest-for-self-reliance-taiwan/>

5 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
Huawei ví dụ như TSMC (Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan), buộc phải thông báo
dừng mọi đơn đặt hàng mới bởi vì công ty này sử dụng thiết bị và phần mềm của Mỹ.
Huawei thậm chí phải tìm đến đối thủ của mình là Samsung để đề nghị hợp tác trong việc
sản xuất chip.
Ngày 17/08/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm hạn chế
bất kỳ công ty bán dẫn nước ngoài nào bán chip được phát triển hoặc sản xuất bằng phần
mềm hoặc công nghệ của Hoa Kỳ cho Huawei mà không xin giấy phép trước. Việc này đã xóa
bỏ lỗ hổng tiềm ẩn trong các lệnh trừng phạt trước kia, vì trước đó nó có thể cho phép
Huawei tiếp cận công nghệ thông qua bên thứ ba.
Bị đồng minh của Mỹ “quay lưng”14:
Đài Loan: Washington được cho là đã trao cho TSMC cơ hội bắt đầu sản xuất chip tại Hoa Kỳ
để ngăn chặn sự can thiệp của Trung Quốc. Ngoài ra, Đài Loan có thể tiến hành các biện
pháp kiểm soát thương mại chặt chẽ hơn đối với Huawei, ví dụ như tăng cường Đạo luật Bí
mật Thương mại để trừng phạt hành vi làm rò rỉ quyền sở hữu trí tuệ và bí mật công ty, để
đổi lấy việc Washington tăng cường hỗ trợ nhằm chống lại mối đe dọa cô lập ngoại giao
của Bắc Kinh.
Anh: Các quan chức Anh cũng cho rằng vì Huawei dựa vào chất bán dẫn do nước ngoài sản
xuất để cung cấp năng lượng cho thiết bị viễn thông 5G của Huawei, nên sẽ dẫn đến sự
không chắc chắn đối với chuỗi cung ứng của công ty. Điều này là lý do chính để chính phủ
Anh ban hành lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G của Anh hồi tháng 7/2020.
Ngoài ra, Chính quyền Trump đã gây áp lực buộc các đồng minh khác cấm thiết bị Huawei
khỏi mạng 5G của họ. New Zealand, Australia và Nhật Bản đã tham gia cùng Mỹ trong việc
loại bỏ công ty Trung Quốc khỏi các kế hoạch 5G trong tương lai.

Tác động tới Trung Quốc


Sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm thì không chỉ khiến Huawei bị xáo trộn chuỗi cung ứng mà
các công ty công nghệ khác của Trung Quốc như ZTE cũng đã gặp phải biến cố. Theo Thời
báo hoàn cầu của Trung Quốc, lệnh cấm của chính quyền Trump đã cảnh báo cho toàn bộ
ngành công nghiệp của Trung Quốc, một ngành vốn đã phụ thuộc một phần vào Mỹ trong
các công nghệ cốt lõi, đặc biệt là chipset cao cấp15.
Sắc lệnh đó cũng đã làm suy giảm niềm tin của các đối tác của Huawei và Trung Quốc. Nhìn
lại Sắc lệnh 5/2019 của Mỹ, nó được đưa ra khi một số quốc gia châu Âu đang cân nhắc có
nên cho phép Huawei tham gia vào hệ thống 5G của họ hay không. Paul Triolo, người đứng
đầu bộ phận Địa kỹ thuật tại Công ty Tư vấn Chính trị Eurasia Group, cho biết: “Đây là một
13 Mark Manantan, Survive and prosper: Huawei’s quest for self-reliance, Southeast Asia Globe,
<https://southeastasiaglobe.com/huaweis-quest-for-self-reliance-taiwan/>
Sherisse Pham, New sanctions deal 'lethal blow' to Huawei. China decries US bullying, CNN Business,
<https://edition.cnn.com/2020/08/17/tech/huawei-us-sanctions-hnk-intl/index.html>
14 Mark Manantan, Survive and prosper: Huawei’s quest for self-reliance, Southeast Asia Globe,

