You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


------š›&š›------

BÀI TIỂU LUẬN


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Công ty Cổ phần Thế giới di động
Mã CK: MWG

Giảng viên hướng dẫn: NGÔ QUANG HUÂN

Lớp : DH45ADC03
Nguyễn Thị Thu Giang
Nguyễn Trí Long
Âu Dương Đức
Trần Duy Bảo
Trần Minh Thư

Ngày 25, Tháng 5, Năm 2021


–&—

1
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG
(MWG) ..................................................................................................................................... 3
1. Thông tin cơ bản: .............................................................................................................. 3
2. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính:.................................................................... 3
3. Cơ cấu cổ đông ................................................................................................................. 4
4. Cấu trúc doanh nghiệp ...................................................................................................... 4
5. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động ....................... 5
6. Vị thế trong ngành ............................................................................................................ 5
7. Chiến lược phát triển ......................................................................................................... 6
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .................................................................................... 6
I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ TÀI CHÍNH ................................................................................. 6
1. Phân tích khả năng thanh toán ................................................................................... 6
2. Phân tích các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động ........................................................ 8
3. Phân tích các tỷ lệ tài trợ.......................................................................................... 11
4. Phân tích tỷ lệ đánh giả khả năng sinh lợi ............................................................... 12
5. Phân tích tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường ....................................................... 15
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN............................................... 18
1. Phân tích khái quát tình hình kết quả kinh doanh .................................................... 18
2. Phân tích cơ cấu tài sản ............................................................................................ 20
3. Phân tích biến động nguồn vốn................................................................................ 21
III. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ............................................................................................ 23
1. Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội .............................................................. 23
2. Mô hình phân tích hiệu quả tài chính ...................................................................... 25
3. Mô hình chỉ số Z ...................................................................................................... 26
IV. PHÂN TÍCH HOÀ VỐN............................................................................................ 27
1. Phân tích điểm hoà vốn ............................................................................................ 27
4. Mỗi quan hệ C – P – V ............................................................................................ 28
5. Tỷ lệ dự phòng trả nợ ............................................................................................... 29
V. PHÂN TÍCH CÁC ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ............................................................. 30
PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ........................................................................................ 31
I. Định giá cổ phiếu theo phương pháp hệ số P/E ...................................................... 31
II. Định giá cổ phiểu theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) ............. 32
III. Định giá theo phương pháp EVA ............................................................................. 34
PHẦN 4: CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỨC KHOẺ TÀI CHÍNH ............................. 37
1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ
GIỚI DI ĐỘNG (MWG)
1. Thông tin cơ bản:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giời di động.


- Địa chỉ trụ sở chính: 222 Yersin, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Môt, Tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
- Văn phòng hoạt động: Tòa nhà MWG, Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công nghệ cao,
Q.9, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: +84 28 38 125 960
- Fax: +84 28 38 125 961
- Email: investor@thegioididong.com
- Tổng số nhân viên: 68,097 (tại ngày 31 tháng 12 năm 2020)
- Hệ thống phân phối: Gần 4.000 cửa hàng trên toàn quốc: 1.003 cửa hàng Thế giới
Di động, 1.031 cửa hàng Điện Máy Xanh, 1.234 cửa hàng Bách Hóa Xanh và các
cửa hàng bán lẻ khác. (ngày 30 tháng 04 năm 2020)
- Website: http://www.mwg.vn
- Mã cổ phiếu: MWG
- GCN ĐKKD: Số 0306731335, đăng ký lần đầu ngày 16/01/2009, đăng ký thay đổi
lần thứ 10 ngày 03/06/2014.
2. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính:

Hoạt động chủ yếu của công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động là quản lý các khoản
đầu tư vào các công ty con (gồm Công ty cổ phần Thế giới di động và Công ty cổ phần Thương
mại Bách hóa xanh).
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ:
thegioididong.com, Điện máy XANH (dienmayxanh.com), Bách hóa XANH
(bachhoaxanh.com) và Bluetronics (chuỗi bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng đầu tiên ở thị trường
nước ngoài của MWG).
MWG hiện đang tập trung vào các hoạt động chủ yếu là mua bán, bảo hành, sửa chữa
các sản phẩm ở các cửa hàng:
- Thế Giới Di Động: chuỗi bán lẻ thiết bị di động (thiết bị tin học, điện thoại di động, máy
tính bảng, laptop, linh kiện và phụ kiện)
3
- Điện Máy Xanh: chuỗi bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêu dùng (điện tử, điện lạnh và gia
dụng).
Bên cạnh đó là hoạt động chuỗi cửa hàng Bách hoá xanh chuyên bán lẻ lương thực, thực
phẩm, đồ uống và các hàng hoá khác.
3. Cơ cấu cổ đông

Tính tới ngày 31/12/2020, MWG có 2 cổ đông lớn, trong đó:


- Cổ đông lớn nhất là Các nhà đầu tư khác, nắm giữ 53,7% cổ phần (trong nước 15,6% và
nước ngoài 38,1%)
- Tiếp theo là Các nhà đầu tư lớn, nắm giữ 30,8% cổ phần (trong nước 19.9% và nước ngoài
10,9%)
Còn lại các cổ đông khác gồm có:
- Quản lý và Nhân viên MWG, nắm giữ 11,2% cổ phần.
- Cổ đông sáng lập (hoàn toàn trong nước), nắm giữ 4,3% cổ phần.
- Cổ phiếu quỹ: 0,1%.
4. Cấu trúc doanh nghiệp

Ngày 31 tháng 12 năm 2020, MGW đã công bố 6 công ty con đã được hợp nhất và 1 công ty
liên kết (Công ty cổ phần bán lẻ An Khang).
Ngành nghề hoạt động Tỷ lệ sở
Tên công ty Vốn điều lệ
chính hữu
Thương mại sản phẩm
Công ty cổ phần Thế giới di động 2.827 tỷ 99,95%
điện tử
Công ty cổ phần thương mại Bách hóa
Thương mại thực phẩm 9.627 tỷ 99,95%
xanh
Thương mại sản phẩm
Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh 861 tỷ 99,95%
điện tử
Công ty TNHH MTV công nghệ
Công nghệ thông tin 538 tỷ 100%
thông tin Thế giới di động
Đầu tư gián
MWG (Cambodia) Co., LTD Thương mại thực phẩm 99,95%
tiếp
Công ty TNHH dịch vụ lắp đặt sửa Sửa chữa máy móc, Đầu tư gián
99,95%
chữa – bảo hành tận tâm thiết bị tiếp
Công ty cổ phần bán lẻ An Khang Bán lẻ dược phẩm 62 tỷ 49%

4
5. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động

• Năm 2004: Công ty cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập với số vốn ban đầu
khoảng 2 tỷ đồng theo mô hình thương mại điện tử nhưng thất bại.
• Tháng 10/2004: Chuyển đổi mô hình kinh doanh, đầu tư vào cửa hàng bán lẻ các thiết
bị di động.
• Tháng 3/2006: Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh.
• Năm 2007: Thành công kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital, phát triển quy mô.
• Năm 2009: Đạt quy mô 40 cửa hàng bán lẻ.
• Năm 2010: Mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với
thương hiệu Dienmay.com (sau đổi thành Dienmayxanh.com).
• Năm 2012: Đạt quy mô 220 cửa hàng tại Việt Nam
• Tháng 5/2013: Thế giới di động tiếp nhận đầu tư của Robert A.Willett – cựu CEO
BestBuy International và Công ty CDH Electric Bee Limited.
• Năm 2017: Tiến hành sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh.
• Tháng 3/2018: Mua lại 40% vốn chuỗi dược phẩm Phúc An Khang. Sau đó đổi tên
thành Nhà thuốc An Khang
• Tháng 10/2018: Sáp nhập hoàn thành, có tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh được thay
biển Điện Máy Xanh.

6. Vị thế trong ngành

Tại Diễn đàn Kinh doanh 2020, chuỗi cửa hàng bán lẻ Thế Giới Di Động đã vinh dự
nhận giải thưởng Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020, do tạp chí Forbes bình chọn.
Nhờ vào những cố gắng và nỗ lực trong suốt thời gian qua, Thế Giới Di Động đã đạt mức
doanh thu khủng lên tới 102.174 tỷ đồng, đứng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, đứng thứ 3 trong
bảng xếp hạng doanh thu trong khối các công ty niêm yết, cùng với mức lợi nhuận sau thuế
là 3.834 tỷ đồng.
Năm 2020, Thế giới di động ghi nhận mức tăng trưởng 6% doanh thu đạt 108.546 tỷ
đồng và tăng trưởng 2% lợi nhuận sau thuế so với 2019, đạt 3.920 tỷ đồng. Theo Thế giới di
động, năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh toàn cầu cùng với tình
hình thiên tai liên tục diễn ra tại Việt Nam. Để đạt được kết quả như trên, ngoài nỗ lực tối ưu
chi phí, việc cải thiện biên lợi nhuận gộp có đóng góp vô cùng quan trọng, đạt mức 22,1%
và là mức cao nhất lịch sử từ khi thành lập của nhà bán lẻ số 1 Việt Nam.
Theo sau mục tiêu trở thành tập đoàn số 1 Đông Nam Á về bán lẻ, thương mại điện tử
và dịch vụ liên quan vào năm 2030, Thế giới di động đặt còn đưa ra 4 kỳ vọng về “tinh thần”
5
như được khách hàng tin yêu bởi sự phục vụ tận tâm và sản phẩm- dịch vụ vượt trội; mang
lại cho nhân viên sự tử tế, niềm vui, sung túc và niềm tự hào; đóng góp to lớn vào trách
nhiệm xã hội và là minh chứng cho vận hành có Integrity (chính trực- PV) và nhân văn tại
bất kỳ nơi nào mà Thế giới di động hiện diện.
7. Chiến lược phát triển

- Mở rộng mạng lưới của cửa hàng.


