You are on page 1of 3

2.2.

Cách thức ứng phó của công ty:

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã giáng một đòn mạnh vào ngành kinh doanh
điện thoại thông minh cốt lõi của Huawei. Nhiều người tin rằng công ty này sẽ nhanh
chóng gục ngã và bị loại khỏi cuộc đua trên thị trường công nghệ toàn cầu. Nhưng
bất ngờ là Huawei đang bật lại với sức sống mới, hướng tới sự độc lập, tự chủ trong
lĩnh vực công nghệ và tạo ra lối thoát cho mình thông qua các cách thức ứng phó
sau:
a. Đầu tư và tự sản xuất chip:
Huawei đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty sản xuất chip của Trung Quốc
để bù đắp cho sự mất mát nguồn cung từ lệnh trừng phạt của Mỹ. Tính đến đầu năm
2021, hãng đã tiến hành mua lại và sáp nhập 20 công ty liên quan đến lĩnh vực này
như công cụ thiết kế chip, vật liệu bán dẫn, thiết bị sản xuất và kiểm thử,...
Theo báo cáo của trang DigiTimes, Huawei sẽ xây dựng nhà máy đầu tiên của
HiSilicon ở Vũ Hán (HiSilicon là công ty con thiết kế chip của Huawei) để sản xuất
tấm wafer - thành phần quan trọng trong chế tạo chip. Báo cáo cũng tuyên bố rằng,
nhà máy này sẽ được sử dụng để sản xuất chip, các mô-đun truyền thông quang học
và các thiết kế vi mạch. Đây là động thái giúp Huawei tăng khả năng “tự cung tự
cấp” sau khi bị cắt mối quan hệ với TSMC (TSMC là đối tác cung ứng chip cho
những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple và Qualcomm).
Một nguyên nhân nữa giúp Huawei có thể quay trở lại đường đua smartphone
chính là nhờ sự chào sân của dòng điện thoại cao cấp Mate 60 Pro. Việc hãng có thể
ra mắt mẫu máy này là một điều bất ngờ, nhất khi các nguồn cung ứng chip quen
thuộc đã bị chặn đứng. Theo South China Morning Post, chính Tập đoàn Quốc tế
Sản xuất Chất bán dẫn Thượng Hải (SMIC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn
nhất Trung Quốc đã cứu Huawei “một bàn thua trông thấy”. Đây chính là đơn vị đã
đứng ra sản xuất chip Kirin 9000s cho dòng Mate 60 Pro. Bất chấp các lệnh cấm từ
Mỹ, SMIC chỉ mất 2 năm để có thể sản xuất thành công chip 7 nm có trên Kirin
9000s. Dòng điện thoại Huawei Mate 60 Pro này đã giúp công ty có trụ sở ở Thâm
Quyến có thể trụ vững tới ngày nay nhờ sự ủng hộ của các khách hàng nội địa.
b. Phát triển hệ điều hành thay thế Android:
Về mặt phần mềm, Huawei cũng đã có những pha “ứng đối” rất nhanh. Chỉ 3
tháng sau khi bị Mỹ liệt vào “danh sách thực thể”, tất cả smartphone của Huawei
đều chuyển sang chạy HarmonyOS. Đây là một phiên bản hệ điều hành thay thế
Android do hãng tự phát triển.
Trong một phát biểu vào tháng 8/2023 của ông Richard Yu - Giám đốc điều
hành nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, hiện đang có hơn 700 triệu thiết bị
đang chạy HarmonyOS với hơn 2,2 triệu nhà phát triển bên thứ ba tạo ứng dụng cho
nền tảng này.
Năm 2024 sẽ đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của Huawei. Đây không chỉ
là thời điểm mà phiên bản mới nhất của hệ điều hành này là HarmonyOS Next được
chính thức ra mắt, mà còn là giai đoạn chuỗi cung ứng chip dần đi vào ổn định.
Thêm vào đó, Huawei nhiều khả năng sẽ ra mắt thêm các dòng điện thoại
Nova nhắm vào phân khúc tầm trung. Đây mới thực sự là thị trường có sức lan tỏa
lớn và có khả năng mang HarmonyOS Next đến với phần đông khách hàng tại Trung
Quốc cũng như trên thế giới.
c. Mạnh dạn đầu tư vào loạt lĩnh vực mới:
Huawei Technologies cho biết họ đang khởi động một dự án nuôi lợn bằng
công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) như một trong những hướng đi mới. Ngành này đang
có những bước tăng trưởng vượt bậc, ngày càng hiện đại hóa và đòi hỏi sự hỗ trợ
của công nghệ cao. Không chỉ Huawei, một số tập đoàn công nghệ khác của Trung
Quốc như JD.com, NetEase và Alibaba cũng tham gia vào lĩnh vực này.
Theo hãng tin Bloomberg, mô hình trang trại sử dụng công nghệ của Huawei
đã có thêm khách hàng là một trại cá lớn ở phía đông Trung Quốc. Những tấm pin
năng lượng mặt trời sử dụng bộ biến tần (inverter) của Huawei không chỉ giúp che
nắng cho cá mà còn tạo ra điện năng. Bên cạnh đó, ở tỉnh Sơn Tây, các cảm biến và
camera không dây của Huawei được đặt sâu trong lòng đất có nhiệm vụ theo dõi
mức oxy và lỗi máy móc trong hầm mỏ. Quyết định lấn sân sang lĩnh vực nông
nghiệp thông minh là bước đi dễ hiểu của Huawei nhằm tìm kiếm các nguồn doanh
thu mới khi mảng kinh doanh smartphone của hãng liên tục gặp khó khăn bởi các
lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.
Ngoài ra, Huawei đang đầu tư 1 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển công
nghệ trong ô tô điện và xe không người lái. Vào đầu năm 2021, Huawei và các đối
tác đã thử nghiệm một đoạn đường thông minh dài 4km có thể tương tác với xe tự
lái ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).
Vào ngày 12/4/2021, ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei đã chia
sẻ với các nhà phân tích tại Thâm Quyến rằng: “Công nghệ tự lái của hãng đã vượt
qua Tesla trong một số trường hợp, ví dụ như cho phép xe chạy quãng đường hơn
1.000km mà không cần sự can thiệp của con người”.
Huawei cũng đang chuyển hướng tập trung phát triển sang mảng điện toán
đám mây. Tại Trung Quốc, Alibaba và Tencent đã nhiều năm dẫn đầu thị trường
điện toán đám mây. Tuy nhiên, cả hai gã khổng lồ này hiện đang phải đương đầu với
thách thức từ Huawei.
Tại Huawei Connect 2019 được tổ chức ở Thượng Hải, Huawei công bố sẽ
tham gia vào thị trường điện toán đám mây và đưa ra chiến lược của mình với mục
tiêu trở thành một trong 5 nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu trên thế giới.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, trong quý IV/2020, cả
Tencent và Huawei đều chiếm 11% thị phần điện toán đám mây của Trung Quốc.
Điều đó thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của Huawei, công ty chỉ mới một năm trước
là hãng đứng thứ 5 trong lĩnh vực này với thị phần là 5,2%.

You might also like