You are on page 1of 37

1. Nếu VN đi theo NGĐP thì có thách thức gì trong tương lai DỰA TRÊN GÓC NHÌN LÝ THUYẾT ?

Chủ nghĩa hiện thực: hệ thống quốc tế là một hệ thống cạnh tranh, 1. CNHT cho rằng bản chất con người là xấu xa, ích kỷ luôn có sự
nơi các quốc gia luôn phải lo lắng về an ninh, sự tồn tại của mình, lo cạnh tranh. Tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều biến
lắng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích bản thân. Do đó, CNHT luôn đề cao sức động, phức tạp.Các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga,... đều
mạnh quốc gia, quyền lực trong mối tương quan giữa các quốc gia. đang cạnh tranh gay gắt về lợi ích, dẫn đến những bất ổn trong
khu vực và trên thế giới. Điều này có thể gây khó khăn cho Việt
Cùng với đó, Các quốc gia hành động dựa trên lợi ích của chính mình, Nam trong việc bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình trong các
quan tâm đến relative gains - mối tương quan có lợi; tức đôi bên cùng diễn đàn đa phương.
lợi. Bởi vì khi tình trạng vô chính phủ sẽ dẫn đến việc các nhà lãnh đạo ● Ví dụ: pick 1 trong những cái này
bắt đầu việc tự cứu mình bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự; Tăng trưởng xuất khẩu không bền vững: Việt Nam là một trong những
liên minh với các nước khác để chống đe dọa. Do đó, họ thường sử nước hưởng lợi từ cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, khi các doanh
dụng sức mạnh để đảm bảo được lợi ích cũng như tự self-help cho nghiệp Mỹ tìm kiếm các nhà cung cấp mới ở các nước khác, bao gồm
chính mình. Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời
gian qua chủ yếu dựa vào sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc. Khi
cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung được giải quyết, các doanh
nghiệp Mỹ có thể quay trở lại Trung Quốc hoặc tìm kiếm các nhà cung
cấp mới ở các nước khác, điều này có thể khiến xuất khẩu của Việt Nam
giảm sút.

Tăng trưởng giá cả: Cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung cũng đã dẫn
đến việc giá cả hàng hóa tăng cao. Điều này là do các doanh nghiệp phải
chịu thêm chi phí do các biện pháp thuế quan và các rào cản thương mại
khác. Điều này đã gây khó khăn cho người tiêu dùng Việt Nam.

Rủi ro kinh tế: Cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung cũng làm gia
tăng rủi ro kinh tế cho Việt Nam. Nếu cuộc tranh chấp này kéo dài, có
thể dẫn đến sự suy giảm kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế
của Việt Nam.

Một số ví dụ cụ thể về tác động tiêu cực của tranh chấp thương mại
Mỹ-Trung đến Việt Nam:

● Trong lĩnh vực xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa
Kỳ đã tăng từ 42,8 tỷ USD trong năm 2017 lên 81,2 tỷ USD trong
năm 2021. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu dựa vào các mặt
hàng dệt may, điện tử và giày dép, vốn là những mặt hàng có giá
trị gia tăng thấp.
● Trong lĩnh vực giá cả, giá xăng dầu và giá nguyên liệu đầu vào đã
tăng cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và tiêu
dùng.
● Trong lĩnh vực kinh tế, sự suy giảm kinh tế toàn cầu do cuộc tranh
chấp thương mại Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của
Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu và
đầu tư.

2. CNHT cho rằng phát triển quân sự là tối cao+ bảo vệ lợi ích quốc
gia. Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm lực kinh tế,
quân sự còn hạn chế. Điều này khiến Việt Nam gặp khó khăn
trong việc đối đầu với các nước lớn, có sức mạnh vượt trội.

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam cần phải cân bằng giữa việc
bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia với việc duy trì hòa bình và
ổn định khu vực. Điều này không hề dễ dàng, khi mà các nước có
tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông đang ngày càng gia
tăng sức mạnh và hành động gây sức ép lên Việt Nam.

3. Việt Nam có nhiều lợi ích cạnh tranh với các nước khác trong
khu vực và trên thế giới. Ví dụ, Việt Nam và Trung Quốc có tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam và Mỹ có cạnh tranh về
thị trường và ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Điều này khiến Việt Nam
gặp khó khăn trong việc cân bằng các lợi ích của mình trong các
diễn đàn đa phương.

Chủ nghĩa tự do: hệ thống quốc tế là một hệ thống dựa trên luật pháp 1. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong hợp tác kinh tế
và trật tự. Các quốc gia có thể hợp tác với nhau để giải quyết các vấn Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị
đề chung và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển. trường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong năm 2022, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 27,6% tổng kim
Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế phụ thuộc ngạch xuất khẩu. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất
nhiều vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần của Việt Nam, chiếm 25,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sự phụ
tham gia tích cực vào ngoại giao đa phương để bảo vệ lợi ích quốc gia thuộc vào hai thị trường này khiến Việt Nam dễ bị tổn thương
và thúc đẩy hội nhập quốc tế. trước những biến động của kinh tế thế giới, đặc biệt là khi xảy ra
chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
2. Quá trình hội nhập sâu rộng cùng việc chuyển đổi sang nền
kinh tế số cũng đặt ra những vấn đề mới về an toàn thông tin;
nhiều công nghệ mới được áp dụng như trí tuệ nhân tạo (Al),
Internet kết nối vạn vật (Iot), điện toán đám mây (Cloud
computing), điện toán di động (Mobility)...; chuỗi cung ứng và dịch
vụ của bên thứ ba được mở rộng. Vì vậy, phạm vi, không gian bị
tấn công trên môi trường số ngày càng tăng lên; công nghệ mới
cũng bị lợi dụng để phục vụ cho các mục đích xấu; khả năng kiểm
soát và bảo đảm an toàn thông tin không theo kịp tốc độ chuyển
đổi số.

Chủ nghĩa kiến tạo: hệ thống quốc tế là một hệ thống được xây dựng 1. Sự khác biệt về lợi ích: Các quốc gia có các lợi ích khác nhau và
bởi các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Các quốc gia và tổ chức quốc đôi khi các lợi ích này có thể mâu thuẫn với nhau. Điều này có thể
tế này sử dụng ngôn ngữ, các quy tắc và các thể chế để tạo ra trật tự khiến việc đạt được đồng thuận trong các diễn đàn đa phương trở
và thống nhất trong hệ thống, đề cao ý tưởng nên khó khăn.
Việt Nam là một quốc gia có hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trong
khi nhiều quốc gia khác trên thế giới là các quốc gia tư bản chủ
nghĩa. Sự khác biệt về hệ tư tưởng này có thể dẫn đến những bất
đồng trong quan điểm và lợi ích, gây khó khăn cho việc hợp tác
giữa các quốc gia.

2. thách thức về nhận thức và tư duy. Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng
ngoại giao đa phương không chỉ là một công cụ để đạt được lợi
ích, mà còn là một quá trình xây dựng và tái hiện lại trật tự thế
giới. Điều này đòi hỏi các quốc gia cần có những nhận thức và tư
duy mới về ngoại giao đa phương. Việt Nam cần nhận thức được
rằng ngoại giao đa phương không chỉ là việc tranh thủ sự ủng hộ
của các nước lớn, mà còn là việc xây dựng tiếng nói và vị thế của
Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng
cần thay đổi tư duy từ việc chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia ngắn
hạn sang việc cân nhắc các lợi ích quốc gia dài hạn và lợi ích
chung của cộng đồng quốc tế.
3. thách thức về năng lực và vị thế. Việt Nam là một quốc gia có nền
kinh tế và sức mạnh quân sự tương đối nhỏ bé. Điều này khiến
Việt Nam có ít ảnh hưởng trong các diễn đàn đa phương, đặc biệt
là trong các vấn đề liên quan đến các nước lớn. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng có vị thế địa chính trị tương đối đặc biệt, nằm ở khu
vực Đông Nam Á với nhiều lợi ích cạnh tranh của các nước lớn.
Điều này khiến Việt Nam cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và
rủi ro khi tham gia vào các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Nếu xuất hiện cơ chế tiểu đa phương thì Việt Nam nên ứng xử như nào?

● Xác định rõ lợi ích quốc gia: Trước khi tham gia bất kỳ cơ chế tiểu đa phương nào, Việt Nam cần xác định rõ lợi ích
quốc gia của mình trong cơ chế đó. Lợi ích quốc gia có thể bao gồm các khía cạnh như an ninh, kinh tế, văn hóa, môi
trường,...
● Tìm kiếm các điểm tương đồng: Việt Nam cần tìm kiếm các điểm tương đồng giữa lợi ích quốc gia của mình và lợi ích
của các nước khác trong cơ chế tiểu đa phương. Điều này sẽ giúp Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước khác và
đạt được lợi ích quốc gia.
● Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền: Việt Nam cần tôn trọng chủ quyền của các nước khác trong cơ chế tiểu đa
phương. Điều này sẽ giúp Việt Nam xây dựng lòng tin và sự hợp tác giữa các nước.
● Tích cực tham gia và đóng góp: Việt Nam cần tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động của cơ chế tiểu đa
phương. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong cơ chế và đóng góp tích cực vào việc giải quyết các
vấn đề quốc tế.
● Nếu cơ chế tiểu đa phương được thành lập để giải quyết một vấn đề mà Việt Nam có lợi ích quan trọng, Việt Nam
cần tích cực tham gia và đóng góp vào việc giải quyết vấn đề đó. Ví dụ, nếu cơ chế tiểu đa phương được thành
lập để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam cần tích cực tham gia và đóng góp vào việc giảm phát thải khí
nhà kính, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu,...
● Nếu cơ chế tiểu đa phương được thành lập để thúc đẩy hợp tác trong một lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh,
Việt Nam cần tích cực tham gia và đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác đó. Ví dụ, nếu cơ chế tiểu đa phương được
thành lập để thúc đẩy hợp tác kinh tế, Việt Nam cần tích cực tham gia và đóng góp vào việc thu hút đầu tư, thúc
đẩy thương mại,...

