You are on page 1of 1

Căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đã và sẽ tác động sâu

sắc tới kinh tế toàn cầu, đặc biệt đây là hai thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam. Các chuyên gia cho rằng, việc xác định trước những cơ hội và thách thức từ
xung đột thương mại này sẽ giúp Việt Nam có cơ chế tận dụng và phòng ngừa, đảm
bảo nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định và bền vững.

5 rủi ro lớn

Tại lễ họp báo sự kiện "Diễn đàn Đối đầu Thương mại Mỹ - Trung” ngày 11/7, ông
Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)
cho rằng, cơ hội đầu tiên và rõ ràng nhất là kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ
đã tăng đáng kể khi Việt Nam cũng sản xuất những mặt hàng tương tự của Trung
Quốc như dệt may (textile), da giày (footwear), thiết bị phụ tùng và sản phẩm gỗ.
Thậm chí hàng hóa của Việt Nam cũng có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc
nhiều hơn khi có lợi thế về mức thuế suất thấp hơn. Cơ hội tiếp theo đó là dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ tăng mạnh (will surge), góp phần
vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mặc dù xung đột giữa hai nền kinh tế
lớn nhất trên thế giới mở ra những cơ hội nhất định cho nền kinh tế Việt Nam, song
ông Phong cũng cho rằng xung đột này đồng thời cũng tiềm tàng những rủi ro.

Rủi ro đầu tiên đó là sự gia tăng đột biến của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong khi cơ
sở hạ tầng và chất lượng nguồn lao động trong nước chưa được đảm bảo. Sự quá tải
này sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam trong dài hạn nếu
như chính phủ không có những cải thiện và điều chỉnh phù hợp.

Rủi ro thứ hai đó là sự gia tăng nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa từ
các công ty Trung Quốc tại Việt Nam, làm tăng chênh lệch trong thặng dư thương mại
của Việt Nam với Mỹ. Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ trở thành địa điểm chuyển tải
của hàng hóa Trung Quốc dưới hình thức tạm nhập tái xuất hoặc chế biến giả thông
qua công ty nội địa hay FDI ở Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu sang
Mỹ nhằm tránh thuế trừng phạt.

Một khi cơ quan thương mại Mỹ phát hiện thì công ty bị trừng phạt sẽ là phía Việt
Nam, bên cạnh đó không chỉ một nhóm sản phẩm mà là cả một ngành hàng sẽ bị ảnh
hưởng. Điều này còn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty Việt Nam, và dễ dàng để
đưa Việt Nam vào tầm kiểm soát của Mỹ, từ đó dẫn đến hàng hóa do Việt Nam sản
xuất sẽ bị Mỹ đánh thuế cao hơn.

Rủi ro thứ ba là việc di dời các cơ sở sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc sang Việt Nam
có thể tác động tiêu cực tới môi trường và an ninh xã hội của Việt Nam, mặc dù sự
dịch chuyển này mang lại sự gia tăng ngắn hạn cho xuất khẩu và FDI, nhưng cũng làm
tăng thêm rủi ro cho Việt Nam trở thành một trung tâm ô nhiễm.

Rủi ro thứ tư liên quan đến sự gia tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, đặc biệt
từ Trung Quốc làm gia tăng chi phí sản xuất của các công ty Việt Nam. Khi xung đột
xảy ra, USD có xu hướng tăng giá và nhân dân tệ có xu hướng giảm giá, điều này kéo
theo tỷ giá USD/VND tăng cao gây bất lợi cho các nhà nhập khẩu Việt Nam.

You might also like