You are on page 1of 4

1.1.

Trung Quốc

Trung Quốc đã và đang rất tích cực trong việc không ngừng phát triển từ mô hình Chính phủ điện tử và hiện tại là mô hình Chính phủ số trong

nhiều năm nay. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong quá trình chuyển đổi này, nhằm tạo nên sự phát triển và ứng dụng của công nghệ mới nổi

giúp cho công việc của Chính phủ được mở rộng từ số hóa cơ bản lên đến số hóa toàn diện để phục vụ người dân.

Để có thể tăng tốc hơn nữa quá trình phát triển tiềm năng của dữ liệu cũng như thúc đẩy chiến lược “Internet Plus” của mình, một số đề xuất

đã được nêu ra xoay quanh việc đẩy nhanh thời gian hình thành nên một Trung Quốc kỹ thuật số như một phần của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025)

tại Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 13. Nội dung cơ bản của Chiến lược này bao gồm việc cung cấp dịch công thông minh đi kèm

với tiện lợi; xây dựng nên các thành phố thông mình cùng các làng xã kỹ thuật số; khuyến khích chia sẻ các dữ liệu công cộng nhưng đồng thời cũng cần

phải tăng cường quyền riêng tư của người dùng.

1.1.1. Quá trình xây dựng Chính phủ số tại Trung Quốc

Sau khi công bố Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về việc đẩy nhanh các hoạt động xây dựng nên một “Trung Quốc số” thông qua chiến lược mang

tên “Internet Plus” vào năm 2016, Trung Quốc lại tiếp tục công bố kế hoạch 5 năm nhằm kêu gọi, thúc đẩy việc tăng cường phát triển của Chính phủ số, xây

dựng một xã hội số hiện đại hơn đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật số của dịch vụ công cũng như quản trị xã hội. Trong thực tế, khi thực hiện kế hoạch 5

năm này, Trung Quốc đã có một số thay đổi nhất định. Cụ thể, tại Bắc Kinh, chính phủ đã thu hẹp phạm vi phát triển, chú trọng nhân lực chủ yếu vào việc

đưa Bắc Kinh phát triển trở thành một thành phố thông minh. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách cũng đã chuyển hướng phần lớn các nguồn lực của

mình sao cho phù hợp với nhu cầu tăng cường đổi mới công nghệ, duy trì các mối quan hệ công tư trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở hạ

tầng hiện đại như 5G, trí tuế nhân tạo, phương tiện giao thông sử dụng nguồn năng lượng mới, điện toán đám máy,… Tất cả đều là vì một mục đích chung

đó là đổi mới cơ sở hạ tầng của nhiều khu vực đô thị mới của Trung Quốc.

Bên cạnh các cơ quan nhà nước, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cũng đóng một vai trò không nhỏ trong công cuộc đầu tư phát triển

các thành phố thông minh. Khi các công nghệ tiên tiến mới chỉ phát triển sau vài thập kỉ nghiên cứu, một số công ty Trung Quốc đã có thể đi đầu trong việc

áp dụng chúng để chuyển đổi các thành phố. Có thể kế đến như: Alibaba, Baidu, Didi Chuxing, Huawei và Tencent. Các công ty này đã cùng nhau phát

triển nên các hệ thống công nghệ hiện đại để có thể đưa vào sử dụng tại các thành phố trọng điểm của Trung Quốc như Hàng Châu, Tô Châu, Thâm Quyến,

Thượng Hải và Bắc Kinh. Sau này, họ dần phát triển các hệ thống công nghệ này hơn, tạo thành các khối xây dựng cho “bộ não kỹ thuật số”,  sử dụng điện

toán đám mây, AI và IoT để tạo nền tảng cho cơ sở hạ tầng thành phố thông minh. Một số ví dụ điển hình như:

Alibaba: Bộ não thành phố “City Brain”

Alibaba đã tận dụng được sự tiện lợi của trí tuệ nhân tạo và cơ sở hạ tầng mạng trong việc tự động hóa, tối ưu hóa các tuyến đường giao thông công cộng,

xác định các vấn đề môi trường và cho phép quản lý tài nguyên công hiệu quả hơn.

Huawei: 5G và Internet of Things (IoT)


Quả thật xứng với danh một trong những nhà vô địch quốc gia hàng đầu của Trung Quốc, Huawei đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tổng thể

công nghệ IoT và mạng viễn thông 5G ra khắp Trung Quốc, đây được xem như là một chìa khóa vàng, cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ sở hạ tầng

cần có của một thành phố thông minh.