<https://southeastasiaglobe.com/huaweis-quest-for-self-reliance-taiwan/>
Sherisse Pham, New sanctions deal 'lethal blow' to Huawei. China decries US bullying, CNN Business,
<https://edition.cnn.com/2020/08/17/tech/huawei-us-sanctions-hnk-intl/index.html>
15Chen Qingqing and Li Qiaoyi, Huawei ban drags China, US into tech cold war, Global Times

https://www.globaltimes.cn/content/1188623.shtml

6 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
thông điệp trực tiếp tới châu Âu về cách họ nên nghĩ về tương lai của mạng 5G” và “Mỹ có
thể cho phép một số công ty bán cho Huawei trong khi cuối cùng vẫn nắm giữ quyền kiểm
soát”16.
Bên cạnh đó, theo ông James Andrew Lewis - Phó Chủ tịch và Giám đốc cấp cao, Chương
trình Chính sách Công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), “thiệt
hại lớn nhất có lẽ là đối với ‘thương hiệu’ của các công ty công nghệ Trung Quốc, vì Hoa Kỳ
hiện đã công khai vẽ họ là không đáng tin cậy. Huawei và ZTE đã bị cấm vào thị trường Mỹ,
và một số quốc gia khác cũng thực hiện các bước tương tự”17.
Trong bối cảnh Huawei bị cấm vận tại Mỹ và các đồng minh khác, các công ty viễn thông bao
gồm Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan cũng đã nắm bắt cơ hội để cạnh tranh
với Huawei trong việc thiết lập mạng 5G đầu tiên trên thế giới, thế hệ tiếp theo trong cơ sở
hạ tầng dữ liệu di động18.
Huawei từ đầu đã được xem là “con bài” để giúp Mỹ đạt thuận lợi trong quá trình đàm phán
với Trung Quốc. Sau suốt thời gian “cầm cự”, hai bên chưa có dấu hiệu nhượng bộ, thậm chí
Mỹ đã đẩy mạnh trừng phạt đối với Trung Quốc. Lần này đối tượng chính là những ứng
dụng điện thoại của Trung Quốc như Tiktok, Wechat,... Các ứng dụng trên là các nền tảng số
phổ biến của Trung Quốc, nó không chỉ là mạng xã hội mà còn là nền tảng thương mại - tài
chính của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc Mỹ gia hạn và tăng tính bao quát của lệnh trừng phạt gần đây chính là dấu
hiệu cho thấy rằng Mỹ sẽ không khoan nhượng cho đến khi đạt được lợi ích của mình, và
những “con bài” mới, những tác động mới đến chủ thể trong chuỗi cung ứng của Trung
Quốc sẽ xuất hiện một cách khó lường và ngày càng mang tính đe dọa

Các kịch bản sắp tới


Huawei bị thiệt hại nặng nề
Có thể thấy, năm 2019, Huawei đã phải “chiến đấu để tồn tại” sau lệnh cấm vận của Mỹ.
Theo ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, việc bị đưa vào danh sách đen đã khiến
doanh số Huawei giảm khoảng 12 tỷ USD trong mức doanh thu mục tiêu 135 tỷ USD trong
năm 2019. Công ty gần như “đứng im” tại thị trường châu Âu và Trung Đông, mất đi một
lượng lớn người dùng của phần mềm Android và các nền tảng Google do không thể sử dụng
phần mềm từ các công ty này của Mỹ.
Tuy nhiên, trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của Huawei nhìn chung vẫn vững vàng.
Nhờ Huawei đã khai thác tốt thị trường nội địa, doanh số smartphone Huawei tăng mạnh ở
Trung Quốc giúp bù đắp cho sự suy giảm ở thị trường nước ngoài. Tập đoàn viễn thông này
16 James Andrew Lewis, Tech Crisis with China, Center for Strategic and International Studies,
<https://www.csis.org/analysis/tech-crisis-china>
Emily Feng, U.S. Move To Isolate Huawei Sends Ripples Through Global Supply
Chain,<https://www.npr.org/2019/05/16/723983055/u-s-move-to-isolate-huawei-sends-ripples-through-global-supply-
chain>
17 James Andrew Lewis, Tech Crisis with China, Center for Strategic and International Studies,

<https://www.csis.org/analysis/tech-crisis-china>
18Emily Feng, U.S. Move To Isolate Huawei Sends Ripples Through Global Supply

Chain,<https://www.npr.org/2019/05/16/723983055/u-s-move-to-isolate-huawei-sends-ripples-through-global-supply-
chain>

7 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
cũng giảm dần sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ chuyển sang “tự cung tự cấp”. Đã có tuyên
bố cho rằng “Huawei vẫn có thể sống tốt mà không cần đến Mỹ”, tuy nhiên, có thể thấy,
Huawei vốn đã và đang lệ thuộc rất nhiều vào công nghệ của Mỹ.

