You are on page 1of 5

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 4

I .Lịch sử hình thành và sự kiện bắt đầu cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- Trước hết, CMCN lần thứ 4 là gì ? CMCN lần thứ 4 còn được gọi là công nghiệp
4.0.Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kĩ thuật số từ những thập kỉ gần đây lên
một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của hệ thống Internet vạn vật, truy cập dữ liệu
thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lí không gian mạng cho phép các nhà máy
thông minh, chuỗi cung ứng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở
nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng tốt hơn.
- Khái niệm CMCN lần thứ 4 được đưa ra lần đầu tiên khi một nhóm nhà khoa học người
Đức đang phát triển một chiến lược kĩ thuật cao cho chính phủ Đức vào năm 2011, có thể
nói Đức chính là nơi khởi nguồn cho cuộc cách mạng này. Klaus Schwab, chủ tịch điều
hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã giới thiệu khái niệm này cho nhiều người hơn tại một
bài báo xuất bản tại Foreign Affairs năm 2015.Làm chủ cuộc CMCN lần thứ 4 là chủ đề
của Cuộc họp thường niên Diễn đàn Kinh tế thê giới năm 2016 tại Davos-Klosters, Thụy
Sĩ.
- Sự kiện bắt đầu: Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế thế giới tuyên bố mở trung tâm
CMCN lần thứ 4 tại San Francisco. Cũng trong năm 2016 Schwab xuất bản sách diễn giải
về CMCN lần thứ 4.Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ tư bao gồm phần cứng,
phần mềm và sinh học (hệ thống cyber-physical) và nhấn mạnh những tiến bộ trong
truyền thông và kết nối. Schwab cho rằng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột
phá trong những kỹ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo,
công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet vạn vật, điện toán phân
tán, công nghệ không dây thế hệ thứ 5, in 3D, và phương tiện vận tải không người lái.

II. Một số phát mình của CMCN lần thứ 4


- IOT ((Internet of Thing – Internet vạn vật): Đây là sự hội tụ giữa ba nhân tố: mạng
Internet, thiết bị vi cơ điện tử và thiết bị không dây. IoT tạo nên các sản phẩm liên quan
đến cuộc sống thường nhật như: máy tính, điện thoại, lò vi sóng, ti vi,… Chúng có khả
năng truyền đạt thông tin qua mạng lưới Internet. IoT giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu
khách hàng dựa trên các sản phẩm được kết nối liên tục. Vì vậy, bạn sẽ đánh giá hành vi
khách hàng tốt hơn để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp.
- AI (Trí tuệ nhân tạo) : Trí tuệ nhân tạo xuất phát từ lĩnh vực khoa học máy tính. Công
nghệ này tạo ra những cỗ máy có khả năng hoạt động và phản ứng tương tự con người.
AI được lập trình với nhiều mục tiêu như: thu thập và xử lý thông tin, đưa ra lập luận và
phán đoán, tự sửa lỗi,… Trong tiếp thị, AI có nhiệm vụ phân tích dữ liệu khách hàng, đề
xuất chiến lược kinh doanh hợp lý. Đặc biệt, khi sử dụng AI, tính cá nhân hóa được thúc
đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là xu hướng chung mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến.
- Blockchain (Chuỗi khối): Đây được xem là một phương thức ghi và chia sẻ dữ liệu hiệu
quả và an toàn. Blockchain có đặc tính phi tập trung, minh bạch và không phụ thuộc vào
bên thứ 3. Ví dụ điển hình của chuỗi khối là Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số được ứng
dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, Blockchain còn được sử dụng cho những mục đích khác
như: bảo mật dữ liệu y tế, chống gian lận trong bầu cử, theo dõi được chuỗi cung ứng,…
- Bên cạnh đó, còn một số phát minh như Cloud (Điện toán đám mây), Big Data (Dữ liệu
lớn), Công nghệ sinh học, Robot, In 3D ( chỉ vào hình trên slide )
III. So sánh 4 cuộc CMCN
a, Điểm giống nhau: Đều là các cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi mạnh mẽ quá trình
sản xuất, biến đổi đời sống, kinh tế và xã hội trên toàn cầu.

b, Điểm khác nhau:


- Nơi bắt đầu:
+) CNCM lần thứ nhất: Khởi phát từ nước Anh sau đó lan nhanh sang các nước Âu- Mỹ khác.
+) CNCM lần thứ hai: Khởi phát từ Hoa Kỳ sau đó lan sang các nước khác.
+) CNCM lần thứ ba: Khởi phát ở Hoa Kỳ.
+) CMCN lần thứ tư: Khởi pháp ở Đức

- Công cụ sử dụng :
+) CNCM lần thứ nhất: Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất
+) CNCM lần thứ hai: Sử dụng năng lượng điện, các động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản
xuất hàng loạt, sản xuất hàng hoá khổng lồ và có tác động sâu sắc đến kinh tế - xã hội của các
quốc gia.
+) CNCM lần thứ ba: Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng
này còn được gọi là cách mạng số bởi sự phát triển mạnh mẽ của chất bán dẫn, siêu máy tính,
máy tính cá nhân và internet.
+) CMCN lần thứ tư: Dựa trên sự tích hợp cao độ của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và Internet
vạn vật để điều hành hệ thống sản xuất hiệu quả và thông minh vượt bậc. Sử dụng những tiến bộ
về công nghệ thông tin và truyền thông như internet vạn vật, điện toán đám mây, công nghệ thực
tế - ảo,... vào các hệ thống sản xuất, làm thay đổi cơ bản chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh
trong sản xuất công nghiệp.
- Phát minh:
+) CNCM lần thứ nhất: thoi bay, máy quay sợi, máy dệt, máy kéo sợi chạy bằng sức nước; nấu
than cốc từ đá để luyện sắt, lò luyện gang; máy hơi nước, tàu thuỷ và tàu hoả,...
+) CNCM lần thứ hai: phun khí nóng trong sản xuất sắt làm giảm tiêu hao nhiên liệu; cải thiện
công nghệ sản xuất đường ray tàu hoả; sản xuất giấy, sản xuất dầu; thuốc nhuộm tổng hợp, cao
su, ô tô, điện thoại, phương thức quản lí kinh doanh hiện đại,...

