You are on page 1of 11

BÀI TẬP NHÓM LMS – NHÓM 2

Các thành viên:


1. Nguyễn Trí Minh Đạt – 31201023956

2. Lê Minh Đức - 31201025104

3. Nguyễn Đăng Khoa - 31201021709

4. Hồ Nhật Minh – 31201023891

5. Phạm Thị Phương Nữ - 31201024531

6. Cao Văn Sơn – 31201023985

Đề bài
1/ Tóm tắt nội dung trong file đính kèm. Nếu được phép thì hãy nêu 3 chính sách
bạn muốn áp dụng cho Việt Nam? Vì sao? Cũng như 3 chính sách sẽ không bao
giờ áp dụng cho Việt Nam?

 Khái quát

Trong những năm đầu của Internet và Web, nhiều người cho rằng vì Internet phân tán
rộng rãi nên không thể kiểm soát hoặc giám sát được. Nhưng thực tế hoàn toàn khác.
Tất cả các chính phủ đều khẳng định một số hình thức kiểm soát và giám sát đối với
nội dung và tin nhắn trên Internet.

 Các chính sách của từng nước:

- TRUNG QUỐC:

+ Thết lập hệ thống "Great Firewall of China" (Golden Shield) với sự hỗ trợ của
Cisco Systems, Juniper Networks và Blue Coat để kiểm tra các yêu cầu từ Trung
Quốc cho các trang web nước ngoài có phải nằm trong danh sách đen hay không 

+ Năm 2017, Thành lập một tổ chức chính phủ mới để soạn thảo chính sách mạng
và thông qua luật toàn diện điều chỉnh an ninh mạng; chặn dịch vụ nhắn tin WhatsApp
+ Dữ liệu liên quan đến công dân Trung Quốc phải được lưu trữ trên các máy chủ
của Trung Quốc và các công ty phải đệ trình đánh giá bảo mật trước khi chuyển dữ
liệu ra khỏi Trung Quốc.

+ Bị bỏ tù đến ba năm nếu đăng "những sự phỉ báng" được hơn 5.000 người đọc.

Hạn chế phổ biến tin tức và ý kiến chính trị trên các ứng dụng gây rối như WeChat.

+ Hình thành các thỏa thuận về công nghệ với các nước như Tanzania, Nigeria,
Thái Lan, Sri Lanka và Ethiopia để đổi lại sự ảnh hưởng về mặt  chính trị

+ Buộc Apple phải gỡ bỏ WhatsApp và các dịch vụ tương tự như Skype, cũng như
nhiều ứng dụng mạng riêng ảo (VPN) (100 triệu công dân sử dụng để vượt tường lửa)

+ Yêu cầu Google gỡ bỏ hàng nghìn mặt hàng mà họ cho là gây nguy hiểm cho lợi
ích quốc gia, buộc Mercedes-Benz phải gỡ một bài đăng trên Instagram trích dẫn Đức
Đạt Lai Lạt Ma.

+ Apple đã đồng ý xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên của mình bên trong biên
giới Trung Quốc. 

+ Các công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Baidu đều có
những thỏa thuận tương tự với chính phủ

- IRAN

+ Ngăn chặn quyền truy cập vào các trang web cụ thể như Google, Twitter và
Facebook.

+ Sử dụng việc kiểm tra gói tin sâu để đọc tin nhắn, thay đổi đường nét của chúng
cho các mục đích sai lệch thông tin và xác định người gửi và người nhận

+ Máy tính được cài đặt trong đường dây giữa người dùng và ISP sẽ mở mọi gói
tin được số hóa, kiểm tra các từ khóa và hình ảnh, cấu trúc lại thông điệp và gửi đi.

+ Năm 2016, hoàn thành giai đoạn đầu tiên thiết lập một phiên bản Internet trong
nước được gọi là Mạng Thông tin Quốc gia giúp kiểm soát những gì người dùng có
thể và không thể nhìn thấy. Năm 2017, khởi động giai đoạn thứ hai, bao gồm 500 địa
điểm được chính phủ phê duyệt.
+ Năm 2019, chính phủ Iran đã thiết lập một mạng Internet và dữ liệu di động trên
diện rộng, chặn các kết nối cả trong và ngoài.