Lĩnh vực phụ thuộc Nội dung

Hệ điều hành và ứng - Điện thoại thông minh của Huawei từ trước nay sử dụng hệ
dụng cho điện thoại điều hành Androi và các ứng dụng của Google
thông minh

Sản xuất chipset cho - Đối tác Mỹ tiêu biểu chuyên cung cấp chipset và các linh kiện
điện thoại19 sản xuất chip cho Huawei: Intel, Qualcomm, Broadcomm
- Đối tác gia công chipset chủ chốt của Huawei: TSMC, SMIC đều
sử dụng công cụ sản xuất của Mỹ
- Các đối tác tiềm năng khác: Samsung, MediaTek hay Sony đều
sử dụng phần mềm, tài sản trí tuệ, công cụ và vật liệu thiết kế
chip của Mỹ

Công nghệ lõi của 5G20 - Hơn 30% số nhà cung cấp cốt lõi của Huawei đến từ Mỹ,
chuyên cung cấp các thành phần tháp di dộng hoặc ăng-ten sử
dụng trong mạng tốc độ cao (Theo danh sách công bố của
Huawei)
- Khoảng 90% trạm 5G của Huawei phụ thuộc vào công nghệ Mỹ
(Theo Bloomberg)

Do đó, Huawei gần như hoàn toàn bị cắt đứt khỏi nguồn vật liệu bán dẫn quan trọng của
mình khi Mỹ siết chặt giới hạn tiếp cận vật liệu bán dẫn tiên tiến trong mọi lĩnh vực kinh
doanh đối với doanh nghiệp này vào năm 2020. Bên cạnh đó, Huawei cũng không có nhiều
lựa chọn để xoay xở, và ngay cả khi Huawei tìm được một nhà cung cấp không đến từ Mỹ
hay không sử dụng công nghệ Mỹ - việc vốn đã hiếm hoi, thì những doanh nghiệp đó cũng
chưa chắc muốn chọc giận Chính quyền Washington.

19 Ana Swanson, U.S. Delivers Another Blow to Huawei With New Tech Restrictions, The Newyork Times,
<https://www.nytimes.com/2020/05/15/business/economy/commerce-department-huawei.html>
Lauly Li, Cheng Ting-Fang and Yifan Yu, How a handful of US companies can cripple Huawei's supply chain, Asia Nikkei,
<https://asia.nikkei.com/Spotlight/Huawei-crackdown/How-a-handful-of-US-companies-can-cripple-Huawei-s-supply-chain
>
20 Charles Rollet, Huawei Ban Means the End of Global Tech, Foreign Policy,

<https://foreignpolicy.com/2019/05/17/huawei-ban-means-the-end-of-global-tech/>
Arjun Kharpal, Why new U.S. rules on selling chips to Huawei could be a ‘big blow’ for the Chinese tech giant, CNN News,
<https://www.cnbc.com/2020/05/18/huawei-faces-big-blow-from-new-us-rules-to-cut-off-chips.html>

8 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
Vậy, vấn đề đặt ra là liệu Huawei có thể làm được những gì để cạnh tranh với các đối thủ
khác trên thị trường khi Mỹ vẫn đang có nhiều động thái ngày càng cứng rắn hơn? Liệu
Huawei có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình hay phải có sự nhượng bộ nhất định
với Hoa Kỳ? Nhiều khả năng Huawei sẽ phải chấp nhận nhượng bộ trong bối cảnh sự thiếu
hụt chip điện tử quan trọng và phần mềm thông dụng chưa thể được thay thế trong một
sớm một chiều. Với những cáo buộc của Washington thì đây không còn đơn thuần là vấn đề
giữa một doanh nghiệp với một quốc gia mà trở thành vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc. Để
cứu “đứa con cưng” của mình, liệu Bắc Kinh có chấp nhận xuống nước trước Washington?
Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả cục diện thương chiến mà cả hai bên đều không muốn là
người thua cuộc.