2.Định nghĩa “Đối ngoại/Ngoại giao’ đa phương của Việt Nam, “Tư duy đối
ngoại của VN”?
Việt Nam định nghĩa các khái niệm “tư duy đối ngoại”, đối ngoại đa phương là:

Định nghĩa đối ngoại của NGĐP có khác nhau không? Việt Nam dùng “đối ngoại đa phương” chứ ko là “ngoại giao đa phương”

Còn các thảo luận lý thuyết của mình dùng “NGĐP” cơ bản ko khác về bản chất, nhưng khác ngoại giao: là công cụ, đàm phán, ko sử
dụng vũ lực đối ngoại: tư duy đối ngoại, thực thi chính sách đối ngoại ra bên ngoài theo con đường đa phương đối ngoại đa phương: an
ninh, kinh tế, ảnh hưởng

1. Tư duy đối ngoại - Foreign Policy Thinking:

KN: Là quá trình nhận thức về thời cuộc, về lợi ích quốc gia – dân tộc và về cách ứng xử với thời cuộc cũng như về phương thức bảo đảm lợi
ích quốc gia dân tộc (Dương Văn Quảng 2021, 531)

→ Tức là: Là cách một quốc gia xác định, phát triển nhận thức trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của mình để đánh giá bối cảnh
trong nước (nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc) và quốc tế (đáp ứng các thách thức thời cuộc).
VD: Một quốc gia có thể có tư duy đối ngoại hòa bình, chủ động tham gia hợp tác quốc tế, hoặc có thể chọn tư duy đối ngoại chiến
tranh, ưu tiên lợi ích quốc gia trên tất cả.

*Đổi mới tư duy đối ngoại: quá trình nhận thức và tâm thế mới, đưa ra chính sách, phương cách thực hiện mới, hướng tới bước chuyển
giai đoạn về chiến lược, tháo gỡ khó khăn tạo nguồn lực mới, động lực mới và cục diện mới. → đổi mới tư duy chính là khởi đầu cho mọi
quá trình phát triển mới. Bởi lẽ, các qg đều luôn cần theo dõi, phân tích, dự báo các xu thế lớn,.. từ đó xác lập đường hướng chiến lược
đối ngoại trong mỗi giai đoạn.

Tư duy đối ngoại Việt Nam: Đổi mới tư duy đối ngoại luôn là ndung trọng tâm của đường lối đối ngoại của Đảng.

Xuyên suốt sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam đều có sự biết cách nắm bắt thời cuộc; đánh giá đúng
và trúng thời cơ trong từng giai đoạn cụ thể của cách mạng; xác định và phân biệt giữa đối tác và đối tượng, từ đó tranh thủ sự ủng
hộ của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, tận dụng thế và lực, nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng.

Trong thời kỳ chiến tranh, nhiệm vụ của đối ngoại là bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc
xâm lược. Tư duy của Đảng thể hiện qua sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại xác định rõ “ngoại giao là một mặt trận”
và phương châm kết hợp “vừa đánh, vừa đàm” đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, thu non sông về một mối.

Trong thời kỳ đổi mới, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam do Đảng khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo được thể hiện rõ nét
và đặc sắc nhất. Nếu như sự đổi mới tư duy của Đảng trong thập niên 80 của thế kỷ XX xuất phát từ nhu cầu đưa đất nước thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và bị bao vây cô lập, thì giai đoạn sau đó là sự chủ động đổi mới tư duy để tạo dựng vận hội
mới, mở ra cơ hội phát triển mới trong thế giới toàn cầu hóa. Quan tâm về chiều rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, trọng tâm từ an
ninh sang phát triển, nâng cao vị thế; với tâm thế từ tham gia sang chủ động đóng góp, định hình và dẫn dắt.

2. Đối ngoại đa phương (theo Đăng Đình Quý 2019, tư tưởng Hồ Chí Minh dc xem là tư duy đầu của đối ngoại đa phương VN):
- Đối ngoại đa phương là một trong những công cụ, phương thức đối ngoại để đạt mục tiêu giải phóng và xây dựng đất nước./ Đối
ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để chúng ta triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội
nhập quốc tế.

*Đối ngoại đa phương Việt Nam: ĐNĐP là công cụ của VN để tìm kiếm tiếng nói, tranh thủ các mặt hợp tác ở các nước và tổ chức quốc
tế. Là nơi tuân theo những quy tắc hành xử theo những luật lệ. ĐNĐP bao gồm các kênh đối ngoại khác nhau để tiếp cận diễn đàn đa
phương, TCQT và các nước có vị thế và vai trò trong các tổ chức này.

⇒ Định nghĩa đối ngoại đa phương của VN không khác xa về mặt lý thuyết, đều dựa trên nền tảng căn bản “rule-base order”. Việc VN
xác định về đối ngoại đa phương thì cũng hành xử theo luật lệ nhằm giữ gìn hòa bình cho đất nước, tìm kiếm môi trường hòa bình để
phát triển, mở cửa và mở rộng hợp tác tranh thủ rộng rãi về nhiều mặt với các nước và các TCQT

⇒ VN tiếp cận đa phương như 1 functional ( hợp tác chúc năng để đạt mục đích cho mình) Phân tách nội hàm thế nào là ngoại giao đa
phương để đưa ra các đường lối, triển khai ntn

* Đối ngoại đa phương trong thời điểm hiện nay đã có thêm điều chỉnh và thay đổi:

Đối ngoại đa phương VN dc xem như định hướng chiến lược đất nước, trong đó gồm:

+ chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các thể chế đa phương (ASEAN, LHQ,..) chủ động tham gia tích cực các cơ chế đa
phương về an ninh - quốc phòng, đặc biệt tham gia hđ hợp tác ở mức cao hơn về việc giữ gìn hòa bình LHQ, diễn tập về an ninh
phi truyền thống,..
+ chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược các khu vực thg mại tự do với các đối tác quan trọng,
ký kết thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới.

*Ngoại giao đa phương:

Với định nghĩa NGĐP trên sẽ có 3 lĩnh vực quan trọng, mục tiêu VN đặt ra trong 3 lĩnh vực này sẽ là:
+ Chính trị - ngoại giao: Góp phần định hình thể chế kiến trúc, an ninh kv: ASEAN, LHQ,..
+ Kinh tế - thương mại: nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia các tổ chức KT: ASEAN, FTA,..
+ Quốc phòng- an ninh: nâng cao đan xen hợp tác, phù hợp lợi ích chung: ASEAN, LHQ, HĐBA,..