- NGA

+ Buộc các blogger phải đăng ký với chính phủ và khả năng gỡ các trang web theo
quyết định của mình

+ Yêu cầu các công ty Internet lưu trữ dữ liệu của họ trên đất Nga, yêu cầu ISP và
nhà cung cấp viễn thông phải lưu trữ dữ liệu bắt buộc từ 6 tháng đến 3 năm

+ Tạo ra một cửa hậu của chính phủ cho phép truy cập các thông tin liên lạc được
mã hóa

+ Năm 2017, cấm sử dụng mạng riêng ảo (VPN) và trình ẩn danh

 + Năm 2018, Nga đã cấm dịch vụ nhắn tin phổ biến Telegram, cấm 16 triệu địa chỉ
IP được sử dụng bởi Amazon Web Services và Google Cloud mà Telegram đã sử
dụng để vượt qua lệnh cấm. Bất chấp lệnh cấm, Telegram vẫn được sử dụng ở Nga

- VƯƠNG QUỐC ANH

+ Có một danh sách các trang web bị chặn, Đức, Pháp và Úc cũng vậy

+ Đạo luật Quyền điều tra năm 2016 trao cho chính phủ Anh quyền thực hiện giám
sát trực tuyến, ngăn chặn hàng loạt các liên lạc liên quan đến nước ngoài

- HÀN QUỐC

Có những hạn chế đối với nội dung bị coi là lật đổ và có hại cho trật tự công cộng

- CHÂU ÂU VÀ HOA KỲ

+ Thực hiện kiểm tra gói tin sâu đối với các liên lạc qua email và tin nhắn của các
nghi phạm khủng bố

+ Năm 2013, nhà thầu Edward Snowden của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA)
làm rò rỉ các tài liệu phân loại của NSA, làm sáng tỏ chương trình PRISM của NSA,
chương trình cho phép cơ quan này truy cập vào máy chủ của các công ty Internet lớn
như Facebook, Google, Apple, Microsoft và nhiều người khác, tiết lộ sự tồn tại của
chương trình XKeyscore của NSA, cho phép các nhà phân tích tìm kiếm cơ sở dữ liệu
về email, cuộc trò chuyện và lịch sử duyệt web của các công dân.

- PHÁP

Để đối phó với nhiều cuộc tấn công khủng bố, Pháp đã thông qua các quy tắc buộc
ISP phải duy trì dữ liệu duyệt web, cũng như giám sát các cuộc gọi điện thoại, email
và tất cả các liên lạc qua điện thoại di động

- ĐỨC

Đạo luật Thu thập Thông tin Tình báo Truyền thông cho phép Cơ quan Tình báo
Liên bang của Đức thu thập và xử lý thông tin liên lạc của công dân nước ngoài, bao
gồm cả các thông tin liên lạc qua Internet Exchange Points (IXP) đặt tại Đức.

- HOA KỲ

+ Trump đã ký một dự luật cho phép NSA tiếp tục thu thập thông tin tình báo nước
ngoài cũng thu thập thông tin ngẫu nhiên về toàn bộ người dân Hoa Kỳ.

+ Tổng thống Trump cũng có lập trường đấu tranh đối với các công ty công nghệ
Trung Quốc ZTE và Huawei.

 Ba chính sách áp dụng cho Việt Nam:


- 1/ Luật yêu cầu dữ liệu liên quan đến công dân Trung Quốc phải được lưu trữ
trên các máy chủ của Trung Quốc và các công ty phải đệ trình đánh giá bảo
mật trước khi chuyển dữ liệu ra khỏi Trung Quốc.
- 2/ Hệ thống này thường được gọi là "Great Firewall of China"
- 3/ Luật quy định rằng người dùng web có thể bị bỏ tù đến ba năm nếu họ đăng
"tin đồn phỉ báng" được hơn 5.000 người đọc.

Vì các luật về an ninh mạng giúp cho thông tin người dùng của Việt Nam được
bảo mật, tránh rò rỉ ra nước ngoài gây nhiều bất lợi về các tin tức cá nhân, chính trị.
Đạo luật về Hệ thống "Great Firewall of China" quả là một luật mà Việt Nam nên áp
dụng để có thể cấm các web đen, các trang web bạo động, đưa tin tức sai lệch làm
hoang mang quần chúng như thế chúng ta có thể giảm thiểu các cuộc bạo động đặc
biệt là bạo động sử dụng vũ lực khi chính mà chính công dân của nước ta bị lợi dụng
để làm tổn hại đến nước nhà và sự yên bình của nhân dân. Cuối cùng là đạo luật phạt
tù khi đăng những tin đồn phỉ báng người khác lên internet, đều này sẽ giúp cho bạo
lực mạng thuyên giảm, hiện nay Việt Nam nên siết chặt các đạo luật về xúc phạm, gây
ảnh hưởng xấu đến người khác trong phạm vi internet vì hiện nay lợi dụng sự lỏng lẻo
về luật an ninh mạng nên sinh ra rất nhiều “Anh hùng bàn phím” giấu mình rồi đi xúc
phạm những người khác.