- Thay đổi và áp dụng các mô hình hợp lý với từng giai đoạn và khu vực.
- Tăng độ phủ.
- Tăng thị phần.
- Cải thiện biên lợi nhuận.
- Đẩy mạnh ra các thị trường nước ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực, và nâng cao năng lực sản xuất.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


I. PHÂN TÍCH TỶ LỆ TÀI CHÍNH

1. Phân tích khả năng thanh toán


1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán hay còn gọi là
1,40 hệ số khả năng thanh toán hiện thời, nó
1,34 cho biết với một đồng nợ ngắn hạn trung
1,30 1,30 bình thì bù lại được bao nhiêu đồng tài sản
1,27
1,23 ngắn hạn. Từ biểu đồ trên, ta thấy được hệ
1,20 1,20
số thanh toán ngắn hạn trung bình từ năm
1,10 1,12 2016 đến năm 2017 là 1,16 lần, hay với 1
đồng nợ ngắn hạn trung bình thì bù lại 1,16
1,00 đồng tài sản ngắn hạn. Xét về góc độ khả
2016 2017 2018 2019 2020
năng thanh toán ngắn hạn, doanh nghiệp
Tỷ lệ lưu động (CR)
hoàn toàn có đủ khả năng trả nợ ngắn hạn.
Trung bình ngành (CR)

Từ năm 2016 đến năm 2018, hệ số


thanh toán tăng nhanh vì tài sản ngắn hạn tăng gần gấp đôi (90,2%) và tổng nợ ngắn hạn cũng
tăng nhưng tỷ lệ không cao bằng tài sản ngắn hạn (62,8%). Đến giai đoạn 2018 đến 2019 thì
6
hệ số thanh toán có xu hướng giảm so với giai đoạn trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do nợ
ngắn hạn tăng đột ngột, cụ thể là khoản mục phải trả người bán ngắn năm 2018 hạn tăng mạnh
( 146,2 % so với năm 2017), nợ vay ngắn hạn năm 2019 tăng hơn 120% so với năm 2018 , có
thể là do nhu cầu của các mặt hàng điện tử tăng ( Doanh thu tăng 18% so với năm trước ) dẫn
đến thiếu hụt hàng dự trự nên công ty tạm ứng trước từ nhà cung cấp. Giai đoạn 2019-2020,
MWG đã cân bằng lại các khoản phải trả ngắn hạn và đảm bảo được lượng tiền mặt lớn nên
hệ số thanh toán tăng trở lại. Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua các
năm đều ở dưới mức trung bình ngành.

1.2. Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh


0,80
Khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi
là tỷ số thanh khoản thanh, chỉ tiêu này cho ta 0,65
0,60 0,61
biết với 1 đồng nợ ngắn hạn thì được bù đắp
lại bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn không tính 0,43
0,40
hàng tồn kho. Sở dĩ hàng tồn kho không được
0,33
tính vào đây là do nó có tính thanh khoản thấp 0,26 0,33
0,20
nhất trong tài sản ngắn hạn.

Đối với doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt là 0,00


2016 2017 2018 2019 2020
mặt hàng điện – điện tử, mà còn là doanh Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR)
nghiệp đầu ngành như Thế Giới Di Động thì Trung bình ngành (QR)
khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất
cao trong tài sản ngắn hạn (chiếm trung bình hơn 60% danh mục) vì thế tỷ số thanh khoản
nhanh của MWG luôn thấp hơn trung bình ngành. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2019-2020, do ảnh
hưởng của dịch Covid nên doanh nghiệp cơ cấu lại danh mục tài sản ngắn hạn, cụ thể là tăng
đầu tư tài chính và giảm hàng tồn kho (tương ứng tăng 56,8 % và giảm 24,6 %) nên khả năng
thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng mạnh từ 0,33 lên 0,61.

Tóm lại, qua phân tích hệ số thanh toán nhanh của công ty, ta có thể thấy công ty phụ
thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho vì đây là đặc điểm của các doanh nghiệp bán lẻ nên các hệ
số thanh toán của công ty ở mức thấp so với các ngành khác. Nhờ vào khoản đầu tư tài chính
(có thể là do giảm tỷ trọng hàng tồn kho chuyển sang) nên hệ số thanh toán của MWG được
cải thiện, bên cạnh đó, nhu cầu vay ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng mạnh 2 năm trở
7
lại đây. Nếu cân bằng lại được khoản vay ngắn hạn thì hệ số thanh toán của công ty có lẽ sẽ
cải thiện hơn trong những năm tiếp theo.

2. Phân tích các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động


2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tài sản 14.854.263.232.991 22.822.664.215.220 28.122.531.486.856 41.708.095.544.883 46.030.879.952.454

Tổng Doanh thu 44.779.790.363.803 66.607.998.643.705 86.891.604.215.110 102.846.978.872.615 109.383.654.143.550

Hiệu quả sử dụng


tổng tài sản 3,01 2,92 3,09 2,47 2,38
(TAT)

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp chính là một phạm trù kinh tế biểu thị
mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm từ năm 2016
(3,01) đến năm 2017 (2,92) rồi lại tăng từ năm 2017(2,92) đến năm 2018 (3,09) và tiếp tục có
xu hướng giảm từ năm 2018 (3,09) đến năm 2020 (2,38). Bên cạnh đó tài sản và doanh thu
qua các năm thì luôn tăng. Cụ thể:

Năm 2016 – 2017: Vào năm 2017 thì hiệu quả sử dụng tài sản là 2,92 lần, điều này thể
hiện với 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 2,92 đồng doanh thu. Chỉ
số này giảm là vì đốc độ tăng của doanh thu tăng chậm hơn so với tài sản đầu tư. Điều này
chứng tỏ năm 2017 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Năm 2017 – 2018: Hiệu quả sử dụng tài sản tăng, cụ thể năm 2018 là 3,09 tăng 0,17 lần
so với năm 2017, doanh thi và tài sản đều tiếp tục tăng và doanh thu vẫn tăng nhanh hơn tài
sản đầu tư.

Năm 2018 – 2019: Doanh thu và tài sản vẫn tiếp tục tăng, nhưng hiệu quả sử dụng tổng
tài sản lại giảm từ 3,09 xuống 2,47. Điều này cho thấy năm 2019 công ty chưa thực sự sử dụng
tài sản hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2019 – 2020: Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy tài sản và doanh thu vẫn tiếp tục
tăng nhưng hiệu quả sử dụng tổng tài sản vẫn có sự suy giảm. Cụ thể hiệu quả sử dụng tổng
tài sản của công ty vào năm 2019 là 2,47 giảm xuống 2,38 vào năm 2020. Nguyên nhân của
sự gia tăng tài sản là vì trong năm 2019 và năm 2020, doanh nghiệp đã có một khoản đầu tư
8
tài chính lớn, khoản đầu tư này chưa được doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả trong
việc đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, qua các phân tích trên có thể nhận thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
giảm từ năm 2016 đến năm 2017, tăng lên trong vòng 1 năm từ năm 2017 đến năm 2018 và
liên tục giảm đến năm 2020. Nguyên nhân có thể là do một khoản đầu tư để mở rộng các chi
nhánh, cơ sở, đầu tư tài chính trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhưng chưa được khai thác.
Vì vậy, trong những năm sau, doanh nghiệp nên có một kế hoạch hiệu quả để sử dụng tối ưu
khoản đầu tư tài chính này nói riêng và tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung.

2.2. Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Vòng quay Hàng tồn kho (vòng) 5,23 5,15 4,83 3,83 3,75
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
69,80 70,82 75,58 95,33 97,45
(ngày)

Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong mỗi
kỳ. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy thời gian một vòng quay hàng tồn khi là 82 ngày. Với
các sản phẩm như điện thoại, các thiết bị điện tử, thiết bị sửa chữa, thực phẩm, tai nghe, các
thiết bị hỗ trợ, . . . thì thời gian một vòng quay hàng tồn khi như vậy là chưa hợp lý. Từ năm
2016 đến năm 2020 thì vòng quay hàng tồn kho luôn có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:

Năm 2017, doanh nghiệp có trung bình 5,15 lần xuất hàng, tương ứng với thời gian một
vòng quay hàng tồn kho là 70,82 ngày, hàng tồn kho trung bình năm 2017 quay vòng châm
hơn năm 2016, nguyên nhân chủ yếu là vì giá vốn hàng bán năm 2017 tăng ít hơn so với năm
2016. Vì vậy, tốc độ luân chuyển hàng hóa kho giảm, làm cho doanh nghiệp ít tiết kiệm chi
phí và có khả tăng làm cho doanh thu tăng chậm hơn, khả năng sinh lời ít hơn.

Năm 2018, doanh nghiệp có trung bình 4,83 lần xuất hàng, tương ứng với thời gian một
vòng quay hàng tồn kho là 75,58 ngày. Điều này cho thấy thời gian vòng quay hàng tồn kho
trung bình tăng, đây là tín hiệu tiêu cực trong việc kinh doanh của MWG.

Năm 2019, doanh nghiệp có trung bình 3,83 lần xuất hàng, tương ứng với thời gian một
vòng quay hàng tồn kho là 95,33 ngày. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho ngày càng
nhiều hơn, nguyên nhân chủ chốt là do số lượng hàng tồn khi gia tăng mạnh. Chính vì thế,
công ty cần xem lại chính sách kinh doanh của các đại lý để hiệu quả hơn.
9
Năm 2020, vòng quay hàng tồn kho là 3,75 và đã giảm mạnh so với các năm trước đó,
nguyên nhân là vào năm 2019 xuất hiện dịch bệnh Covid-19 làm cho nền kinh tế suy thoái,
cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu xấu, điều này gây ra tác động
tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, thời gian một vòng quay của công ty là chưa hợp lý, tăng qua từng năm, nhìn
một cách bao quát thì đây là một tín hiệu xấu cho doanh nghiệp. Cũng vì tình hình dịch bệnh
ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhưng doanh nghiệp cũng nên có chính sách quản lý hàng
tồn kho và chính sách bán hàng hiệu quả hơn để tránh những tình trạng xấu nhất có thể xảy
ra.

2.3. Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Vòng quay khoản phải thu (vòng) 31,74 24,08 56,33 56,66 68,57

Kì Thu tiền bình quân (ACP) (ngày) 11,34 14,95 6,39 6,35 5,25

Vòng quay khoản phải thu hay còn gọi là hệ số vòng quay các khoản phải thu, hệ số này
biểu thị trong một kỳ báo cáo, các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng để đạt được doanh
thu trong kỳ đó. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, vòng quay khoản phải thu giảm từ năm 2016
đến năm 2017 và liên tực năm từ năm 2017 đến năm 2020.