Tencent: WeChat và Net City

Tencent được biết đến như công ty chủ quản, sáng tạo nên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như QQ, Weibo và WeChat. Bên cạnh việc trở thành động lực

chính thúc đẩy truyền thông xã hội và thương mại điện tử, lợi dụng tỷ lệ thâm nhập người dùng cực cao của WeChat, cùng với khả năng tương tác với các

ứng dụng khác và khả năng có thể thanh toán như một ví điện tử, Tencent đã biến các trang mạng xã hội này dần trở thành một nền tảng linh hoạt giữa cơ sở

hạ tầng kỹ thuật số và dân số của Trung Quốc.

Baidu và Didi: Lái xe thông minh và Lái xe tự động

Baidu và Didi Chuxing, hai gã khổng lồ công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang cạnh tranh với nhau để phát triển phương tiện lái xe tự hành. Với sự phát triển

của 5G, C-V2X và công nghệ vận chuyển nhanh chóng, Baidu và Didi đều đã triển khai quan hệ đối tác công tư với các thành phố để phát triển giao thông

thông minh ở cấp thành phố.

Chính quyền địa phương: Blockchain Technology (công nghệ chuỗi khối)

Công nghệ chuỗi khối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc số hóa các dịch vụ công, phát triển các dịch vụ này thành một chuỗi khối hợp lý hóa

tất cả các quy trình đồng thời tạo nên các bản ghi bất biến.

Khi mở rộng tiêu chí phát triển Chính phủ số, Trung Quốc cần tập trung vào công cuộc đổi mới các ứng dụng công nghệ thông tin của mình.

Với sự phát triển của công nghệ phần mềm, phần cứng mới và việc sử dụng phổ biến các máy tính chuyên dụng nhằm hỗ trợ bảo mật, ngày càng có nhiều

sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc sản xuất các mặt hàng liên quan. Đồng thời, đi kèm với việc tăng cường hỗ trợ ngành và hoàn thiện hệ sinh

thái ứng dụng cũng sẽ có không ít các lựa chọn đầu tư hơn trong quá trình xây dựng Chính phủ số.

1.1.2. Pháp luật Trung Quốc về Chính phủ số

Để đảm bảo việc phát triển mô hình Chính phủ số được diễn ra thuận lợi, các quốc gia nói chung và Trung Quốc nói riêng cần phải có các biện

pháp để ngăn chặn, hạn chế tối đa các mặt trái có thể phát sinh trong quá trình phát triển. Một trong những mặt trái có thể phát sinh mà hầu hết các quốc gia

đều đang phải đối mặt trong quá trình phát triển Chính phủ số đó là sự lạm dụng, làm rò rỉ, làm giả thông tin của người dùng cũng như là an toàn không gian

mạng. Bởi lẽ, một khi các thông tin của người dùng bị rò rỉ và bị lạm dụng cho mục đích xấu đều có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn của cá nhân hoặc gây

thiệt hại về tài sản. Chính vì vậy, Trung Quốc đã ban hành các bộ luật để hạn chế mặt xấu này nhằm giúp cho người dân cảm thấy an toàn hơn khi tham gia

không gian mạng.

a) Luật An ninh mạng (Cyber Security Law - CSL).

CSL ra đời nhằm giúp Trung Quốc trở thành quốc gia các thông lệ về an ninh mạng tốt nhất toàn cầu. Luật này chính thức có hiệu lực vào ngày

1 tháng 6 năm 2017. Theo đó, nó yêu cầu các nhà khai thác mạng, lưu trữ dữ liệu của Trung Quốc cần có sự chọn lọc cũng như là cho phép các cơ quan

chức năng Trung Quốc có quyền tiến hành kiểm tra các hoạt động mạng của những công ty đó.
Đối mặt với những vấn đề còn nhức nhối của công cuộc bảo vệ thông tin cá nhân người dùng ở Trung Quốc, “Luật An ninh mạng” đã đưa ra

các yêu cầu rõ ràng về việc thu thập, sử dụng thông tin và nghĩa vụ bảo vệ thông tin người dùng của các nhà khai thác mạng. Trong quá trình thu thập và sử

dụng thông tin người dùng cho mục đích chính thống của mình, các nhà khai thác tuyệt đối không được làm giả, làm hỏng, làm rò rỉ hay cố ý cung cấp

thông tin những thông tin người dùng mà mình có được cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý của người dùng đó.