3.Sự phát triển của Đối Ngoại Đa Phương/ sự thay đổi trong tư duy: (Từ các
văn kiện đại hội đảng lần 6 1986 đến đại hội IX 2001)
VN có sự thay đổi rất rõ ràng về tư duy đối ngoại và cách tiếp cận với đối ngoại đa phương. Cụ thể như:
*Đại hội VI (1986 - 1991)
Bối cảnh
Tình hình thế giới, Từ giữa thập niên 1980 đã có những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế:
- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào khủng khoảng sâu sắc, trầm trọng về kinh tế, kéo theo sự khủng hoảng
trên các lĩnh vực chính trị, xã hội… đã khiến mâu thuẫn trong lòng hệ thống các nước XHCN ngày càng gia tăng, gây ra những bất
trắc trong quá trình tập hợp lực lượng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến các nước nhỏ
trong hệ thống.
- Bên cạnh đó, để chống lại sự lôi kéo từ các nước lớn, nhiều phong trào, tổ chức khu vực… đã được thành lập hoặc điều chỉnh cơ
chế hoạt động,trở thành diễn đàn đấu tranh của các nước vừa và nhỏ.
Tình hình trong nước, đối với nước ta, những năm 80 thế kỷ XX,Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội:
- về kinh tế,sản xuất đình trệ, ngân sách thiếu hụt, lạm phát cao…
- về chính trị chịu tác động lớn từ khủng hoảng chính trị trong hệ thống các nước XHCN, bị cô lập chính trị do những hiểu lầm
trong vấn đề Campuchia
- về đối ngoại gặp nhiều khó khăn do Mỹ và phương Tâycấu kết với nhau hình thành trận tuyến chống lại chúng ta.
⇒ đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển và mục tiêu CNXH của Việt Nam, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc hình thành tư
duy đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam trước tình hình mới:
Đổi mới tư duy đối ngoại
- Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị khoá V (tháng 7/1986) chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đấu tranh cùng tồn tại hoà
bình.
- Đại hội VI của Đảng nêu bật lên tư duy đối ngoại là “mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, … mở rộng quan hệ với tất cả các
nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”. Cùng với đó, nhấn mạnh: “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, ưu tiên giữ vững hoà bình để phát triển kinh tế.
- Năm 1988, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI lần đầu tiên đưa ra khái niệm “đa dạng hóa quan hệ” trên cơ sở “thêm bạn, bớt
thù”. → Đây có thể được coi đó là nền tảng cho chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa” sau này của Đảng. → Nghị quyết cho
thấy một bước chuyển mạnh mẽ về tư duy, mục tiêu đối ngoại, quan hệ bạn thù và cách thức tập hợp lực lượng. Bởi đây là văn
kiện đầu tiên của Đảng mang ý nghĩa nền tảng cho chủ trương “đa dạng hoá, đa phương hoá” sau này.
- Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội Đảng VI và các nghị quyết của Trung ương đã chuyển hướng chính sách ngoại giao, chủ trương đẩy
mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, thi hành
chính sách hữu nghị, hợp tác, cùng tồn tại hòa bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của nhân dân ta và xu thế phát triển
chung của thế giới.
- Đại hội Đảng VI cũng chỉ rõ:
+ Phát triển và củng cố quan hệ đặc biệt giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia; phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác
+ Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế; mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình
+ Đồng thời tranh thủ sự mở rộng qh KT - XH nc ta cần: Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; tham gia ngày càng
rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế; tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học, kỹ thuật với các nước khác, với
các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi
→ Đây cũng có thể coi là cách tiếp cận đa ngành về ngoại giao đa phương trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư
Đánh giá:
- đối ngoại đa phương đã thành công phá “tảng băng” bao vây, cấm vận và tìm giải pháp cho “vấn đề Campuchia”, bình thường hoá
quan hệ với các nước láng giềng, trước hết là Trung Quốc. Đại hội Đảng VI đã khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng đàm phán với
Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”
→ Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ tiến đến việc bình thường hóa và thiết lập
quan hệ ngoại giao với hai nước sau này.
- Chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở theo tư duy mới, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng
và sự bao vây cấm vận của các lực lượng thù địch, giải tỏa những bế tắc trong quan hệ với các nước láng giềng (ngoài Đông
Dương) và với hầu hết các nước lớn, các tổ chức khu vực và liên khu vực bắt đầu tham gia vào các hoạt động ngoại giao đa phương
chủ yếu tại Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, và Phong trào không liên kết. Quan hệ giữa nước ta với
các nước ASEAN được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN và hội nhập khu vực sau đó.
*Đại hội VII (1991) của Đảng
Bối cảnh thế giới có những biến động lớn.
- Bên cạnh mưu đồ “thế giới một cực” của Mỹ, khoảng trống quyền lực sau khi hệ thống XHCN sụp đổ khiến cho chỗ dựa của Việt
Nam là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn nữa; đã tạo ra những cơ hội chomột số nước nhăm nhe thế chỗ
- Bên cạnh đó, cơ hội cho yếu tố đa cực cũng dần trở thành xu thế nổi trội trong quá trình tập hợp lực lượng của các nước thông
qua hoạt động ngày càng mạnh hơn của các tổ chức khu vực và các phong trào cách mạng thế giới. Việc các nước XHCN Đông Âu
sụp đổ cũng khiến cho chỗ dựa vững chắc của chúng ta không còn nữa.
Đổi mới tư duy đối ngoại
- Đại hội Đảng VII (1991) đã khẳng định “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc
lập và phát triển”
→ có sự thay đổi về chất trong tư duy về đối ngoại đa phương của Đảng. Đó là chủ trương: vượt lên trên tư duy về “bạn”, “thù”, đòi hỏi
được hiểu rộng hơn. Và từ chủ trương đó, hình thành nên chính sách đối ngoại theo hướng “đa phương, đa dạng hóa, hợp tác bình đẳng
cùng có lợi với tất cả các nước”
- Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1992) cũng nêu rõ các nhiệm vụ đối ngoại đa phương về kinh tế đối
ngoại: “Cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)... mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở Châu Á - Thái Bình Dương”. Cùng
với đó, đặc biệt là một số nước lớn có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
*Đh Đảng thứ VIII (1996)
- Trước những biến động nhanh, khó lường của thế giới và khu vực: “diễn biến hòa bình”
+ “diễn biến hòa bình”: Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung
đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
+ Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
+ nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới → cuối tháng 6 đầu tháng 7/1996,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII được triệu tập tại Thủ đô Hà Nội
- Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh
thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
- Đại hội nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ
rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển” → Đảng ta cho thấy sự coi trọng ngoại giao
nhân dân và quan hệ với các tổ chức phi chính phủ. Đây cũng là điểm mới trong tư duy đối ngoại đa phương của Đảng so với các
kỳ Đại hội trước đó.
- Đảng cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể là: “Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA)”.
*Đại hội thứ IX (2001)
- Đại hội Đảng IX (2001) khẳng định: Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, đẩy mạnh
hoạt động tại các diễn đàn đa phương” → đánh dấu cho sự khởi đầu hội nhập kinh tế quốc tế thành công của Việt Nam
- Nghị quyết 07 ngày 27 tháng 11 năm 2001 và Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX đã thể hiện rõ sự thống nhất cao của Đảng ta về
hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng cách chủ trương chung về xây dựng chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế ở các cấp độ:
toàn cầu, khu vực và song phương: “Chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc
tế đa phương, song phương nước ta đã ký và chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”.
- Đại hội Đảng IX xác định “đối tác, đối tượng” thay cho “bạn, thù”. Trong đó:
+ đối tác là bất kể ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, mong muốn thiết lập và xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng, cùng có
lợi với Việt Nam.
+ đối tượng ta cần kiên quyết đấu tranh là những ai tìm cách chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta
⇒ Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có những mặt cần tranh thủ; và trong một số đối tác vẫn có thể có những khác biệt, mâu thuẫn với lợi
ích của ta. Do đó, cần tránh cả hai khuynh hướng mất cảnh giác, tuyệt đối hóa đối tác hoặc đối tượng trong việc xử lý quan hệ cụ thể →
bước chuyển biến quan trọng, là nội dung cốt lõi trong tư duy đối ngoại đa phương của Đảng ta và là cơ sở then chốt để triển khai đối
ngoại đa phương Việt Nam trên thực tế.
⇒ Tóm lại, gđ 1991 - 2005:
- quan điểm về đối ngoại đa phương của Đảng đã được định hình rõ nét, được công khai hóa và chính thức hóa trong các văn kiện
của Đảng, được thể hiện qua những chủ trương, nguyên tắc lớn, cơ bản và những mục tiêu, nhiệm vụ được xác định ngày càng cụ
thể hơn.
- Đặc trưng của tư duy đối ngoại đa phương thời kỳ này là tập trung vào kinh tế đối ngoại và chú trọng phát triển “công tác đối
ngoại nhân dân, phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại
nhân dân”
- Đối ngoại đa phương theo cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực có cơ sở từ đây