Năm 2017, vòng quay khoản phải thu đạt 24,08, giảm nhẹ so với năm 2016. Đến năm
2018 thì số vòng quay khoản thu vòng tăng mạnh hơn, kỳ thu tiền bình quân giảm 8,56 ngày
so với năm 2017. Đến năm 2020 thì vòng quay khoản phải thu vẫn tiếp tục tăng so với các
năm trước. Điều này chứng tỏ thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm,
những điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, từ năm 2016 đến năm 2017 doanh nghiệp có dấu hiệu rơi vào tình trang chiếm
dung vốn, nhưng tình trạng này đã được khắc phục và cải tiến nhiều cho những năm sau. Điều
này chứng tỏ chính sách thu hồi nợ của doanh nghiệp đã được thực hiện một cách có hiệu
quả.

10
3. Phân tích các tỷ lệ tài trợ

Các tỷ lệ tài trợ


286,69% 286,24%
21,00
280,00%
243,46%
17,77 18,00
240,00%
213,06%
197,32% 15,00
200,00%
13,05 12,00
160,00%

9,68 9,89 10,11 9,00


120,00%

80,00% 74,14% 74,11% 6,00


68,06% 70,88% 66,37%

40,00% 3,00

0,00% 0,00
2016 2017 2018 2019 2020
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/A) 74,14% 74,11% 68,06% 70,88% 66,37%
Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu (D/E) 286,69% 286,24% 213,06% 243,46% 197,32%
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) 17,77 13,05 9,68 9,89 10,11
Tỷ số khả năng trả nợ 0,145 0,135 0,170 0,179 0,167

3.1. Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản

Từ biểu đồ số liệu trên ta có thể thấy được nợ của giai đoạn 2016-2017 chiếm tỷ trọng
rất cao trong tổng tài sản của MWG, vì đây là giai đoạn bùng nổ của doanh nghiệp nên cần
lượng vốn khổng lồ để mở rộng quy mô trên khắp cả nước, cụ thể là chuỗi điện máy phủ rộng
hết 63 tỉnh thành. Vì thế giai đoạn này, doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ nhiều tổ chức
dẫn đến tỷ số nợ duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2018 trở lại đây, doanh nghiệp
đã chứng tỏ được khả năng làm chủ về mặt tài chính của mình và mức độ rủi ro tài chính của
doanh nghiệp ngày càng giảm thông qua việc tỷ số nợ có xu hướng giảm dần.
3.2. Tỷ lệ thanh toán lãi vay

Nhìn chung, từ năm 2016 đến 2020 khả năng chi trả lãi vay của Thế giới di động giảm
dần (17,77 xuống còn 10,11) nguyên nhân là do nợ vay của doanh nghiệp ngày càng tăng và
chi phí lãi vay năm 2020 tăng gần 400% so với 2016. Bên cạnh đó, tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức
lớn hơn 1 nên MWG hoàn toàn có khả năng trả lãi của mình.

11
3.3. Tỷ số khả năng trả nợ

Theo kết quả từ biểu đồ, ta có thể thấy, tỷ số khả năng trả nợ của MWG qua các năm đều
nhỏ hơn 1 nhưng dần được cải thiện qua các năm (từ 0,145 lên 0,167) cho thấy khả năng thanh
toán nợ của doanh nghiệp ngày càng cao.
4. Phân tích tỷ lệ đánh giả khả năng sinh lợi

TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI


50,00%
49,88%
45,00%
45,24%

40,00%
38,66%
35,00% 36,30%

30,00%
28,36%
25,00%
22,07%
20,00% 19,07%
16,80% 17,68%
16,17%
15,02%
15,00% 14,31% 13,33% 13,48%
13,04%
14,26%
10,00% 11,71% 11,30% 10,98%
8,93%
5,00% 3,52% 3,31% 3,31% 3,73% 3,58%

0,00%
2016 2017 2018 2019 2020
Sức sinh lợi cơ bản (BEP) Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM)
Doanh lợi ròng (NPM) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

4.1. Tỷ lệ doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM)

Chỉ số này thể hiện lợi nhuận gộp bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu doanh thu, từ đó
cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ doanh lợi gộp
bán hàng và dịch vụ tăng tương đối đều đặn từ 16,17% ở năm 2016 đến 22,07% vào năm
2020. Điều đó cho thấy công ty kiểm soát chi phí giá vốn ngày càng hiệu quả.

12
4.2. Tỷ lệ doanh lời ròng (NPM)

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu thuần.
Từ biểu đồ ta thấy, tỷ lệ doanh lợi ròng dường như ổn định từ năm 2016 đến 2020, biến động
nhẹ quanh mức 3,31 - 3,73% (3,31% ở năm 2018 và 3,73% vào năm 2019).

Để xem xét chính xác nguyên nhân có sự ổn định của tỷ suất sinh lợi trên doanh thu mặc
dù tỷ lệ lợi nhận gộp cùng doanh thu tăng trưởng tốt, ta xem xét một số tiêu chí ảnh hưởng
đến lợi nhuận sau thuế bao gồm:

Tỷ trọng chi phí trên doanh thu thuần


Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu thuần bán hàng và
100% 100% 100% 100% 100%
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 83,83% 83,20% 82,32% 80,93% 77,93%
Chi phí bán hàng 9,61% 10,58% 11,17% 12,17% 14,13%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,10% 2,03% 2,04% 2,03% 3,14%

Giai đoạn 2016 – 2017: Tỷ lệ doanh lợi ròng giảm không đáng kể từ 3,52% xuống 3,31%.
Điều này là do trong năm 2017, doanh nghiệp quản lí tốt giá vốn hàng bán và chi phí quản lí
doanh nghiệp nhưng tỷ lệ chi phí bán hàng tăng cao hơn khoảng giảm của hai chi phí còn lại
dẫn đến sự sụt giảm của tỷ lệ doanh lợi ròng. Cụ thể, ở năm 2017 để tạo ra một đồng doanh
thu chỉ cần 0,8320 đồng giá vốn, 0,0961 đồng chi phí bán hàng 0,021 đồng chi phí quản lí.

Giai đoạn 2017 – 2019: Ta thấy giai đoạn này, công ty giữ gần như ổn định mức chi phí
quản lí, kiểm soát ngày càng tốt hơn giá vốn hàng bán nhưng chi phí bán hàng tăng một cách
tương đối dẫn đến tỷ lệ doanh lợi ròng không đổi từ giai đoạn 2017 – 2018,đạt 3,31% nhưng
tăng nhẹ lên 3,73% từ giai đoạn 2018 – 2019. Tuy nhiên sự gia tăng này dường như không
đáng kể.

Giai đoạn 2019 – 2020: Doanh nghiệp kiểm soát giá vốn hàng bán tốt hơn nhiều so với
những giai đoạn trước, giảm từ 80,93% xuống 77,93% (khoảng 3%) nhưng có sự gia mạnh
tổng chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp (từ 14,2% lên 17,27%) dẫn tới tỷ lệ doanh lợi
ròng lại một lần nữa giảm nhẹ xuống 3,58%

13
Từ việc phân tích GPM và NPM của MWG, ta có thể thấy rằng, chỉ số GPM tăng đều
đặn nhưng NPM lại chỉ dừng lại ở mức ổn định qua các năm, nguyên nhân chính là do MWTG
tuy kiểm soát tốt chi phí giá vốn hàng bán nhưng vẫn có sự gia tăng tương đối các phi phí còn
lại.
4.3. Sức sinh lợi cơ bản

Chỉ số sức sinh lợi cơ bản (BEP) dùng để đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của doanh
nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính, tập trung vào khả năng tạo ra
thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Số liệu trên biểu đồ cho thấy, năm 2016 trong 100 đồng tài sản của MWG thì tạo ra
được 14,31 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi, con số này giảm thành 13,33 đồng vào năm 2017,
tăng lên 15,02 đồng vào năm 2018 và rơi vào đà giảm tới năm 2020 thì chỉ còn 13,04 đồng.
Nhìn chung có thể thấy hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp có xu hướng kém hiệu quả.
4.4. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty

SUẤT SINH LỢI TRÊN TỔNG TÀI SẢN/ VỐN CSH

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng tài sản 14.854.263.232.991 22.822.664.215.220 28.122.531.486.856 41.708.095.544.883 46.030.879.952.454

Vốn CSH 3.841.357.726.363 5.908.916.335.215 8.983.035.331.342 12.143.592.194.353 15.481.689.846.432

D/A 74,14% 74,11% 68,06% 70,88% 66,37%

ROS 3,52% 3,31% 3,31% 3,73% 3,58%

ROA 14,26% 11,71% 11,30% 10,98% 8,93%

ROE 49,88% 45,24% 38,66% 36,30% 28,36%

Với kết quả trong bảng, ta thấy ROA đều dương qua các năm. Điều này cho thấy MWG
kinh doanh có lãi nhưng lại có xu hướng giảm từ năm 2015 đạt 14.26% cho đến năm 2020
ROA chỉ còn 8,93%.

Tỷ số ROA cho biết khả năng sinh lợi của doanh nghiệp khi có mặt cả thuế và đòn bẩy
tài chính. So sánh tỷ số này với sức sinh lợi cơ bản (BEP), ta thấy chênh lệch có xu hướng
tăng lên, chứng tỏ sức ảnh hưởng lớn của thuế và lãi vay ngày càng mạnh lên sức sinh lợi của
công ty. Hiệu quả sử dụng tài sản có tiến triển rất tốt năm 2016 nhưng lại giảm mạnh tới năm
2020.
14
4.5. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.

Với kết quả trong bảng, ta thấy ROE đều đạt trên mức 25% qua các năm. Điều này cho
thấy MWG kinh doanh có lãi rất tốt trên vốn chủ sở hữu.