Huawei nỗ lực làm chủ chuỗi cung ứng (tự sản xuất chip, hệ điều hành,...):
Khi Huawei có thể tự làm chủ được chuỗi cung ứng, có hai khả năng có thể xảy ra. Thứ nhất,
Mỹ có thể sẽ đẩy mạnh việc trừng phạt và gây sức ép lên các đồng minh của Mỹ khiến
thương chiến sẽ ngày càng căng thẳng. Điều này sẽ làm suy giảm lợi thế của Huawei để từ
đó nhằm bảo vệ sức mạnh vốn có của Mỹ. Chúng ta đều biết rằng, các quốc gia luôn ở trong
tình thế đối đầu, cạnh tranh lẫn nhau (Chủ nghĩa hiện thực)21. Do đó, khi nhận thấy Trung
Quốc có khả năng sẽ tranh giành vị trí “cường quốc số một thế giới” của mình, Hoa Kỳ đã
liên tiếp đưa ra những hình phạt nhằm “sát phạt” Trung Quốc, kìm hãm nền kinh tế Bắc
Kinh. Một điều đáng nói hơn là Mỹ đã “kéo” Huawei - một “con tốt”22 của Trung Quốc vào
cuộc chiến. Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt cáo buộc, đưa Huawei vào “danh sách đen” để
nhằm hạn chế sự hoạt động, mua báo giao dịch với công ty này trên thị trường Mỹ. Có thể
nói rằng, “Huawei là mục tiêu của các lệnh cấm vận từ Mỹ, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến
vẫn đáp trả quyết liệt, thậm chí còn giật ngôi vị số 1 thị trường smartphone toàn cầu từ tay
Samsung”. Tuy nhiên, với động thái mới nhất nhằm siết khả năng tiếp cận công nghệ lõi của
Mỹ như bán dẫn hay công nghệ, Huawei đang rơi vào tình thế lận đận, “tiến thoái lưỡng
nan”...
Gần đây, Huawei đã và đang tự xây dựng một chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bằng cách bắt
đầu đầu tư vào các công ty công nghệ trong nước để có thể bớt lệ thuộc vào các tác nhân
bên ngoài, mà cụ thể hơn là Mỹ và để giảm thiểu các thiệt hại đến từ chiến tranh thương
mại. Từ tháng 4/2019, Huawei đã bắt đầu thành lập công ty con có tên là Habo Investments
- bắt đầu tự chủ chuỗi cung ứng.

Công ty con và các công ty hợp tác Lĩnh vực sản xuất

Vertilite Công ty chuyên sản xuất cảm biến VCSEL, hỗ trợ công
nghệ nhận diện trong máy ảnh

21 Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp, Chủ nghĩa hiện thực, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/18/chu-nghia-hien-thuc/,
ngày truy cập 30/08/2020
22 Du Lam, Huawei: Con tốt trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung, https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/huawei-

con-tot-trong-cuoc-choi-quyen-luc-my-trung-262529.html

9 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
Shoulder Electronics Tạo ra các bộ lọc sóng vô tuyến RF

3Peak Sản xuất bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số (ADC)


được sử dụng trong các trạm gốc của mạng không dây

Thứ hai, Mỹ có thể sẽ hòa hoãn, tái hợp tác với Huawei trong việc cung cấp hệ điều hành
Android và phát triển 5G nhằm duy trì quan hệ đối tác và giảm chi phí phát triển công nghệ
5G. Bởi nhiều lý thuyết, trong đó có chủ nghĩa tự do cho rằng, việc hợp tác có thể trở thành
một xu hướng chung trong quan hệ quốc tế. Bởi theo chủ nghĩa tự do23, lợi ích thu được
từ hợp tác có thể không như nhau nhưng thà thu được lợi ích gì đó còn hơn là không thu
được gì nếu không hợp tác, và càng là hơn khi so với khả năng mất mát nếu tiếp tục xung
đột. Và một lý do khác mà chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng cả hai bên sẽ nhận ra được
những thiệt hại to lớn phải gánh chịu do việc áp thuế lên hàng hóa của nhau.
Do đó, gần đây, Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 15/6 đã xác nhận Mỹ sẽ sớm nới lỏng một số
hạn chế đối với Huawei, cho phép công ty Mỹ làm việc với Huawei để tạo dựng tiêu chuẩn
cho thế hệ mạng 5G tiếp theo. Bởi một số chuyên gia nhận định rằng động thái cấm Huawei
cũng khiến Mỹ gặp một số bất lợi. Vì chính việc này đã khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp khó
khăn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn khi phát triển mạng 5G 24, Mỹ mất lợi thế trong quá
trình định chuẩn đối với công nghệ 5G, khi mà doanh nghiệp phát triển các chuẩn mới và cố
gắng thúc đẩy các đối tác của họ đi theo chuẩn đó. Đưa ra phát ngôn về hành động này, Bộ
trưởng Bộ Thương mại Mỹ, ông Wilbur Ross cũng xác nhận điều này: "Nước Mỹ sẽ không
đánh mất vị trí lãnh đạo trong đổi mới toàn cầu. Chúng tôi cam kết bảo vệ an ninh nước Mỹ
và các chính sách ngoại giao bằng cách khuyến khích ngành công nghệ Mỹ trở thành tiêu
chuẩn quốc tế"25. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, chính sự làm nới lỏng này sẽ giúp các
công ty Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong quá trình định chuẩn quốc tế mà không ảnh hưởng tới tới
các mục tiêu của chính phủ liên quan đến Huawei. Có thể nói là đôi bên đều không thiệt hại.