⇒ Như vậy, nhìn lại mục tiêu của cả 1 chặng đường mà từ năm 1986 đến đầu thế kỳ 21 là đẩy mạnh triển khai 2 trụ cột gồm: đa dạng hóa,
đa phương hóa và chủ trương hội nhập quốc tế là để có sự ủng hộ và hỗ trợ các thành viên đối với các lợi ích QG của mình (kinh tế);
tranh thủ nguồn lực từ việc tham gia các TCQT để yêu cầu đổi mới phát triển KTXH; tranh thủ hiệu quả các khuôn khổ hợp tác đa
phương để làm sâu sắc quan hệ nhằm gặp gỡ, trao đổi, hợp tác với các đối tác trong các thể chế đa phương đó.
*Đh đảng thứ X (2006)
- thông qua ngoại giao Đa phương để tăng năng lực quốc phòng, đa dạng hóa đa phương hóa “chủ động tích cực là bạn của cộng
đồng quốc tế”’ Quốc phòng VN VN phụ thuộc nguồn cung vũ khí của Nga
- Bối cảnh: TQ trỗi dậy, Mỹ “Xoay trục châu Á”, “Tái cân bằng”, Mỹ khá ngây thơ khi cho TQ tham gia vào các thể chế với mong
muốn chia sẻ và lan tóa giá trị phương Tây
Đại hội Đảng XII lần đầu tiên đưa ra định hướng cụ thể công tác đối ngoại đa phương, theo đó
- Việt Nam “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” và “ chủ động,
tích cực hợp tác với các nước trong các cuộc đàm phán đa phương về một trật tự kinh tế quốc tế mới, công bằng hơn”. Trong đó:
+ hợp tác quốc tế có thể hiểu là cách tiếp cận toàn diện, đa ngành của đối ngoại đa phương về hội nhập quốc tế.
+ Hội nhập quốc tế giờ đây không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả chính trị, quốc
phòng, an ninh và văn hóa - xã hội. → điểm mới trong tư duy đối ngoại đa phương về hội nhập quốc tế toàn diện. Hội nhập quốc
tế toàn diện không chỉ hiểu là chủ động tham gia trên tất cả các lĩnh vực, mà còn “tích cực” → càng thể hiện một tầm nhìn, trách
nhiệm, vị thế sẵn sàng của Việt Nam khi tham gia vào các diễn đàn quốc tế.
- Ngoài ra, giai đoạn này Đảng ta cũng chính thức đưa ra phương châm cho công tác đối ngoại nhân dân là: “Chủ động, linh hoạt,
sáng tạo và hiệu quả; tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới”.
*Đại hội Đảng thứ XI (2011)
- Đại hội Đảng XI chỉ rõ: tư duy về đối ngoại đa phương khi đưa ra định hướng “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”
+ Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...
+ tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc
+ tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền
thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu
+ sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền.
→ Đây là một bước nâng tầm tiếp theo trong tư duy đối ngoại và định vị Việt Nam trên trường quốc tế của Đảng ta. → thể hiện bước
trưởng thành của đối ngoại đa phương VN trong việc tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm tại các cơ chế, tổ chức đa
phương và toàn cầu → góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song
phương → ngoại giao đa phương đã trở thành 1 bộ phận quan trọng trong tư duy và thực tiễn đối ngoại của đảng ta.
- Một điểm mới nữa là: Đại hội Đảng XI nhấn mạnh: “Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”, “Tham
gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc”
→ có sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình hội nhập quốc tế và đối ngoại đa phương với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, củng cố chủ
quyền đất nước phù hợp với bối cảnh ngày càng hội nhập sâu
rộng vào khu vực và thế giới
*Đại hội Đảng XII (2016):
bối cảnh
- Trong nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ, bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế,
khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới
phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng và đời sống
nhân dân. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ngày
càng cao.
- Ngoài nước, cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... đã
tác động bất lợi đến nước ta: do phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước
những động thái mới của tình hình khu vực và quốc tế. Ngoài ra, còn có Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều : Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương 2017: Trump phát biểu tại hội nghị Apec Ấn độ Dương, Thái Bình Dương → Vn bắt đầu có vị thế và ảnh hưởng ở ĐNÁ
- mở rộng mối quan hệ đa phương Nghị quyết số 25 đưa ra: thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế
của đất nước ngày càng được nâng cao. Nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thời cơ, vận hội
phát triển mở ra rộng lớn.
- Đại hội Đảng XII đã chỉ rõ nâng cao chất lượng công tác đối ngoại đa phương: VN cần “Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng,
định hình các thể chế đa phương”; “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên
Hợp Quốc”
→ đặt ra yêu cầu mới: “Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”.Tức công tác đối ngoại đa phương
không chỉ phải chuyển mạnh từ “tham gia, ký kết, gia nhập” sang “chủ động tham gia, nhất là vào quá trình xây dựng và định hình các
quy tắc và luật lệ mới”, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương → bước chuyển lớn trong tư duy đối ngoại đa phương của
VN ở tầm cao nhất, thể hiện sự tiếp nối, trách nhiệm, sẵn sàng của VN tham gia vào xây dựng luật chơi.
*Đại hội XIII của Đảng (2021)
- xác định vai trò tiên phong về chính sách đối ngoại bảo đảm cao nhất quốc gia dân tộc, hiến chương liên hợp quốc
- Tại Đại hội XIII, trên cơ sở xác định định hướng đối ngoại cho giai đoạn 2021- 2030, Đảng ta khẳng định mục tiêu/ dg lối đối
ngoại: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia -
dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế
giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam
trên trường quốc tế. Trong đó,
+ nội hàm “toàn diện” thể hiện triển khai đối ngoại của nước ta qua các chủ thể, đối tượng và các địa bàn, trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh…
+ nội hàm “hiện đại” là trên cơ sở kế thừa truyền thống ngoại giao Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì lợi ích quốc gia - dân
tộc, trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, thích ứng linh
hoạt trước những chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực.
→ Đại hội làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa ba nội dung lớn về độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế. Đặc
biệt trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng như hiện nay, độc lập, tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ là con đường
phù hợp và hiệu quả nhất để Việt Nam bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc.
→ Độc lập, tự chủ là việc Việt Nam kiên định trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập về quyết sách, đường lối, hoạt
động, chính sách và nhận định đánh giá tình hình. Tự chủ là tâm thế và khả năng để triển khai những quyết sách, đường lối đó. Đa
phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế là điều kiện để bảo đảm độc lập, tự chủ hiệu quả và bền vững, mở ra những cơ hội phát
triển và bảo vệ lợi ích của Việt Nam.
- Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng, có đề cập đến công tác đối
ngoại nói chung: “Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế”
- Về định vị đất nước với thế giới, tiếp nối các kỳ Đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra phương châm “Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”Đây là phương châm phù hợp với đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa như đã nêu ở trên, đồng thời là sự khẳng định giá trị của đối ngoại Việt Nam là “hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.
⇒ Nhìn chung, Việt Nam đã xác định ngoại giao đa phương là một nội dung quan trọng trong quan điểm về đối ngoại với việc sử dụng
nhiều lần cụm từ “nâng tầm đối ngoại đa phương” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Nếu như sự đổi mới tư duy của Đảng trong thập
niên 80 của thế kỷ XX xuất phát từ nhu cầu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và bị bao vây cô lập, thì giai
đoạn sau đó là sự chủ động đổi mới tư duy để tạo dựng vận hội mới, mở ra cơ hội phát triển mới trong thế giới toàn cầu hóa. → Đó là
quá trình đổi mới tư duy từ định hướng đổi mới bên trong nội bộ của quốc gia đến từng bước hội nhập vững chắc vào khu vực và thế
giới. Quan tâm về chiều rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, trọng tâm từ an ninh sang phát triển, nâng cao vị thế; với tâm thế từ tham
gia sang chủ động đóng góp, định hình và dẫn dắt. → Việt Nam kỳ vọng chủ động thực hiện ngoại giao đa phương theo hướng góp phần
hình thành các nguyên tắc, “luật chơi” trong quan hệ quốc tế.
⇒ Đối ngoại vì thế phải toàn diện và hiện đại, thiết thực và hài hòa giữa tính thời đại với tính định hướng lâu dài, với ba trụ cột là đối
ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

4. Tại sao VN lại chọn NGĐP?

NGĐP là lý thuyết của chủ nghĩa tân tự do

Việc tiếp cận đa phương là sự lựa chọn của nước nhỏ để tìm kiếm sự công bằng, công nhận:

Giai đoạn đầu: VN tham gia vào chủ nghĩa đa phương để thoát khỏi sự cô lập, tìm kiếm cơ hội để phát triển trong bối cảnh gần cuối CTL.
- Góc nhìn chủ nghĩa kiến tạo: Trong chiến tranh lạnh: Định danh mình là một nước xã hội cn nhưng khi liên xô sụp đổ => bị crisis
identity
Tham gia vào đa phương nhằm tái định danh => là bạn là đối tác tin cậy, muốn là bạn,...(văn kiện ĐH)
=> đẩy mạnh tham gia tổ chức quốc tế => gia nhập ASEAN .
Thế giới đa cực và toàn cầu hóa: Vị thế nước lớn và nước nhỏ thay đổi
NGĐP không phải kết thúc sau CTL, mô hình hợp tác đa phương đã được Mỹ và các nước phương Tây khởi xướng sau khi kết thúc WWII
với các cơ chế hợp tác như LHQ, trật tự tự do Phương Tây như WB, IMF, EU → Cơ chế NGĐP đã có từ rất lâu, chỉ sau CTL các QGPT đã
promote và enhance khả năng của đa phương và các tổ chức quốc tế để có các nặng lực trong hệ thống quốc tế. Việc tạo dựng nên các
TCQT đã tạo ra vai trò của các nước lớn và nước nhỏ khác nhau → tạo ra 1 thế giới đa cực.

Giai đoạn 2: Tìm kiếm sự phát triển và vị thế


- Các nước nhỏ và trung cường chọn ngoại giao đa phương trước những thử thách và mối đe dọa trong QHQT, đặc biệt là trong các mối
quan hệ bất đối xứng
Trong sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, các nước nhỏ sẽ có những lựa chọn theo những hướng như hedging và phòng ngừa rủi
ro, liên minh với các QG khác để tìm kiếm con đường balancing → việc lựa chọn con đường đa phương là phương thức phù hợp trong
các lựa chọn trên nhằm giúp các nước nhỏ không bị rơi vào con đường phải lựa chọn phe.
● Góc nhìn chủ nghĩa hiện thực: vấn đề an ninh, VN chuyển đổi từ ý thức hệ(tham gia các thể chế đa phương trong khối XHCN)
chuyển sang lợi ích quốc gia. Các quốc gia nhỏ phải thực hiện phòng ngừa nước đôi (hedging).

- Nước nhỏ tiếp cận NGĐP như 1 chức năng để tranh thủ và tận dụng nguồn lực để phát triển các lĩnh vực khác nhau trong nước.
Sau WW2, thế giới đa cực thì sẽ xuất hiện các mối quan hệ bất đối xứng của VN với các nước khác. Theo lý thuyết trong quan hệ
bất đối xứng thì các nước nhỏ sẽ theo đuổi con đường đa phương để có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình.
● Góc nhìn chủ nghĩa tự do: cần sự hợp tác + phát triển về mặt kinh tế => đem lại lợi ích kte cho VN . Dựa vào rule - based(của
multilateralism) để xử lý các vấn đề chứ không phải xem ai mạnh hơn ai
**Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) vào năm 2019. EVFTA là một hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới, có phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu rộng. Hiệp định này đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, vốn là một thị trường lớn và tiềm năng. Theo ước tính, EVFTA có thể giúp Việt Nam tăng
kim ngạch xuất khẩu sang EU thêm 42,7 tỷ USD trong vòng 10 năm.
5.Đối ngoại đa phương của Việt Nam dựa trên những trụ cột nào? Kết quả
đạt được là gì?
Gồm 3 trụ cột:
An ninh quốc gia: độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo toàn chế độ, ổn định xã hội.
Góp phần đấu tranh bảo vệ đất nước, duy trì môi trường hòa bình ổn định
Mặt trận quan trọng để vận động sự ủng hộ của thế giới:
+ Tham gia và góp phần định hình các cơ chế hợp tác xd luật lệ và chuẩn mực chung như ADMM+l DOC; COC;....
+ Tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng an ninh như gìn giữ hòa bình ở LHQ
→ Kiên trì đấu tranh, nêu quan điểm chính nghĩa → VD: đấu tranh trong vấn đề Biển Đông ở LHQ, ASEAN → kêu gọi, vận động lập trường
quốc tế có lợi cho ta.