Tỷ số ROE cho biết sức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty. Tỷ số này của MWG
năm 2016 rất ấn tượng, đạt 49,88%. Tuy nhiên chỉ số này có xu hướng giảm mạnh cho tới
năm 2020 chỉ còn 28,36%. Nguyên nhân chính là do cơ cấu nợ trên tổng tài sản của MWG
luôn ở mức cao (>65%) và xu hướng giảm của tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (ROA) theo
phương trình phân tích Dupont:

ROA= Hiệu suất sử dụng tổng tài sản*ROS


ROE=ROA*(Tỷ số nợ +1)

5. Phân tích tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường


Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường.

Chỉ số EPS
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng CP lưu
153.902.257 316.754.277 443.126.893 442.689.942 452.605.894
hành

EPS 10.249 6.963 6.496 8.661 8.656

Chênh lệch EPS - -3.286 -467 2165 -5

5.1. Thu nhập trên mỗi cổ phiểu

EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng lời
từ đồng vốn của cổ đông. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp về một công ty có khả năng tạo ra
lợi nhuận ròng( lợi nhuận dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp,
qua đó còn thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty là tốt hay xấu nhờ vào việc xem xét biến
động của giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán.

15
Biến động của giá cổ phiếu và EPS
160.000 12.000

140.000
10.249
8.661 8.656
120.000 9.000

100.000
6.963
6.496

80.000 156.000 6.000

131.000
60.000 118.900
114.000

87.000
40.000 3.000

20.000

0 0
2016 2017 2018 2019 2020

Giá cổ phiếu (P) ESP

Sự biến động chỉ số EPS của MWG rất đáng chú ý, chỉ số này có xu hướng tăng trong
giai đoạn 2016 – 2018, tăng mạnh trong giai đoạn 2018 – 2019 và ổn định lại trong giai đoạn
2019 – 2020. Cụ thể:

Đến năm 2017, EPS của MWG từ 10.249 xuống 6.963, giảm mạnh tới 3.286 đồng so
với cùng kì 2016 và tiếp tục giảm 467 đồng ở năm 2018. Chỉ số này giảm do nguyên nhân tốc
độ tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng cổ phiếu phát hành thêm, đồng nghĩa với việc
lợi nhuận sau thuế phải chia cho nhiều cổ phiếu hơn, dẫn tới mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu
giảm đi

Đến năm 2019, công ty có chuyển biến EPS tích cực, đạt ngưỡng 8.661, tăng 2165
đồng. Sự tăng trưởng này cho thấy nhà đầu tư đã thu được nhiều lợi nhuận hơn trên một cổ
phiếu năm giữ, từ đó, giúp cổ phiếu công ty sẽ càng hấp dẫn trên thị trường chứng khoán.

Đến năm 2020, chỉ số này ổn định chỉ giảm 5 đồng, đạt 8,656. Nguyên nhân chính có
thể kể đến sự xuất hiện của dịch bệnh làm kìm hãm sự phát triển toàn nền kinh tế. Tuy nhiên
chỉ số EPS của MWG vẫn giữ mức tốt.

16
Nhìn chung EPS của MWG ở mức cao so với các doanh nghiệp khác trên thị trường,
điều này cho thấy, cổ phiếu MWG rất thu hút nhà đầu tư.

5.2. Hệ số giá thu nhập trên mỗi cổ phiếu P/E

Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường


20,00
18,81

16,00
15,22
14,33 13,39 13,16 13,74

12,00 12,22

9,40 9,56
8,80
8,00

7,02
6,25
4,29 4,16
4,00
3,48

0,00
2016 2017 2018 2019 2020
Tỷ lệ P/E Tỷ lệ P/B Tỷ số giá/ dòng diền (P/CF)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá cổ phiếu (đồng) 156.000 131.000 87.000 114.000 118.900

ESP (đồng) 10.249 6.963 6.496 8.661 8.656

Giá trị CP trên sổ sách (đồng) 24.960 18.655 20.272 27.431 34.206

CF 12.761 9.141 9.256 11.921 13.507

Tỷ lệ P/E 15,22 18,81 13,39 13,16 13,74

Tỷ lệ P/B 6,25 7,02 4,29 4,16 3,48

Tỷ số giá/ dòng diền (P/CF) 12,22 14,33 9,40 9,56 8,80

17
Ta thấy, chỉ số P/E của MWG trong giai 2016 – 2017 luôn ở mức cao trên ngưỡng
15,00, giảm nhẹ xuống 13,39 điểm vào năm 2018 và tương đối ổn định cho tới năm 2020, đạt
13,74 điểm. Nguyên nhân do giai đoạn 2016 – 2018, cổ phiếu MWG giảm sự thu hút với nhà
đầu tư, dẫn đến giá cổ phiếu giảm mạnh. Từ đó kéo theo sự suy giảm của tỷ lệ P/E.

5.3. Tỷ lệ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B)

Tỷ lệ P/B phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty. Sự
biến động của tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B) giống với chỉ số P/E khi tăng nhẹ
vào năm 2017, đạt 7,02 điểm nhưng trên đà giảm mạnh xuống 3,48 vào năm 2020. Nguyên
nhân là sự kỳ vọng phản ánh qua giá cổ phiếu trên thị trường lại nhỏ hơn giá trị book toán,
bên cạnh chịu sự tác động của thị trường chứng khoán suy thoái và ảnh hưởng của dịch bệnh
năm 2020, đã giảm sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào giá trị cổ phiếu của công ty.

5.4. Tỷ số giá/ dòng tiền

Tỷ số giá/ dòng tiền cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng tiền. Nhìn vào
sơ đồ, ta thấy chỉ số giá/ dòng tiền biến động giống với 2 chỉ số P/E và P/B, tăng nhẹ đạt 14,33
điểm vào năm 2017 nhưng giảm mạnh xuống 8,80 điểm vào năm 2020. Chỉ số này tương
đương thuận với giá của cổ phiếu, và tỷ lệ nghịch với dòng giá trị CFPS.

II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

1. Phân tích khái quát tình hình kết quả kinh doanh
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG-HOSE) vừa công bố kết quả kinh
doanh quý 1/2021 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ trước. trong tháng
3/2021, doanh thu của MWG đạt hơn 9.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 338 tỷ đồng,
tăng lần lượt là 3% và 18% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 3 tháng đầu năm 2021, MWG
ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 30.827 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và lợi nhuận
sau thuế đạt 1.337 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, biên lợi nhuận ròng trong cả quý 1/2021 đạt 4,3% - tăng 0,4 điểm phần trăm
so với 3,9% trong quý 1/2020 chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp tăng từ 21% lên xấp xỉ 23%.
Biên lợi nhuận gộp được cải thiện so với cùng kỳ năm trước ở hầu hết các ngành hàng chính,
trong đó có sự đóng góp đáng kể của Bách hoá Xanh.

18
Về hoạt động kinh doanh online, tính hết hết ngày 31/3/2021, doanh thu online đạt 2.495
tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm 2020 - trong đó, doanh thu online của
thegioididong.com và dienmayxanh.com chiếm 9% tổng doanh thu của Thế giới Di động và
Điện máy Xanh; trong khi doanh thu online từ bachhoaxanh.com chiếm 3% trên tổng doanh
số của chuỗi Bách hoá Xanh.

DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN


4.500.000.000.000 120.000.000.000.000

4.000.000.000.000
100.000.000.000.000
3.500.000.000.000

3.000.000.000.000 80.000.000.000.000

2.500.000.000.000
60.000.000.000.000
2.000.000.000.000

1.500.000.000.000 40.000.000.000.000

1.000.000.000.000
20.000.000.000.000
500.000.000.000

0 0
2016 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuận sau thuế (NI) Tổng Doanh thu Tổng chi phí

Lợi nhuận gộp của công ty MWG có chiều hướng tăng mạnh từ năm 2016 đến năm 2020
tăng từ 7.214,1 tỷ đồng lên 23.954,5 tỷ đồng (tăng hơn 232%). Trong suốt 5 năm hoạt động
và phát triển đẩy mạnh mở rộng quy mô thị trường, doanh thu của công ty đã không ngừng
tăng lên đáng kể kéo theo lợi nhuận cũng tăng cao.

Nhận xét đánh giá bảng KQKD:

Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2015
luôn ổn định mức 2,03-2,1% so với tổng doanh thu thì con số này riêng năm 2020 tăng lên
3,14%, tỷ trọng cao nhất trong 5 năm qua, cho thấy công ty đã tập trung vào quản lý trước ảnh
hưởng của dịch bệnh. Ngoài ra tỷ trong tất cả những chi phí còn lại đều có xu hướng tăng đều
đặn. Tuy nhiên tín hiệu tốt là công ty đã giảm tỷ trọng giá vốn hàng vốn đi đáng kể từ 83,83%
năm 2016 xuống còn 77,93%. Qua đó cho thấy công ty đã nỗ lực kiểm soát tốt chi phí giá vốn
một cách tích cực.
19
Từ thông tin trên, chúng ta thấy được mức độ hoạt động của doanh nghiệp không ngừng
tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
và khả năng quản lý chi tiêu rất tốt khiến cho lợi nhuận ròng mỗi năm đều tăng đáng kể.

2. Phân tích cơ cấu tài sản

CƠ CẤU TÀI SẢN

2020 81,07% 18,93%

2019 83,95% 16,05%

2018 83,11% 16,89%

2017 82,65% 17,35%

2016 82,72% 17,28%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN

Năm 2020, tổng tài sản của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giời di động (MWG)
đạt 46.030,9 tỷ đồng tăng từ 14.854,3 tỷ đồng ở năm 2016, tương đương 310%, trong đó tài
sản ngắn hạn năm 2020 đạt 37.317,2 tỷ đồng (tăng xấp xỉ 204%), tài sản dài hạn tăng 6.107,5
tỷ đồng so với năm 2015 chủ yếu do tăng tài sản cố định. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn
hạn, dài hạn biến động ổn định còn đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn tăng mạnh so với những
năm trước. Bên cạnh đó, hàng tồn kho tăng mạnh theo quy mô phát triển giai đoạn 2016 –
2019 nhưng giảm đáng kể vào năm 2020 chứng tỏ công ty quản lý và khai thác tài sản rất tốt
trước tình hình phức tạp của nền kinh tế trước dịch bệnh. Ngoài ra, các khoản tài sản dở dang
dài hạn biến động mạnh từ hơn 30 nghìn tỷ tới hơn 132 nghìn tỷ vì công ty có chính sách xây
dựng và mở rộng quy mô vào từng giai đoạn.