 Ba chính sách không áp dụng cho Việt Nam:


- 1/ Hệ thống của Iran không chỉ đơn thuần là ngăn chặn quyền truy cập vào các
trang web cụ thể như Google, Twitter và Facebook. Chính phủ cũng sử dụng
việc kiểm tra gói tin sâu để đọc tin nhắn, thay đổi đường nét của chúng cho các
mục đích sai lệch thông tin và xác định người gửi và người nhận.
- 2/ Cấm dịch vụ nhắn tin phổ biến Telegram
- 3/ Để đối phó với nhiều cuộc tấn công khủng bố, Pháp đã thông qua các quy
tắc buộc ISP phải duy trì dữ liệu duyệt web, cũng như các điều khoản bổ sung
để giám sát các cuộc gọi điện thoại, email và tất cả các liên lạc qua điện thoại
di động. Đạo luật Quyền điều tra năm 2016 trao cho chính phủ Anh một số
quyền lực mạnh nhất thế giới để thực hiện giám sát trực tuyến, bao gồm cả việc
ngăn chặn hàng loạt các liên lạc liên quan đến nước ngoài.

Trên đây là ba chính sách không nên áp dụng ở Việt Nam vì cả 3 đều trên đều trên
đều mang áp đặt, cấm đoán quá đà, quá khắc khe. Chúng ta không thể cấm Google,
Twitter và Facebook ở Việt Nam được, vì hiện tại rất được nhiều người sử dụng, nếu
cấm thì chẳng khác nào ngăn chặn nước ta tiếp cận với thế giới và kết nối với bạn bè
năm châu cũng như tước đoạt hết những lợi ích mà các nền tảng này mang lại, nước ta
hiện cũng không thể phát triển ra những nền tảng có thể thay thế Google hay
Facebook hoàn toàn được, nếu điều luật này được ban bố, ắt hẳn sẽ tạo ra một làn
sóng dữ dội trong toàn dân. Cũng như không thể cầm Google, Facebook, Twitter thì
việc cấm triệt để Telegram là hoàn toàn không nên vì nền tảng này có nhiều lợi ích
cho người dùng ở nước ta. Cuối cùng là không thể giám sát các cuộc gọi điện thoại,
email và ngăn chặn các liên lạc nước ngoài, vì việc này hoàn toàn vi phạm quyền
riêng tư và tự do của mọi người, khi họ bị theo dõi và ngăn cấm liên lạc với bạn bè và
người thân ở các quốc gia khác, đều này vô tình dựng nên một bức tường chắn giữa
các nước và xây nên một nhà tù cho chính công dân của nước mình.

2/ Ngoài các chính sách trong case thì Trung Quốc còn đang áp dụng chính sách
nào khác liên quan đến internet không? Có chính sách nào ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp Việt Nam không? Vì sao?