+) CNCM lần thứ ba: Các tiến bộ khoa học - kĩ thuật nổi bật là thiết bị điện tử cầm tay, máy rút
tiền tự động, rô-bốt công nghiệp, đồ hoạ máy tính, âm nhạc điện tử, điện thoại di động, internet,
máy ảnh kĩ thuật số,...

+) CMCN lần thứ tư: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ không ngừng sáng tạo
ra những phát minh tối tân , hỗ trợ tối đa cho kinh tế và xã hội.

- Tác động đến nền kinh tế:

+) CNCM lần thứ nhất: Số lượng sản phẩm, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên, giá sản
phẩm giảm đi và do đó làm năng suất lao động tăng lên, kinh tế phát triển mạnh. Tác động trực
tiếp đến các ngành như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Tác động chủ yếu đến nước
Anh và một số nước khác ở châu Âu.

+) CNCM lần thứ hai: Năng suất lao động tăng gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng trước. Tác
động trực tiếp đến các ngành như giao thông vận tải, luyện kim, xây dựng, sản xuất giấy,.. Tác
động chủ yếu đến Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nga,...

+) CNCM lần thứ ba: Năng suất và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp tăng đáng kể, các hoạt
động quản lí của chính phủ và cách thức con người sinh hoạt trong đời sống hằng ngày cũng
thay đổi. Tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

+) CMCN lần thứ tư: Con người và máy móc có khả năng cộng tác chặt chẽ với nhau trong quá
trình sản xuất. Thời gian ra đời một sản phẩm ngắn hơn, chi phí tiết kiệm hơn. Quy mô vô cùng
lớn với tốc độ lan truyền rất nhanh, thúc đẩy đột phá công nghệ, tạo ra một thế giới được số hoá,
tự động hóa ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn. Tác động mạnh mẽ và toàn diện
đến kinh tế - xã hội thế giới ở tất cả khu vực và trong từng quốc gia.
IV, Cơ hội và thách thức: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là Cách
mạng Công nghiệp 4.0, đang mở ra một loạt cơ hội mới cùng với những thách thức đáng kể.
Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về cả hai khía cạnh này:

Cơ hội:

- Tăng Cường Năng Suất và Hiệu Quả: Cách mạng Công nghiệp 4.0 đưa vào sử dụng
các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), big data và
máy học (machine learning), từ đó tạo ra những quy trình sản xuất và vận hành tự động
hóa, nâng cao năng suất và hiệu quả của các ngành công nghiệp.
- Tăng Cường Tích Hợp và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: Sự kết hợp của các công nghệ
số giúp tăng cường tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến phân phối
và tiêu thụ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và giảm thiểu lãng phí.
- Sáng Tạo Mô Hình Kinh Doanh Mới: Các công nghệ mới mở ra cơ hội cho sự đổi mới
và sáng tạo trong mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng số để
phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra giá trị độc đáo và phản ánh nhu cầu thị trường
đang thay đổi.
- Cải Thiện Trải Nghiệm Khách Hàng: Sự phát triển của công nghệ giúp các doanh
nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua cá nhân hóa, dịch vụ tiện ích
và tương tác nhanh chóng.
- Tạo Ra Cơ Hội Việc Làm Mới: Mặc dù có những lo ngại về mất việc làm do tự động
hóa, nhưng Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các
lĩnh vực như khoa học dữ liệu, phát triển phần mềm, và quản lý dữ liệu.

Thách Thức:

- Mất Việc Làm và Ung Thư Xã Hội: Tự động hóa có thể dẫn đến mất việc làm đáng kể
trong một số ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các công việc đơn giản và lặp lại. Điều
này có thể gây ra sự không an sinh xã hội và tăng thêm áp lực cho hệ thống an sinh xã
hội.
- Bảo Mật Thông Tin và Quyền Riêng Tư: Sự phụ thuộc vào công nghệ thông tin và truy
cập dữ liệu điện tử tạo ra những rủi ro mới liên quan đến bảo mật thông tin và quyền
riêng tư. Các cuộc tấn công mạng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh
nghiệp và tổ chức.
- Chênh Lệch Công Nghệ và Tài Chính: Các quốc gia và doanh nghiệp có nguy cơ bị tụt
hậu nếu không đầu tư đúng mức vào Cách mạng Công nghiệp 4.0. Sự chênh lệch về công
nghệ và tài chính có thể tăng bất bình đẳng và phân hóa kinh tế.
- Thay Đổi Văn Hóa và Đào Tạo: Để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, doanh
nghiệp và tổ chức cần thay đổi văn hóa làm việc và đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân
lực.
- Quản Lý Dữ Liệu và Phân Tích: Sự phát triển của dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân
tạo (AI) đặt ra những thách thức về quản lý dữ liệu và phân tích, đòi hỏi các hệ thống và
chính sách phù hợp để đảm bảo tính bảo mật và sự minh bạch của dữ liệu.
Tóm lại, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội hứa hẹn cho sự phát triển
kinh tế và xã hội, nhưng cũng đặt ra những thách thức đáng kể mà chúng ta cần phải giải quyết
để đảm bảo rằng lợi ích của nó được phân phối công bằng và bền vững.

-
-

You might also like