You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


----------

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài : Phân tích chuỗi cung ứng của Samsung tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN MY HUY THẠCH


Thành viên nhóm 3:
1. Ngô Hương Ly – DH71903055
2. Đoàn Thị Quỳnh Như– DH7190035
3. Trần Minh Nghĩa
4. Trần Hồng Ngọc
5. Trần Thu Ngân
6. Kkk

Trang 1
Quản trị chuỗi cung ứng
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO..................5

1.Một số khái niệm cơ bản..................................................................................5

1.1.Khái niệm lãnh đạo........................................................................................5

1.2.Khái niệm phong cách lãnh đạo....................................................................5

2.Các mô hình phong cách lãnh đạo....................................................................5

2.1.Phong cách lãnh đạo độc đoán......................................................................5

2.2.Phong cách lãnh đạo dân chủ........................................................................6

2.3.Phong cách lãnh đạo tự do.............................................................................6

3.Vai trò của lãnh đạo..........................................................................................7

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ VÀ


TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN.........................................................7

1.Tiểu sử và cuộc đời của Đặng Lê Nguyên Vũ.................................................8

2.Tập đoàn cà phê Trung Nguyên.......................................................................9

CHƯƠNG III: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ CÁC THÀNH CÔNG MÀ


ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ ĐẠT ĐƯỢC...........................................................12

1.Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ..............................................12


1.1 Ông là người rất tâm huyết và có tính độc đoán...............................12

1.2 Ông là người lãnh đạo có cách nhìn và tu duy mới...........................12

1.3 Ông luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết nội bộ công ty..............13

1.4 Ông là người rất yêu công việc và đam mê thứ “vàng đen”.............13
Trang 2
Quản trị chuỗi cung ứng
1.5 Ông là người được đánh giá là lãnh đạo có tâm và có tầm...............13

CHƯƠNG I: GIƠI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn
nhất Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở
Hàn Quốc, bao gồm cả điện tử Samsung và bảo hiểm Samsung.
Hiện tại Samsung là một trong những nhà cung cấp nhiều lĩnh vực
như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và nhiều sản
phẩm công nghệ cao khác nữa…
Tầm nhìn của công ty điện tử Samsung: “khơi nguồn cảm hứng
sáng tạo tương lai”. Dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “công nghệ
mới”, “sản phẩm mới” và “giải pháp sáng tạo mới” và trong việc quảng
bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối
quan hệ cốt lõi của Samsung - ngành công nghiệp - đối tác và nhân viên.
Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú
hơn cho tất cả mọi người.
Hiện nay hầu như các sản phẩm điện thoại Samsung trên thị
trường Việt Nam hay các nước trên thế giới đều được sản xuất tại Việt
Nam. Nhà máy Samsung Việt Nam đã ra đời và là một trong bảy nhà
máy lớn của tập đoàn Samsung thế giới. Điều này giúp chuỗi cung ứng
của tập đoàn Samsung trở nên năng động, phủ sóng cao.
Nhà máy Samsung tại Việt Nam
Công ty Samsung Việt Nam hiện nay có 3 nhà máy sản xuất:
Một là: nhà máy sản xuất điện thoại tại khu công nghiệp Yên
Phong - Bắc Ninh (công ty SEV)
Hai là: nhà máy sản xuất tại Thủ Đức - TP.Hồ Chí Minh (công ty
Samsung ViVina).

Trang 3
Quản trị chuỗi cung ứng
Ba là: nhà sản xuất ở Thái Nguyên (SEVT) (được xây dựng và đã
đi vào hoạt động năm 2014).

Nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung , thuộc công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam (SEV), đặt tại khu công nghiệp Yên
Phong (Bắc Ninh) là nhà máy lớn thứ 2 trong tổng 7 nhà máy của tập
đoàn này trên thế giới. Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn
thứ 2 trên thế giới của Samsung chỉ sau nhà máy sản xuất điện thoại di
động tại Hàn Quốc với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm điện thoại di
động cho thị trường toàn cầu của Samsung.
Năm 2015, Samsung Electronics Việt Nam đứng đầu bảng xếp
hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG
VIỆT NAM
I. Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ở Việt Nam và mô hình chuỗi
cung ứng điện thoại của Samsung Việt Nam.
1. Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ở Việt Nam

NHÀ NH KHÁCH
CUNG À CÔNG KHÁCH HÀNG
CẤP CUNG TY HÀNG CUỐI
ĐẦU CẤP CÙNG
TIÊN

Quản trị chuỗi cung ứng.