 Ngoài các chính sách trong case thì Trung Quốc còn đang áp dụng các
chính sách như:
- Tổ chức và kiểm duyệt
- Việc chặn các trang web thường trở nên cứng rắn hơn trong những dịp đặc biệt.
Những trang web vi phạm luật an ninh mạng tại Trung Quốc sẽ bị cấm cửa
tuyệt đối, không được phép đăng tải bất kì thông tin nào mà chưa thông qua sự
kiểm duyệt của siêu máy chủ do chính phủ nước này tạo nên.
- Bỏ qua những nội dung chính trị nhạy cảm và chỉ thu hồi khi có yếu của chính
quyền. Trung Quốc ngưng cho đăng tải và lan truyền mọi diễn giải sai lệch các
chính sách, lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc, các tin tức giả mạo, sao
chép ảnh và thách thức chính quyền.
- Các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in và các nhà xuất bản
ngày càng bị kiểm duyệt gay gắt. Các hình thức kiểm duyệt nhiều vô cùng. Nội
dung các bài hát cũng bị kiểm soát chặt chẽ
- Các công ty chuyên cung cấp giải pháp bảo mật hoặc mã hóa dữ liệu thông qua
VPN (Virtual Private Network) đều phải tham gia vào mạng lưới dưới sự kiểm
soát của chính quyền Trung Quốc.
- Dân phải khai tên thật khi phát biểu trên mạng
- Các trang web đăng tải tin tức ở Trung Quốc hiện phải tuân theo một lệnh bí
mật của nhà nước là phải bắt buộc người sử dụng dùng tên thật của mình khi
đưa lên ý kiến, phê bình, một hành động mà trước đây những người sử dụng và
giới truyền thông đã cực lực phản đối, theo bản tin của tờ New York Times
ngày 5/9/2009.
 Các chính sách liên quan đến Internet cũng ảnh hưởng một phần không
nhỏ đến doanh nghiệp Việt Nam.
- Điển hình về chính sách “Dữ liệu liên quan đến công dân Trung Quốc phải
được lưu trữ trên các máy chủ của Trung Quốc và các công ty phải đệ trình
đánh giá bảo mật trước khi chuyển dữ liệu ra khỏi Trung Quốc”. Đây là rào cản
lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi muốn thâm nhập vào
thị trường Trung Quốc và việc khảo sát thị trường khách hàng mục tiêu ở
Trung Quốc cũng là một vấn đề khó khăn. Hơn nữa, bởi vì các doanh nghiệp
Việt Nam phải tuân thủ quy định phải cho phép chính quyền Trung Quốc phải
truy cập vào dữ liệu và đặt cơ sở dữ liệu tại đó nếu muốn mở rộng thị trường
sang Trung Quốc cho nên điều này sẽ làm cho doanh nghiệp có thể đối mặt với
việc rò rì thông tin nếu để cho Trung Quốc truy cập dữ liệu. Mặt khác nếu như
các doanh nghiệp không tuân thủ theo các chính sách đó của Trung Quốc thì sẽ
không thâm nhập được vào thị trường của họ từ đó dẫn tới bất lợi trong kinh
doanh trong thị trường Trung Quốc rộng mở.
- Bên cạnh đó, việc tuyến cáp quang đi qua Trung Quốc khó có thể xảy ra việc
nước này tự ý thực hiện chặn các kênh đi internet từ Việt Nam (chặn Facebook,
Twitter hay các trang web quốc tế) nhưng có khả năng Trung Quốc sẽ bóp lại
băng thông đi qua tuyến này, làm lưu lượng đi internet quốc tế hoạt động
không ổn định hoặc trong trường hợp xấu hơn khi hai nước có xảy ra tranh
chấp, có thể Trung Quốc sẽ ngắt kết nối tuyến cáp quang qua khu vực mình
quản lý, điều này sẽ dẫn đến việc internet đi quốc tế qua tuyến này bị ngưng
hoạt động. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp sẽ có thể bị tấn công độ bảo mật, mất an toàn về thông tin quan trọng về
các giao dịch như giao dịch ngân hàng, chứng khoán,... ở các kết nối mạng
công cộng như quán cà phê, sân phải.

3/ Việt Nam có đang áp dụng những cách thức nào để kiểm soát internet? Những
cách này có tác động như thế nào đến TMĐT (tích cực, tiêu cực)?

