You are on page 1of 3

BTVN Shortened version

UNIT7. China-Us Trade War


Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ
Task 1. Translate the following into Vietnamese
1.The US and China have been locked in a trade war since July 2018. As things
stand, the US has slapped tariffs on US$250 billion worth of Chinese products, and has
threatened tariffs on US$325 billion more. Multiple rounds of talks have taken place
between trade representatives from the two countries in Washington DC and Beijing, but
hopes for an imminent settlement are no longer assured after the most recent tariff
escalation. In the meantime, American business leaders are actively assessing whether
they need a rethink on their China strategy, beyond the trade war (China Briefing,
2019).
Kể từ tháng 7 năm 2018, Mỹ và Trung Quốc ở tình trạng đối địch trong một cuộc
chiến thương mại gay gắt. Trong tình hình căng thẳng giữa hai nước, Mỹ đã áp đặt thuế
quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc và đe dọa sẽ đánh thêm 325 tỷ
USD hàng hóa. Nhiều vòng đàm phán đã diễn ra ở Washington DC và Bắc Kinh với sự
tham gia của các đại diện thương mại đến từ hai nước. Tuy nhiên, sau đợt leo thang thuế
quan gần đây nhất thì kỳ vọng về một thỏa thuận chính thức sớm được thực hiện giữa hai
bên dường như chỉ là hão huyền. Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp Mỹ đang tích cực
đánh giá xem liệu họ có cần cân nhắc lại về chiến lược của mình với Trung Quốc ngoài
các chính sách trong chiến tranh thương mại hay không (China Briefing, 2019).
2.Although the US-China trade war has had many negative effects on the
Vietnamese economy, it still provides ‘golden opportunities’ for the country to revamp
and totally change its production and business structure, a fact that is becoming quite
apparent. When the trade war begins to reach climax point, most US businesses will
leave the Chinese market, and then the production chain and value chain of
American companies as well as multinational companies will be broken. This will be the
best time for multinational corporations to restructure their production line and supply
chain. They really need new factors to replace Chinese enterprises to meet the
needs of commodities in the supply chain of manufacturing goods and value chain.
Mặc dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã có nhiều tác động tiêu cực đến nền
kinh tế Việt Nam, nhưng có một thực tế rõ ràng là nó cũng mang đến những cơ hội vàng
cho nước ta trong việc cải tổ và thay đổi toàn diện cơ cấu sản xuất kinh doanh. Khi cuộc
chiến thương mại bắt đầu lên đến đỉnh điểm, hầu hết các doanh nghiệp Mỹ sẽ rời bỏ thị
trường Trung Quốc, và khi đó chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị của các công ty Mỹ cũng
như các công ty đa quốc gia sẽ bị đứt gãy. Đây sẽ là thời điểm tốt nhất để các tập đoàn đa
quốc gia tái cấu trúc dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng của họ. Các tập đoàn này
thực sự cần những nhân tố mới thay thế doanh nghiệp Trung Quốc để đáp ứng các nhu
cầu về hàng hóa trong hoạt động sản xuất của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
Therefore, this will be a good opportunity for Vietnamese enterprises to become a
part of the supply chain of several multinational companies in general and US companies
in particular. If Vietnam quickly takes advantage of transferring US investments from
China to Vietnam, Vietnamese enterprises can make use of capital resources from US
banks, high-end technology and good technical skills that US enterprises can provide.
Do đó, đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam trở thành một phần
trong chuỗi cung ứng của một số công ty đa quốc gia nói chung và các công ty Mỹ nói
riêng. Nếu Việt Nam nhanh chóng tận dụng cơ hội chuyển nguồn đầu tư của Mỹ cho
Trung Quốc thành của mình, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn dồi
dào từ các ngân hàng Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn được tiếp cận
với công nghệ hiện đại và trình độ kỹ thuật cao mà doanh nghiệp Mỹ cung cấp.
3.The trade war has, however, also created many challenges for Vietnam. The first
is that Vietnam may soon be subjected to higher tariffs being imposed by the US
government due to the practice of Chinese-owned factories rerouting their Chinese-made
products to Vietnam and labelling them as “made in Vietnam” products.
Tuy nhiên, chiến tranh thương mại cũng tạo ra đem đến nhiều thách thức cho Việt
Nam. Thứ nhất là Việt Nam có thể sớm phải chịu mức thuế cao hơn do chính phủ Mỹ áp
đặt. Điều này xuất phát từ việc là các hoạt động của các nhà máy Trung Quốc định tuyến
lại các sản phẩm gia công của họ xuất khẩu sang Việt Nam và dán nhãn là sản phẩm “sản
xuất tại Việt Nam” “made in Vietnam”.
For example, Do Duy Thai, Chairman of Viet Steel Corporation, is worried that
cheap Chinese steel is being disguised as Vietnam’s products and then re-exported to the
US. The same holds for the Vietnam Leather, Footwear and Handbag Association, which
has expressed concern about Chinese companies bringing in their finished goods to
Vietnam through cooperation and joint-ventures with Vietnamese enterprises and then re-
exporting them as “made in Vietnam” products to the US. Such practices may lead to
Vietnam-made goods being hit by with higher US tariffs. Vietnam already had the sixth-
highest trade surplus with the US in2017, after China, Mexico, Germany, Canada and
Japan; countries which are all under scrutiny by President Trump’s trade team. The risk is
therefore high that US policy makers will consider placing higher tariffs on imports from
Vietnam.

Chẳng hạn, ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt,
lo ngại rằng thép giá rẻ của Trung Quốc đang được ngụy trang thành sản phẩm của Việt
Nam rồi tái xuất khẩu sang Mỹ. Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cũng bày tỏ lo
ngại về việc các công ty Trung Quốc đưa thành phẩm của họ vào nước ta thông qua hợp
tác, liên doanh với các doanh nghiệp Việt rồi tái xuất khẩu sang Mỹ dưới dạng sản phẩm
“sản xuất tại Việt Nam”. Những việc làm như vậy của Trung Quốc có thể khiến hàng hóa
do Việt Nam sản xuất bị áp mức thuế cao hơn tại Mỹ. Năm 2017, Việt Nam ở mức thứ
sáu trong thặng dư thương mại với Mỹ, đứng sau Trung Quốc, Mexico, Đức, Canada và
Nhật Bản. Các quốc gia này đều đang bị phòng thương mại của Tổng thống Trump giám
sát. Như vậy, rủi ro cao là các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ cân nhắc việc áp
thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. 

You might also like