Trang 4
Quản trị chuỗi cung ứng
2. Mô hình chuỗi cung ứng điện thoại của Samsung

Nhà cung cấp Doanh nghiệp Nhà phân phối Bán lẻ


NVL trung tâm

67 nhà cung cấp Các nhà máy Nhà phân phối Các siêu thị
(32 nhà cung vấp sản xuất điện chính tại Việt điện máy
trong nước và 25 thoại di động Nam: PSD như: Pico,
nhà cung cấp Samsung ở (công ty con thế giới di Người
nước ngoài) Bắc Ninh, của động... tiêu
Thái Nguyên Petrosetco), dùng
và TP.HCM TIE,
Digiworld
Corporation
Vi mạch điện tử- (DGW).
Cacbot
Microelectrics

Nhà bán lẻ
khác
Chip điện tử-
Broadcom
II. Đơn vị vận chuyển,
kho bãi như: công ty
trách nhiệm ANC...
Chất bán dẫn-
GSI Lumonics
iNC

Trang 5
Quản trị chuỗi cung ứng
III.3. Các thành viên và vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng

3.1 Nhà cung cấp


Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là
ở ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam.
Theo thông tin từ SEV, trong 67 nhà cung cấp hiện nay cho Samsung ở Bắc
Ninh chỉ có bảy doanh nghiệp thuần túy Việt Nam. Các doanh nghiệp 100% vốn
trong nước này cũng chỉ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đơn giản như bao bì,
in ấn với giá trị không cao. Phần lớn các nhà cung ứng còn lại đến từ Hàn Quốc và
những nước xung quanh như Nhật Bản, Singapore, Malaysia... số còn lại là các
công ty liên doanh. Vì vậy Samsung đã tự sản xuất các linh kiện chính cho việc sản
xuất của mình và cung cấp cho những nhà máy sản xuất điện thoại khác như:
Nokia, Motorola.
Ngay khi Samsung đầu tư vào Việt Nam với hai khu công nghiệp lớn, lập
tức có hai dự án phụ trợ của các nhà đầu tư Hàn Quốc triển khai là Nhà máy Seung
Woo Vina và dự án xây nhà nhiều tầng Yên Bình. Hai dự án này đầu tư với số vốn
đăng ký trên 30 triệu USD. Khi hoàn thành, hai dự án phụ trợ này, nhất là đối với
dự án nhà xưởng cao tầng sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Samsung. Đáng chú
ý có Dự án đầu tư của công ty TNHH Dong Yeon Industrial Hàn Quốc với vốn
đăng ký lên tới 267 triệu USD. Dự án gồm 3 tổ hợp nhà máy là: Nhà máy sản xuất
màn hình cảm biến, nhà máy sản xuất bản mạch tích hợp cho điện thoại di động và
nhà máy sản xuất nút nguồn, nút âm lượng, khe thở nhớ. Samsung vào thị trường
Việt Nam kéo theo sự di chuyển của chuỗi các nhà cung ứng Hàn Quốc đầu tư vào
Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc 100% nước ngoài.
Hiện nay Samsung được đánh giá là doanh nghiệp có tính tự chủ cao khi đầu
tư, liên kết tự sản xuất các bộ phận chính cho sản phẩm của mình mà không quá
phụ thuộc vào bên thứ ba. Tuy nhiên Samsung vẫn có hợp tác cao với các nhà cung
cấp bên ngoài tiêu biểu như:
Cacbot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử.
Qualcomm cung cấp chip cho các dòng Galaxy S4, Galaxy S5...
Dòng chipset Qualcomm đang là lựa chọn được nhiều công ty trong ngành
điện thoại di động ưa chuộng. Ưu điểm của sản phẩm là hiệu năng cao, khả năng
tương thích và cân bằng hiệu suất tốt. Qualcomm là công ty công nghệ của Mỹ, ra
Trang 6
Quản trị chuỗi cung ứng
đời vào năm 1985. Khi đó, những nhà sáng lập Qualcomm đã có một tầm nhìn
khác: phải mã hóa dữ liệu để đẩy nhanh tốc độ truyền dữ liệu, đồng thời bảo mật
tốt thông tin. Qualcomm là hãng đầu tiên đưa ra công nghệ CDMA (Code Division
Multiple Access) - Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. Do đó,
Qualcomm có vai trò rất quan trọng trong việc cung ấp nền tảng cho công nghệ
không dây phát triển. Từ CMDA thế giới công nghệ đã phát triển tiếp lên di động
không dây, internet không dây... Về công nghệ, dù các mạng di động 3G sử dụng
công nghệ CMDA, WCDMA hay TD-SCDMA thì Qualcomm là nhà cung cấp
chipset cho phần lớn các hãng sản xuất điện thoại và máy tính bảng trên thị trường
như HTC, LG, Sony, Nokia, Lenovo... trong đó có Samsung.
GSI Lumonics iNC là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống WaferRepairT
M430, chất bán dẫn và các thiết bị sản xuất điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ
thống và mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây GSI Lumonics còn cung
cấp các thành phần chính xác điều khiển chuyển động và laser dựa vào hệ thống
sản xuất chất bán dẫn toàn cầu điện tử.
Đối với các nhà cung cấp Việt Nam cho Samsung còn rất ít vì chưa đáp ứng
được yêu cầu của công ty. Nhưng Samsung luôn khẳng định sẵn sàng chào đón các
doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng nếu đáp ứng được 3 tiêu chí:
Chất lượng - thời gian vận chuyển - giá cả. Ông Jang Hoyoung – Tổng Giám đốc
Bộ phận Mua hàng của Samsung Việt Nam, kỳ vọng sau chuyến thăm, các doanh
nghiệp Việt sẽ gửi lại bản đăng ký cung cấp linh kiện cho Samsung và gửi về
phòng dự án của tập đoàn. Phòng Mua sắm của Samsung Điện tử Việt Nam sẵn
sàng hỗ trợ tối đa, nếu các doanh nghiệp Việt đáp ứng đủ điều kiện làm nhà cung
ứng của Samsung. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng để trở thành
nhà cung cấp cho Samsung.
3.2Doanh nghiệp trung tâm ( Công ty Samsung )
Công ty Samsung có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi
nhập các linh kiện, phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để đưa
thị trường. Các sản phẩm của công ty như: ti vi, thiết bị nghe nhìn; điện thoại/máy
tính bảng; máy ảnh/máy quay phim; thiết bị gia dụng.
Hiện nay Samsung Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất: nhà máy sản xuất điện
thoại của Samsung thuộc công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đặt tại
khu công nghiệp Yên Phong- Bắc Ninh, Thái Nguyên và nhà máy Samsung Vina