 Cách thức Việt Nam kiểm soát Internet


- Internet là một nền tảng mạng với rất nhiều người dùng, do đó việc kiểm soát
nó cũng được chính phủ các nước chú trọng và trong đó có Việt Nam. Sau đây
là các phương án mà Việt Nam đã dùng để kiểm soát hay kiểm duyệt các thông
tin được đăng tải cũng như các hoạt động kinh doanh trên hệ thống mạng lớn
nhất thế giới này.
- Đầu tiên, Việt Nam chủ trương kiểm soát và ngăn chặn rất nhiều trang web
chứa nội dung khiêu dâm, đồi trụy. Tuy nhiên trong quá khứ, cụ thể là từ năm
2007, theo OpenNet thì họ không thấy một trang web “đồi trụy” nào bị cấm
trong khi Việt Nam đã cho ra chủ trương là ngăn chặn các trang web này hoạt
động tràn lan trên Internet. Nhưng có một điều đáng mừng rằng, mãi cho đến
năm 2019 thì các nhà mạng Việt Nam như Viettel, FPT, VNPT… đã chặn hàng
loạt các trang web độc hại này một cách âm thầm hoặc công khai. Điều này là
cho môi trường Internet trở nên văn minh hơn và chứa nhiều thông tin hữu ích
hơn, đặc biệt là lớp trẻ Việt Nam sẽ không tiếp xúc với các nội dung trên và
hạn chế được các loại tội phạm liên quan.
- Thứ hai, Việt Nam cũng đã cấm các trang web có chứa nội dung xuyên tạc về
chính trị hay tự do của người dân. Cũng theo như OpenNet cho thấy, các trang
web bị cấm chủ yếu là về các hoạt động như chống phá chế độ hay chống đối
của người Việt ở nước ngoài nhằm vào Nhà nước Việt Nam hay xâm phạm đến
độc lập, chủ quyền đất nước. Bên cạnh đó là các phát ngôn chống đối hay xâm
phạm đến quyền tự do dân chủ của người khác cũng được công khai và bị xử lý
theo quy định của pháp luật; các trang web chứa nội dung xuyên tạc về vấn đề
tự do tôn giáo cũng được lên án mạnh mẽ. 
- Thứ ba, Việt Nam cũng tiến hành ngăn chặn hoặc xử lý các trang web cộng
đồng, các blog và các cá nhân có phát ngôn gây hoang mang dư luận, gây chia
rẻ cộng đồng hoặc có ý xấu nhằm vào một người nào đó. Tự do ngôn luận được
mọi người công nhận và được quy định trong luật pháp, tuy nhiên cũng có
những người lợi dụng điều này và có những phát ngôn không đúng, gây tranh
cãi hay mang tính chất “câu view” để có thể thu hút thêm nhiều người xem.
Điển hình trong vụ việc về bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt vì tội “Lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Bà Hằng đã
có các livestream với những phát ngôn phê phán với các nghệ sĩ hay những
người nổi tiếng, dùng những từ ngữ được cho là xúc phạm đến danh dự và nhân
phẩm của người khác; bà Hằng cũng từ chối hợp tác, coi thường pháp luật,
nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến các cá nhân có mâu thuẫn, gây mất
an ninh trật tự trên địa bàn TP. HCM. Hành vi của bà Hằng đã gây ra nhiều bức
xúc trong dư luận và trong những phát ngôn của bà có chứa các nội dung
“phóng đại” sự việc, gây tranh cãi và buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc để
xử lý. Qua đó cho thấy Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề thông tin
được truyền tải trên Internet và sẵn sàng xử lý nghiêm minh các hành vi gây
mất trật tự như trong ví dụ trên.
- Thứ tư, Việt Nam cũng kiểm soát các công cụ dùng để vượt tường lửa, từ đó có
thể lấy thông tin cá nhân của người khác nhằm mục đích xấu. Việt Nam đã cho
ngăn chặn hàng loạt các công cụ vượt tường lửa nhằm mục đích đánh cắp
thông tin người dùng. Theo nghiên cứu của OpenNet thì nhiều proxy server và
dụng cụ vượt tường lửa cũng không truy cập được và Việt Nam được xếp vào
mức “đáng kể” về việc đánh giá về mức độ kiểm duyệt liên quan đến các công
cụ này. (link) 
- Thứ năm, Chính phủ cũng yêu cầu các thương nhân có thể minh bạch hơn nữa
trong việc đăng tải các hình ảnh về hàng hóa thì phải là những hình ảnh thật,
không kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ cấm bởi Nhà nước hay cam kết
giao đúng hàng hóa và có chính sách đổi trả phù hợp khi hàng xảy ra lỗi…
Đồng thời Nhà nước cũng siết chặt hơn về thương mại điện tử như là về việc
quản lý thuế trên các sàn thương mại điện tử hay các giao dịch thông qua
Internet.
 Tác động đến thương mại điện tử

Việc Việt Nam áp dụng các chính sách để có thể kiểm soát Internet đều nhằm vào
mục đích có thể làm cho mọi người không đi vào con đường sai lầm hay trong kinh tế
thì các thương nhân có thể giữ gìn đạo đức kinh doanh của mình. Vậy các chính sách
hay cách thức trên có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế mà cụ thể là ngành thương
mại điện tử?
- Tích cực:

+ Mặt tích cực đầu tiên đó là về việc Nhà nước tiến hành cấm hoặc xử phạt các
phát ngôn xuyên tạc chế độ chính trị, điều này gián tiếp khiến cho khách hàng, điển
hình là các khách hàng hoặc nhà đầu tư nước ngoài có thể thấy được hình ảnh trong
sáng hơn về một đất nước Việt Nam, từ đó họ có thể đặt niềm tin nhiều hơn vào thị
trường của nước nhà và chúng ta có thể hợp tác kinh doanh về thương mại điện tử với
nhiều quốc gia hoặc họ không ngần ngại trong việc gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể giải quyết các bài toán khó như về vấn đề việc làm cho sinh viên
mới ra trường hoặc người đi làm cho nhu cầu đến công ty họ làm việc hay về các bài
toán về logistic; khi chúng ta có một nền chính trị ổn định thì kinh tế sẽ không bị ảnh
hưởng, cho nên việc vận chuyển hàng hóa (nhập xuất cảng) sẽ dễ dàng hơn và gia tăng
thêm cho ngân sách nhà nước.