20
1.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn có chiều hướng tăng từ năm 2016 đến 2020 ( 12.288,1 – 37.317,2
tỷ đồng). Tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản luôn ở mức cao, biến động
ngưỡng 81,07 – 83,95% . Điều này chứng tỏ MWG có tỷ lệ tài sản mang tính thanh khoản
cao, làm giảm rủi ro cho việc xoay nhanh dòng tiền.

1.2. Cơ cấu tài sản dài hạn

Tổng tài sản dài hạn có xu hướng tăng từ năm 2016 đến 2020 (2.566,1 – 8.713,6 tỷ đồng).
Tuy nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản giữ mức dưới 20%, có xu hướng giảm
giai đoạn 2016 – 2019 và tăng mạnh vào năm 2020, đạt 18,93%. Nguyên nhân có sự gia tăng
đột ngột này có thể kể đến những chính sách về lâu dài MWG muốn thực hiện trước ảnh hưởng
của dịch bệnh. Nhìn chung, trước năm 2020, MWG duy trì chính sách điều chỉnh giảm thiểu
việc chi tiêu cho các tài sản cố định và tài sản lâu dài.

3. Phân tích biến động nguồn vốn

CƠ CẤU NGUỒN VỐN

2020 33,63% 66,37%

2019 29,12% 70,88%

2018 31,94% 68,06%

2017 25,89% 74,11%

2016 25,86% 74,14%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
VỐN CHỦ SỞ HỮU NỢ PHẢI TRẢ

21
Vốn chủ sở hữu nhìn chung có xu hướng tăng dần, cụ thể cuối năm 2016 là 3.841,4 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng là 25,86% tổng nguồn vốn, trong khi đó tỷ lệ này năm 2020 là 33,63%
(15.481,7 tỷ đồng). Chỉ riêng giai đoạn 2018 - 2019, tỷ trọng vốn chủ sở hữu có sự sụt giảm
mạnh nhưng nhanh chóng được cải thiện vào năm 2020. Tổng nợ phải trả tăng từ 11.012,9 tỷ
đồng (năm 2016) lên 30.549,2 tỷ đồng (năm 2020), trong đó nợ ngắn hạn (luôn chiếm tỷ trọng
cao, hơn 65%) tăng mạnh giai đoạn 2016 – 2020 từ 15.713,8 tỷ đồng lên 29.422,5 tỷ đồng
(tương đương +87,26%). Nợ dài hạn của MWG bắt đầu xuất hiện tại năm 2017 trong giai đoạn
2016 – 2020, đạt gần 1,2 nghìn tỷ đồng và có xu hướng ổn định.

Như vậy, với phần vốn chủ sở hữu tăng thêm và tăng cường vay nợ, cùng với phần thu
được từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, công ty sử dụng chủ yếu vào vào
mua sắm tài sản cố định, gia tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Tài sản và nguồn vốn có chiều hướng phát triển theo tỷ lệ thuận. Nếu tài sản phản ánh
giá trị tài sản của công ty thì nguồn vốn phản ánh nguồn gốc hình thành những tài sản đó.
Trong suốt 5 năm qua (2016 - 2020) tài sản và nguồn vốn của MWG luôn tăng lên theo chiều
hướng tích cực. Nếu năm 2016 tổng tài sản của công ty là 14.854,3 tỷ đồng thì con số này ở
năm 2020 là 46.030,9 tỷ đồng. Sự tăng trưởng vượt bậc này nhờ vào việc mở rộng dư địa trong
nước và quy mô thị trường nước ngoài với việc hướng dẫn đầu thị trường di động nội địa với
thị phần hơn 50% (2020), 45% thị phần thị trường bán lẻ điện máy (2018) và đưa Bách Hóa
Xanh cũng Bách Hóa Xanh online trở thành thương hiệu hàng đầu với các bà nội trợ.

22
III. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

1. Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Tài sản 14.854.263.232.991 22.822.664.215.220 28.122.531.486.856 41.708.095.544.883 46.030.879.952.454

Chi phí
3.046.489.230.277 4.920.051.093.451 6.289.900.986.436 7.929.092.857.295 10.026.483.261.824
nhân công

Thưởng
687.786.650.541 1.237.748.686.431 1.802.106.384.970 1.381.629.784.303 2.558.010.028.648
nhân viên
Khoản phải
trả nhân 26.012.634.608 60.471.906.144 67.622.692.702 115.429.735.544 116.358.990.136
viên

bảo hiểm 7.618.274.787 13.374.171.805 25.017.709.725 33.962.017.460 47.782.337.888

V 3.767.906.790.213 6.231.645.857.831 8.184.647.773.833 9.460.114.394.602 12.748.634.618.496

L 26.207 36.806 40.756 57.608 68.097

I/A 0,81% 1,02% 1,55% 1,36% 1,29%

T/A 2,88% 2,64% 3,22% 2,92% 3,24%

NI/A 10,62% 9,66% 10,24% 9,19% 8,51%

V/A 25,37% 27,30% 29,10% 22,68% 27,70%

VA/A 39,67% 40,63% 44,11% 36,16% 40,73%

A/L 566.805.175 620.079.993 690.021.874 723.998.326 675.960.467

VA / L 224.847.881 251.941.062 304.391.942 261.764.473 275.346.475

ES 224.847.881 251.941.062 304.391.942 261.764.473 275.346.475

23
V/L 143.774.823 169.310.598 200.820.683 164.215.289 187.212.867

P/L 81.073.057 82.630.465 103.571.259 97.549.184 88.133.608

ES 1 224.847.881 251.941.062 304.391.942 261.764.473 275.346.475

Hồi quy được hàm số liên quan, như sau:


ES = 0,3936 x A/L + 703.951.728 x VA/A – 277.696.324
ES = 721.942.878 x V/A + 915.898.193 x T/A +
759.706.065 x NI/A + 0 x I/A + 0,4252 x A/L – 306.357.969
Từ các bảng phân tích trên, ta thấy trung bình 1 đồng tài sản sẽ tạo khoảng 0,4026 đồng
giá trị gia tăng. Tại MWG mức độ trang bị tài sản người lao động chỉ tác động khoảng 39,36%
năng suất lao động. Qua phương trình hồi quy, ta thấy trọng số của T/A cao nhất, cao hơn 1,2
lần trọng số ROA, V/A và giá trị I/A đóng góp cho ES là 0, điều này có nghĩa là thuế có ảnh
hưởng và tác động đến năng suất lao động mạnh nhất, sau đó lần lượt tới ROA và V/A. Chỉ
tiêu về thu nhập bình quân của người lao động tại đây khoảng 173 triệu/năm (tính theo giá trị
trung bình 5 năm).

24
2. Mô hình phân tích hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

P/E 15,2207 18,8127 13,3921 13,1620 13,7361


P/B 6,2501 7,0224 4,2916 4,1558 3,4760
E/A 0,2586 0,2589 0,3194 0,2912 0,3363
ROE 49,88% 45,24% 38,66% 36,30% 28,36%
B 24.960 18.655 20.272 27.431 34.206
P 156.000 131.000 87.000 114.000 118.900
D/A 0,7414 0,7411 0,6806 0,7088 0,6637
ROA 14,26% 11,71% 11,30% 10,98% 8,93%
Csx / NS 83,52% 82,87% 81,97% 80,40% 77,33%
Cql / NS 2,09% 2,02% 2,03% 2,02% 3,11%
Cbh / NS 9,58% 10,53% 11,12% 12,09% 14,02%
Ctc / NS 0,27% 0,35% 0,50% 0,55% 0,54%
Ck / NS 0,07% 0,01% 0,02% 0,02% 0,04%
Ttn/ NS 0,96% 0,90% 1,04% 1,18% 1,36%
NS/A 301,46% 291,85% 308,98% 246,59% 237,63%

Hồi quy được hàm số liên quan, như sau:


P/E = 2.25 x P/B + 8.12 x E/A – 77.1 x ROA + 9.95
P = 5205.68 x P/E + 4.61 x B + 333,191 x ROE - 204025
ROE = 0.89 x D/A + 2.81 x ROA – 0.56
Ta thấy, giá cổ phiếu MWG có sự biến động mạnh trong 5 năm qua. Từ năm 2016 đến
năm 2018, giá cổ phiếu MWG giảm từ 156.000 đồng xuống 87.000 đồng và trên đà tăng đạt
118.000 đồng. Bên cạnh việc thị trường chứng khoán có sự biến động mạnh trong giai đoạn
2017-2018 thì qua phương trình hồi quy của P cho ta thấy yếu tố tác động lớn nhất đến giá cổ
phiếu là ROE với trọng số lên đến 333191.
Suốt giai đoạn 2016 đến 2020, giá trị ROE luôn có xu hướng giảm, từ 49,88% xuống
28,36%. Vậy, để biết được tác nhân gây sụt giảm giá trị của cổ phiếu, ta quan tâm đến yếu tố
ảnh hưởng lên P sau ROE, là P/E. Tuy dường như biến động chậm nhưng sự gia tăng của P/E
cũng ảnh hưởng phần nào lên giá cả.
25
Dựa vào phương trình hồi quy P/E, ta nhận diện được 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá trị
P/E là ROA và E/A với trọng số ROA lớn hơn -50 và trọng số E/A bằng 8.12. Việc giải quyết
cùng lúc cả hai biến này để làm tăng được giá trị P là hết sức khó khăn. Nên thay vì phải thực
hiện các việc ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu hay giá trị tổng tài sản, ta nên tập trung cải thiện
ROA. Nếu tăng được giá trị ROA, sẽ làm tăng được ROE (được thể hiện rõ ở phương trình
hồi quy ROE với trọng số của ROA là 2.81), từ đó tác động mạnh đến việc cải thiện giá cổ
phiếu.
Ngoài để làm tăng ROA trong tương lại chúng ta cần phải tăng được giá vốn hàng bán
lên, tăng lượng sản phẩm đầu vào; áp dụng các quy trình quản lý mới, hiệu quả nhầm làm
giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; đồng thời làm tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
nhằm nâng cao chi phí thuế thu nhập sẽ góp phần nâng cao ROA; nhưng phải cân đối phù hợp
với tình hình doanh nghiệp.
3. Mô hình chỉ số Z

Hệ số nguy cơ phá sản Z kiểm tra sức mạnh tín dụng giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng
phá sản của một công ty sản xuất giao dịch công khai trên thị trường, Chỉ số Z dựa trên năm
tỉ số tài chính chính có thể lấy được và tính toán từ báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Công thức được sử dụng để xác định Z của Altman như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3+ 0,64X4 + 0,999X5


Trong đó:
- X1 là khả năng thanh toán
o X1 = Tài sản Ngắn hạn/Tổng Tài sản.
- X2 là khả năng tích lũy lợi nhuận của doanh nghiệp
o X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng Tài sản.
- X3 là khả năng sinh lợi
o X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng Tài sản.
- X4 là cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
o X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / giá trị sổ sách của tổng nợ.
- X5 là vòng quay vốn
o X5 = Doanh thu / Tổng Tài sản.