Trang 7
Quản trị chuỗi cung ứng
tại Thủ Đức – TP.HCM. Đây là ba địa điểm sản xuất điện tử công nghệ cao, là nhà
đầu tư nước ngoài thành công liên tục trong nhiều năm dẫn đầu về tivi và điện
thoại thông minh có màn hình cảm ứng. Năm 2015, Samsung Electronics Việt
Nam đứng đầu bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất.

3.3 Nhà phân phối


Hiện nay Samsung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và
phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam
hiện tại có các nhà phân phối chính thức đó là PSD (công ty con của
Petrosetco), TIE, Digiworld Corporation (DGW).
Trước đây Samsung đã từng hợp tác với nhà phân phối FPT,
nhưng từ ngày 25/12/2009 thì FPT Mobile không còn là nhà phân phói
điện thoại của di động của Samsung. Samsung cũng đã từng hợp tác với
các nhà phân phối như: Viettel và Phú Thái, sau đó đã “chia tay” để tập
trung phát triển các kênh phân phối ở tỉnh nhỏ và các đại lý lớn trực tiếp
như Mai Nguyên, Thế giới Di Động.
Việc Samsung lại quay trở lại tìm kênh phân phối toàn quốc như
trước đây đã khiến nhiều người thắc mắc. Lý giải điều này, đại diện
Samsung cho biết nguyên nhân bởi thị trường di động đã biến động
mạnh, và Samsung đã có những bước đột phá lớn. “Vì thế, Samsung
phải luôn đổi mới, tìm phương thức phân phối mới tốt nhất, hiệu quả
nhất cho thị trường”.
Samsung khẳng định đây không phải là quay trở về hình thức cũ
mà đây là bước phát triển mới. Từng thời điểm khác nhau, Samsung
sẽ có những chính sách và phương thức mới, quy mô hơn. Hãng này
nhấn mạnh không có ý định chỉ định một nhà phân phối độc quyền.
Tại buổi hội thảo gặp gỡ hơn 200 nhà cung cấp toàn quốc trong
các lĩnh vực khác nhau như điện tử, cơ khí, nhựa... nhằm thảo luận về
giải pháp hỗ trợ phát triển nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đại
diện từ Tập đoàn Samsung trực tiếp tham gia trao đổi, tìm hiểu và lắng