Kết luận
Có thể thấy, những đòn thuế quan của chính quyền Trump đang trở thành “vai phụ” trong
thương chiến Mỹ-Trung. Trọng tâm thực sự chính là các ngành công nghệ cao của Trung
Quốc, và tất nhiên, Huawei không phải là kẻ ngoài cuộc. Từ 2019, Huawei đã trở thành “át
chủ bài” của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Mỹ đang dần bóp nghẹt gã
khổng lồ công nghệ Huawei bằng những chính sách cấm vận của mình.

23 Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp, Chủ nghĩa tự do, http://nghiencuuquocte.org/2015/03/13/chu-nghia-tu-do/, ngày truy
cập 26/08/2020
24 Báo Tuổi trẻ, “Bất lợi trong thiết lập tiêu chuẩn 5G - Mỹ nới luật cấm làm ăn với Huawei”,

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15549-bat-loi-trong-thiet-lap-tieu-chuan-5g-my-noi-luat-cam-lam-an-voi-huawei
25 Mỹ sắp nới lỏng một số hạn chế với Huawei, https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/my-sap-noi-long-mot-so-han-che-voi-

huawei-649262.html

10 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn
Những đòn trừng phạt của chính quyền ông Donald Trump dành cho Huawei như một minh
chứng cho thấy rằng dù Huawei có lớn mạnh đến đâu, vị thế của Trung Quốc tăng cao bao
nhiêu thì họ vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ đối với những phần lõi của công nghệ.
Điều này khiến cho các sản phẩm của Huawei về sau sẽ không thể đạt được độ hoàn thiện
để đáp ứng thị trường toàn cầu. Ngoài ra, việc Mỹ nhận định Huawei là mối “đe dọa an ninh
quốc gia” cũng sẽ làm mất đi hình ảnh của Huawei và Trung Quốc trên trường quốc tế. Vì
vậy, những tác động sau cấm vận đối với Huawei lẫn Trung Quốc không chỉ về lợi nhuận,
việc phát triển sản phẩm mà còn có thể là danh tiếng và trạng thái bị cô lập.
Trong trường hợp cuộc chiến tranh thương mại vẫn tiếp tục leo thang căng thẳng, Huawei
và cả Trung Quốc sẽ chỉ có 2 lựa chọn: (i) phải nhượng bộ trước Mỹ và tạm dừng tham vọng
sắp xếp lại trật tự sản xuất toàn cầu hoặc là (ii) làm chủ chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc
vào Mỹ. Khi đó, hoặc Mỹ có thể sẽ đẩy mạnh việc trừng phạt và gây sức ép lên các đồng
minh của Mỹ khiến thương chiến sẽ ngày càng căng thẳng, hoặc Mỹ sẽ hoà hoãn để tiếp tục
hợp tác bởi những thiệt hại Mỹ nhận lại không phải nhỏ.
Dựa vào những lợi thế và những tác động mà phía Mỹ và Trung Quốc phải chịu, ta có thể
thấy hiện nay Trung Quốc, cụ thể hơn là Huawei, vẫn đang chịu thua thiệt nhiều hơn. Trong
tương lai gần, Huawei và Trung Quốc vẫn phải chịu sức ép rất lớn trừ Mỹ và các đồng minh,
và nhiều khả năng là họ phải nhượng bộ để duy trì thị trường và việc phát triển công nghệ
5G.

Trần Thị Hồng Phương hiện đang Nguyễn Thanh Thúy hiện đang
là sinh viên năm thứ 3 ở khoa là sinh viên năm thứ 3 ở khoa
Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Tp.HCM, chuyên ngành Quốc gia Tp.HCM, chuyên ngành
Kinh tế chính trị Quốc tế. Kinh tế chính trị Quốc tế.

Huỳnh Phương hiện đang là sinh Trần Thị Ngân hiện đang là sinh
viên năm thứ 3 ở khoa Quan hệ viên năm thứ 3 ở khoa Quan hệ
Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội Quốc tế, Đại học Khoa học Xã
và Nhân văn, Đại học Quốc gia hội và Nhân văn, Đại học Quốc
Tp.HCM, chuyên ngành Kinh tế gia Tp.HCM, chuyên ngành Kinh
chính trị Quốc tế. tế chính trị Quốc tế.

11 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)


www.scis.hcmussh.edu.vn

You might also like