Phát triển (kinh tế): giúp phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực → toàn cầu
Hỗ trợ sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước: Dưa nền kinh tế VN với thế giới, thu hút nguồn lực và đầu tư quốc tế
Tâm điểm của mạng lưới liên kết kinh tế đa phương ở CATBD: là nước ASEAN đi đầu trong hoàn tất FTA quan trọng với

Ảnh hưởng: tăng niềm tin, uy tín, ảnh hưởng → “thế” và “lực” của Việt Nam.
Nâng cao ảnh hưởng và vị thế đất nước
- Thành viên của hơn 70 tổ chức đa phương: đảm nhận nhiều vai trò quan trọng: Chủ nhà APEC 2006 và 2017, thượng đỉnh Mỹ - Triều
2019, Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020, UVKTT HĐBA LHQ 2008 - 2009 và 2020 - 2021
→ Vai trò này càng được tăng cường → Từ tham gia đến định hình, làm theo luật chơi đến xây dựng luật chơi → ASEM, APEC, CPTPP, RCEP,
ADMM+, EAS
Trong thời điểm dịch, ta tận dụng được từ “ngoại giao Vaccine” với Mỹ, Nhật Bản, TQ, Anh → Xin được Vaccine
—----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sau đại hội XIII, thực tế VN làm:
Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia định hình “luật chơi” và nguyên tắc của thể chế đa phương. Việt Nam vẫn đảm nhiệm tốt vai
trò, vị trí của mình trong các “sân chơi” đa phương khu vực và thế giới.
+ Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, với việc
tham gia hàng trăm cuộc họp và bỏ phiếu các nghị quyết, đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng về các vấn đề liên quan đến thượng tôn
pháp luật trong bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới; thúc đẩy bảo vệ người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em; ứng phó với những thách
thức an ninh phi truyền thống (biến đổi khí hậu, nước biển dâng...); thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn và nâng cao vai trò của các tổ
chức, khu vực và tiểu khu vực, hợp tác giữa các tổ chức, khu vực và tiểu khu vực với Liên hợp quốc trong bảo vệ hòa bình và an ninh
ở các khu vực và quốc tế.
+ tháng 12-2021, Việt Nam đã tổ chức thành công Phiên họp theo thể thức Arria đầu tiên về vấn đề trẻ em không có sự chăm sóc của
cha mẹ trong xung đột. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong tháng 4-2021, Việt Nam đã tổ
chức, chủ trì, điều hành khoảng 30 cuộc họp theo phương châm tích cực, chủ động, có trách nhiệm, vừa bảo đảm sự khách quan,
minh bạch, vừa linh hoạt, xử lý hài hòa, cân bằng mối quan tâm của các nước đối với các vấn đề được thảo luận và thúc đẩy hợp tác,
đồng thuận tại Hội đồng Bảo an
+ Việc tham gia tích cực, chủ động các hoạt động của ASEAN trong năm 2021 đã và đang khẳng định vai trò dẫn dắt, định hình “luật
chơi” của Việt Nam tại diễn đàn đa phương lớn nhất của khu vực này. Việt Nam tham gia chuỗi các hội nghị cấp cao và quan trọng
của ASEAN, như Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác, Hội nghị cấp cao Mê Kông - Hàn Quốc lần thứ ba,
theo hình thức trực tiếp và trực tuyến... Cùng với đó, Việt Nam chủ động tham gia, tích cực phối hợp một cách có trách nhiệm với
nước Chủ tịch Bru-nây thúc đẩy các ưu tiên của năm 2021, nhất là chủ động và hiện thực hóa các chương trình kế hoạch theo sáng
kiến của Việt Nam từ năm 2020, như: Quỹ ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung
phục hồi tổng thể ASEAN và Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN (ATCAF)...
+ ngoại giao đa phương trong khuôn khổ APEC cũng là một hoạt động đáng chú ý trong năm 2021 của Việt Nam. Đặc biệt, tại APEC 28,
Việt Nam đã đề xuất một số ý kiến được các nền kinh tế thành viên ghi nhận, bao gồm: chia sẻ và tiếp cận công bằng vắc-xin phòng
ngừa dịch bệnh COVID-19, vật tư y tế và nguồn lực, đề nghị APEC có tầm nhìn, cách tiếp cận mới trong việc phục hồi kinh tế, như
thúc đẩy nền kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy tự do thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản
xuất, kinh doanh, tránh bị đứt gãy các chuỗi sản xuất, đề nghị các nền kinh tế thành viên hỗ trợ, quan tâm các đối tượng yếu thế, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, những biện pháp, đề xuất về thúc đẩy tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm... Tất cả các sáng kiến, đề
xuất của Việt Nam đã được ghi nhận đầy đủ vào các văn kiện của APEC, trong đó có Tuyên bố cấp cao APEC, Tuyên bố cấp Bộ
trưởng APEC cũng như Kế hoạch hành động triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040; qua đó, thể hiện sự đóng góp hết sức trách
nhiệm, tích cực, chủ động của Việt Nam, là thành viên chủ động, đi đầu trong APEC về xây dựng, củng cố đoàn kết trong APEC để
tiếp tục tăng cường hợp tác vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định”
6. Nội hàm tư duy đối ngoại của VN → Xem xét đường lối đối ngoại của VN đã thay đổi ra sao.

*Nội hàm đổi mới tư duy

Một là, đổi mới tư duy trong nhận thức thế giới.

Đảng ta luôn chú trọng nhận thức về bản chất, cơ chế vận hành và những nhân tố tác động tới chiều hướng diễn biến của thế giới; đặc
biệt, tập trung vào biến chuyển của cục diện thế giới, các dòng chảy chính và những mâu thuẫn của thời đại, về chiến tranh và hòa bình,
tập hợp lực lượng và các xu thế lớn trong đời sống chính trị quốc tế, từ đó nhận diện những cơ hội và thách thức từ thế giới và thời đại
đối với môi trường đối ngoại của Việt Nam. Chứng minh:

- Sau Chiến tranh lạnh, nhận thức về thế giới không còn là “hai phe, hai cực” mà là một thế giới với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế, chủ nghĩa đa phương. → Đảng ta khẳng định rằng: Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người
cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử. Đây là sự thể hiện lập trường vững vàng, nhất
quán của Đảng đối với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chỉ rõ thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cả một thời kỳ lịch sử lâu dài, trải
qua nhiều giai đoạn gay go, phức tạp.
- Tháng 5-1988, Bộ Chính trị khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình
mới” đưa ra những quan điểm mới về an ninh và phát triển, khẳng định mục tiêu đối ngoại là “củng cố và giữ vững hòa bình để tập
trung sức xây dựng và phát triển kinh tế”. → sự đổi mới tư duy quan trọng bước đầu, mở đường cho Việt Nam có cơ hội và điều
kiện để “biến nguy thành cơ”, phá thế bao vây cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại cả với những quốc gia có chế độ chính trị và kinh
tế khác

Hai là, đổi mới tư duy trong định vị đất nước.


Đổi mới tư duy nhằm xác định vị thế và vai trò mới của đất nước, dựa trên thực tiễn thế và lực của đất nước luôn không ngừng được nâng
cao, và nhận thức đúng đắn tình hình thế giới. Từ đó định hình mối quan hệ biện chứng về cái riêng và cái chung giữa đất nước và thế
giới.

Trong xác định mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới, đổi mới tư duy đã chuyển từ “muốn là bạn” sang “sẵn sàng là bạn” và “là bạn, là
đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Việt Nam đã xác định rõ trọng tâm trong quá trình hội nhập quốc
tế của mình, đó là hội nhập bắt đầu từ kinh tế và dần mở rộng sang các lĩnh vực khác, hướng tới hội nhập toàn diện và sâu rộng. Trong
đó, đối ngoại đa phương cần phải được nâng tầm, từ tham gia ban đầu sang chủ động đóng góp, dẫn dắt, định hình, tùy theo khả năng và
điều kiện cụ thể.

Ba là, đổi mới tư duy về đối tác - đối tượng.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển từ phương châm “thêm bạn, bớt thù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX
(năm 2003) đã đưa ra quan điểm mới về “đối tác - đối tượng” và “hợp tác - đấu tranh”, thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt trong chiến lược
ngoại giao, nhằm gia tăng điểm tương đồng, hóa giải sự khác biệt trong thúc đẩy quan hệ với các nước. Đây là mối quan hệ biện chứng,
phù hợp với xu thế chung của thế giới là hợp tác và đấu tranh linh hoạt trên cơ sở bảo đảm về lợi ích và phù hợp về giá trị chung.