Trang 8
Quản trị chuỗi cung ứng
nghe các doanh nghiệp trình bày về nguyện vọng và khả năng của mình
nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác.
 PSD (công ty con của Petrosetco)
Sáng 20/7/2012, Samsung và Petrosetco tổ chức buổi ký kết bản
ghi nhớ về việc phân phối điện thoại và máy tính bảng.Thông cáo báo
chí của Samsung cho biết "PSD sẽ trở thành đối tác cung ứng cho sản
phẩm điện thoại di động của hãng tại thị trường Việt Nam". Mục tiêu
của mô hình phân phối mà PSD đã thống nhất với Samsung là đưa sản
phẩm về thị trường tốt nhất, hạn chế khách hàng trung gian mà tiếp xúc
khách hàng trực tiếp chứ không qua đại lý”.
Bắt tay với PSD, trao quyền cho “ông lớn” phân phối trên thị
trường cả nước, Samsung cũng đặt chỉ tiêu cụ thể cho nhà phân phối
này. “Với mạng lưới của mình, chúng tôi tự tin sẽ giúp Samsung đạt vị
thế số 1 ở thị trường Việt Nam, như đã làm trước đó với Nokia”
Theo đó, Samsung sẽ trao cho Petrosetco phân phối điện thoại ở
nhóm vùng, khu vực mà hãng này còn yếu hiện nay. PSD hiện có tới
1.700 đại lý và 11 chi nhánh trên toàn quốc. Đây là nhà phân phối có
tiềm lực về tài chính và hệ thống kho bãi tốt. Theo các nhà bán lẻ, việc
phân phối di động Samsung sẽ mang lại cho Petrosetco những thuận lợi
lớn. Tuy nhiên, PSD vẫn chưa "phủ sóng" hết bởi Samsung vẫn giữ
"miếng bánh" là các hệ thống, siêu thị lớn trong quy trình phân phối của
mình.
 TIE
Công ty cổ phần TIE – nhà phân phối chính thức màn hình ti vi
Samsung năm 2000. Digiword Corporation.
 Digiworld Corporation (DGW)
Ngày 23/02/2011, tại Tp.HCM – Công ty điện tử Samsung Vina và
Digiworld Corporation (DGW) chính thức ký kết hợp tác phân phối sản
Trang 9
Quản trị chuỗi cung ứng
phẩm máy in Samsung tại Việt Nam. Đây là sự kiện thứ hai giữa
Samsung và DGW sau ký kết hợp tác nhà phân phối máy tính xách tay
Samsung vào tháng 11/2010 vừa qua. Đánh dấu một bước phát triển mới
trong chiến lược mở rộng thị phần lĩnh vực CNTT của Samsung tại Việt
Nam thông qua kênh phân phối rộng khắp toàn quốc của DGW.  “DGW
là một trong những nhà phân phối uy tín, có tiềm lực lớn mạnh về tài
chính lẫn mạng lưới phân phối rộng khắp sẽ là chiến lược tin cậy trong
mục tiêu đạt tới con số tăng trưởng ấn tượng vào Quý 4 năm 2011 và
vươn lên vị trí thứ 2 tại thị trường Việt Nam trong năm nay.”
Chính thức hợp tác với Samsung vào tháng 11 năm ngoái về lĩnh
vực phân phối máy tính xách tay Samsung tại thị trường Việt Nam, đây
là sự kiện thứ hai trong chuỗi hợp tác chiến lược của Digiworld
Corporation (DGW) với Samsung Vina để đạt mục tiêu tăng trưởng về
doanh thu lẫn thị phần của DGW trong năm 2011. 
Với bề dày hơn 13 năm thành lập và phát triển, DGW là một trong
những nhà phân phối sản phẩm CNTT uy tín và cung ứng dịch vụ bảo
hành ủy quyền chuẩn mực hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài hệ thống kênh
phân phối rộng lớn với 1200 đại lý trên cả nước, DGW còn có 3 trung
tâm bảo hành ủy quyền DGCare, 4 trung tâm kinh doanh, cùng chuỗi hệ
thống quản lý - cung ứng hàng hóa DGSuply Chain với tổng diện tích
7.000m2. Năm 2009, DGW đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng: 237% và
đạt 1.350 tỷ đồng doanh thu. Tăng 77 bậc trong bảng xếp hạng Top 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010 (theo VNR500). DGW là
một trong những nhà phân phối được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín
trong và ngoài nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển CNTT
Việt Nam và phát triển giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thông qua chuỗi
hoạt động cộng đồng gắn liền với phát triển tri thức.
3.3.1 Bán lẻ
Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập
đoàn Samsung thì sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông
Trang 10
Quản trị chuỗi cung ứng
qua các đại lý, của hàng bán lẻ điện thọai di động trên toàn quốc. Các
nhà bán lẻ lưu trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ cho cộng
đồng nói chung. Nhà bán lẻ của Samsung hiểu rất rõ nhu cầu và sở thích
của khách hàng và họ phục vụ vì thế khai thác các thông tin từ phía nhà
bán lẻ là rất hữu ích cho công ty Samsung. Nhà bán lẻ quảng cáo sản
phẩm cho khách hàng, đưa ra các phương thức truyền thông tốt và
khuyến mãi hợp lí để thu hút và lôi cuốn khách hàng, thu hút sự chu ý
của khách hàng đến sản phẩm của mình. Các sản phẩm của công ty
Samsung như: điện thọai, máy in, máy ảnh tivi… được bán ở hầu hết các
siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thọai, các thiết bị điện tử,
văn phòng…
Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở thành phố HCM nổi lên
như: Viettel, Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, Phước Lập Mobie.
Nguyễn Kim… chỉ tính riêng Viettel đã tháy có rất hiều cửa hàng tại
thành phố HCM: Viettel Store Hồ Chí Minh 01,Viettel Store Hồ Chí
Minh 02, Viettel Store Hồ Chí Minh 03, Viettel Store Hồ Chí Minh 04,
Viettel Store Hồ Chí Minh 79… Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ
sản phẩm điện thọai nào của Samsung. Ngoài ra trên thị trường còn
mạng lưới các cửa hàng kinh doanh điện thọai, siêu thị điện máy khá dày
đặc cung cấp sản phẩm điện thọai cũng như các linh kiện đi kèm cho
khách hàng.
Tại thị trường Hà Nội thì mạng lưới các siêu thị điện máy phân bố
khắp các quận,một số siêu thị như: Topcare, Trần anh, Pico, Viettel…
Tính riêng các cửa hàng Viettel Hà Nội đã thấy có rất nhiều như Viettel
Store Online, Viettel store Hà Nội 1, Viettel store Hà Nội 2, Viettel store
Hà Nội 3, Viettel store Hà Nội 4, Viettel store Hà Nội Quang Trung,
Viettel store Hà Nội chùa thông… Bên cạnh đó còn có hệ thống các cửa
hàng bán lẻ dày đặc cũng phân phối sản phẩm của Samsung. Sản phẩm
của Samsung có mặt 100% tại bất kì một siêu thị điện thị điện máy nào
theo các quy mô với mạng lưới dày tạo nên độ bao phủ toàn thị trường:

Trang 11
Quản trị chuỗi cung ứng
17 chi nhánh media mart, 18 chi nhánh Trần Anh, 7 chi nhánh pico, 138
trung tâm của Viễn Thông A...
Ở các địa phương, các tỉnh Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Cao
Bằng, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Huế… chạy dọc
từ Nam ra Bắc thì mạng lưới các cửa hàng bán lẻ điện thọai dày đặc,
khách hàng cũng dễ dàng để mua được sản phẩm của Samsung. Đặc biệt
ngày nay hệ thống cửa hàng của Thế Giới Di Động có mặt hầu hết ở các
tỉnh.
Với hệ thống bán lẻ như trên các sản phẩm của Samsung dễ dàng
đến tay được người tiêu dùng, tiếp cận và phục vụ khách hàng tối ưu
nhất, khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của công ty, từ đó
đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty Samsung, đồng thời nên khai
thác tối ưu các thông tin từ phía nhà bán lẻ để đáp ứng nhu cầu khách
hàng tốt nhất.
Thành công và thách thức của chuỗi cung ứng của Samsung
3.1. Thành công của chuỗi cung ứng Samsung

3.1.1. Phù hợp với chiến lược kinh doanh


Sứ mệnh của công ty Samsung: trở thành công ty kỹ thuật số
Digital- Company tốt nhất. Điều này đòi hỏi công ty cần phải liên tục
đổi mới công nghệ, ra nhiều sản phẩm mới và khác biệt. Như vậy lại cần
tích hợp chuỗi cung ứng phải tốt, đảm bảo: khi nhu cầu quay, toàn bộ
chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cung ứng có thể đáp ứng
nhu cầu của công ty, hệ thống phân phối quản trị đơn hàng hỗ trợ thông
tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào
tạo. Ở Samsung, mối quan hệ của công ty với các đối tác luôn luôn tốt
đẹp nên chuỗi cung ứng của công ty, Samsung có quan hệ rất tốt với các
nhà cung cấp phía sau và các nhà phân phối chính thức ở phía trước