+ Tiếp theo là các phát ngôn gây hoang mang dư luận, ngoài các vấn đề nhức nhối
trong xã hội như bà Nguyễn Phương Hằng đã đề cập ở trên thì cũng có các trường hợp
là các streamer hoặc các reviewer có thể review không tốt hoặc thậm chí có hành động
hạ thấp chất lượng của sản phẩm của một công ty nào đó, dẫn đến họ cũng không thể
bán được hàng của mình trên các website. Nhà nước cũng can thiệp để giải quyết các
vấn đề này, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể kinh doanh dễ dàng hơn và nhờ vào
pháp luật mà họ có thể hạn chế các phát ngôn bừa bãi, gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của công ty.

+ Việc các công cụ vượt tường lửa bị cấm làm cho các website thương mại điện tử
có thể “yên tâm” hơn về việc kinh doanh trên Internet của mình. Đồng thời Nhà nước
cũng vào cuộc để ngăn chặn các loại tội phạm, các hacker mà mục tiêu của họ chủ yếu
nhằm vào các công ty nhỏ, có các website không đảm bảo an ninh mạng một cách chặt
chẽ. Tuy nhiên việc hạn chế thì vẫn còn có những tội phạm mạng có thể hack các hệ
thống của các công ty nhỏ hoặc thương nhân bán lẻ để lấy thông tin, do đó các công ty
hay các thương nhân trên cũng phải cẩn trọng, nhất là về việc nâng cấp các biện pháp
bảo mật để phòng ngừa các trường hợp đáng tiếc.

+ Nhà nước yêu cầu thương nhân minh bạch hơn trong kinh doanh online, giúp
bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; họ có thể tự do mua hàng mà không cần lo về
việc hàng giả, hàng nhái. Và hàng hóa từ người bán cũng có thể dễ dàng được người
tiêu dùng đón nhận hơn và được nhiều người biết đến hơn, giúp họ tăng doanh thu và
lợi nhuận của mình.

- Tiêu cực:

+ Thông qua việc Việt Nam kiểm soát các thông tin trên Internet, nếu các công ty
chạy các chiến dịch về Marketing về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thì khi họ đăng
tải các nội dung lên Facebook hay Google thì đều có sự kiểm duyệt bởi Nhà nước.
Điều này cũng khiến cho các công ty buộc phải thận trọng hơn trong việc đăng tải các
nội dung lên mạng và cũng khiến cho họ mất thêm nhiều thời gian để kiểm tra kỹ
lưỡng các từ ngữ, nhất là đối với các công ty lớn và nổi tiếng; đồng thời còn làm cho
bộ phận làm công việc kiểm duyệt các thông tin này sẽ có thêm nhiều áp lực và cũng
tốn nhiều thời gian để quyết định xem các nội dung quảng cáo hay tin tức trên có nên
được lan truyền rộng rãi trên Internet hay không.

+ Tiếp theo là việc siết chặt các hoạt động kinh doanh online có tác động không
nhỏ đến các thương nhân nhỏ lẻ hoặc mới gia nhập ngành, họ có thể cảm thấy khó
khăn để thay đổi chiến lược kinh doanh của mình hay vô tình họ không biết về sự thay
đổi trong luật mới ban hành và họ có thể vô tình vi phạm về những sự thay đổi trong
luật (giấy tờ phù hợp để cung cấp cho cơ quan chức năng khi gia nhập hoặc khi bị
kiểm tra đột xuất bao gồm về giấy tờ về địa chỉ kho hàng, hóa đơn chứng từ về các
hoạt động bán hàng gần đây…).

4/ Hãy sử dụng 1 trong các công cụ sau: figma, Proto.io, Balsamiq Mockups hay
MockFlow để thiết kế lại layout trang chủ ueh.edu.vn hay trang
online.ueh.edu.vn gồm giao diện trên desktop và màn hình trên mobile

Nhóm em chọn sử dụng công cụ Proto.io ạ.

 Link giao diện trên desktop: UEH-desktop


 Link giao diện trên mobile: UEH-mobile

You might also like