→ Tư duy này tạo tiền đề để gia tăng điểm đồng, hóa giải điểm khác biệt, qua đó đưa quan hệ với các nước đối tác đi vào chiều sâu, khéo
léo cân bằng quan hệ nước lớn, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện ngay cả khi vẫn còn tồn tại những bất đồng với các
đối tác này.

Việt Nam là một trong những nước sớm khởi động quá trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước trên thế giới, cũng là nước
đầu tiên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng khuôn khổ quan hệ này với các nước thành viên chủ chốt. Việt Nam
đã xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 quốc gia, trong đó bao gồm tất cả 5 thành viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành viên Nhóm các nền công nghiệp lớn nhất thế giới (G-7) và 16/20 nước trong Nhóm các nền kinh
tế hàng đầu thế giới (G-20), góp phần tạo nên cục diện đối ngoại vững chắc cho Việt Nam.
Bốn là, đổi mới tư duy về lợi ích quốc gia - dân tộc.

Điều này bao gồm những nội hàm cụ thể của lợi ích quốc gia - dân tộc và mối quan hệ giữa lợi ích của Việt Nam với lợi ích chung của khu
vực và quốc tế. Đổi mới tư duy ở đây liên quan đến việc cụ thể hóa lợi ích quốc gia - dân tộc trong từng thời kỳ, xác định ưu tiên lợi ích,
cách thức xử lý hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của lợi ích quốc gia - dân tộc để tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng
trong nhận thức và hành động. Đại hội XI của Đảng lần đầu tiên chính thức khẳng định mục tiêu về lợi ích quốc gia - dân tộc. Đại hội XII
của Đảng xác định “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng
cùng có lợi”. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, hợp tác - đấu tranh dựa trên lợi ích chính là phương châm phù hợp với xu thế chung của
quan hệ quốc tế. Lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam luôn phù hợp với lợi ích và giá trị chung của nhân loại.

Năm là, đổi mới tư duy về vai trò và phương thức triển khai đối ngoại. Đổi mới trên phương diện này chủ yếu tập trung vào vai trò, nhiệm
vụ của đối ngoại trong tổng thể đường hướng chiến lược của đất nước. Mục tiêu của đường lối đối ngoại là phục vụ hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Đối ngoại phải làm thế nào để “nhìn trước, đi trước” nhằm đón thế, vận thế và tạo thế, mở ra vận hội mới cho đất
nước. Từ đó, đối ngoại góp phần vào nỗ lực chung giải quyết những vấn đề đặt ra cả về đối ngoại lẫn đối nội, an ninh và phát triển, đặc
biệt hóa giải từ sớm, từ xa mọi nguy cơ đối với đất nước và tạo dựng cũng như tận dụng mọi nguồn lực từ bên ngoài cho đất nước.

7. VN có nên tham gia vào các tổ chức đa phương do TQ dẫn đầu?

→ Nên tham gia vào các tổ chức đa phương do Trung Quốc dẫn đầu, nhưng cần thận trọng và giữ vững độc lập, tự
chủ trong đường lối đối ngoại
- LỢI ÍCH:
+ Tăng cường hợp tác và thu hút đầu tư từ Trung Quốc: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và nhà
đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam → tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế,
thương mại, đầu tư với Trung Quốc, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
+ Tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực: Trung Quốc là một cường quốc đang lên ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương
- CẦN LƯU Ý:
+ Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại: không để bị Trung Quốc chi phối
+ Tăng cường hợp tác với các nước khác trong tổ chức: để nâng cao vị thế và tiếng nói của mình, từ đó hạn chế
ảnh hưởng của Trung Quốc.
+ Giải quyết các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc: giải quyết các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc một cách
hòa bình, hợp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước.

8. Đặc điểm của NGĐP của VN


● Chính trị ngoại giao:
Tăng cường tham gia và đóng góp vào các thể chế đa phương, định hình trật tự chính trị - kinh tế thế giới: Việt
Nam tiếp tục tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, đóng góp tiếng nói và quan điểm của mình vào giải
quyết các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng, góp phần xây dựng trật tự chính trị - kinh tế thế giới công bằng,
hợp lý, dựa trên luật lệ.
VN tập trung vào ASEAN(vai trò của VN), như tham gia vào các hđ trong tổ chức khu vực, định hình, đóng góp
xác định luật chơi. Việt Nam chủ trương tham gia ngoại giao đa phương trên cơ sở phối hợp ba hành vi: người
thực hiện “luật chơi”, người tận dụng và người tham gia tạo dựng “luật chơi” (rule taker, rule manipulator và rule
shaper). Việt Nam kỳ vọng chủ động thực hiện ngoại giao đa phương theo hướng góp phần hình thành các
nguyên tắc, “luật chơi” trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, mức độ hành vi còn tùy thuộc vào mô thức ngoại giao
đa phương mà Việt Nam tham gia
● Kinh tế thương mại: nỗ lực tham gia, thực hiện đầy đủ cam kết với các đối tác kinh tế thương mại; tham gia hiệp
định thương mại tụ do; nỗ lực đối với các hợp tác thương mại mới (sáng kiến mới)
+ Việt Nam đã ký kết FTA Việt Nam - Vương quốc Anh vào tháng 10 năm 2022. FTA này sẽ kế thừa những lợi
ích mà Việt Nam đã đạt được trong EVFTA, đồng thời bổ sung thêm một số nội dung mới, như quy định về
xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,...
+ Việt Nam đang tích cực đàm phán FTA Việt Nam - Hoa Kỳ. FTA này được kỳ vọng sẽ tạo ra một khuôn khổ
kinh tế thương mại mới, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
● Quốc phòng an ninh: nhằm bảo vệ chủ quyền aninh đất nc; tham gia vào các cơ chế đa phương để giải quyết vi
dụ như biển đông => đẩy những vân đề VN thành mối quan tâm chung
+ Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình: Việt Nam là một trong những nước tích cực tham gia hoạt động gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Tính đến tháng 7 năm 2023, Việt Nam đã có hơn 2.000 quân nhân tham
gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại 9 phái bộ, trong đó có 3 phái bộ ở khu vực châu Phi.
+ Tại Liên hợp quốc: Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất quan trọng về các vấn đề liên quan đến
hòa bình, an ninh thế giới, đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ví dụ, Việt Nam đã đưa ra sáng
kiến về thành lập Cơ chế Đối thoại ASEAN-Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu và An ninh, nhằm thúc đẩy
hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Tại ASEAN: Việt Nam đã tích cực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), bao gồm
các lĩnh vực như xây dựng lòng tin, hợp tác quốc phòng, quản lý khủng hoảng,... Việt Nam cũng là một
trong những nước đi đầu trong việc thúc đẩy triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
+ Tại APEC: Việt Nam đã tích cực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng An ninh và Kinh tế Đông Á (EAS), bao gồm
các lĩnh vực như hợp tác quốc phòng, an ninh phi truyền thống,... Việt Nam cũng là một trong những nước
đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh trong khuôn khổ EAS.

● Nâng cao năng lực ngoại giao đa phương: Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực ngoại giao đa phương của các cơ
quan, đơn vị, cán bộ ngoại giao, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác ngoại giao trong bối cảnh thế
giới và khu vực có nhiều biến động.
9. Sau gần 30 năm đổi mới tư duy đối ngoại, Việt Nam có những thuận lợi nào trong việc tham gia ngoại giao đa
phương? Những khó khăn/thử thách đối với ngoại giao đa phương trong tương lai gần là gì?
- THUẬN LỢI:
+ Vị thế và uy tin quốc tế nâng lên: Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực và có trách nhiệm của
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, WTO
+ Quan hệ đối ngoại phát triển: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới,
trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga → nâng cấp quan hệ song phương với một số quốc
gia thành đối tác chiến lược và đối tác hợp tác toàn diện →. có nhiều cơ hội để hợp tác và tranh thủ sự
ủng hộ của các nước trong các vấn đề quốc tế.
+ Năng lực ngoại giao đa phương được nâng cao: Việt Nam đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
ngoại giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngoại giao đa phương. Việt Nam đã tham gia tích cực vào
các diễn đàn đa phương, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực (đề xuất
và triển khai nhiều sáng kiến, đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế
giới)
→ Qua đó, những thành tựu đã đạt được là:
+ Việt Nam đã đảm nhiệm thành công nhiều vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế và khu vực, như: Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009, 2020 - 2021), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, 2020),
Chủ tịch APEC (năm 2017),...
+ Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực, như: bảo vệ môi trường, chống biến
đổi khí hậu, ứng phó với đại dịch COVID-19,...
+ Việt Nam đã đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực và
trên thế giới, như: Sáng kiến xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, sáng kiến hợp tác kinh tế số, sáng kiến ứng phó
với biến đổi khí hậu,...
- KHÓ KHĂN
+ Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn: Trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi sang đa cực, cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho Việt Nam
trong việc cân bằng lợi ích và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.
+ Sự suy giảm vai trò của các tổ chức đa phương: Sự suy giảm vai trò của các tổ chức đa phương, đặc biệt là
Liên hợp quốc, sẽ làm giảm hiệu quả của ngoại giao đa phương. Việt Nam cần chủ động tham gia xây dựng
và củng cố các tổ chức đa phương, góp phần thúc đẩy vai trò của các tổ chức này.
+ Những thách thức mới nổi: Những thách thức mới nổi như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh phi
truyền thống,... sẽ đặt ra những yêu cầu mới cho ngoại giao đa phương của Việt Nam. Việt Nam cần chủ
động nghiên cứu, nắm bắt những thách thức này và đề xuất các giải pháp hợp tác đa phương để giải
quyết.
+