Trang 12
Quản trị chuỗi cung ứng
được đánh giá là phù hợp với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh
tranh cải tiến vượt trội.
3.1.2. Phù hợp với nhu cầu khách hàng
Chuỗi cung ứng của Samsung là một chuỗi cung ứng đạt được tiêu
chuẩn phù hợp với khách hàng vì với mối quan hệ tốt với các đối tác và
chiến lược kinh doanh dựa trên lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội,
Samsung có thể đem đến cho khách hàng của mình những sản phẩm mới
nhất với thời gian nhanh nhất có thể. Điều này có thể thấy rằng việc
Samsung tập trung nghiên cứu và phát triển các phiên bản mới của hệ
điều hành Android cho điện thoại.
3.1.3. Phù hợp với vị thế
Các sản phẩm điện thoại của Samsung không chỉ phục vụ thị
trường nội địa mà còn dành cho xuất khẩu với số lượng lớn sang thị
trường như khu vực Đông Nam Á, Trung Đông. Trong số các thị trường
ngoài nước của SEV, châu Âu dẫn đầu với tổng lượng hàng xuất khẩu,
tiếp đến là các quốc gia độc lập, Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Nam
Á. Tập đoàn Samsung còn muốn đưa SEV lên thành nhà sản xuất điện
thoại di động hàng đầu của hãng trên toàn cầu và là một trong những nhà
máy chủ lực cung cấp điện thoại cho thế giới Samsung.
3.1.4. Có tính thích nghi cao
Ngày nay cạnh tranh trên thị trường công nghệ rất gay gắt. Để có
thể tồn tại và phát triển buộc Samsung phải thích nghi với thị trường.
Samsung đã tạo ra bước tiến và những đổi mới như ứng dụng
CNTT làm cho chuỗi cung ứng của mình hoạt động một cách hiệu quả:
 Đầu tư nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong
dài hạn.
 Là công ty đầu tiên đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường.
Trang 13
Quản trị chuỗi cung ứng
 Liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định.
 Điều chỉnh nhanh.
 Đưa ra chất lượng lên hàng đầu.

3.1.5. Những biểu hiện thành công của chuỗi cung ứng của
Samsung Việt Nam trong những năm gần đây
Những thành công trên của chuỗi cung ứng Samsung thể hiện chủ
yếu qua hiệu quả kinh doanh của Samsung Vina:
Quy mô nhà máy ngày càng được mở rộng - tại Việt Nam có 3 nhà
máy Samsung. Khu tổ hợp sản xuất thiết bị di động tại Bắc Ninh (SEV)
và Thái Nguyên (SEVT), tiếp theo là dự án Samsung HCM CE Complex
(SEHC) tại khu công nghiệp Tp.HCM, với mục tiêu đưa Việt Nam thành
cứ điểm chiến lược để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung.
Năm 2013, theo ước tính của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, kim ngạch xuất
khẩu nhóm điện thoại di động và linh kiện lên tới 23,5 tỷ USD và chủ
yếu là từ đóng góp của SEV; 23 tỷ USD là tổng doanh thu xuất khẩu
điện thoại di động của SEV trong năm 2013. Không những thế,
Samsung còn thu hút được hơn 50 doanh nghiệp vệ tinh vào Việt Nam,
hình thành ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Nhờ sự có mặt của các
công ty vệ tinh này mà tỷ lệ nội địa hoá của SEV hiện tăng lên 33%,
giảm thiểu đáng kể tỷ lệ nhập khẩu linh phụ kiện từ nước ngoài. Và sự
có mặt của các công ty vệ tinh này đã cho thấy vì sao Samsung trở thành
một trong những điển hình về thu hút FDI vào Việt Nam.
Với chuỗi cung ứng hoạt động tương đồi hiệu quả mà sản phẩm
của Samsung đạt độ bao phủ tương đối lớn trên thị trường toàn cầu:

Trang 14
Quản trị chuỗi cung ứng
Thị phần Smarthphone toàn cầu (%) Strategy Analytics
Năm 2014, với hơn 156 triệu sản phẩm Samsung mang nhãn
“Made in Vietnam” (giá trị 26,3 tỷ USD) được phân phối tại 67 quốc
gia trên toàn thế giới, chiếm hơn 30% tổng sản phẩm của Samsung trên
toàn cầu và mang lại công ăn việc làm cho hơn 90.000 lao động.