26
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
X1 0,8272 0,8265 0,8311 0,8395 0,8107
X2 0,2436 0,2047 0,2270 0,2474 0,2961
X3 0,1431 0,1333 0,1502 0,1348 0,1304
X4 2,1801 2,4533 2,0143 1,7070 1,7616
X5 3,0146 2,9185 3,0898 2,4659 2,3763
Z 6,2128 6,2041 6,1863 5,3544 5,3191

Qua bảng phân tích chỉ số Z ở trên, ta thấy được rằng, chỉ số Z của MWG qua các năm
đều lớn hơn 2,99, điều này thể hiện rằng dựa vào số liệu tài chính, MWG không phải đối mặt
với nguy cơ phá sản. Tuy nhiên chỉ số Z của MWG đang giảm dần trong vòng 3 năm trở lại
đây nguyên nhân chính là do sự giảm mạnh giữa tỷ lệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so
với tổng nợ phải trả trong cơ cấu tài chính (X4) của MWG và chịu sự chi phối bởi sự giảm
mạnh của vòng vay vốn (X5). Mặc dù điều này thể hiện khả năng phá sản của MWG đang
tăng lên, nhưng cần lưu ý rằng, chỉ số Z qua các năm đều lớn hơn 2,99. Cụ thể vào năm 2019,
tỷ lệ này đạt 5,3191 điểm, lớn hơn nhiều để phải suy tính đến nguy cơ phá sản, thể hiện độ an
toàn của MWG đang ở mức cao và đáng để đầu tư.

IV. PHÂN TÍCH HOÀ VỐN

1. Phân tích điểm hoà vốn

Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm mà tại đó chi phí cố định được thu hồi. Điều
này xảy ra khi ta có cái gọi là lãi trên số dư đảm phí, đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí biến đổi. Khi lấy chi phí cố định chia cho lãi trên số dư đảm phí thì ta có điểm hòa
vốn.

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng Doanh thu 44.779.790.363.803 66.607.998.643.705 86.891.604.215.110 102.846.978.872.615 109.383.654.143.550

Tổng biến phí 37.399.226.360.426 55.198.024.925.235 71.224.159.239.435 82.686.444.673.012 84.591.522.392.949

Tổng định phí 5.222.473.201.350 8.362.558.702.925 11.421.355.088.836 14.511.065.598.270 18.738.230.668.954

Ngân quỹ trả nợ 36.722.488.028 285.811.138.695 298.202.060.810 296.117.855.737 301.712.702.736

Tỷ lệ số dư đảm phí 16,48% 17,13% 18,03% 19,60% 22,67%

27
Doanh thu lời lỗ 31.686.095.402.740 48.818.105.324.876 63.342.802.066.335 74.026.771.425.223 82.673.654.826.203

Định phí tiền mặt 4.835.838.678.994 7.672.844.994.293 10.198.486.405.119 13.068.238.659.316 16.542.647.597.919

Doanh thu tiền mặt 29.340.283.774.985 44.791.763.906.163 56.560.775.907.152 66.666.331.952.822 72.986.674.226.815

Định phí trả nợ 4.872.561.167.022 7.958.656.132.988 10.496.688.465.929 13.364.356.515.053 16.844.360.300.655

Doanh thu trả nợ 29.563.088.605.995 46.460.243.466.964 58.214.603.668.107 68.176.948.018.414 74.317.840.028.076

Doanh thu an toàn tại điểm


13.093.694.961.063 17.789.893.318.829 23.548.802.148.775 28.820.207.447.392 26.709.999.317.347
hoà vốn lời lỗ

Tỷ lệ Doanh thu an toàn /


29,24% 26,71% 27,10% 28,02% 24,42%
Doanh thu

Nhận xét:
Từ bảng trên, ta thấy 3 điểm hòa vốn của công ty đang ở mức lý tưởng, tổng doanh thu
đều cao hơn mức doanh thu hòa vốn lời lỗ, doanh thu hòa vốn tiền mặt và doanh thu hòa vốn
trả nợ, có thể thấy công ty hoạt động ổn định, có hiệu quả.
Đồng thời doanh thu an toàn (doanh thu – doanh thu hòa vốn lời lỗ) cũng ở mức cao,
doanh thu an toàn của MWG từ năm 2016- 2020 dao động trong khoảng từ 24,42%- 29,24%.
Điều này cho ta thấy tính an toàn cao của TLG trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay tính
rủi ro trong kinh doanh của công ty là thấp. Mặt khác cũng phải kể đến tỷ lệ doanh thu an toàn
năm 2020 có sự sụt giảm khá cao,từ 28,02% xuống 24,42%, khoảng 3,6%. Nguyên nhân chính
là do ảnh hưởng kìm hãm kinh tế của dịch bệnh. Tuy nhiên có thể thấy mức doanh thu ngày
càng tăng, do đó với tỷ lệ doanh thu an toàn này, trong những năm sau kết quả kinh doanh của
công ty sẽ vẫn phát triển nhanh.

4. Mỗi quan hệ C – P – V

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020


Tổng Doanh thu 44.779.790.363.803 66.607.998.643.705 86.891.604.215.110 102.846.978.872.615 109.383.654.143.550
Tổng biến phí 37.399.226.360.426 55.198.024.925.235 71.224.159.239.435 82.686.444.673.012 84.591.522.392.949
Lợi nhuận gộp 7.214.106.312.562 11.141.779.266.943 15.292.127.763.064 19.487.799.303.711 23.954.497.272.463
Tỷ lệ lợi nhuận gộp 16,11% 16,73% 17,60% 18,95% 21,90%

Từ bảng trên, ta thấy được rằng, chi phí khả biến biến chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong
chi phí của doanh nghiệp và tỷ trọng chi phí này trên doanh thu có xu hướng giảm qua các
năm. Vào năm 2016, chi phí khả biến chiếm gần 84% và trên đà giảm cho tới năm 2020 thì
28
chỉ còn đạt ngưỡng 78,1%. Điều đó cho thấy MWG đã kiểm soát tốt các biến phí trong mở
rộng quy mô hoạt động, dẫn tới lợi nhuận gộp của MWG cũng tăng qua các năm. Đặc biệt
tăng gần 3% trong giai đoạn 2019-2020. Mặc dù đối mặt với sự khủng hoảng kinh tế do dịch
bệnh năm 2020, MWG vẫn trên đà mở rộng quy mô doanh thu và cải thiện mạnh tỷ lệ lợi
nhuận gộp. Qua đó cho thấy nỗ lực kiểm soát chi phí của MWG và khả năng trang trải cho
các chi phí cố định đi đôi với tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

5. Tỷ lệ dự phòng trả nợ

Nợ phải trả 11.012.905.506.628 16.913.747.880.005 19.139.496.155.514 29.564.503.350.530 30.549.190.106.022

Ngân quỹ trả nợ 36.722.488.028 285.811.138.695 298.202.060.810 296.117.855.737 301.712.702.736


Tỷ lệ dự phòng trả
0,33% 1,69% 1,56% 1,00% 0,99%
nợ

Nhận xét:

Từ bảng trên, ta thấy tỷ lệ dự phòng trả nợ của MWG là rất nhỏ so với Nợ phải trả, thấp
nhất đạt 0,33% vào năm 2016, tăng mạnh lên 1,69% ở năm 2017 nhưng có xu hướng giảm
dần tới năm 2019 mặc dù Nợ phải trả của MWG tăng mạnh. Cả 2 chỉ số này chững lại vào
năm 2020 nguyên nhân do đại dịch toàn cầu. Điều này cho thấy MWG giai đoạn 2016-1017
tập trung tăng ngân sách giải quyết các khoản nợ và từ năm 2017 bắt đầu áp dụng chính sách
giảm ngân quỹ trả nợ, thay vào đó dùng vào các hoạt động khác, tối đa các cơ hội đầu tư. Tuy
nhiên, điều này sẽ gây hạn chế cho công ty trong việc dự phòng trả nợ, điều này dễ dẫn đến
khó đảm bảo trả được những khoản nợ nếu những tình huống xấu xảy ra như khủng hoảng,
nhu cầu thị trường thay đổi, ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài khó tránh khỏi như Đại
dịch Covid-19 tác động đến doanh thu, lợi nhuận của MWG. Qua đó, MWG cần có những
chính sách phù hợp hơn để có thể vừa tối đa lợi ích, các cơ hội đầu tư, vừa có thể đảm bảo đủ
khả năng trả nợ khi những tình huống xấu xảy ra, tránh rơi vào những tình huống phải dẫn
đến phá sản.

29
Tóm lại, 3 điểm hòa vốn của công ty đang ở mức lý tưởng, đồng thời doanh thu an toàn
cũng ở mức cao tương ứng các mức chi phí, ngân quỹ trả nợ đang ở mức phù hợp với hoạt
động kinh doanh hiện thời. MWG nên tiếp tục phát triển những chính sách kiểm soát chi phí
và tăng doanh thu, đồng thời cải thiện những khoản chi cho ngân quỹ trả nợ ở mức phù hợp
và an toàn với doanh nghiệp để khai thác tối ưu nguồn vốn, dễ dàng đối phó với các tình
huống xấu phát sinh.