10. Xem lại “Chiến lược tổng thể hội nhâp quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7-1-2016” →
đề ra mục tiêu, biện pháp gì? Từ đó xem xét mặt hạn chế, thành tựu của
ngoại giao đa phương.
Trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đưa ra 1 số định hướng & các giải pháp
cụ thể về hội nhập quốc tế bao gồm:
*Về hội nhập kinh tế: Đến năm 2030, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngang bằng mức trung bình của các
nước ASEAN-4; đẩy mạnh hội nhập quốc tế song song với quá trình tăng cường liên kết giữa các ngành, vùng, miền trong
nước; tập trung triển khai hiệu quả các hiệp định đã ký kết, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Theo đó, cần triển khai đồng bộ
các nhóm định hướng:
- đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước. Rà soát, hệ thống
hóa, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật và thể chế kinh tế phù hợp với các cam kết quốc tế
- Không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo
đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích
các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công – tư
- gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền; nâng cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng; triển khai các hoạt
động hội nhập trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước.
- Thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế. Xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực thương mại tự
do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích
và khả năng của đất nước. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung.
+ Thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ các FTA. Tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết gia
nhập WTO và tích cực tham gia Vòng đàm phán Đô-ha của WTO
+ Ký kết và triển khai các FTA theo hướng tập trung khai thác tối đa cơ hội, lợi ích, đồng thời chủ động có biện
pháp hạn chế tác động không thuận, nhất là các hiệp định như TPP, RCEP, Hiệp định thương mại tự do với Nhật
Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu, Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU).
+ Tăng cường hội nhập kinh tế trong khuôn khổ ASEAN; rà soát, đánh giá và triển khai các biện pháp nhằm tăng
cường tính tương thích của pháp luật Việt Nam với việc tham gia Cộng đồng ASEAN; thúc đẩy vai trò trung tâm
của ASEAN trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, tạo sự bổ sung và hỗ trợ với các khuôn khổ đa phương và
song phương nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của nền kinh tế
+ Chủ động, tích cực, nâng cao hiệu quả tham gia, tăng cường đóng góp tại các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ
APEC, ASEM, và các cơ chế Hợp tác tiểu vùng Mê-công mở rộng (GMS), Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác
Kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS), Ủy hội sông Mê - công quốc tế (MRC);

Hạn chế:
- Cơ cấu bộ máy tổ chức để tận dụng hiệu quả, trong nước thích ứng chưa đi kèm: Mặc dù nỗ lực ký FTA, tham gia các
diễn đàn hợp tác kinh tế như TPP, nhưng bản thân những người làm kinh tế trong nước không biết đến nó,
- Vị thế đang lên nhưng nước nhỏ vẫn phải đứng trước các sự lựa chọn khó khăn
Về an ninh: củng cố và duy trì môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế và trong quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và phát triển của đất nước;
đóng góp hiệu quả hơn vào việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để xây dựng lực lượng vũ
trang từng bước hiện đại, tăng cường khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đến năm 2030, phấn đấu trở
thành một trong những thành viên nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo tại các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực; gia tăng
sự gắn kết an ninh và ổn định của nước ta với an ninh và ổn định của khu vực.

11. Vì sao khi VN nâng mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện lại bị
nói là VN đã bắt đầu chọn phe trong cạnh tranh Mỹ - Trung?
Một số lý do khiến Việt Nam bị cho là đã bắt đầu chọn phe trong cạnh tranh Mỹ - Trung khi nâng mối quan hệ lên đối tác
chiến lược toàn diện với các nước này.

Thứ nhất, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những cường quốc hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng lớn đến khu vực và thế giới.
Việc Việt Nam nâng mối quan hệ với cả hai nước có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang muốn cân bằng
mối quan hệ với hai cường quốc này.
Thứ hai, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi ích và mục tiêu khác nhau ở Đông Nam Á. Mỹ muốn duy trì vai trò lãnh
đạo ở khu vực, trong khi Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình. Việc Việt Nam nâng mối quan hệ với cả hai nước
có thể được coi là một hành động ủng hộ cho một trong hai cường quốc này.

Thứ ba, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cạnh tranh nhau ở nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, chính trị, quân sự, và an ninh.
Việc Việt Nam nâng mối quan hệ với cả hai nước có thể khiến Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh này.

Tuy nhiên, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định rằng Việt Nam không chọn phe trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Việt Nam luôn
theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Việt Nam muốn duy
trì quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa hai nước này.

Việc Việt Nam nâng mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với các nước chỉ là một bước trong việc thúc đẩy quan hệ
với các nước này. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại của mình một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với
lợi ích quốc gia và dân tộc.

12. Ngoại giao cây tre là gì? Nội hàm Ngoại giao cây tre là gì?
- Ngoại giao cây tre là một khái niệm được đưa ra lần đầu tiên bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2016,
được thể hiện rõ nét trong thực tiễn đối ngoại của Việt Nam khi tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao đa
phương, đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới
- Đặc điểm (theo lời tổng bí thư NPT)
+ Độc lập, tự chủ: Việt Nam luôn giữ vững độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại, không lệ thuộc vào bất
kỳ một thế lực nào.
+ Đa dạng hóa, đa phương hóa: Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không
phân biệt chính trị, hệ tư tưởng.
+ Hợp tác, hữu nghị: Việt Nam luôn mong muốn hợp tác, hữu nghị với các nước trên cơ sở tôn trọng lẫn
nhau, cùng có lợi.
+ Công bằng, chính nghĩa: Việt Nam luôn đứng về phía công lý, chính nghĩa, đấu tranh vì hòa bình, độc lập
dân tộc và dân chủ.
- Nội hàm của ngoại giao cây tre:
+ Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt
+ linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì
tự do, hạnh phúc của nhân dân.
+ Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.
+ Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm
buộc chặt”
→ mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định can trường trước
mọi thử thách khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân.
- Gốc tre:
+ Ngoại giao phải có gốc, không chỉ kế thừa truyền thống của nhiều thế hệ cha anh đi trước mà đằng sau đó là cả
thành tựu của đất nước, dân tộc → Tổng Bí thư còn nói “sau lưng các nhà ngoại giao luôn có toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân, cả hệ thống chính trị” - Đấy là cái gốc của ngoại giao.
+ “Gốc tre quyện vào nhau” với hàm ý đoàn kết, các bộ ngành trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài phải gắn bó, hợp tác tốt với nhau.
+ Tổng Bí thư dùng từ “Mang chuông đi đánh nước người”, với hàm ý chuông có kêu to hay không là nhờ thực lực
quốc gia, nhờ cái gốc ở bên trong. Gốc có vững thì thân, cành mới tốt tươi, xum xuê, uyển chuyển được.
- Thân tre: uyển chuyển, linh hoạt nhưng đặc biệt phải khiêm tốn.
→ Gốc tre, thân tre phải đi liền với nhau → ngoại giao không chỉ ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, mà còn góp phần
bảo vệ Tổ quốc từ xa, từ sớm, phát hiện sớm vấn đề để dự báo sớm, cảnh báo sớm những nguy cơ, thách thức và cả cơ
hội → ngoại giao phải ngày càng đa dạng, toàn diện, hiện đại.

13. Những khó khăn và thử thách của VN trong tương lai của ngoại giao đa
phương
- Có khả năng, sức mạnh thì mới định hình luật chơi
Trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số khó khăn và thử thách trong ngoại giao đa phương, bao gồm:

● Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn: Trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi sang đa cực, cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho Việt Nam trong việc cân bằng lợi ích và
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.
● Sự suy giảm vai trò của các tổ chức đa phương: Sự suy giảm vai trò của các tổ chức đa phương, đặc biệt là Liên hợp
quốc, sẽ làm giảm hiệu quả của ngoại giao đa phương. Việt Nam cần chủ động tham gia xây dựng và củng cố các tổ
chức đa phương, góp phần thúc đẩy vai trò của các tổ chức này.
● Những thách thức mới nổi: Những thách thức mới nổi như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh phi truyền thống,...
sẽ đặt ra những yêu cầu mới cho ngoại giao đa phương của Việt Nam. Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, nắm bắt
những thách thức này và đề xuất các giải pháp hợp tác đa phương để giải quyết.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đối mặt với những khó khăn và thử thách cụ thể do vị trí địa lý, trình độ phát triển,... của mình.
Cụ thể, Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực có nhiều xung đột, cạnh tranh, do đó cần phải có khả năng ứng phó linh hoạt
với những tình huống phức tạp. Việt Nam cũng là một quốc gia đang phát triển, do đó cần phải có nguồn lực, năng lực để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động đa phương.
Để vượt qua những khó khăn và thử thách này, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam cần tăng cường năng lực ngoại giao, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngoại giao. Việt Nam cũng cần chủ động tham gia các hoạt động đa
phương, xây dựng và củng cố các mối quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực
và trên thế giới.