Trước những khó khăn trong việc thu thập bằng chứng và yêu cầu truy cứu trách nhiệm, “Luật An ninh mạng” cũng làm rõ cơ quan chịu trách

nhiệm chính về an toàn thông tin mạng, đồng thời thiết lập nguyên tắc cơ bản: “ai thu thập thì chịu trách nhiệm”.

b) Luật An toàn dữ liệu (Data Security Law - DSL)

DSL gồm 7 Chương, 55 Điều, bắt đầu được áp dụng toàn Trung Quốc vào ngày 01/09/2021. Luật này quy định chặt chẽ về quá trình thu thập và

vận chuyển các nguồn dữ liệu ra các môi trường ngoài Trung Quốc. DSL cũng chỉ rõ rằng nếu các công ty nội địa cung cấp thông tin cho các cơ quan thực

thi pháp luật nước ngoài mà không có sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các khoản phạt bổ sung và có thể phải chịu trách nhiệm

pháp lý nếu Chính phủ phát hiện ra rằng dữ liệu này được sử dụng với mục đích “gây tổn hại đến an ninh quốc gia” dưới mọi hình thức.

c) Luật bảo vệ thông tin cá nhân (Personal Information Protection Law – PIPL)

Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân (PIPL) của Trung Quốc vừa được thông qua vào ngày 20/8 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11/2021. Trước khi PIPL

được thông qua, Trung Quốc không có bất kỳ luật toàn diện nào quy định việc bảo vệ thông tin cá nhân. Việc ban hành luật PIPL đã thể hiện được phần nào

sự nỗ lực đặc biệt là về mặt pháp lý của Trung Quốc trong quá trình điều chỉnh các quá trình thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của các doanh nghiệp.

PIPL đã chính thức hóa và củng cố các yêu cầu có liên quan đến dữ liệu cá nhân đã có từ trước, bao gồm cả việc cần sự đồng ý rõ ràng hoặc

riêng biệt đối với việc thu thập và bản địa hóa dữ liệu ở Trung Quốc. Việc thực thi luật này sẽ cung cấp nền tảng pháp lý để bảo vệ thông tin cá nhân người

dùng trong các hoạt động của công ty nước ngoài tại Trung Quốc. PIPL nêu rõ rằng thông tin cá nhân được thu thập bởi một công ty phải được giới hạn ở

mức tối thiểu cần thiết theo mục đích của dữ liệu. Điều này sẽ làm giảm khả năng lạm dụng thông tin cá nhân trong tương lai.

1.1.3. Chính phủ số ở Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID19

Chịu ảnh hưởng chung cùng các quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn do sự tác động của dịch bênh COVID19.

Khoàng thời gian đầu khi dịch COVID19 bắt đầu bùng phát, hàng loạt thành phố tại Trung Quốc bị áp đặt lệnh phong tỏa vô cùng nghiêm ngặt. Chính phủ

cùng các chính quyền của từng địa phương yêu cầu người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết đồng thời thực hiện phát tem phiếu để người

dân đi chợ luân phiên nhau. Việc di chuyển giữa các thành phố khác với nhau cũng bị hạn chế tối đa. Các chuyến bay phải hủy bỏ hàng loạt, mọi hoạt động

liên quan đến thể thao, lễ hội, giải trí đều phải tạm ngưng. Trung Quốc đã phải tiến hành đẩy nhanh việc xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến với một số cơ

sở chỉ trong vài ngày. Cũng nhờ có các biện pháp cứng rắn chưa từng thấy đã phần nào giúp Trung Quốc nhanh chóng khống chế được dịch bệnh.

Vào tháng 3/2020, Trung Quốc tuyên bố cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Khi biến chủng Delta bắt đầu lây lan trên diện rộng, trở thành

biến chủng càn quét khắp mọi nơi, Trung Quốc đã siết chặt nhập cảnh. Khác với các nước khác lay lắt chống dịch tháng này qua tháng khác, Trung Quốc

chỉ mất 35 ngày để dập đợt dịch do Delta gây ra. Đi kèm với thành công chống dịch đó là những đánh đổi về kinh tế. Kinh tế của quốc gia tỷ dân này đã bị

suy thoái khá nặng nề.


Tuy nhiên, để kiểm soát dịch bệnh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định sử dụng mã QR và mã sức

khỏe cá nhân. Theo Xinhua, một tuần sau khi xuất hiện tại Hàng Châu, hệ thống mã QR sức khỏe đã được 100 thành phố sử dụng và nhanh chóng mở rộng

ra khắp Trung Quốc. Người dân có thể dùng bất kỳ ứng dụng nào có liên thông với dữ liệu sức khoẻ quốc gia để được cập nhật "thẻ xanh, thẻ vàng", như ví

Alipay với 900 triệu người dùng hay Wechat với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng. Tương tự, các địa phương có thể xây dựng nền tảng chống dịch riêng

nhưng phải liên thông với kho dữ liệu chung. Tuỳ mục đích, họ có thể tạo thêm những tính năng cần thiết nhưng phải đảm bảo đồng bộ để người dân dù

1
quét mã QR ở đâu, với ứng dụng nào cũng ra một thông tin thống nhất.

1
Khương Nha, “Trung Quốc kiểm soát Covid-19 bằng thẻ xanh thế nào”, https://vnexpress.net/trung-quoc-kiem-soat-covid-19-bang-the-xanh-the-nao-4362590.html, 17/5/2022.

You might also like