Doanh số bán Smartphone trên toàn cầu (triệu máy, theo Strategy
Analytics)
Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam vừa được vinh danh
tại lễ trao danh hiệu “Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam 2014”
nhờ thành tích kinh doanh nổi bật và những đóng góp cho cộng đồng sở;
tại đồng thời đứng vị trí đầu bảng trong số 500 doanh nghiệp thành
công( công bố 3/2015).
Trang 15
Quản trị chuỗi cung ứng
Năm 2014 giá trị thương hiệu của Samsung là 45,5 tỷ USD. Đứng
thứ 7 bảng xếp hạng giá trị thương hiệu theo Interbran. Survey Monkey
đã tiến hành khảo sát 5.000 người (2014). Theo kết quả khảo sát mặc dù
Apple mang lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn nhưng Samsung mới là
thương hiệu có xu hướng trung thành hơn của người tiêu dung.
Hiện tại, nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam
cùng với nhà máy tại Hàn Quốc, là hai nhà máy sản xuất điện thoại có
quy mô lớn nhất, trong tổng số 7 nhà máy của tập đoàn Samsung trên thế
giới. Việc Samsung đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại tại
Việt Nam cũng đã kéo theo hàng chục doanh nghiệp nước ngoài vào
cùng để chuyên cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà máy này.
Trong vòng 10 tháng kể từ ngày hoạt động, kim ngạch xuất khẩu
của SEVT( nhà máy Samsung tại Thái Nguyên) đạt 8 tỷ USD. Hiện
Samsung Việt Nam có tổng cộng 156 nhà cung cấp đầu vào, trong đó 71
nhà cung cấp nội địa, nhưng chủ yếu là DN vốn đầu tư nước ngoài, còn
DN thuần Việt đếm trên đầu ngón tay, và chỉ dừng lại ở khâu cung cấp
bao bì, đóng gói...
3.2. Thách thức của chuỗi cung ứng Samsung
Với chuỗi cung ứng có thể coi là ổn định của mình, Samsung đang
là nhà sản xuất thiết bị động thành công hàng đầu thế giới, với nhiều sản
phẩm “bom tấn” được khen ngợi. Tuy nhiên chuỗi cung ứng của
Samsung chỉ tập tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm phần cứng cạnh
tranh mà quên mất đi tính sáng tạo và cạnh tranh trong việc chủ động
cung cấp phần mềm.
Phần lớn smartphone của Samsung sử dụng hệ điều hành Android
tới từ Google. Và điều này dấy lên một làn sóng lo ngại từ giới công
nghệ. Những biểu hiện gần đây của Samsung cho thấy hãng này rất có
thể trở thành những cái như Dell hay HP ở lĩnh vực di động. Tức là
những nhà sản xuất phần cứng đơn thuần, là nhà sản xuất phần cứng cho

Trang 16
Quản trị chuỗi cung ứng
Google. Việc này quá phụ thuộc vào Android, có khiến cho Samsung
giảm đi tính cạnh tranh với các sản phẩm có trên thị trường đặc biệt là
các đối thủ giá rẻ cùng chạy phần mềm Android.
Tính tới nay Samsung Vina cần khoảng 100 doanh nghiệp tham gia
vào chuỗi cung ứng linh kiện. Tuy nhiên, trong khoảng 100 nhà cung
cấp vệ tinh cho Samsung Vina, chỉ có 7 doanh nghiệp Việt Nam đủ năng
lực nhưng các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc cung ứng bao bì, in
ấn. Ở nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, đã có một vài
doanh nghiệp Việt tham gia nhưng lại qua các công ty trung gian, làm
nhà cung cấp cấp 3, cấp 4 và cũng chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ.
Samsung vẫn chưa thể tự cung cấp một số các linh kiện, vật liệu
cho mình cũng không nhập trong nội địa mà phải nhập từ nước ngoài
nên chi phí cũng cao hơn (do ảnh hưởng của Thuế nhập khẩu, tỉ giá, vận
chuyển, giá của linh phụ kiện nước ngoài luôn cao hơn...). Đây là thách
thức đối với chuỗi cung ứng của Samsung khi mà bản thân không tự
cung tự cấp được một số linh kiện, phụ kiện nên phải nhập nước ngoài
thì tốn kém, nhập doanh nghiệp nội địa lại chưa đảm bảo được yêu cầu.
Đối mặt với đấu tranh từ các chuỗi cung ứng của đối thủ cạnh
tranh như chuỗi cung ứng Apple, Sony, OPPO...
Ngoải ra còn một số thách thức khác như: mạng lưới nhà phân
phối còn ít, hoạt động thuê ngoài vận chuyển, logistics còn hạn chế.