V. PHÂN TÍCH CÁC ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020


EBIT 2.125.559.810.229 3.042.514.373.138 4.222.735.146.592 5.621.583.921.830 6.003.739.228.374
F 5.222.473.201.350 8.362.558.702.925 11.421.355.088.836 14.511.065.598.270 18.738.230.668.954
I 119.645.695.306 233.202.340.492 436.416.577.674 568.136.717.134 594.003.821.021
DOL 3,457 3,749 3,705 3,581 4,121
DFL 1,060 1,083 1,115 1,112 1,110
DTL 3,663 4,060 4,132 3,984 4,574

Đòn cân định phí (DOL) đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi
vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%. Đòn bẩy kinh doanh DOL giai đoạn 2016 –2020 đều
đạt mức cao, trên 3,4 điểm mỗi năm. Đòn bầy định phí lớn chứng tỏ việc phân bổ định phí
nhiều, đồng nghĩa với việc công ty sẽ kiếm được nhiều tiền từ mỗi doanh số tăng thêm. Một
đòn bẩy cao sẽ tạo ra được vị thế lớn cho công ty, giúp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số
tăng thêm nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất, nhưng
cũng đi đôi với rủ ro kinh doanh cao, đặc biệt với ảnh hưởng của suy yếu thị trường và dịch
bệnh.
Đòn bẩy tài chính DFL đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ đến thu nhập ròng
của cổ đông, tương đương sự thay đổi EPS khi EBIT thay đổi 1%. Nhìn chung, DFL khá thấp
có sự gia tăng từ 1,06 lên 1,115 điểm giai đoạn 2016-2018 và có xu hướng giảm nhẹ lại đạt
ngưỡng 1,11 điểm vào năm 2020. Phân tích cơ cấu trên trên cũng cho thấy MWG đang tăng
cường các khoản vay ngắn hạn gắn liền với sự gia tăng rủi ro tài chính. Doanh nghiệp đang
cố gắng làm tăng chỉ số EPS đang ở mức 8.656 năm 2020 lên để thu hút đầu tư.

Đòn bẩy tổng thể DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu với sự
thay đổi doanh thu. Từ năm 2015 đến năm 2019, DTL có xu hướng biến động lên xuống nhưng
vẫn cao hơn 3,5 điểm. Giá trị DTL cao kéo theo mức rủi ro chung cao nhưng gây được lòng
tin và thu hút được vốn của nhiều nhà đầu tư.

30
PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
I. Định giá cổ phiếu theo phương pháp hệ số P/E

Từ báo cáo tài chính của MWG, thu thập được những thông tin sau:

Năm Lợi nhuận sau thuế


2020 3.917.767.783.159
2019 3.834.269.547.047
2018 2.878.724.130.907
2017 2.205.679.630.420
2016 1.577.372.426.339
2015 1.071.893.519.399
2014 673.744.216.604

• Công ty MWG phát hành 453,209,987 cổ phiếu vào năm 2020.

• Tỷ số trung bình ngành của MWG tham khảo tại vn.investing.com là 16.9

Dự báo lợi nhuận sau thuế MWG bằng hồi quy (Excel) được phương trình:

Y= 591.363.373.554 x X – 7.744.684.314.160

Trong đó: Y: lợi nhuận sau thuế dự báo năm X.

X: năm dự báo (21,22,23,24,…).

Từ phương trình trên, dự báo được được lợi nhuận sau thuế của MWG năm 2021 là:

591.363.373.554 x 21 – 7.744.684.314.160 = 4.673.946.534.571 ( đồng )

Do đó, định giá một cổ phiếu MWG có giá trị là:


Tỷ số P/E trung bình ngành
P2021 = Lợi nhuận sau thuế 2021 × Số cổ phiếu đang lưu hành

<=,?
= 4.673.946.534.571 × = 174.290 (đồ𝑛𝑔)
@AB.DE?.?FG

Như vậy theo phương pháp định giá P/E thì giá trị 1 cổ phiếu MWG là 174.290 ( đồng).

31
*Ưu, nhược điểm phương pháp định giá P/E:

• Ưu điểm: tính toán đơn giản, dễ xác định.

• Nhược điểm: Giá trị thị trường của các cổ phiếu có thể sẽ bị thao túng nếu thị trường
chứng khoán không ổn định, có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố đầu cơ thì tỷ số P/E bị sai
lệch dẫn đến kết quả tính toán bị ảnh hưởng.

II. Định giá cổ phiểu theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)

Theo mô hình CAPM, lãi suất chiết khấu là:

K = Ki = Krf + ( Km – Krf ) x β

Theo thông tin được thu thập tại cổng Thông tin điện tử Kho bạc nhà nước : Krf lãi suất
danh nghĩa của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là 2.3%.

Km – Krf = Phần bù rủi ro vốn cổ phần, hiệu số này được giáo sư Damodaran tại trường
Kinh doanh Stern tại Đại học New York đã tính ra con số này tại Việt Nam là 8.21%.

Như vậy: Km = 8,21%+2,3%= 10,51%


Hệ số rủi ro β của công ty được tổng hợp tại http://vn.investing.com/ là 1.09.

Do đó, lãi suất chiết khấu K= 2,2% + ( 10,51% - 2,3%) x 1,09 = 11,15%.

Từ BCTC, tổng hợp số liệu sau: 1.071.893.519.399.

Năm Lợi nhuận phân bổ G ( Tăng trưởng lợi tức )


2020 3.917.767.783.159 2,18%
2019 3.834.269.547.047 33,19%
2018 2.878.724.130.907 30,51%
2017 2.205.679.630.420 39,83%
2016 1.577.372.426.339 46,71%

32
Dự báo lợi nhuận phân bổ MWG bằng cách hồi quy ( Excel )
Ta được phương trình:

Y = 𝟔𝟑𝟏. 𝟑𝟓𝟖. 𝟕𝟏𝟒. 𝟓𝟎𝟐𝐗 − 𝟖. 𝟒𝟕𝟖. 𝟑𝟒𝟐. 𝟗𝟒𝟏. 𝟔𝟔𝟐

= 𝟒. 𝟕𝟕𝟖. 𝟎𝟗𝟎. 𝟎𝟔𝟑. 𝟏𝟖𝟒

Trong đó: Y: lợi nhuận phân bổ dự báo năm X

X: Là năm dự báo ( 21,21,22,23,..)

G= -0,0957 X + 2,02744

Tốc độ tăng trưởng dự báo 2021: G = -0,0957 x 21 + 2,02744 = 1,78%

Tốc độ tăng trưởng lợi tức năm 2020 sụt giảm đáng kể chủ yếu là do tác động tiêu cực
của dịch Covid-19, vì thế chúng tôi dự báo lợi tức của MWG sẽ tăng ít nhất 1,78% trong
những năm tới.

Do đó, định giá một cổ phiếu MWG có giá trị là:

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑝ℎâ𝑛 𝑏ổ 𝑑ự 𝑏á𝑜 2021


! "
Lãi suất chiết khấu− Tốc độ tăng trưởng #
P2021 =
Số CP lưu hành

!.##$.%&%.%'(.)$!
T11,15%− 1,78%U
= V
453.209.987

= 112.500 ( đồng )
*Ưu, nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng thu nhập ( DCF)

• Ưu điểm: Dựa vào dòng tiền tự do, vì vậy nó được xem là phương pháp đáng tin cậy
giúp loại bỏ các chính sách kế toán chủ quan. Cung cấp ước tính gần nhát về giá trị nội tại của
cổ phiếu, được xem là phương pháp định giá phù hợp nếu nhà phân tích tự tin vào giả định
của mình. Cho phép sự linh hoạt trong việc thay đổi số liệu chi phí và doanh thu, dẫn đến sự
thay đổi tốc độ của dòng tiền theo thời gian.

33
• Nhược điểm: DCF phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu và dự báo dòng tiền nên nó sẽ tác
động đáng kể nếu 2 yếu tố trên thay đổi.

III. Định giá theo phương pháp EVA

v Cách 1

Dựa vào mô hình CAPM, lấy k= 12%%, chúng tôi dự báo như sau:

2021 2022 2023 2024 2025

Giá trị kế toán đầu kỳ 34.160 38.260 42.850 48.000 53.760

Dự đoán EPS 10.310 11.620 12.920 14.230 15.530

Dự báo giá trị kế toán 38.260 42.850 48.000 53.760 60.200

Dự đoán chi phí vốn chủ


4.100 4.590 5.142 5.760 6.450
sở hữu trên cổ phiếu

Lợi nhuận còn lại trên cổ


6.210 7.030 7.778 8.470 9.080
phiếu

Vo = 34.160 + 6.210/1,12 + 7.030/(1,12)2 + 7.778/(1,12)3 + 8.470/(1,12)4 + 9.080/(1,12)5

= 61.380 ( đồng)
v Cách 2
Dựa vào báo cáo tài chính, ta có được thông tin sau:

Vốn chủ sở hữu (2020) 15.481.689.846.432


ROE ( 2020) 25,32%
Chi phí vốn chủ sở hữu (lãi suất chiết khấu) 12%
Giá trị sổ sách của cổ phiếu ( 2020) 34.160
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 453.209.987
Giá trị sổ sách của MWG 15.481.653.164.845

34
Vốn chủ sở hữu quá khứ

Năm Vốn chủ sở hữu


2020 15.481.689.846.432
2019 12.143.592.194.353
2018 8.983.035.331.342
2017 5.908.916.335.215
2016 3.841.357.726.363

Dựa vào thông tin bảng trên, chạy hồi qui ( Excel ) được phương trình sau:

Y = 2.951.534.009.927 X - 43.855.893.891.955

Trong đó: Y là vốn chủ sở hữu dự báo

X là số năm dự báo (21,22,23,24,25…)

Năm Vốn chủ sở hữu dự báo


2021 18.126.320.316.524
2022 21.077.854.326.451
2023 24.029.388.336.379
2024 26.980.922.346.307
2025 29.932.456.356.234

ROE quá khứ

Năm ROE quá khứ


2020 25,32%
2019 31,59%
2018 32,06%
2017 37,35%
2016 41,09%

35
Dựa vào thông tin bảng trên, chạy hồi qui ( Excel ) được phương trình sau:

Y= -0,037290617X + 1,0060476

Trong đó

Y: ROE dự báo trong tương lai

X: Năm dự báo (21,22,23,24,25…)

Qua phương trình trên ta có được ROE dự báo:

Năm ROE dự báo


2021 22,29%
2022 18,57%
2023 14,84%
2024 11,11%
2025 7,38%

Dựa vào 2 thông tin trên, chúng ta lập bảng dự báo EVA trong tương lai với giả định lãi suất
chiết khấu bằng chi phí vốn chủ sở hữu và bằng 12%.