Dưới đây là một số giải pháp cụ thể mà Việt Nam có thể triển khai để nâng cao hiệu quả ngoại giao đa phương trong tương lai:

● Tăng cường năng lực ngoại giao: Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho giáo dục và đào tạo ngoại giao, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngoại giao. Việt Nam cũng cần chú trọng đến việc bồi dưỡng ngoại ngữ,
ngoại giao văn hóa, ngoại giao công chúng,... cho cán bộ ngoại giao.
● Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế: Việt Nam cần đa dạng hóa các đối tác hợp tác, mở rộng hợp tác với
các nước lớn, các nước trong khu vực và các nước đang phát triển. Việt Nam cũng cần nâng cao hiệu quả hợp tác, thúc
đẩy các dự án hợp tác có ý nghĩa thực tiễn, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
● Tích cực tham gia các hoạt động đa phương: Việt Nam cần tích cực tham gia các hoạt động đa phương, đóng góp xây
dựng và củng cố các tổ chức đa phương. Việt Nam cũng cần chủ động đề xuất các sáng kiến, giải pháp để giải quyết các
vấn đề toàn cầu.
● Ngoại giao cây tre (2021)

Việt Nam theo chủ nghĩa đa phương với lợi ích QG:
Giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ
Kinh tế:
Hình ảnh: Giữ gìn hình ảnh và vị thế của VN
Thứ nhất, trong bối cảnh thế giới đang ngày càng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, ngoại giao đa phương trở thành một kênh
quan trọng để các quốc gia hợp tác, giải quyết các vấn đề chung, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa Đông Nam
Á và Đông Á. Trong bối cảnh khu vực đang có nhiều biến động, việc Việt Nam tích cực tham gia các cơ chế đa phương sẽ giúp
Việt Nam nâng cao vị thế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, cần thu hút đầu tư, công nghệ, kỹ năng, tri thức từ các nước trên thế giới. Ngoại
giao đa phương là một kênh quan trọng để Việt Nam kết nối với các nước, thu hút nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.

Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy, việc Việt Nam xác định đối ngoại đa phương được xây dựng thành một định hướng
chiến lược của đất nước là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và những lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Để triển khai hiệu quả chính sách đối ngoại đa phương, Việt Nam cần tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đồng thời khắc
phục những hạn chế, khó khăn, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

● Xây dựng và triển khai hiệu quả chiến lược ngoại giao đa phương, phù hợp với tình hình thực tế và lợi ích quốc gia của Việt
Nam.
● Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN, các nước lớn, các nước có tiềm
năng và thế mạnh.
● Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục,...
● Góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Câu hỏi thi lớp chiều thứ 2:
Câu 1: Dùng lý thuyết ngoại giao đa phương để giải thích vì sao Việt Nam "xác
định đối ngoại đa phương là chiến lược cho đất nước"
Lý thuyết ngoại giao đa phương

Ngoại giao đa phương là một hình thức hoạt động ngoại giao, trong đó có sự tham gia của ba chủ thể trở lên trong quan hệ quốc tế
(chủ yếu là quốc gia - dân tộc) vào quá trình đàm phán, thương lượng, ra quyết sách trong cùng một thời điểm và đáp ứng nhiều đòi
hỏi khác nhau trước một vấn đề cụ thể.

Trong ngoại giao đa phương, lợi ích luôn là yếu tố quy định hành vi của chủ thể. Với mỗi thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau,
các quốc gia có lợi ích khác nhau, dẫn tới hình thành động cơ thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể, thời điểm sử dụng mô thức ngoại
giao đa phương khác nhau trong quan hệ quốc tế.

=> Có thể thấy trong các đại hội Đảng từ đại hội VI (1986-1991), chỉnh sách ngoại giao Việt Nam đã được chuyển hướng sang ‘chủ
trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới’, đa phương, đa dạng hóa, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất
cả các nước… cho đến đại hội thứ IX (2001), Việt Nam đã khẳng định “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy… đẩy mạnh các hoạt động
tại các diễn đàn đa phương”, và phương châm này vẫn còn được tiếp tục cho đến đại hội XIII (2021) ngày nay. Bên cạnh đó, chúng ta
còn được biết ngoại giao Việt Nam thường được ví von là “cây tre”, trong “ngoại giao cây tre”, giữ lập trường trung lập và làm bạn
với nhiều nước. Từ đó, ta có thể thấy vì ngoại giao đa phương là một hình thức hoạt động ngoại giao có sự tham gia của 3 nước trở
lên, phương hướng ngoại giao và lợi ích, nên nó sẽ giúp tạo ra nền tảng có lợi cho phương châm ‘làm bạn của nhiều nước’ của Việt
Nam và giúp Việt Nam chịu ít áp lực theo đuổi lập trường trung lập hơn trong ngoại giao song phương.
Bên cạnh đó, ở vị trí là một trung cường, Việt Nam cũng cần đến các tổ chức đa phương, đặc biệt là tổ chức có sự tham gia của nhiều
trung cường, tiểu cường khác để tìm kiếm cơ hội lãnh đạo, gia tăng ảnh hưởng lên các nước khác, và đóng góp tiếng nói bảo vệ lợi
ích quốc gia.

Từ các lý do trên, có thể thấy đối ngoại đa phương là chiến lược cho đất nước.

Câu 2: Những thử thách Việt Nam có thể gặp phải trong tương lai gần khi tham gia vào ngoại giao đa phương? Đâu là thử thách lớn
nhất, tại sao?

NOTE:

Câu hỏi:
1. Tại sao VN chọn ngoại giao đa phương?
- Cân bằng ngoại giao và không để phật lòng các nước lớn, “phòng bị nước đôi”, tận dụng và hợp tác chức năng, biết
mình là nước nhỏ (vị thế yếu) nên phải tôn trọng các nước lớn
- Thu lại lợi ích về mặt kinh tế, năng lượng,... → chính sách, đưa ra hành động
- Vị thế nước nhỏ thay đổi, khiến các nước thay đổi

VD:
Obama: TPP
Trump: CPTPP (ko có Mỹ)
Biden: IPEF
Quyền lực tương quan: TQ còn xa, nhưng vẫn đủ thách thức TQ
Indonesia và Ấn Độ có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại Mỹ

2. Đối ngoại đa phương của VN dựa trên các trụ cột nào? → dựa trên lý thuyết trả lời
- An ninh
- Phát triển (kinh tế)
- Ảnh hưởng (vị thế, tính chính danh)
VN xem xét nhận thức về thời cuộc (yếu tố cấu trúc, hệ thống), xem xét đất nước (yếu tố quốc gia. Nước ta đổi mới năm
1986, Hồ Chí Minh đã có tư tưởng đối ngoại đa phương “đối ngoại đa phương là công cụ và phương thức để xây dựng đất
nước”
3. Định nghĩa đối ngoại của NGĐP có khác nhau không?
Việt Nam dùng “đối ngoại đa phương” chứ ko là “ngoại giao đa phương”
Còn các thảo luận lý thuyết của mình dùng “NGĐP”
cơ bản ko khác về bản chất, nhưng khác:
+ ngoại giao: là công cụ, đàm phán, ko sử dụng vũ lực
+ đối ngoại: tư duy đối ngoại, thực thi chính sách đối ngoại ra bên ngoài theo con đường đa phương
đối ngoại đa phương: an ninh, kinh tế, ảnh hưởng

4. Sự phát triển của tư duy đối ngoại đa phương?


Năm 1986 (đại hội đảng lần 6), Vn có tư duy về đối ngoại đa phương → cơ chế đa phương (UN và Các phong trào không
liên kết) “thêm bạn bớt thù”, “đa dạng hóa mối quan hệ” vấn đề kinh tế đối ngoại
+ Cam-Lào: chủ thể nước láng giềng
+ Xóa bỏ chủ thể thù địch: Mỹ và TQ
+ Các chính sách đối ngoại VN thường chậm hơn TQ và giống theo TQ
Năm 1991 (đại hội đảng lần 7), với bối cảnh như vậy “ VN muốn là bạn”, 1995 bình thường hóa mối quan hệ vs Hoa Kỳ,
nộp đơn WTO, gia nhập Asean
Năm 2001, “VN sẵn sàng làm bạn”, Đại hội Đảng lần thứ 9, đối ngoại, tư duy hội nhập, “đối tác tin cậy”,
Năm 2004, tổ chức Asean 5
Năm 2005, tổ chức sự kiện Apec

5. Anh chị rút ra một số nhận xét đối ngoại đa phương VN trong giai đoạn trên
15 năm đầu (1986-2001): nhấn mạnh hội nhập lĩnh vực kinh tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ → kinh tế đối
ngoại
→ trong các văn kiện sử dụng “đổi mới, mở cửa” nhưng thực ra là bình thường hóa, “mới với các tư tưởng nhà cầm quyền
VN, nhưng đó là đường lối cũ của các chính phủ khác”
Năm 2006: Đại hội đảng lần thứ 6 “Việt Nam là bạn” “Vn chủ động và tích cực hội nhập kinh tế trên các linh vực khác”
Theo dõi sự thay đổi tư duy đối ngoại từ các đại hội Đảng

- Tính kiên định về ngoại giao, giữ vững lập trường, nguyên tắc → VN 1 đảng, khác với các nước khác ‘giữ vững
đường lối ngoại, độc lập, tự chủ…”
- Linh hoạt, mềm dẻo
- Dự đoán xu thế khá tốt

You might also like