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN


CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG
Samsung có chuỗi cung ứng hoạt động khá hiệu quả và đem lại lợi
ích kinh tế cao. Tuy nhiên vẫn còn có một số các hạn chế, sau đây là các
cách giải pháp nhằm giúp cho công ty Samsung làm tốt và có hiệu quả
hơn, tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Trang 17
Quản trị chuỗi cung ứng
Samsung chưa tự chủ được nguồn cung các linh kiện, phụ kiện, vật
liệu cho mình, chủ yếu được nhập từ nước ngoài hoặc các doanh nghiệp
nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam. Đây được coi là một trong
những thách thức của Samsung vì như vậy sẽ làm giá thành sản phẩm
tăng lên cao hơn
Công ty Samsung nên đầu tư thêm dây chuyền sản xuất các linh
kiện, phụ kiện, vừa phục vụ sản xuất của công ty vừa cung ứng ra thị
trường hoặc có thể mua từ các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế,
Samsung đã đặt vấn đề với các doanh nghiệp Việt Nam là muốn mua
170 loại linh - phụ kiện từ nhà cung cấp trong nước. Thông tin từ yêu
cầu đặt hàng của SEV cho thấy, các linh phụ kiện này sẽ dùng cho điện
thoại thông minh Galaxy S4 và sản phẩm máy tính bảng Tablet 7 inch
được sản suất tại Việt Nam với các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp như
sạc pin, tai nghe, thiết bị lưu dữ liệu USB, keo cách nhiệt, cáp truyền dữ
liệu, vỏ điện thoại... Trong đó, chỉ riêng sản phẩm sạc pin các loại, nhu
cầu của SEV cần khoảng 400 triệu chiếc mỗi năm. Đề nghị của SEV là
khá thiện chí bởi việc tìm các nhà cung cấp linh kiện nội địa có lợi cho
cả Việt Nam lẫn Samsung. Phía Việt Nam, doanh nghiệp sẽ có cơ hội
tăng doanh thu, lợi nhuận, kích thích công nghiệp hỗ trợ phát triển,
nguồn thu thuế cũng tăng theo. Với Samsung, họ được giảm thuế, phí
vận chuyển, phí nhân công… Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp Việt
Nam lại chưa đáp ứng được các yêu cầu mà Samsung đưa ra. Từ đó cho
thấy Samsung nên có các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam
để đôi bên cũng có lợi, hợp tác cùng phát triển.
Thêm vào đó, Samsung cần mở rộng thêm nhà phân phối, để phân
phối sản phẩm trên thị trường hiệp quả hơn. Đồng thời, cần phải chủ
động và thích ứng hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh, có như thế thì
Samsung với có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Trang 18
Quản trị chuỗi cung ứng
Thực hiện các hoạt động logistics tối ưu hơn, các hoạt động như
thuê ngoài vận chuyển, hay nghiệp vụ xử lí các chứng từ cần được hoàn
thiện hơn, rút ngắn thời gian nhập và xuất hàng…
KẾT LUẬN
Sự thành công của Công ty điện tử Sam Sung đó chính là nhờ một phần
vào việc Công ty đã thực thiện tôt việc quản lý chuỗi cung cấp của mình.
Sam Sung đã sử dụng chiến lược chuỗi cung ứng vừa linh hoạt vừa tinh
gọn. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ Samsung luôn đáp ứng nhu cầu của
khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Điều này đạt được nhờ vào quá trình
chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng trong hệ thống chuỗi cung ứng
và đưa thông tin từ nhà sản xuất đến các khách hàng cuối cùng. Tính
tinh gọn được thể hiện thông qua việc giảm thiểu chi phí tồn kho, sử
dụng ít nguồn lực nhất.
Samsung cạnh tranh dựa trên khả năng đổi mới vượt trội, nghĩa là đổi
mới tập trung vào việc phát triển các chủng loại sản phẩm “mũi nhọn”
nhằm thu hút và lôi cuốn những khách hàng quan trọng. Do đó, trong
mô hình chuỗi cung ứng của mình,
Samsung không sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau mà thông
qua hệ thống thông tin chia sẻ xuyên suốt từ khách hàng đến nhà cung
ứng để nhìn thấy một cách chính xác nhu cầu người sử dụng cuối cùng.
Khách hàng có thể đặt hàng thông qua các trung gian hay một cách trực
tiếp thông qua Internet hoặc các lực lượng bán hàng trực tiếp. Có hai
cách để samsung đưa sản phẩm đến với khách hàng là giao hàng trực
tiếp và thông qua hệ thống kênh bán sỉ và bán lẻ. Khi có nhu cầu bât ngờ
thì nhà phân phối sẽ là người trữ hang để đáp ứng
nhu cầu một cách nhanh nhất.

Trang 19
Quản trị chuỗi cung ứng
Trang 20
Quản trị chuỗi cung ứng

You might also like