Dự
ROE
báo t ROE - k VCSH dự báo EVA dự báo (1+k)t Chiết khấu EVA
dự báo
EVA
2021 1 22,29% 10,29% 18.126.320.316.524 1.865.198.361.530 1.12 1.665.355.679.081
2022 2 18,57% 6,57% 21.077.854.326.451 1.384.815.029.248 1.26 1.099.059.547.022
2023 3 14,84% 2,84% 24.029.388.336.379 682.434.628.753 1.41 483.996.190.605
2024 4 11,11% -0,89% 26.980.922.346.307 -240.130.208.882 1.58 -151.981.144.862
2025 5 7,38% -4,62% 29.932.456.356.234 -1.382.879.483.658 1.77 -781.287.843.875
Hiện giá EVA 2.315.142.427.971
Giá trị thị trường của tổng số cổ phiếu (15.481.653.164.845 + 2.315.142.427.971) 17.796.795.592.816
Số lượng cổ phiếu lưu hành 453.209.987
Giá trị thị trường cổ phiếu công ty =39.270 (đồng)

*Ưu điểm:
Sử dụng số liệu kế toán sẵn có, có thế ứng dụng vào những công ty không trả cổ tức hoặc
những công ty có FCF < 0 trong ngắn hạn. Mô hình này quan tâm đến khả năng sinh lời kinh
tế mà không quan tâm khả năng sinh lời kế toán.
36
*Nhược điểm:
Mô hình này sử dụng số liệu kế toán nên có thể bị điều chỉnh theo mục tiêu quản lý.
Nhìn chung, thị trường bán lẻ điện máy được cho là đang tiếp tục trong quá trình đào
thải và phân hóa mạnh mẽ. Ngay như MWG không phải là không có nỗi lo khi có những nhận
định rủi ro lớn nhất của công ty chính là ngành bán lẻ di động (mobile) có tỷ lệ thâm nhập đã
gần mức tối đa, tăng trưởng có nguy cơ đi ngang hoặc sụt giảm trong tương lai.

Hơn nữa, mối đe dọa dài hạn từ kênh thương mại điện tử bằng sự xuất hiện ngày càng
đông đảo của các công ty thương mại hàng đầu trên thế giới tại Việt Nam như Lazada, Tiki,
Shopee, Adayroi… vẫn đang miệt mài “đốt tiền” chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới các cửa
hàng truyền thống trong ngành hàng này.

Vì vậy, việc mở rộng sang các lĩnh vực khác như chuỗi Bách Hóa Xanh và nhà thuốc An
Khang là một bước ngoặt quan trọng. Tỷ trọng doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh đã dần
dần vượt qua 2 chuỗi bán lẻ truyền thống là Thế giới di động và Điện máy xanh và trong tương
lai có lẽ kênh bán lẻ hàng hóa này sẽ đưa MWG lên một tầm cao mới (MWG, 2019 ).

PHẦN 4: CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỨC KHOẺ TÀI CHÍNH
1. Bên trong

v Tăng cường điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển các chính sách chăm sóc, hỗ trợ khách hàng
Việc cung cấp các chính sách chăm sóc, hỗ trợ khách hàng giao hàng, đổi trả, bảo hành,..
là vô cùng cần thiết đối với những loại hình bán lẻ cùa MWG. Để tạo cơ sở cho những chính
sách đó, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đúng hướng, đúng mục đích, sử dụng có hiệu
quả vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định
của Thiên Long nói riêng. Đồng thời, việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng
suất bán hàng và chất lượng dịch vụ, hạ thấp chi phí vận chuyển, bán hàng từ đó góp phần gia
tăng uy tín cho công ty và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty cần lựa
chọn phương pháp khấu hao thích hợp, nhằm nhanh thu hồi vốn và hạn chế hao mòn vô hình,
đồng thời đảm bảo giá thành hợp lý.

37
v Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu nhà cung cấp đã và đang trở thành một
hình thức rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng hiệu quả điều này,
MWG cần xem xét mua chịu của những nhà cung cấp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh vì họ sẽ
có khả năng bán chịu dài hạn. Tuy nhiên phải cân nhắc cẩn thận việc trì hoãn trả chậm tiền
của nhà cung cấp vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.

v Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Xác định nhu cầu vốn lưu động: cần thường xuyên xác định nhu cầu vốn lưu động của
MWG để đưa ra các chính sách hoạch định và sử dụng vốn lưu động hiệu quả. Vì vốn lưu
động sẽ đảm bảo quá trình kinh doanh của MWG sẽ diễn ra theo đúng tiến độ. Việc thiếu vốn
lưu động sẽ làm gián đoạn quá trình bán hàng và kinh doanh.

v Nâng cao khả năng thanh toán

Quản lý các khoản phải thu:


Để giảm bớt các khoản phải thu, công ty cần chú ý một số điểm sau: Khi kí hợp đồng
với khách hàng, nên đưa ra một số ràng buộc về điều kiện thanh toán hoặc một số ưu đãi, chiết
khấu nếu khách hàng thanh toán sớm. Điều này vừa giúp giảm khoản phải thu, vừa như một
khoản khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng. Ngoài ra, đối với các khoản phải thu khó đòi,
cần thực hiện thu hồi bằng cách sử dụng các biện pháp pháp lý.

Quản lý tiền mặt:


MWG cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng những
khoản ưu đãi, chiết khấu nếu họ thanh toán sớm. Ngoài ra cần thiết lập ngân sách tiền mặt,
thiết lập mức quỹ tồn tiền mặt hợp lý. Bên cạnh đó, các khoản tiền mặt nhàn rỗi có thể được
sử dụng để mua chứng khoán ngắn hạn cho đến khi tiền được huy động để sử dụng vào quá
trình kinh doanh.

38
v Quản lý chi phí hiệu quả :

Cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp lý: Sử dụng những công nghệ
tự động hóa trong bán hàng, quản lý sắp xếp các đơn hàng nhiều hơn, số hóa trong quy trình
kế toán.

Cắt giảm chi phí phát sinh không cần thiết, thiết kế kênh phân phối giao hàng hợp lý,
tìm đối tác cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý để giảm giá vốn hàng bán, tăng
lợi nhuận phân bổ và hệ số tăng trưởng.

v Giảm nợ phải trả

MWG đã luôn giữ một mức tỷ lệ nợ cao (hơn 2/3 tổng nguồn vốn). Việc cắt giảm nợ
phải trả trong tổng nguồn vốn của MWG sẽ giúp công ty có một cơ cấu tài chính vững mạnh
hơn từ đó giảm nguy cơ phá sản và dễ dàng đối phó với sự biến động của thị trường . Công ty
có thể thực hiện việc giảm nợ phải trả theo các bước sau:
- Bước 1: Hạn chế hoặc ngưng tạo khoản nợ mới.
- Bước 2: Sắp xếp các khoản nợ theo lãi suất: Thanh toán các khoản nợ theo thứ tự lãi
suất từ cao đến thấp nhằm giảm tối đa chi phí lãi vay phải trả.
- Bước 3: Thực hiện việc giảm lãi suất bằng cách chuyển các khoản vay đến những ngân.
- hàng, trung gian tài chính có lãi suất thấp hơn.
- Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu.
- Bước 5: Lên thời gian biểu cho việc trả nợ.
- Bước 6: Tổng kết lại các khoản nợ.

2. Bên ngoài

Thực hiện chính sách xã hội như trao quà tặng cho trẻ em nghèo, tổ chức các chương
trình truyền hình trao các suất học bổng cho học sinh sinh viên học giỏi tăng khả năng nhận
diện thương hiệu, niềm tin, nhằm thúc đẩy gia tăng thị phần trong nước.

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là xuất hiện cửa hàng ở
những thị trường khó như châu Âu, Mỹ nhằm khẳng định chất lượng mô hình bán lẻ của doanh
nghiệp, tăng giá trị thị trường trên sàn chứng khoán.

39
Nghiên cứu, phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp thường xuyên,
theo dõi các đối thủ cạnh tranh, nhìn nhận thị trường trong nước và quốc tế để sáng tạo ra
những dịch vụ và mô hình bán lẻ theo kịp đời đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của
con người. Ví dụ như:

o Tăng tốc mở mới các cửa hàng Điện máy XANH Supermini, "đánh" vào khu vực nông
thôn. Các cửa hàng này có diện tích khoảng 120-150m2, có đầy đủ các sản phẩm cơ bản
mà mô hình Điện máy XANH mang đến cho khách hàng, thử nghiệm trên thị trường
Campuchia.

o Đối với ngành kinh doanh đang chững lại như điện thoại, để gia tăng nguồn thu, MWG
thêm mới các dịch vụ liên quan như trả góp, chuyển tiền, thu chi hộ tiền điện nước.

o Mở rộng diện tích cửa hàng Bách hóa XANH được nới rộng từ mức 200 - 300m2 lên
450 - 550m2. Số lượng hàng hóa bao gồm cả hàng thực phẩm, thiết yếu và tươi sống
được nâng từ khoảng 4.000 - 4500 mã lên 5.500 - 6.000 mã, nỗ lực để tạo ra các nhãn
hàng riêng.

o Lấn sân vào các thị trường bán lẻ khác như thị trường dược với chuỗi nhà thuốc An
Khang, thị trường đồng hồ, mắt kính,...

o Không dừng lại ở các cửa hàng vật lý, MWG tập trung thêm nhiều nguồn lực để phát
triển mảng online.

40

You might also like